Một số bài tập về chữa lỗi chính tả

Một phần của tài liệu Giao an NV9 T2 (Trang 116)

- Lê Minh Khuê

Một số bài tập về chữa lỗi chính tả

Bài 1: Sau đây là đoạn mở bài một bài tập làm văn:

Đợc sáng tác vào thời kỳ của cuộc kháng chiến chống pháp – thời kỳ nhân dân và bộ độ sống, chiến đấu trong điều kiện hết sức dan khổ. Bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu đã phản ánh thật trân thực hiện thực đó. Bằng hàng loạt những chi tiết, những hình ảnh gợi tả có sức khái quát lớn. Bài thơ “Đồng chí” khắc hoạ thật cảm động tình đồng chí, đồng độ keo sơn, gắn bó và thiêng liêng. Sức cảm nhận tinh tế kết hợp với một hồn thơ lãng mạn bay bổng, bài thơ “Đông chí” – một thành công đặc sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

a) Chép lại đoạn văn trên sau khi đã chữa hết các lỗi sai về chính tả, về đặt câu và dấu chấm câu. (Khi chữa câu cần giữ nguyên ý của ngời viết, chỉ đợc thêm bớt rất ít từ).

b) Xác định chủ đề của bài tập làm văn.

c) Thay 2 từ trong 3 ngữ “Bài thơ Đồng chí” bằng từ khác để khỏi lặp từ.

d) Viết tiếp một đoạn nghị luận theo kiểu tổng phân hợp khoảng 10 câu phân tích tình đồng chí, đồng đội keo sơn của các anh bộ đội trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp.

Bài 2: Cho những câu viết sau:

Bằng những hình ảnh mang ý nghĩa tợng trng kết hợp với phép ẩn dụ. Đó là những biện pháp tu từ quen thuộc của nhà thơ mà Nguyễn Du đã xử dụng để mô tả sắc đẹp của hai chị em Kiều. Từ hình giáng bên ngoài cho đến tâm hồn tính tình bên trong. “mỗi ngời một vẻ mời phần vẹn mời”. Thuý Vân với “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”. Có một vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang. Thúy Kiều, lại đẹp một cách “sắc sảo mặn mà”.

a) Chép lại câu trên sau khi đã sửa hết các lỗi về chính tả, về đặt câu và chấm câu. (Khi chữa cần giữ nguyên ý của ngời viết, chỉ đợc thêm bớt rất ít từ).

b) Những câu viết đó nói đến chủ đề gì?

c) Thêm câu chữ cần thiết vào hai câu cuối để các câu liên kết với nhau.

d) Viết nối thêm một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo kiểu tổng phân hợp để phân tích vẻ đẹp của Thuý Kiều.

Bài 3: Cho đoạn văn sau:

“Ngời con gái Nam Xơng” của Nguyễn Dữ, tác phẩm văn xuôi trữ tình có giá trị đầu tiên của văn học cổ nớc ta thế kỷ XVI. Nhân vật chính của truyện là Vũ Thị Thiết. Nàng là cô gái thuộc tầng lớp bình dân, tính tình thuỳ mị nết na, lại thêm có t dung tốt đẹp hơn ngời. Từ khi về nhà chồng, nhất là sau khi chồng là Trơng Sinh đi lính. Ngời vợ trẻ đó phải gánh chịu bao nỗi đắng cay oan khuất. Tuy vậy “Ngời con gái Nam Xơng” ấy vẫn giữ chọn tình nghĩa thuỷ chung với chồng.

a) Chép lại đoạn văn trên sau khi đã sửa hết các lỗi về chính tả và về đặt câu. b) Chỉ ra chỗ ngời viết dùng phép thế.

c) Giải nghĩa các từ: oan khuất, t dung. d) Có thể thay thế từ thuỳ mị bằng từ nào?

e) Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo kiểu tổng phân hợp để làm sáng tỏ ý câu chủ đề: “Vũ Thị Thiết là ngời vợ rất giàu tình nghĩa, thuỷ chung với chồng”.

Bài 4: Cho những câu viết sau:

Trong mùa xuân xứ Huế thật đẹp, xinh động và hấp dẫn. Chúng ta bất ngờ trớc thái độ cảm nhận mùa xuân của tác giả: nhà thơ đã giơ tay hứng những dọt âm thanh của tiếng chim hót. Phải có tình yêu thiên nhiên đằm thắm, Thanh Hải mới sáng tạo đợc một hình ảnh độc đáo nh vậy. Thanh Hải thi sĩ có tâm hồn tinh tế và nhạy cảm.

1) Chép lại những câu trên sau khi đã sửa hết các lỗi về chính tả, về đặt câu và chấm câu. (Khi chữa cần giữ nguyên ý của ngời viết, chỉ đợc thêm bớt rất ít từ).

2) a) Chỉ rõ chỗ ngời viết sử dụng phép thế trong liên kết câu.

b) Thay một trong hai từ Thanh Hải trong những câu trên bằng những từ đồng nghĩa thích hợp, để lời văn khỏi bị lặp từ.

3) Những câu viết đó nói về chủ đề gì?

Một phần của tài liệu Giao an NV9 T2 (Trang 116)