I.NHẬN DIỆN CÁC CHIẾN LƯỢC 1./Chiến lược phát triển công ty

Một phần của tài liệu quản trị chiến lược công ty infosys technologic limited (Trang 45)

II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH VÀ CẠNH TRANH 1 Tổng quan về ngành:

7. Kết luận tính hấp dẫn của ngành:

I.NHẬN DIỆN CÁC CHIẾN LƯỢC 1./Chiến lược phát triển công ty

Công ty tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh đơn lẻ:

Infosy tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh đơn lẻ đó là phần mềm. Trong năm đầu mới thành lập, Infosys là công ty bán lẻ và cho thuê máy tính. Nhưng một vài năm sau đó, công ty đã chuyển sang viết các sản phẩm phần mềm. Từ đó đến nay, Infosys tập trung duy nhất vào lĩnh vực này và đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực phần mềm. Infosys cung cấp các sản phẩm phần mềm cho tất cả các ngành, trong đó một số ngành quan trọng như: ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm (BFSI), công nghệ cao / viễn thông, chế tạo, bán lẻ,

thông tin đại chúng, xuất bản và giải trí, xây dựng y tế, hàng không vận tải… Trong đó, phần mềm cho ngành BFSI chiếm hơn 40% doanh thu của công ty.

Để hỗ trợ cho việc kinh doanh thì Infosys đã sử dụng mô hình giao hàng toàn cầu 24/7 để tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi với một mức chi phí thấp. Công ty lựa chọn sản xuất ở những nơi có chi phí hiệu quả nhất và bán ở những nơi có lợi nhuận nhất. Và như thế lợi nhuận thu được sẽ hiệu quả. Để gia tăng lợi thế cạnh tranh trong dài hạn thì Infosys tập trung rất nhiều nguồn lực vào việc hoàn thiện mô hình GDM này.

Bên cạnh việc sử dụng tốt nhất mô hình giao hàng toàn cầu thì công ty tiếp tục tham gia vào một số dự án phát triển phần mềm ở giai đoạn sớm nhất trong vòng đời của nó. Điển hình là công ty tham gia vào việc cung cấp các phần mềm và các giải pháp gia tăng giá trị cho khách hàng. Công ty bắt đầu thực hiện dịch chuyển lên trên trong chuỗi giá trị. Điều này đồng nghĩa với việc rằng công ty đang cố gắng tạo ra sự khác biệt cao trong các dịch vụ cuối cùng dành cho khách hàng như là các giải pháp giao hàng, tư vấn phần mềm… Để thực hiện tốt nhất chiến lược này thì công ty đã thực hiện đầu tư mạnh vào các trung tâm đào tạo để có những nhân viên chất lượng cao và thực hiện đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng và các trung tâm phát triển để hoàn thiện hơn các phần mềm và giải pháp cung cấp cho khách hàng. Cụ thể là, Infosys đã thành lập Infosys Consulting để cung cấp cho khách hàng các dịch vụ cuối cùng tốt hơn trong chuỗi giá trị. Và việc đạt được giấy chứng nhận về chất lượng – CMMI mức 5 là minh chứng cho những cải tiến vượt trội về chất lượng sản phẩm của công ty. Chiến lược này giúp công ty gia tăng doanh thu và làm tăng sức mạnh thị trường giúp công ty cạnh tranh tốt với những công ty khác trong cùng nhóm chiến lược và cả những công ty ở nhóm chiến lược khác. Nó giúp Infosys vượt lên trở thành người dẫn đầu nhóm và nếu thực hiện tốt tất cả thì có thể là trở thành người dẫn đạo ngành.

- Chiến lược mua lại: Công ty dự định theo đuổi việc mua lại có chọn lọc để làm tăng lên các nhóm kĩ năng hiện có, chuyên gia ngành công nghiệp, cơ sở khách hàng hoặc sự hiện diện địa lý của công ty.

