Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường đại học lao động xã hội (CSII) (Trang 48)

Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) có những thuận lợi sau:

- Trường luôn được sự quan tâm chỉđạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Đại học lao động - Xã hội cũng như của BộLao động - Thương binh và Xã hội.

- Trường được sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng ủy, Ban Giám đốc cũng như sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận trực thuộc đã tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giảng viên, công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao.

- Trường có được đội ngũ giảng viên, cán bộ, công nhân viên tâm huyết, nhiệt tình, tận tụy do đó các hoạt động của nhà trường luôn đạt được kết quả tốt.

2.1.6.3.Khó khăn

Hiện tại với quy mô về cơ sở vật chất cũng như vềđội ngũ giảng viên, cán bộ công nhân viên, nhà trường có rất nhiều tiềm năng trong lĩnh vực đào tạo, liên kết đào tạo, hợp tác với các cơ quan, tổ chức cả trong và ngoài nước, đặc biệt là phạm vi các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Song do là Cơ sở II nên một số hoạt động phụ thuộc vào trường Đại hoạc lao động – Xã hội như là chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo, mua sắm trang thiết bị, xây dựng xơ sở vật chất…vì vậy nhà trường chưa thểkhai thác và phát huy được lợi thế này.

2.1.6.4.Phương hướng phát trin

Kế hoạch trọng tâm trong thời gian tới của Nhà trường là hoàn thiện quy hoạch phát triển trường thành Trường Đại học Lao động – Xã hội độc lập phía Nam theo định hướng phát triển và chỉ đạo của Bộ chủ quản.

Để thực hiện được mục tiêu đặt ra thì Trường sẽ tập trung thực hiện đồng bộ các nội dung sau:

 Về phát triển đội ngũ

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức đảm bảo chất lượng, đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực và phẩm chất với sốlượng phù hợp theo quy định;

- Đảm bảo có cơ cấu đội ngũ hợp lý toàn diện về lực lượng giảng viên, về trình độ, về khảnăng nghiên cứu khoa học và có tính kế thừa cao.

 Về phát triển đào tạo

kết đào tạo trình độ tiến sỹ đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành LĐTBXH.

- Phát huy thế mạnh truyền thống để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc các ngành/chuyên ngành đang đào tạo;

- Phát triển thêm một số ngành/chuyên ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực kinh tế, pháp luật và khoa học xã hội;

- Xây dựng và vận hành các chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, hiện đại, tính thực tiễn cao và tính liên thông giữa các cấp đào tạo;

- Xây dựng và vận hành chếđộ đào tạo theo tín chỉ với phương pháp hiện đại và tổ chức quản lý theo quy trình nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quảtrong đào tạo;

- Tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo với các Trường đại học trọng điểm ở trong nước và cơ sở đào tạo quốc tế, trong đó chú trọng đào tạo trình độ trên đại học.

 Về phát triển nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu, xây dựng và áp dụng chính sách phát triển đội ngũ và khuyến khích cán bộ, viên chức nghiên cứu khoa học thông qua thực hiện các đề tài cấp Bộ, cấp Trường để sau 5 năm đạt được 90% giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học hàng năm;

- Mở rộng hợp tác với các đối tác có uy tín trong và ngoài nước trong lãnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo, chú trọng nghiên cứu khoa học ứng dụng tại các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương nhằm nâng cao năng lực chuyên môn phục vụ công tác giảng dạy của giảng viên. Phấn đấu từnăm học 2014-2015 trởđi, huy động được hơn 20% giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học hàng năm, tiến tới thành lập trung tâm dịch vụ tư vấn, nghiên cứu khoa học ứng dụng đáp ứng yêu cầu phát triển của Trường và phục vụ thiết thực cho nhu cầu của các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương.

 Về phát triển cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

- Tăng cường diện tích sử dụng trên cơ sở cải tạo nâng cấp cơ sở hiện hữu và mở rộng thêm diện tích tại Quận 12 và các địa bàn lân cận;

- Cải tạo và đầu tư nâng cấp chiều sâu giảng đường, phòng làm việc, thư viện, hệ thống thông tin tư liệu và ký túc xá đạt các tiêu chuẩn theo quy định, phù hợp với quy mô đào tạo.

Trong tương lai, dưới sự quan tâm chỉđạo của Bộ, tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức, HS-SV trường quyết tâm xây dựng và phát triển Trường mạnh mẽ về mọi mặt để trở thành một trường Đại học có vị thế tại khu vực phía Nam.

2.2. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG

ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (CSII) 2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán

2.2.1.1. Sơ đồ t chc b máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán tại trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ t chc b máy kế toán tại Trường ĐH Lao động-Xã hi (CSII)

(Nguồn : Phòng Kế toán – Tài vụ)

2.2.1.2.Chức năng, nhiệm v ca các b phn

Chức năng và nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán như sau:

 Trưởng phòng kế toán:

- Chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động về kế toán của Phòng Kế toán – Tài vụ.

- Trực tiếp điều hành bộ phận Kế toán – Tài vụ, thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính và kế toán theo chếđộquy định.

