Kết quả kiểm toán của KTNN khu vực II giai đoạn 2009-2013

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng đối với công việc của kiểm toán viên kiểm toán nhà nước khu vực II (Trang 40)

Bảng 2.1 Kết quả kiểm toán giai đoạn 2009 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

NĂM THỰC HIỆN KIỂM TOÁN

STT NỘI DUNG

Tổng số 2009 2010 2011 2012 2013

1 Các khoản tăng thu về

thuế và thu khác 114.547,0 6.265,7 37.714,6 9.893,8 27.578,6 33.094,3

2 Các khoản giảm chi

thường xuyên 290.348,3 42.087,0 25.110,6 14.739,7 109.690,0 98.721,0

3 Các khoản kiến nghị

giảm chi đầu tư 445.366,4 145.450,7 47.510,5 23.399,7 104.568,7 124.436,8

4 Các kiến nghị giảm chi

khác 72.531,2 4.604,8 15.869,4 32.535,6 19.521,4

5 Kiến nghị khác 244.008,5 92.846,0 110.822,2 17.993,0 215,9 22.131,4

Tổng số 1.166.801,3 291.254,2 221.157,9 81.895,6 274.588,8 297.904,8

(Nguồn: BCKT của KTNN năm 2009, 2010, 2011, 2012,2013)

Trong 5 năm từ 2008-2012 đã thực hiện 32 cuộc kiểm toán trong đó có 15 cuộc

kiểm toán NSĐP tại các tỉnh trên địa bàn, 14 cuộc kiểm toán các dự án, chuyên đề và 03 cuộc kiểm toán các Tổng công ty nhà nước. Các cuộc kiểm toán do KTNN khu vực

niên theo kế hoạch kiểm toán tổng quát năm của KTNN, trong đó có 01 cuộc kiểm toán là

do địa phương đề nghị và được Tổng KTNN chấp thuận thành lập đoàn kiểm toán.

Qua kiểm toán tại các địa phương và các Tổng công ty cho thấy: Một trong

những yếu tố không thể thiếu được để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của

KTNN nói chung và KTNN Khu vực II nói riêng đó là năng lực của đội ngũ KTV.

Chính nhờ năng lực của đội ngũ KTV, KTNN khu vực II ngày càng được nâng cao, vì vậy trong 05 năm qua, KTNN khu vực II đã phát hiện có nhiều sai phạm trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; đã kiến nghị tăng thu, giảm chi cho ngân sách nhà nước và đưa vào quản lý qua ngân sách nhà nước 1.166.801,3 tr.đồng (bảng 3.1).

- Đối với lĩnh vực kiểm toán thu Ngân sách:

Đã chỉ ra được một số hạn chế, bất cập trong công tác lập và giao dự toán thu NSNN

của NSĐP, cụ thể như sau :

+ Đối với dự toán thu ngân sách huyện, xã: Khi lập dự toán thu NSNN trên địa

bàn, hầu hết tại các xã được kiểm toán chủ yếu dựa trên số thu NSNN do HĐND,

UBND tỉnh giao; việc xây dựng dự toán thu NSNN trên địa bàn chưa thực sự căn cứ

vào tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội hằng năm của ĐP; dự toán thu khi xây dựng chưa sát với thực tế các nguồn thu trên địa bàn; chưa bao quát hết các nguồn thu, còn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

để sót một số nguồn thu không đưa vào dự toán ngân sách hàng năm; Việc giao dự

toán thu cho các xã, phường, thị trấn của các huyện, thị xã, thành phố chưa sát đúng

với thực tế, chưa đạt mức tăng tối thiểu hàng năm theo quy định của Chính phủ và Quốc Hội; còn mang tính ỷ lại, trông chờ vào cấp trên, chưa chủ động, thiếu tính sáng

tạo để phát triển tăng nguồn thu cho NSNN;

Một mặt các huyện, xã, thị trấn khi giao dự toán còn có tư tưởng giao thấp với

mục đích là dễ hoàn thành kế hoạch được tỉnh giao và đồng thời có nguồn tăng thu

ngân sách tạo nguồn để lại cho huyện điều hành các nhiệm vụ của địa phương. + Đối với dự toán thu ngân sách cấp tỉnh:

Việc xây dựng dự toán thu chưa căn cứ vào số TW giao, dự toán lập còn thiếu căn cứ, cơ sở khoa học, chưa bao quát hết các nguồn thu, chưa thực sự căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của từng năm, số ước thực hiện năm trước.... Các năm

qua, trên 90% số địa phương được kiểm toán việc giao dự toán thu chưa đảm bảo mức tăng theo quy định của Quốc hội và Chính phủ. Nguyên nhân chủ yếu do một phần năng lực còn hạn chế của HĐND cấp địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của Luật

NSNN. Vì vậy thông thường tại các địa phương thực hiện dự toán vượt từ 20% đến

50% so với năm trước và dự toán được giao; cá biệt có một số chỉ tiêu vượt dự toán hàng trăm phần trăm. Dự toán lập và giao thấp đã làm giảm tính tích cực và chủ động

trong việc khai thác các nguồn thu, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến

việc để nợ đọng ngân sách lớn.

