TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CSII)
Với những cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp của ngành trong hơn 35 năm qua, Trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII) tiếp tục khẳng định vai trò, trách nhiệm to lớn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho toàn xã hội nói chung và cho Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nói riêng. Nhà trường sẽ nỗ lực phấn đấu để phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ về mọi mặt, vươn lên trở thành một trường Đại học có vị thế tại khu vực phía Nam và trong hệ thống giáo dục nước ta.
Để đạt được mục tiêu trên thì việc tổ chức công tác KTQT là một yêu cầu khách quan và thật sự cần thiết bởi vì:
- Hiện nay, trong phạm vi TP.Hồ Chí Minh có rất nhiều trường đại học đào tạo các ngành học giống nhau, do đó người học có nhiều lựa chọn cơ sở đào tạo cho mình. Vì vậy để thu hút được người học, cạnh tranh được với các trường khác thì nhà trường phải làm sao để tạo dựng được thương hiệu, không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như hiệu quả quản lý. KTQT với chức năng cung cấp các thông tin như tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình hoạt động của đơn vị, tình hình tài chính, các thông tin vềđối thủ cạnh tranh…sẽ hỗ trợcho Ban Giám đốc đưa ra các quyết định tối ưu nhất để có thểđạt được mục tiêu đề ra.
- Quy mô đào tạo của nhà trường ngày một tăng lên với nhiều loại hình đào tạo bao gồm: Trung cấp, Cao đẳng, Đại học chính quy; Cao đẳng, Đại học liên thông; Trung cấp, Đại học hệ vừa làm vừa học (tại chức). Đặc biệt hiện nay nhà trường còn liên kết với trường Đại học Quốc gia Hà Nội đào tạo Thạc sỹ Luật và liên kết với trường Đại học Phụ nữPhilippine đào tạo thạc sỹ giảng dạy bằng tiếng Anh chuyên ngành Công tác xã hội. Qua đó có thể thấy rằng với quy mô đào tạo như vậy việc quản lý và kiểm soát các khoản chi là vô cùng phức tạp do đó cần thiết phải có sự hỗ trợ của KTQT về tổ chức kế toán chi phí (nhằm xác định chi phí phát
sinh riêng biệt cho từng mảng đào tạo) và phân tích biến động chi phí (nhằm tìm ra nguyên nhân gây biến động để từđó đưa ra giải pháp tối ưu) để kiểm soát tốt và tiết kiệm được chi phí.
- Nhà trường là đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần chi phí hoạt động, tức bên cạnh nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp cho đơn vịđể thực hiện một số nội dung chi thường xuyên và không thường xuyên theo quy định thì các khoản chi khác đơn vị phải tự trang trãi. Do đó bên cạnh chức năng chính là đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học thì nhà trường còn có thêm các hoạt động mang tính chất cung cấp dịch vụ như là Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ, Trung tâm ngoại ngữ….để có thêm nguồn thu nhập nhằm trang trãi chi phí và có thể tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên của nhà trường. Vì vậy đối với các hoạt động dịch vụ trên thì cần thiết phải xác định số lượng học viên đào tạo tối thiểu để đưa ra quyết định đúng đắn và khoa học nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Đặc biệt là với kế hoạch sẽtách trường trong năm 2014 thì việc xác định số lượng SV đào tạo tối thiểu càng phải được quan tâm. Sự hỗ trợ của KTQT với kỹ thuật phân tích mối quan hệ CVP sẽ là công cụđắc lực giúp Ban giám đốc làm được điều này.
-Thông tin do kế toán cung cấp chủ yếu thiên về kế toán tài chính và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý chứchưa nhằm mục đích quản trị tại đơn vị. Do đó vai trò thông tin kế toán bị hạn chế và ảnh hưởng đến công tác quản lý của Ban giám đốc. Vì vậy để đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích cho Ban giám đốc thì ngoài việc tổ chức công tác kế toán tài chính phải tổ chức công tác KTQT.
Qua phân tích ở trên thì việc tổ chức công tác KTQT tại trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) là hết sức cần thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tại đơn vị.