- Xây dựng dự toán thu, chi và quản lý vật tư, tài sản của trường. Trưởng phòng

Kế toán

- Phân tích hoạt động kinh tế của trường trên cơ sở số liệu của báo cáo tài chính kế toán trình Giám đốc.

- Thực hiện công khai tài chính của nhà trường hàng năm.

- Theo dõi tổng hợp tình hình kinh phí và lập báo cáo quyết toán kinh phí theo đúng luật ngân sách.

- Thực hiện đầy đủ các sổ sách kế toán liên quan theo đúng quy định hiện hành.

- Phối hợp với các Phòng, Khoa thực hiện các công tác chuyên môn của Trường.

- Ghi biên lai thu phí – lệ phí.

- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Ban Giám đốc.

 Kế toán viên 1:

- Tính và theo dõi thu, nộp, kê khai thuế thu nhập cá nhân, quyết toán thuế TNCN gửi Cục Thuế Tp.HCM.

- Theo dõi thu, nộp, kê khai thuế GTGT, thuế TNDN đối với hoạt động dịch vụ.

- Theo dõi biên lai thu học phí, báo cáo biên lai thu phí – lệ phí gửi Cục Thuế Tp.HCM.

- Hướng dẫn CBVC và giảng viên làm thủ tục đăng ký mã số thuế, đăng ký giảm trừ gia cảnh.

- Kế toán theo dõi và lập báo cáo tăng, giảm tài sản cốđịnh, công cụ, dụng cụ. - Theo dõi các khoản viện trợ và lập xác nhận viện trợ gửi Bộ Tài chính phê duyệt.

- Kế toán dự án WWO.

- Kế toán quản lý các Trung tâm trực thuộc Trường. - Ghi biên lai thu phí – lệ phí.

- Theo dõi tài khoản : 211, 521, 531, 631.

 Kế toán viên 2:

- Kế toán tiền mặt tại ngân hàng, kho bạc.

- Thanh toán tiền lương và các thu nhập khác cho CBVC, lao động hợp đồng. - Kế toán BHXH, BHYT.

- Đăng ký thẻ ATM cho CBVC giảng viên

- Theo dõi công nợ học phí chính quy, ký túc xá. Lập đăng ký học bổng đầu học kỳ.

- Quản lý chứng từ thu – chi tại ngân hàng, kho bạc. - Ghi biên lai thu phí – lệ phí.

- Theo dõi tài khoản : 112, 331, 311, 334, 461, 511, 661.

- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của trưởng phòng.

 Kế toán viên 3:

- Kế toán tiền mặt tại quỹ.

- Hướng dẫn CBVC các thủ tục cần thiết khi thanh toán.

- Kiểm tra tính chính xác, hợp lệ và đầy đủ các hóa đơn, chứng từ trước khi làm thủ tục thanh toán.

- Kế toán theo dõi và đôn đốc thu hồi các khoản tạm ứng của CBVC. - Theo dõi các hợp đồng đào tạo tại chức, công nợ học phí tại chức. - Kế toán vật tư, giáo trình.

- Cấp phát và thu hồi phiếu thu cho các Trung tâm trực thuộc Trường. - Cùng thủ quỹ kiểm kê quỹ tiền mặt hàng tháng.

- Quản lý chứng từ thu – chi tại quỹ tiền mặt. - Ghi biên lai thu phí – lệ phí.

- Theo dõi tài khoản : 111, 312, 331, 511, 661.

- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của phụ trách phòng.

 Thủ quỹ:

- Thu các khoản thu khác.

- Kiểm tra đầy đủ các hóa đơn, chứng từ và sự chính xác của các chữ ký trên các phiếu để thực hiện việc chi trong ngày, phục vụ kịp thời cho các hoạt động của nhà trường một cách có hiệu quả.

- Thực hiện nghiệp vụ rút tiền và nộp tiền vào tài khoản của đơn vị tại Ngân hàng, Kho bạc.

- Ghi biên lai thu phí – lệ phí.

- Hàng tháng kết hợp với kế toán tiền mặt tại quỹ tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt. Quy trình tổ chức công tác kế toán tại đơn vị bao gồm các nội dung chủ yếu sau: tổ chức vận dụng chứng từ kế toán, tổ chức vận dụng tài khoản kế toán, tổ chức hệ thống sổ sách kế toán, tổ chức hệ thống báo cáo kế toán, tổ chức kiểm tra kế toán, tổ chức phân tích thông tin kế toán và tổ chức cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác kế toán.

2.2.2. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán

Hệ thống chứng từ sử dụng tại đơn vị bao gồm các chứng từ ban hành theo QĐ19/2006/QĐ-BTC. Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tùy theo nội dung kinh tế mà các kế toán viên sẽ ghi vào các chứng từ phù hợp. Sau khi chứng từđã hoàn chỉnh, kế toán phân loại và sắp xếp các chứng từ theo nội dung và trình tự thời gian, sau đó tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán và cuối cùng là thực hiện lưu trữ chứng từđúng quy định.

