8. Cấu trúc của khóa luận
3.2.2. Giọng điệu triết lí
Để tăng thêm tính chất sâu sắc cho tác phẩm của mình thì Ma văn Kháng đã thổi vào đó “mùi vị” của giọng điệu triết lí để làm đoạn văn, câu chữ trở nên ngắn gọn về hình thức nhưng nội dung và ý nghĩa lại thấm đẫm cái lí, cái tình. Để đạt được mức độ thâm sâu trong giọng văn triết lí ấy, ông đã khéo léo đan cài vào trong tiểu thuyết những ngôn từ quen thuộc được lấy từ kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc. Vậy giọng điệu này đã làm nên những thâm ý như thế nào? Ta hãy cùng đi khám phá chiều sâu ấy.
Quả thật “gừng càng già càng cay” là một đúc kết có ý nghĩa và tính chất đúng đắn của cha ông ta xưa. Con người khi tuổi tác càng cao thì lời nói nói ra càng có ý nghĩa sâu sắc và trọn vẹn. những người như vậy thường có những suy nghĩ và phát ngôn chín muồi, đúng đắn, lí luận càng sắc bén và thấu đáo. Những phẩm chất ấy được thể hiện rõ ràng nhất trong tiểu thuyết là nhân vật người bà.
Ngay từ những trang đầu của tiểu thuyết, ta đã thấy hình ảnh sâu sắc về bà qua lời đối thoại của bà với người con dây đang có ý định đi theo người đàn ông lạ.
“- Mẹ xem con người này không phải con người tử tế đâu. Con là gái có chồng, có gia đình con cái rồi, con càng phải giữ gìn sao cho khỏi điều ông tiếng ve. Nhất là khi chồng con xa cách”. [8, 15]
Để khuyên răn con, bà dùng nhữg lí lẽ mà khi nói ra, Thụy không thể nói làm sao với mẹ nữa. Đầu tiên bà khẳng định những gì bà nhìn thấy về người đàn ông này đều cho thấy sự “không ổn”. Tiếp đó, bà lấy đó làm cơ sở để nói rõ ngọn ngàng với con rằng “thuyền theo lái, gái theo chồng”, rằng con là gái đã có danh có phận vì thế càng phải giữ gìn để sao không làm trái với đạo lí, không làm trái với chồng, với con, với trách nhiệm mà mình đang có, nhất là khi chồng mình đi xa.
Sinh viên: Mai Thị Tâm 50 Lớp: K36C – SP Văn
Những gì bà nói xuất phát từ hiện thực. Đó là người ta không chỉ sống cho riêng mình, không chỉ sống vì ý muốn và lợi ích của bản thân mà còn sống sao cho trọn vẹn chữ “tình”, chữ “hiếu”, phải sống sao cho không để danh dự, danh tiết của mình bị vấy bẩn.
Nói vậy là bà hiểu rõ được rằng, nếu con dâu mình bỏ đi thì ắt hẳn sẽ xuất hiện những lời đàm tiếu xung quanh việc đó mà cả đời không thể gột sạch. Và sau này những lời của bà đã linh ứng. Chính vì việc Thụy bỏ đi mà bà luôn bị Luông làm khó dễ.
Bà là người cao tuổi nhất trong gia đình, vì thế mà việc hương khói trong nhà, việc thờ cúng ông bà tổ tiên luôn là điều mà bà quan tâm. Bà bảo: “Trần sao âm vậy, phải báo cho cụ, kỵ, tiên tổ biết nơi ăn ở, để các cụ đi lại với con cháu. Thêm nữa, bà cười hóm hém: đất có thổ công, có chủ đất, mình đến ở nên báo cho người ta biết, ăn ở như thế mới là trọn vẹn lý tình”. [8, 24] Với “trần” thì bà luôn sống sao cho mình giữ được điều hay tiếng thơm. Với “âm” thì bà luôn sống sao cho trọn vẹn trước sau như một. Không những thế, bà còn luôn dăn dạy con cháu phải sống như vậy.
Đây vừa là hiểu biết vì bà đã sống sang nửa bên kia của cuộc đời vừa là cách sống trọn vẹn nghĩa tình mà bà luôn luôn ghi nhớ. Đây không phải sự mê tín mà là điều nên làm.
Bà lại giả thích, an ủi cô Quyên khi thấy cô tủi cho phận của mình. “Trời chẳng thiên vị ai đâu cô ạ! Mắt tôi chứng kiến nhiều rồi. Rồi lại của thiên trả địa hết thôi”. [8, 43] Trong câu nói của bà chất chứa biết bao nhiêu ẩn ý sâu sắc về lẽ đời.
Bà không phủ nhận sự bất công trong cõi đời này nhưng bà khẳng định rằng cuộc đời này “có vay có trả”. Khi không phải thứ do mình làm ra bằng mồ hôi nước mắt thì cũng nhanh tróng rời bỏ ta mà thôi.
Đây cũng không đơn giản là sự an ủi của bà với cô Quyên mà là kinh nghiệm, là triết lí trong cuộc sống bấy lâu nay của mà. Quả vậy, lời bà chẳng mấy lâu sau đã linh ứng với nhà cô Đại Bàng đúng theo quy luật “có vay có trả”.