 Một số hoạt động mua lại và dự kiến:

Infosys Technologies đang có kế hoạch mua lại các công ty CNTT phục vụ năng lượng và ngành y tế ở các khu vực địa lý khác nhau như Mỹ Latinh, châu Âu và Australia. Công ty đã dành 450-500000000 USD cho mục đích này. Việc mua lại sẽ giúp Infosys để đa dạng hóa cơ sở khách hàng của mình, đặc biệt là tại một thời điểm hiện nay khi tăng trưởng từ doanh thu truyền thống của Infosys như ngân hàng, dịch vụ tài chính và lĩnh vực bảo hiểm, bên cạnh việc bán lẻ và sản xuất đang gia tăng.

Khoảng 20-25 phần trăm tổng doanh thu của chi nhánh Infosys Mexico đến từ các công ty đa quốc gia có hoạt động tại Mexico, trong khi phần còn lại của doanh nghiệp đến từ các khách hàng ở Bắc Mỹ. Đó là lý do tại sao Infosys là nhấn mạnh về những giao dịch địa phương để thu hút khách hàng địa phương. Infosys đang cố gắng có được một vài công ty ở Mexico và Brazil để mở rộng khả năng cung cấp của nó. Trung tâm đầu tiên của công ty sẽ được vận hành tại Brazil trong vòng 3-4 tháng nữa. Hiện Infosys có khoảng 250 nhân viên ở Mexico và do đó cảm thấy cần phải có cơ sở địa phương để thu hút các doanh nghiệp địa phương.

Infosys mua lại công ty tư vấn Axon của Anh với giá 753,1 triệu đô la Mỹ với mục tiêu mở rộng hoạt động tư vấn ra toàn cầu. Tập đoàn Axon, thành lập vào năm 1994, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các tổ chức đa quốc gia và có khoảng 2.000 nhân viên rải rác ở Anh, Bắc Mỹ, Malaysia và Australia. Lợi nhuận trước thuế của Axon trong năm kết thúc vào ngày 31-12-2007 vào khoảng 20,2 triệu bảng Anh (tương đương 37,4 triệu đô la Mỹ). Ông Kris Gopalakrishnan, Giám đốc điều hành Infosys, cho biết thỏa thuận này sẽ thúc đẩy năng lực của công ty trong việc cung cấp các “dịch vụ chuyển đổi doanh nghiệp” đến các công

ty trên toàn cầu. Vụ sát nhập này diễn ra vào thời điểm lợi nhuận của ngành công nghiệp gia công giữ vai trò chủ lực của Ấn Độ đang phải chịu áp lực do tác động từ sự trì trệ của nền kinh tế toàn cầu. Vì vậy, các công ty gia công của Ấn Độ đang cố gắng đa dạng hóa hoạt động và tìm kiếm các mô hình kinh doanh mới. Thêm nữa, Ấn Độ đang cố gắng giảm dần sự lệ thuộc vào Mỹ, vốn là thị trường gia công chủ chốt của Ấn Độ. “Infosys tin rằng thương vụ này sẽ giúp công ty nhanh chóng đạt được các mục tiêu chiến lược, kể cả việc mở rộng liên tục năng lực của Infosys trong lĩnh vực tư vấn”, đại diện Infosys cho biết. Việc Infosys mua lại Axon tiếp tục khẳng định khuynh hướng các công ty Ấn Độ muốn vươn ra toàn cầu thông qua việc mua lại công ty nước ngoài.

Chiến lược liên minh: Infosys chú trọng đến việc thiết lập các liên

minh chiến lược. Dưới đây là một số liên minh quan trọng:

Infosys là một trong những đối tác liên minh của hệ thống tích hợp toàn cầu của Microsoft. Liên minh Infosys-Microsoft được xây dựng xung quanh một nhiệm vụ chung để giảm chi phí sở hữu công nghệ và nâng cao giá trị được nhận biết bởi các khách hàng từ các khoản đầu tư công nghệ của họ. Liên doanh sẽ cung cấp các giải pháp tốc độ, khả năng dự báo cao và có giá trị để tăng khả năng cạnh tranh kinh doanh.