Trong công tác quản lý thu: Qua kiểm toán cho thấy nợ đọng thu ngân sách còn lớn, nguyên nhân chủ yếu là ngành thuế chưa có các biện pháp hữu hiệu, kiên quyết về

việc xử lý chậm nộp; còn có những sai sót trong chấp hành chế độ thu nộp (tiền đã thu

được nhưng do đã hoàn thành kế hoạch năm nên chuyển nộp kế hoạch năm sau). Tiền

thu sử dụng đất là khoản thu lớn của NS vì vậy tại một số địa phương đã xẩy ra tình trạng, thu nộp không kịp thời vào NSNN hoặc đã xẩy ra hiện tượng thu cao hơn giá

quy định để lấy phần chênh lệch đưa vào điều hành chung của địa phương. Trong quản

lý, theo dõi các nguồn thu tại địa phương thiếu tính chặt chẽ; còn có hiện tượng bỏ sót

nguồn thu, thu không có biên lai thu theo quy định của Bộ Tài chính, thu không đúng

phân cấp, hoặc có khoản thu chưa được hạch toán, tập hợp đầy đủ vào ngân sách, một

số địa phương tự đặt ra các khoản thu phí, thu khác không có trong quy định của

Chính phủ và HĐND tỉnh; một số khoản thu bị thất thu do công tác quản lý chiếm

dụng nguồn thu của NSNN. Đối với 03 tổng công ty nhà nước được kiểm toán vẫn còn tình trạng kê khai thực hiện nghĩa vụ với NSNN chưa đầy đủ và kịp thời theo quy định, trong tập hợp và hạch toán chi phí vẫn còn những tồn tại.

- Đối với lĩnh vực kiểm toán chi ngân sách

+ Trong kiểm toán kiểm toán dự toán đã phát hiện sai sót như sau: Việc xây

dựng dự toán của một số địa phương khi lập chưa căn cứ váo số nhu cầu thực tế của các đơn vị sử dụng ngân sách và các cấp ngân sách, chưa bám sát các định mức của HĐND, UBND tỉnh và các định mức quy định của Bộ Tài chính và Chính phủ; việc

lập dự toán còn thiếu căn cứ (kể cả chi đầu tư và chi thường xuyên); Khi giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách, nhiều địa phương không giao hết và giao chi tiết mà

để lại phân bổ sau sai quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính; dự phòng ngân sách, cấp cho sự nghiệp giáo dục giao thấp hơn cấp trên giao không đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước...

+ Trong kiểm toán thực hiện dự toán: Nhiều địa phương còn những sai sót và bất cập trong quản lý điều hành ngân sách (chiếm tỷ lệ 87% số địa phương được kiểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

toán), như: Quản lý, sử dụng nguồn tăng thu, dự phòng ngân sách, nguồn tiền đất;

nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên; Chương trình MTQG...không đúng quy định của

Luật NSNN; hỗ trợ các đơn vị không thuộc nhiệm vụ phân cấp. Hầu hết các địa phương được kiểm toán khi sử dụng nguồn tăng thu đều không có phương án sử dụng

thống nhất bằng văn bản với thường trực HĐND cấp địa phương; sử dụng các nguồn kinh phí không đúng thứ tự ưu tiên theo quy định. Không ít địa phương còn sử dụng

các nguồn kinh phí bổ sung có mục tiêu sai nội dung, tính chất của nguồn kinh phí.

+ Chi đầu tư XDCB: Tại các dự án đầu tư thuộc NSĐP được kiểm toán còn tồn

tại những sai sót trong công tác chuẩn bị đầu tư; công tác tư vấn khảo sát, thiết kế, dự

toán; thẩm định phê duyệt thiết kế dự toán chất lượng còn nhiều hạn chế; tại các dự án được kiểm toán còn nhiều sai sót nhưng không được phát hiện nên gây khó khăn trong giai đoạn thi công, phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần. Công tác tổ chức thực hiện đấu

thầu tại các địa phương được kiểm toán nhiều dự án còn mang tính hình thức, chiếu lệ;

kết quả trúng thầu nhiều dự án quá thấp không có tác dụng kích thích cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, phân bổ kế hoạch vốn. Công tác tổ

