Thiết kế thang đo

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng đối với công việc của kiểm toán viên kiểm toán nhà nước khu vực II (Trang 50)

Thang đo mức độ thỏa mãn đối với công việc của người lao động trong nghiên cứu này cơ bản được thành lập dựa theo chỉ số mô tả công việc JDI (Job Descriptive Index) được các nhà nghiên cứu Smith, Kendal và Hulin (1969) của trường đại học

Cornell xây dựng để đánh giá mức độ hài lòng công việc. Thang đo JDI gồm 90 mục

hỏi được thiết kế để đo lường sự hài lòng của một người thông qua các nhân tố là bản chất công việc, tiền lương, thăng tiến, đồng nghiệp và sự giám sát của cấp trên. Thang

đo này đã được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng rộng rãi hơn bốn mươi năm qua, nó đã trở thành một trong những công cụ đo lường sự hài lòng đối với công việc phổ biến nhất (Demeuse, 1985; Zedeck, 1987).

Độ tin cậy và giá trị của thang đo JDI này cũng đã được khẳng định trong một số

nghiên cứu gần đây. Nghiên cứu của Neaam Luddy (2005) đã áp dụng bộ bảng câu hỏi JDI nhằm đo lường sự thỏa mãn công việc của người lao động ở Viện sức khỏe cộng

đồng Western Cape, bằng cách thu thập ý kiến từ 203 người lao động thông qua các khía cạnh và đặc điểm cá nhân của người lao động.

Khi áp dụng công cụ đo lường JDI cho nghiên cứu này, JDI sẽ được diễn dịch, chuẩn hóa dữ liệu nhằm xác định lại độ tin cậy, độ giá trị trước khi tiến hành đo lường. Thông qua việc tham khảo các nghiên cứu trước đây và bước phân tích định tính các

mục hỏi đã được chỉnh sửa cho phù hợp với đối tượng quan sát, theo đó các thang đo

trong mô hình lý thuyết đề xuất ban đầu được giữ nguyên, riêng 02 thang đo “Lương”

và “Phúc lợi” được kết hợp lại thành 01 thang đo là “Lương và phúc lợi”.

Bảng câu hỏi khảo sát sự thỏa mãn công việc của người lao động chính thức được sử dụng dài 03 trang, được chia thành 02 phần:

Phần 1, mô tả các thuộc tính thuộc về cá nhân, trong từng thuộc tính căn cứ trên nguyên tắc phân bổ thống kê, đảm bảo phục vụ cho việc đánh giá kết quả nghiên cứu và phù hợp với dữ liệu thực tế. Thông tin về đối tượng nghiên cứu được cụ thể hóa với

thang đo phù hợp như sau: Biến số giới tính, nhóm tuổi, số năm công tác, trình độ học

vấn.

Phần 2, đo lường mức độ thỏa mãn của người lao động theo các yếu tố thông qua

28 mục hỏi (items) trong 6 yếu tố (factors) gồm: Lương và phúc lợi (5 mục), đào tạo và thăng tiến (5 mục), quan điểm và thái độ của cấp trên (5 mục), mối quan hệ với đồng nghiệp (4 mục), đặc điểm công việc (5 mục), điều kiện làm việc (4 mục) và một

số yếu tố sự thỏa mãn chung được xem là yếu tố kết quả về sự thỏa mãn công việc.

Để triển khai nghiên cứu, cần thực hiện xây dựng hoàn thiện, thang đo cho mô

hình nghiên cứu đề nghị (hình 1.1). Mô hình nghiên cứu được hình thành gồm 7 nhân tố (6 khái niệm độc lập, 1 khái niệm phụ thuộc), các nhân tố này đều là khái niệmẩn – cần tiến hành đo lường thông quá các chỉ báo. Các chỉ báo trong mô hình được nhóm

thảo luận triển khai dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuận (2010); thành 32 chỉ báo đo lường 7 khái niệm ẩn. Cụ thể được trình bày trong bản câu hỏi dự kiến (phụ lục 2). Các thang đo được điều chỉnh dựa trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu sơ bộ, sử

dụng điểm số của thang đo Likert 5 điểm (từ Hoàn toàn phản đối đến Hoàn toàn đồng

ý).

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng đối với công việc của kiểm toán viên kiểm toán nhà nước khu vực II (Trang 50)