Sinh viên: Mai Thị Tâm 51 Lớp: K36C – SP Văn
Ngày cô Đại Bàng than với bà về những đứa con, bà buột miệng nói ra triết lí này. “- Trẻ nó mỏ ở trong tay mình. Bé không vin, cả gãy cành”. [8, 33]
Lời bà nói cũng là chân lí được đúc kết lâu nay “Dạy con từ thuở còn thơ” là vậy. Con trẻ mà không được giáo dục đến nơi đến chốn là chúng dễ sinh những thói hư, tật xấu mà sau này không thể sửa được. Sau này hai đứa con cô thực sự đã không thể dạy bảo được và chúng cũng đã tự gây nên tai họa cho mình.
Gia cảnh của bà nhiều lúc khó khăn nên ắt hẳn sẽ có lúc trở nên bần cùng, túng bí. Nhà nghèo, khó khăn tới mức bản thân bà đã phải tằn tiện hết sức có thể mà vẫn không đủ tiền để nuôi cháu. Nhưng dù khó khăn đến thế nào thì bà cũng không chịu bán đi đôi khuyên tai bằng vàng của Thụy để lại. Bà giải thích rằng:
“Con người ta phải biết phòng thân, kì cùng lắm mới dốc cạn vốn liếng”. [8213] Vì bà hiểu rằng giữa cuộc đời còn nhiều bất trắc này thì khó khăn là điều khó tránh khỏi và lúc nào cũng phải có có đồ gì để phòng thân để khi mà bất trắc bất ngờ ập đến thì cũng có cái để trông vào. Và bà giữ đôi khuyên tai ấy mãi tới ngày nhắm mắt xuôi tay rồi đưa lại cho Duy như một kỉ vật của mẹ vậy.
Giọng điệu triết lí cũng tỏ ra vô cùng hữu dụng trong những lần Luông cố tình hãm hại gia đình bà. Ngày Luông tìm cách cướp nhà của hai bà cháu, hắn có tới nhà và dọa nạt bà như thể “dạm” trước việc xấu xa mình làm. Thế nhưng bà đã không để cho Luông dọa nạt bà dễ dàng thế.
Đầu tiên bà kể cho Luông nghe câu chuyện Trạng Quỳnh cướp mèo của vua mà vua không làm sao chối cãi lại được dù biết là mèo của mình. Từ đây bà khẳng định “chỉ một cái trừng mắt có khi đổi trắng thành đen”. [8, 107]
Từ câu nói mang hàm ý như thế này thì Luông có thể hiểu rằng bà đang muốn nói tới giới hạn mong manh của “trắng” và “đen”, rằng bà biết rằng với quyền lực của Luông thì chỉ bằng một cái “trừng mắt” thì trắng-đen đảo lộn ngay được.
Rồi bà lại nhanh tróng chốt lại lời của mình bằng một câu nói sâu sắc mang hàm ý sâu xa. “Vu vạ cho ai thì cũng phải có lí, có duyên. Không thì thiên hạ người ta bảo là thói đời dậu đổ bìm leo”. [8, 107] Câu nói này đã đánh mạnh vào cái vô
Sinh viên: Mai Thị Tâm 52 Lớp: K36C – SP Văn
duyên vô cớ của Luông khi một tay hãm hại nhà bà và cũng lam hắn phải lảng sang chuyện khác trong sự tức giận, không biết trút đi đâu cho hết.
Lần Hứng muốn hai bà cháu phải dọn ra ngoài chợ ở hẳn, bà cũng cho Hứng biết rằng việc làm của Hứng ắt không thể thành được. Bà rào trước: “Dò sông, dò biển, dò nguồn. Biết sao được bụng lái buôn mà dò”. [8, 197] Bụng dạ người “lái buôn” ở đây ý nói tới bụng dạ kẻ tiểu nhân, ma cô, lật lọng, mưu mẹo. Thế nên người ta chỉ có thể dò bụng sông, bụng biển chứ bụng kẻ chứa đầy âm mưu thì không thể nào dò trước được những gì mà hắn định làm.
Bụng người “lái buôn” ở đây ám chỉ Hứng vậy. Nói như thế không khác gì nói thẳng cho Hứng biết bụng dạ của Hứng chẳng tốt đẹp gì.
Rồi âm mưu của hắn chẳng mấy chốc bị bại lộ. Lúc ấy bà răn thẳng thừng cho Hứng biết. “Hưởng lộc như ôm cọp ngủ? Tôi sợ là có đứa xúi dại ông, rồi có ngày bợm già mắc bẫy cò ke đấy”. [8, 200]
Nói như vậy là bà đã biết cả những gì mà Hứng và Luông làm, biết được rằng Luông chỉ đang lợi dụng Hứng còn Hứng chỉ là kẻ ngốc nghếch, đang đuổi theo cái gọi là “lộc cọp”. Vì thế ắt sẽ có ngày bản thân bị nó làm hại. Hứng cứ tưởng mình sâu sắc, thâm cay nhưng vẫn sẽ chết dưới tay kẻ khác nếu không chịu tỉnh ngộ.
Bằng giọng điệu triết lí, Ma Văn Kháng đã tạo nên độ sâu sắc trong tác phẩm của mình theo một cách riêng và mang lại hiệu quả cao. Nhân vật chính diện trong tiểu thuyết được trang bị một cách kĩ lưỡng về giọng điệu này vừa là một thứ vũ khí cho nhân vật lại vừa là cách để làm cho cả tiểu thuyết trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn.