QUẢN TRỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CSII)
- Ban lãnh đạo nhà trường cần nhận thức được tầm quan trọng của KTQT trong việc thực hiện các chức năng quản lý của mình.
Là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động một phần từ nguồn kinh phí do NSNN cấp để thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo do đó nhà quản trị tại đơn vị chú trọng nhiều đến việc tuân thủ và chấp hành các quy định của cơ quan quản lý cấp trên vì vậy để thực hiện yêu cầu này thì đơn vị sử dụng phần lớn là công cụ kế toán tài chính.
Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) là một trong số rất nhiều trường đại học ở Tp. Hồ Chí Minh, do đó để tạo được “thương hiệu” cho mình thì chất
lượng đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà quản trị nhằm tạo chỗ đứng vững chắc trong ngành cho nhà trường và trong xã hội cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Điều này chứng tỏ rằng công tác quản lý của trường học cũng phức tạp không thua kém gì đối với doanh nghiệp vì đểđạt được mục tiêu mong muốn thì có rất nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết. Chẳng hạn như đào tạo như thế nào gọi là chất lượng? thước đo nào để đo lường? Tại sao thí sinh lựa chọn trường mình mà không chọn trường khác hoặc ngược lại? Do chất lượng hay học phí, hay địa điểm? Sinh viên có hài lòng khi học tập tại trường không? Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm? Phản hồi từ các doanh nghiệp về chất lượng đào tạo thông qua việc làm của sinh viên? … Để có thể biết được tất cả những vấn đề này để từđó phân tích, đánh giá nhằm đưa ra giải pháp và quyết định đúng đắn thì Ban Giám đốc cần rất nhiều thông tin mà đây là thông tin nội bộdo đó công cụ hữu hiệu nhất là KTQT. - Sắp xếp, tổ chức lại bộ máy kếtoán theo hướng kết hợp giữa kế toán tài chính và KTQT.
Kế toán tài chính và KTQT là hai bộ phận của một hệ thống kế toán do đó giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Vì vậy xây dựng bộ máy kế toán trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa kế toán tài chính và KTQT là sự kết hợp khoa học, hợp lý, vừa hỗ trợ, bổ sung cho nhau, vừa đảm bảo tính lợi ích kinh tếcho đơn vị. Tuy nhiên cần có sự phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về kế toán và KTQT cho đội ngũ các nhân viên kếtoán trong đơn vị.
KTQT đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để thực hiện chức năng quản lý của mình. Vì vậy các nhân viên KTQT phải ý thức được tầm quan trọng của KTQT để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Vì nếu cung cấp thông tin sai lệch sẽ dẫn đến quyết định sai lầm của nhà quản trị, ảnh hưởng đến mục tiêu của tổ chức. Do đó vấn đề về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên kế toán cần phải được ban lãnh đạo nhà trường quan tâm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương ba tác giả đã trình bày về Tổ chức công tác KTQT tại trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII). Trong chương này tác giả đã nêu lên được sự cần thiết phải tổ chức công tác KTQT tại trường và những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác KTQT như: sự nhận thức và hiểu biết về KTQT của các cấp lãnh đạo; đội ngũ kế toán; sự hỗ trợ của các giảng viên KTQT; đặc điểm hoạt động và quy mô đào tạo; sự tự chủ về mặt tài chính.
Những nội dung của KTQT được thực hiện tại trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) bao gồm bốn nội dung đó là: Dự toán ngân sách; Đánh giá trách nhiệm quản lý, Tổ chức kế toán chi phí và phân tích biến động chi phí; Vận dụng kỹ thuật phân tích CVP để ra quyết định ngắn hạn.
Để thực hiện được các nội dung của KTQT thì các giải pháp cần thực hiện là: Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán; Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán; Tổ chức hệ thống sổ kế toán; Tổ chức lập báo cáo KTQT và Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán.
Ngoài các nội dung trên thì trong chương này tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghịđối với nhà trường để có thể tổ chức tốt công tác KTQT tại đơn vị.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay khi mà nhu cầu học tập của ngày càng nhiều, yêu cầu của người học cũng ngày càng cao, bên cạnh đó sựra đời của nhiều trường đại học với nhiều loại hình đào tạo làm cho người học có nhiều lựa chọn hơn. Như vậy Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) đang phải đối đầu với những cuộc cạnh tranh khá gay gắt, do đóđể tồn tại và phát triển bền vững, nhà trường phải tạo được thương hiệu cho mình, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu cao của xã hội thì việc tổ chức công tác KTQT tại trường là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên do đặc điểm của trường học là không vì mục tiêu lợi nhuận do đó việc vận dụng KTQT chỉ mang tính chọn lọc các nội dung phù hợp chứ không phải tất cả. Trong phạm vi bài luận văn này tác giả đưa ra bốn nội dung, bao gồm: Lập dự toán ngân sách; Đánh giá trách nhiệm quản lý; Tổ chức hệ thống kế toán chi phí và phân tích biến động chi phí; Vận dụng kỹ thuật phân tích CVP để ra quyết định ngắn hạn.
Ngoài việc đưa ra các nội dung của KTQT cần thực hiện tại đơn vị thì tác giả còn đề xuất giải pháp nhằm thực hiện các nội dung trên cũng như một số kiến nghị đối với nhà trường về nhận thức của Ban lãnh đạo, tổ chức sắp xếp lại bộ máy kế toán, đội ngũ làm công tác KTQT và sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đối với công tác kế toán.
Mặc dù đã có sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô và sự cố gắng hết sức của bản thân, nhưng do khả năng có giới hạn nên luận văn chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được đóng góp từ quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài chính (2006), Thông tư 53 BTC – 2006 “Hướng dẫn áp dụng Kế toán quản trị trong doanh nghiệp”
2. Đỗ Nguyên Bình, 2009. Tổ chức công tác kế toán quản trị và thiết lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại công ty TNHH N.G.V. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Tấn Bình (2005) , Kế toán quản trị, Nxb Đại học quốc gia 4. Nguyễn Ngọc Quang (2009), Kế toán quản trị, Nxb Tài chính 5. Phạm Văn Dược (2005), Kế toán chi phí, Nxb thống kê.
6. Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương (2007), Kế toán quản trị, Nxb thống kê. 7. Phạm Văn Dược và TS. Huỳnh Lợi (2009), Mô hình và cơ chế vận hành KTQT
trong doanh nghiệp, Nxb Tài chính.
8. Phạm Văn Dược, Kế toán quản trị, Nhà xuất bản thống kê.
9. Đào Anh Tài và cộng sự (2003), Kế toán quản trị áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam, Nxb Tài chính.
10. Nguyễn Minh Phương, Giáo trình Kế toán quản trị, Nxb Lao động – Xã hội. 11. Trần Thanh Thúy Ngọc, 2010. Tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường cao
đẳng kinh tế. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Trường ĐHKT TPHCM, Bộ môn KTQT - Phân tích kinh doanh, Kế toán chi phí, Nxb lao động.
13. Đoàn Ngọc Quế và cộng sự (2011), Kế toán quản trị, Nxb Lao động. 14. Huỳnh Lợi (2010), Kế toán quản trị, Nxb Phương Đông.