Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của KTNN khu vực II

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng đối với công việc của kiểm toán viên kiểm toán nhà nước khu vực II (Trang 39)

- Quyết định 605/QĐ-KTNN ngày 02/8/2006 về việc Quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của KTNN khu vực II quy định: KTNN khu vực II là

đơn vị trực thuộc KTNN có chức năng giúp Tổng KTNN tổ chức thực hiện nhiệm vụ

kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động trong việc quản

lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn khu vực II theo sự phân công của Tổng KTNN, cụ thể gồm các đối tượng sau đây: Các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn khu vực; Các cơ quan, đơn vị, tổ chức của địa phương trên địa bàn khu vực có sử dụng NS, tiền và tài sản của nhà nước; Các công trình, dự án đầu tư do UBND các cấp trên địa bàn khu vực

quản lý làm chủ đầu tư; Các DNNN do các cấp thẩm quyền của chính quyền địa phương thành lập thuộc địa bàn khu vực; Kiểm toán một số đối tượng khác do Trung ương quản lý đóng trên địa bàn khu vực theo sự ủy nhiệm của Tổng KTNN.

- Nhiệm vụ trọng tâm mà KTNN khu vực II xác định là kiểm toán ngân sách,

tiền và tài sản nhà nước của các tỉnh trên địa bàn, giúp HĐND và UBND các địa phương trên địa bàn quản lý tài chính ngân sách minh bạch, hiệu quả. Nắm bắt các

thông tin về tình hình tài chính, ngân sách, đầu tư XDCB, và các thông tin có liên

quan về quản lý và sử dụng, tiền và tài sản nhà nước phục vụ cho công tác kiểm

toán; xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm của đơn vị trình Tổng KTNN quyết định. Đề xuất Tổng KTNN quyết định kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP sau khi HĐND phê duyệt quyết toán ngân sách mà trước đó chưa kiểm toán; tổ chức thực

trước Tổng KTNN và trước pháp luật về biên bản kiểm toán và BCKT do các đoàn

kiểm toán của đơn vị thực hiện trước khi trình Tổng KTNN. Tổng hợp kết quả kiểm

toán và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán hàng

năm thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị báo cáo Tổng KTNN. Tham gia với Vụ

Tổng hợp và các đơn vị có liên quan chuẩn bị ý kiến về dự toán NSNN, phương án

phân bổ NSTW và quyết toán NSNN hàng năm để Tổng KTNN trình Quốc Hội.

- Đặc điểm chính của nghề nghiệp kiểm toán viên: Theo quy định của Luật

kiểm toán Nhà nước kiểm toán viên là người tuân thủ pháp luật. Có tính độc lập,

khách quan, minh bạch và chịu trách nhiệm về các số liệu của mình trước pháp luật. Đặc điểm nghề Kiểm toán viên thường xuyên đi công tác xa nhà, trực tiếp làm việc

với các tổ chức, đơn vị sử dụng tiền và tải sản của Nhà nước;

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng đối với công việc của kiểm toán viên kiểm toán nhà nước khu vực II (Trang 39)