chức thi công, giám sát, nghiệm thu khối lượng, thanh quyết toán vốn đầu tư cũng còn nhiều sai sót; trình độ chuyên môn của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án cấp địa phương còn nhiều hạn chế và bất cập; việc thẩm định, phê duyệt quyết toán đưa công

trình vào sử dụng của một đơn vị có chức năng chưa đáp ứng được yêu cầu của Luật

xây dựng và các văn bản hiện hành... Qua kiểm toán chi đầu tư XDCB thuộc NSĐP, hàng năm KTNN khu vực II đã kiến nghị giảm chi NSNN 445.366,4 tr.đ (Các khoản

chi sai thu hồi nộp NS 31.183,8 tr.đ; các khoản giảm thanh toán do quyết toán sai 79.600,1 tr.đ, các khoản giảm quyết toán khi chưa đủ thủ tục 1.093 tr.đ; các khoản

giảm giá trị trúng thầu 332.482 tr.đ, giảm khác 1.007,3 tr.đ).

Bảng 2.2 Kết quả kiểm toán chi đầu tư XDCB của KTNN khu vực II giai đoạn 2009-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM THỰC HIỆN KIỂM TOÁN STT NỘI DUNG Tổng số 2009 2010 2011 2012 2013 1 Thu hồi nộp NSNN do chi sai chế độ 31.183,8 4.841,3 2.378,3 2.970,9 9.586,0 11.407,3 2 Giảm thanh toán các 79.600,1 3.582,2 17.886,8 6.265,3 23.683,0 28.182,8

khoản QT sai 3 Giảm QT các khoản chưa đủ thủ tục 1.093,0 1.038,0 55,0 0,0 4 Giảm giá trị trúng thầu 332.482,1 135.715,7 26.456,6 14.163,5 71.299,7 84.846,6 5 Giảm khác 1.007,3 273,5 733,8 0,0 Tổng số 445.366,4 145.450,7 47.510,5 23.399,7 104.568,7 124.436,8

(Nguồn: BCKT năm 2009,2010, 2011, 2012, 2013 của KTNN khu vực II)

+ Công tác quản lý chi thường xuyên: Qua kiểm toán tại một số địa phương, đã chỉ ra một số sai sót trong quản lý sử dụng và quyết toán chi thường xuyên như: Chi

sai chế độ, vượt định mức, chi không đúng nội dung nguồn kinh phí, chứng từ không đầy đủ điều kiện quyết toán...

- Trong khâu lập báo cáo quyết toán ngân sách: Hầu hết các tỉnh được kiểm

toán khi tổng hợp số liệu quyết toán chỉ dựa trên số thực rút tại Kho bạc nhà nước, chưa căn cứ vào số thực chi nên báo cáo quyết toán chi ngân sách chưa chính xác và

trung thực. Số liệu quyết toán giữa các cơ quan tổng hợp chưa khớp đúng do giữa các cơ quan này chưa thống nhất về chỉ tiêu báo cáo; còn quyết toán một số khoản sai chế độ, vượt chế độ quy định phải giảm quyết toán thu hồi nộp trả NSNN; một số khoản chi không đủ điều kiện quyết toán, chi sai nguồn,... tại các đơn vị sử dụng ngân sách,

qua kiểm toán đã phát hiện và kiến nghị xử lý nên Báo cáo quyết toán chi NSĐP chưa đảm bảo tính chính xác và trung thực. Tổng hợp kết quả kiểm toán chi thường xuyên của KTNN khu vực II giai đoạn 2008-2012 như sau

Bảng 2.3 Kết quả kiểm toán chi thường xuyên NSĐP giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

NĂM THỰC HIỆN KIỂM TOÁN STT NỘI DUNG

Tổng số 2009 2010 2011 2012 2013

1 Thu hồi nộp NSNN do chi

sai chế độ 4.736,9 262,5 341,5 84,0 2.131,0 1.917,9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Giảm dự toán, thanh toán

năm sau 218.410,8 11.662,2 15.017,4 11.578,9 94.817,0 85.335,3

3 Giảm quyết toán do không

4 Giảm quyết toán do không

đúng nguồn 9.054,9 1.886,9 1.546,3 2.697,6 1.539,0 1.385,1

5 Giảm khác 7.505,0 3.950,0 3.555,0

Tổng số 290.348,1 42.087,0 25.110,6 14.739,5 109.690,0 98.721,0

(Nguồn: BCKT ngân sách tỉnh năm 2009,2010,2011,2012,2013 của KTNN khu vực II)

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng đối với công việc của kiểm toán viên kiểm toán nhà nước khu vực II (Trang 40)