Tình hình nghiên cứu fucoidan ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân tích thành phần, cấu trúc hóa học của fucoidan có hoạt tính sinh học từ một số loài rong nâu ở vịnh nha trang (full) (Trang 40)

Ở trong nước, fucoidan mới chỉ được biết đến và nghiên cứu trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây bởi các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng cơng nghệ Nha Trang, Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam. Năm 2006, lần đầu tiên tại Việt Nam, Phân viện Khoa học Vật liệu tại Nha Trang (nay là Viện Nghiên cứu và Ứng dụng cơng nghệ Nha Trang) đã đưa ra quy trình cơng nghệ chiết xuất và phân lập fucoidan từ rong nâu Việt Nam. Đây là một quy trình cơng nghệ cao, sử dụng màng siêu lọc cho phép đồng thời cơ đặc và loại bỏ tạp chất khỏi dung dịch fucoidan tại nhiệt độ phịng, nhờ vậy giữ nguyên được hoạt tính sinh học tự nhiên vốn cĩ của chúng [2].

Nước ta với nguồn tài nguyên rong nâu vơ cùng đa dạng và phong phú, riêng chi Sargassum đã phát hiện được trên 60 lồi với sản lượng ước tính tới 10.000 tấn khơ/năm [58], hàm lượng fucoidan trong các lồi rong chi Sargassum từ 1-2,5% trọng lượng rong khơ, đây cĩ thể được coi là nguồn dược liệu tiềm năng rất lớn của biển Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu về cấu trúc và hoạt tính sinh học của fucoidan rong nâu Việt Nam vẫn cịn rất hạn chế. Các nghiên cứu cơng bố về fucoidan từ rong nâu Việt Nam chủ yếu đưa ra các đặc điểm về cấu trúc như thành phần đường, vị trí nhĩm sulfat và phần lớn chúng thực hiện trên các mẫu fucoidan chiết thơ [4,5]. Cho tới nay mới chỉ cĩ 03 cơng bố về cấu trúc tương đối rõ ràng của fucoidan từ các lồi rong Sargassum swartzii, Sargassum polycystum Turbinaria ornata ở Việt Nam cụ thể là:

Năm 2008, tác giả Nguyễn Duy Nhứt và cộng sự, đã cơng bố thành phần và cấu trúc của phân đoạn fucoidan F20 được phân lập từ rong Sargassum swartzii với thành phần chủ yếu là fucose (> 45%), bên cạnh đĩ các đường đơn khác như rhamnose, mannose và galactose cũng chiếm hàm lượng đáng kể (10,81-22,07%), tác giả chỉ đưa ra trình tự liên kết giữa các gốc đường hexose, uronic axít và fucose, nhĩm sulfate chủ yếu ở vị trí C4 trong phân đoạn F20 [4].

Năm 2013, Bilan và các cộng sự đã cơng bố cấu trúc của fucoidan từ rong

Sargassum polycystum cĩ thành phần chủ yếu L-fucose, D-galactose và sulfate. Cấu trúc phân tử của fucoidan F4- S.polycystum chứa bộ khung chủ yếu được tạo bởi các gốc 3-linked α-L-fucopyranose 4- sulfate, giữa các chuỗi tương đối ngắn của các gốc này được đặt nằm rải rác bởi các gốc 2-linked α-D-galactopyranose, cũng sulfate hĩa ở vị trí số 4 [27].

Cũng trong năm 2013, Thành Thị Thu Thủy và cộng sự đã cơng bố cấu trúc của fucoidan từ rong Turbinaria ornata cĩ hàm lượng sulfate cao và thành phần đường rất đơn giản chỉ gồm fucose và galactose theo tỉ lệ 3:1, đây là một dạng galactofucan sulfate hĩa. Cấu trúc bộ khung của chúng là các gốc α-L-Fucp liên kết 3, sulfate chủ yếu ở vị trí C2 và một phần ở vị trí C4. Nhĩm sulfate cũng được phát hiện thấy chiếm ưu thế ở vị trí C2 và một phần ở vị trí C4 của gốc galactose trong mạch nhánh được tạo nên bởi các gốc galactose liên kết 4 [122].

Các cơng bố về hoạt tính sinh học cũng mới chỉ được thử nghiệm với hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của các mẫu fucoidan chiết thơ. Mặc dù hoạt tính sinh học của fucoidan dạng sulfated galactofucan được dự đốn là rất đa dạng như hoạt tính kháng vi rút, chống nghẽn mạch, bảo vệ dạ dày, kháng ung thư,… nên việc nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc và hoạt tính của fucoidan theo định hướng làm thuốc là hết sức cần thiết.

Kết luận:

Tổng quan cho thấy, Việt Nam mặc dù cĩ nguồn tài nguyên rong nâu vơ cùng đa dạng và phong phú [1]. Tuy nhiên, các nghiên cứu về fucoidan từ rong nâu Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ hơn một thập kỉ nay và số các cơng bố về thành phần, cấu trúc và hoạt tính của fucoidan phân lập từ các lồi rong nâu Việt Nam vẫn cịn rất hạn chế [2,5,27,122]. Do vậy, chúng tơi chọn đề tài “Nghiên cứu phân tích thành phần, cấu trúc hĩa học của fucoidan cĩ hoạt tính sinh học từ một số lồi rong nâu ở vịnh Nha Trang” nhằm hồn chỉnh thêm những nghiên cứu về cấu trúc và hoạt tính sinh học của fucoidan từ rong biển Việt Nam để định hướng sử dụng chúng làm dược liệu hoặc thực phẩm chức năng.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân tích thành phần, cấu trúc hóa học của fucoidan có hoạt tính sinh học từ một số loài rong nâu ở vịnh nha trang (full) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)