Phân loại chi phí

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường đại học lao động xã hội (CSII) (Trang 30)

 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Theo cách phân loại này thì chi phí được chia thành hai loại đó là chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.

-Chi phí sản xuất: Là toàn bộ chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ nhất định, bao gồm 3 yếu tốcơ bản: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

-Chi phí ngoài sản xuất: Là những chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản phẩm liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung của toàn doanh nghiệp, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳxác định kết quả kinh doanh Theo cách phân loại này chi phí được chia thành 2 loại đó là chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.

- Chi phí sản phẩm: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất hoặc mua hàng hóa. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Đối với doanh nghiệp thương mại thì bao gồm giá mua cộng với chi phí mua.

-Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh trong một thời kỳvà được tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí

Theo cách phân loại này chi phí cũng được chia thành 2 loại đó là chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

-Chi phí trực tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tượng sử dụng và được tính thẳng cho đối tượng sử dụng đó.

-Chi phí gián tiếp: Là những chi phí không thể tính thẳng cho đối tượng sử dụng mà phải phân bổ theo các tiêu thức phù hợp.

 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

Theo cách phân loại này thì chi phí được chia thành 3 loại đó là biến phí (chi phí khả biến), định phí (chi phí bất biến) và chi phí hỗn hợp.

-Biến phí: Là chi phí mà tổng số của nó sẽ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Biến phí tính cho một đơn vị hoạt động là không đổi. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động.

-Định phí: Là chi phí mà tổng số của nó sẽ không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể khi mức độ hoạt động thay đổi. Tuy nhiên nếu tính cho một đơn vị

hoạt động thì định phí sẽ thay đổi vì tổng số không thay đổi nên khi mức độ hoạt động tăng thì định phí tính trên một đơn vị sẽ giảm đi và ngược lại. Định phí có thể chi thành 2 loại là định phí bắt buộc và định phí không bắt buộc.

+ Định phí bắt buộc: Là những chi phí có bản chất lâu dài và không thể cắt giảm đến không cho dù mức độ hoạt động giảm xuống. Ví dụ như chi phí về máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng …

+ Định phí không bắt buộc: Là những chi phí có bản chất ngắn hạn và có thể cắt giảm chúng đi như chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu, chi phí đào tạo ….

-Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí gồm cả yếu tố biến phí lẫn định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản thì nó thể hiện đặc điểm của định phí nhưng khi vượt quá mức độ hoạt động đó thì nó sẽ thể hiện đặc điểm của biến phí.

 Phân loại chi phí nhằm mục đích ra quyết định

-Chi phí cơ hội: Là lợi ích bị mất đi khi lựa chọn phương án hành động này thay cho một phương án hành động trong khác.

-Chi phí chêch lệch: Là những chi phí có trong phương án này nhưng lại không hoặc chỉ có một phần trong phương án khác, do đó tạo ra chênh lệch chi phí. Đây là cơ sởđể nhà quản trị ra quyết định lựa chọn phương án.

-Chi phí chìm: Là chi phí đã chi ra trong quá khứ và không thểtránh được cho dù chọn phương án nào.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường đại học lao động xã hội (CSII) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)