Liên minh này cho phép sự phát triển của các giải pháp tiên tiến hàng đầu cho các ngành công nghiệp khác nhau. Nó cũng cung cấp một bộ các dịch vụ giải pháp mô-đun, ngay từ việc triển khai một nền tảng thống nhất để giúp các doanh nghiệp phối hợp liền mạch. Những giải pháp này cho phép hợp tác một cách liền mạch, kết nối các ứng dụng của doanh nghiệp và ra bên ngoài với các đối tác. Infosys và Microsoft đã cam kết và đầu tư quy hoạch để phát triển giải pháp chung như Accelerated Deployment trong số những cam kết của họ. Infosys Houses là phòng thí nghiệm kiến trúc doanh nghiệp chung mà được khánh thành bởi Bill

Gates.Trung tâm. NET of Excellence (CoE) được thành lập cùng với Microsoft để tiến hành nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của. NET- nơi tận dụng các giám định kỹ thuật phần mềm của Infosys.

Khách hàng của Microsoft và Infosys được chia sẻ một cam kết để giúp sử dụng công nghệ để cải thiện mọi lĩnh vực của kinh doanh của mình, từ sự xuất sắc quá trình để kết nối với khách hàng để đáp ứng hiệu quả với tình hình cạnh tranh tập trung dài hạn của Microsoft về việc cung cấp một nền tảng tích hợp, quản lý và đáng tin cậy. kết hợp với mô hình phân phối duy nhất Infosys và kỹ năng tư vấn sâu sắc, được thiết kế để giúp khách hàng thành công và phát triển thông qua tăng hiệu quả, tiết kiệm chi phí và giá trị kinh doanh.

Infosys là một đối tác Bạch kim của Oracle. Infosys đã giành giải thưởng Đối tác Oracle Titan tại Oracle ® OpenWorld 2009. Infosys có hơn 21.000 chuyên gia tư vấn chuyên cung cấp các giải pháp dựa trên Oracle trên toàn cầu. Infosys đang làm việc chặt chẽ với Oracle tại những khu vực địa lý quan trọng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sự hợp tác mở rộng trong các lĩnh vực

• Ngân hàng và thị trường vốn

• Truyền thông, Truyền thông và Giải trí

• Năng lượng, tiện ích và dịch vụ

• Công nghệ cao, sản xuất rời rạc và quy trình

• Bảo hiểm, khoa học đời sống

• Bán lẻ và hàng hóa

• tiêu dùng đóng gói

Infosys có hơn 20 Oracle Trung tâm xuất sắc tập trung vào một loạt các ứng dụng và công nghệ. Ngoài ra, công ty có một số sáng kiến đồng phát triển và giải pháp kết hợp các sáng kiến. "Sự hiệp lực giữa hai công ty, cùng với thế mạnh

kiến thức kinh doanh của Infosys và quá trình đổi mới sản phẩm của Oracle, sẽ dẫn đến chi phí vận hành thấp hơn và tập trung cải tiến để giải quyết nhu cầu kinh doanh của khu vực châu Á Thái Bình Dương và khách hàng toàn cầu."

 Tái cấu trúc:

