Nội dung kế toán trách nhiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường đại học lao động xã hội (CSII) (Trang 28)

 Sự phân cấp quản lý

Phân cấp quản lý là việc người quản lý giao quyền cho các cấp quản lý thấp hơn và các cấp quản lý này chỉđược quyền ra quyết định trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình nhằm thực hiện một hay nhiều mục tiêu của tổ chức.

 Các trung tâm trách nhiệm

Mỗi cấp quản lý chịu trách nhiệm với kết quả hoạt động thuộc phạm vi mình quản lý được gọi là trung tâm trách nhiệm. Có 4 loại trung tâm trách nhiệm đó là trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.

-Trung tâm chí phí: là một bộ phận mà nhà các quản trị chỉ có quyền ra quyết định và có trách nhiệm đối với các chi phí phát sinh thuộc phạm vi mình quản lý. Trung tâm này có nhiệm vụ kiểm soát và phân tích sự biến động của chi phí phát sinh so với định mức và dự toán đã xây dựng đểđưa ra các biện pháp nhằm giảm chi phí xuống ở mức thấp nhất. Vậy mục tiêu của trung tâm chi phí chính là tối thiểu hóa chi phí.

-Trung tâm doanh thu: là một bộ phận mà các nhà quản trị chỉđược quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm đối với doanh thu phát sinh thuộc phạm vi mình quản lý. Thông qua các báo cáo về doanh thu được lập để phân tích doanh thu của từng mặt hàng theo từng cửa hàng, từng thịtrường…đểxác định nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và đưa ra biện pháp làm tăng doanh thu. Vì vậy mục tiêu của trung tâm doanh thu thu là tối đa hóa doanh thu.

-Trung tâm lợi nhuận: là một bộ phận mà các nhà quản trị chỉđược quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm đới với lợi nhuận đạt được trong phạm vi quản lý của mình. Vì rằng, lợi nhuận là thu nhập còn lại sau khi trừ đi chi phí, do đó nhà quản trịở trung tâm này còn phải chịu trách nhiệm về doanh thu và chi phí phát sinh trong phạm vi mình phụ trách.

-Trung tâm đầu tư: là một bộ phận mà các nhà quản trị chỉ được quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm đối với vốn đầu từ của bộ phận mình. Trung tâm đầu tư là một bộ phận trách nhiệm có quyền lực cao nhất trong tổ chức, được quyền ra quyết định vềđầu tư vốn và sử dụng vốn.

 Chỉtiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm

- Đánh giá trách nhiệm của Trung tâm chi phí: Để đánh giá trách nhiệm của trung tâm này thì các chỉ tiêu thường được sử dụng là Tỷ lệ chi phí thực hiện so với chi phí dự toán; Tỷ lệ chi phí trên doanh thu và Mức tiêu hao NVL thực tế so với định mức.

- Đánh giá trách nhiệm của Trung tâm doanh thu: Đểđánh giá trách nhiệm của trung tâm này thì các chỉtiêu thường được sử dụng là Tỷ lệ doanh thu thực tế so với doanh thu dự toán, tỷ lệ doanh thu thực hiện kỳ này so với kỳtrước.

- Đánh giá trách nhiệm của Trung tâm lợi nhuận: Đểđánh giá trách nhiệm của trung tâm này thì các chỉtiêu thường được sử dụng là Tỷ lệ thực hiện kế hoạch lợi nhuận và Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu.

- Đánh giá trách nhiệm của Trung tâm đầu tư: Để đánh giá trách nhiệm của trung tâm này thì các chỉtiêu thường được sử dụng là Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư và Thu nhập thặng dư.

 Báo cáo thành quả của các trung tâm trách nhiệm

Kết quảđạt được của từng trung tâm trách nhiệm được thể hiện thông qua báo cáo gọi là báo cáo thành quả, là báo cáo so sánh các chỉ tiêu thực tế với dự toán phù hợp với quyền hạn và phạm vi trách nhiệm tài chính các trung tâm trách nhiệm có liên quan. Các trung tâm trách nhiệm căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, từ cấp quản lý thấp nhất phải lập báo cáo thành quả đệ trình lên cấp quản lý cao hơn, để nhà quản lý cấp trên nắm được tình hình hoạt động của các bộ phận thuộc phạm vi trách nhiệm do mình quản lý, trên cơ sởđó kiểm soát hoạt động của các đơn vị trực thuộc.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường đại học lao động xã hội (CSII) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)