2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản sử dụng tại đơn vị bao gồm các tài khoản được ban hành theo QĐ19/2006/QĐ-BTC. Căn cứ vào đặc điểm, tình hình hoạt động, đơn vị đã vận dụng hệ thống tài khoản do BTC ban hành sao cho phù hợp với đơn vị mình. Cụ thể, để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đơn vịđã sử dụng 29 tài khoản cấp 1 (từ loại 1 đến loại 6) và 46 tài khoản cấp 2 (trong đó có 02 tài khoản ngoài bảng cấp 1 và 02 tài khoản ngoài bảng cấp 2).

Hình thức kếtoán được áp dụng tại đơn là hình thức Nhật ký – Sổ cái. Trình tựghi chép như sau:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Đối chiếu

Sơ đồ 2.3. Hình thc kế toán áp dng tại trường ĐH Lao động-Xã hi (CSII)

Đơn vị tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm sổ tổng hợp và sổ chi tiết để xử lý thông tin từ các chứng từ kế toán nhằm phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính cũng như phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát từng loại tài sản và tình hình sử dụng nguồn kinh phí trong quá trình hoạt động của nhà trường.

Căn cứ vào các chứng từđã hoàn chỉnh, kế toán sẽ nhập liệu vào phần mềm kế toán. Cuối kỳ, sau khi đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp, kế toán sẽ in ra và lưu trữ theo quy định.

2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Báo cáo kế toán tại đơn vị gồm có báo cáo tháng, báo cáo quý và báo cáo năm.

Đối với báo cáo kế toán tháng thì đơn vị chỉ lập một báo cáo duy nhất đó là Bảng đối chiếu dự toán kinh phí, bảng này dùng để đối chiếu với kho bạc về dự toán kinh phí được cấp, số dựtoán đã rút, số còn tồn tại kho bạc.

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT NHẬT KÝ- SỔ CÁI

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

SỔ QUỸ

Đối với báo cáo kế toán quý và năm thì gồm có: Bảng cân đối tài khoản, Báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh, Bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng.

2.2.6. Tổ chức kiểm tra kế toán

Công việc kiểm tra kế toán tại đơn vị được thực hiện bởi các nhân viên của phòng kếtoán. Trước hết là thủ quỹ và các kế toán viên tự kiểm tra các nội dung kế toán do mình phụ trách, sau đó trưởng phòng kế toán sẽ kiểm tra lại toàn bộ các chứng từ, sổ sách kếtoán để tổng hợp lập các báo cáo kế toán.

- Thủ quỹ: trước khi thu, chi tiền phải kiểm tra các chứng từ về nội dung, số tiền, chữ ký… Nếu chứng từ đã hoàn chỉnh thì thủ quỹ mới thực hiện việc thu, chi tiền mặt. Cuối ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tiền mặt tồn quỹ và kiểm tra lại số liệu đã ghi trong sổ quỹ xem số liệu có khớp đúng không, sau đó đối chiếu với số liệu của kế toán tiền mặt.

- Các kế toán viên: việc kiểm tra được thực hiện trước, trong và sau quá trình thực hiện các nghiệp vụ kế toán. Cụ thể, trước khi ghi sổ phải kiểm tra lại các chứng từ, trong quá trình ghi sổ thì kiểm tra lại tính chính xác của số liệu, nội dung kinh tế và sau khi hoàn tất việc ghi chép sổ sách phải kiểm tra đối chiếu lại giữa số liệu đã ghi trong sổ với số liệu trên chứng từ và với số liệu trong sổ sách của các bộ phận có liên quan.

- Trưởng phòng kế toán: kiểm tra lại các nội dung kế toán được thực hiện bởi các kế toán viên và thủ quỹ, đồng thời qua các chứng từ, sổ sách kế toán để kiểm tra tính chấp hành các nguyên tắc, các chế độ và thủ tục kế toán của các nhân viên trong phòng Kế toán – Tài vụ. Sau khi các số liệu đã được kiểm tra sẽ được tổng hợp để lập các báo cáo kếtoán và các báo cáo này trước khi được trình lên cấp trên ký duyệt và lưu trữ thì phải được kiểm tra, đối chiếu lại giữa số liệu đã tổng hợp trên báo cáo với số liệu trong sổ sách.

2.2.7. Tổ chức phân tích thông tin kế toán

Qua tìm hiểu thực tế tại đơn vị thì thông tin kế toán được thể hiện qua các báo cáo của đơn vị bao gồm các thông tin thuộc lĩnh vực kế toán tài chính như tài

sản, nguồn hình thành tài sản, nợ phải trả, các khoản thu, chi…và các thông tin thuộc lĩnh vực KTQT được thể hiện qua báo cáo tổng quát về tình hình tài chính đã thực hiện năm nay so với năm trước, trong báo cáo này kế toán chỉ đưa ra con số tăng, giảm của các khoản mục là bao nhiêu chứ chưa phân tích, đề xuất phương hướng và giải pháp thực hiện cho năm tiếp theo.

Như vậy, việc tổ chức phân tích thông tin kế toán tại đơn vị mang tính chất hình thức chưa thực sự nhằm mục đích phục vụ công tác quản lý tại đơn vị.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường đại học lao động xã hội (CSII) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)