II. Phân tích văn bản trích:
5. Nội dung và nghệ thuật:
a. Nội dung
Truyện giúp ta cảm nhận đợc vẻ đẹp của hình tợng nhân vật chính - anh thanh niên - với những suy nghĩ sâu sắc và lòng yêu nghề nghiệp, với cách sống đẹp, trong công việc thầm lặng một mình giữa núi cao mà vẫn không cô độc, buồn tẻ.
Truyện còn ca ngợi về thế giới những con ngời nh anh. Tác giả muốn nói với ngời đọc trong cái lặng lẽ của Sa Pa có những con ngời làm việc và lo nghĩ nh vậy cho đất nớc.
Qua câu chuyện, tác giả gợi ra vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác vì những mục đích chân chính của con ngời.
b. Nghệ thuật
- Truyện "LLSP" có cốt truyện rất đơn giản, xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kỹ s trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tợng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. Nhân vật chính của truyện - anh thanh niên chỉ hiện ra trong chốc lát nhng để lại cho các nhân vật khác trong truyện những tình cảm tốt đẹp.
- Các nhân vật phụ (ông hoạ sĩ, cô gái, bác lái xe) không chỉ tham gia vào câu chuyện mà còn góp phần làm nổi rõ nhân vật chính và chủ đề của truyện. Các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng, chỉ đợc nhà văn gọi theo giới tính và tuổi tác (anh thanh niên, cô kỹ s nông nghiệp, ông hoạ sĩ già )…
⇒ Dụng ý của tác giả muốn ngời đọc liên tởng đến những nhân vật tốt đẹp trong truyện không phải chỉ là những cá nhân riêng lẻ mà là số đông. Điều này tăng thêm sức khái quát đời sống của câu chuyện.
- Truyện có chất thơ bàng bạc (chất trữ tình) toát lên từ các chi tiết, từ khung cảnh thiên nhiên Sa Pa đẹp nh những bức tranh; từ cuộc sống, tâm hồn các nhân vật với những suy nghĩ, cảm xúc thật trong sáng, đẹp đẽ. Chất thơ của truyện lại đi liền với chất hoạ. Truyện cũng có thể xem là những bức tranh đẹp, những bức tranh vẽ cảnh thiên nhiên SaPa, về cuộc gặp gỡ giữa ba nhân vật và bức chân dung ký hoạ về nhân vật chính - anh thanh niên.