Mặc dù hiện tại công ty đang áp dụng rất tốt mô hình GDM trong kinh doanh thế nhưng theo Balakrishnan, giám đốc tài chính của Infosys, cho rằng trong tương lai thì lĩnh vực kinh doanh phần mềm sẽ mang lại nhiều cạnh tranh khốc liệt giữa các mô hình kinh doanh của các công ty CNTT Ấn Độ và các đối thủ toàn cầu của họ như là IBM Inc., Hewlett-Packard, Accenture, CSC, HP-EDS, Capgemini cho nên Infosys phải thực hiện tái cấu trúc mô hình kinh doanh. Bởi vì những đối thủ cạnh tranh mới này tập trung vào việc cung cấp các giải pháp giá trị tăng thêm cho khách hàng, còn mô hình kinh doanh của Infosys thì lại phù hợp với việc cung cấp các sản phẩm IT chi phí thấp. Vì vậy, tái cấu trúc mô hình kinh doanh lúc này là điều cần thiết cho Infosys để mở rộng cơ sở khách hàng, tăng cường danh mục đầu tư hiện tại thông qua các lợi ích về quy mô và tạo ra khả năng cạnh tranh với những đối thủ mới. Trong khi Infosys bắt đầu như một công ty bảo trì và phát triển ứng dụng, qua thời gian nó đã phát triển thành một nhà cung cấp dịch vụ toàn diện. Nó đã thêm những dòng dịch vụ mới vững chắc như tư vấn và thực hiện giao hàng, quy trình kinh doanh gia công phần mềm, quản lý cơ sở hạ tầng, kiểm tra và tích hợp hệ thống. Ngoài ra, Infosys đã thêm vào dịch vụ Learning Services – một sự đề nghị mới nhắm vào các vấn đề của doanh nghiệp mà cần phải có một sự tập trung vào nhu cầu học hỏi cơ bản của một tổ chức.

Là một phần của việc tái cấu trúc, Infosys đã sắp xếp lại tổ chức của mình để hình thành 6 đơn vị kinh doanh theo chiều dọc và 6 đơn vị kinh doanh theo chiều ngang cắt qua 6 đơn vị chiều dọc trên. Việc kinh doanh ở Châu Âu trước đây cũng là một bộ phận riêng biệt, nhưng bây giờ đã được chia thành các ngành dọc khác nhau. Ngoài ra, Infosys đã củng cố việc tư vấn những người trước đây đã được

gắn vào trong các ngành theo chiều dọc khác nhau dưới một sự bảo vệ của các giải pháp tư vấn.

Giờ đây, với việc ngày càng hoàn thiện hơn mô hình GDM cộng với việc tập trung vào các giải pháp IT giá trị tăng thêm giúp cho Infosys có vị thế cạnh tranh mạnh hơn trong thị trường ngành phần mềm.

2./ Chiến lược toàn cầu: là chiến lược quan trọng nhằm làm thay đổi vị thế

kinh doanh của doanh nghiệp trong thế giới phẳng khi sự thay đổi của môi trường toàn cầu đang ngày càng thay đổi nhanh chóng (nhân khẩu học, tính phổ biến của công nghệ hay sự gia tăng của các quy định..). Mục tiêu của Infosys là trở thành tập đoàn được tôn trọng trên toàn cầu và là đối tác đáng tin cậy của khách hàng. Chiến lược toàn cầu hóa của Infosys là tập trung vào mở rộng cơ sở khách hàng của mình trên toàn Thế giới nhằm gia tăng thị phần và giảm phụ thuộc vào các khách hàng lớn. Công ty đang phát triển thành công các đối tác chiến lược toàn cầu 2000, tận dụng công nghệ, kinh nghiệm quản lí, R&D, khả năng cung cấp dịch vụ tư vấn và các giải pháp cụ thể cho ngành công nghiệp. Infosys cũng tìm kiếm cách thức để tạo dựng thương hiệu riêng thông qua xây dựng thương hiệu toàn cầu mạnh mẽ và độc đáo. Chiến lược “Insouring” thúc đẩy các tài năng công nghệ Ấn hoạt động tại các thị trường bên ngoài.

Mục đích:

- Giảm sự phụ thuộc vào các khách hàng lớn ở Mỹ và gia tăng thị phần trên toàn cầu: Hiện tại doanh thu tại thị trường Bắc Mỹ chiếm khoảng 63% doanh thu của Infosys. Vì vậy, Infosys đang tập trung vào nững thị trường Châu Âu chưa khai thác nhiều và các khu vực kinh tế mới nổi như Châu Á

- Thực hiện tính kinh tế của vị trí: Cũng như các công ty cung cấp dịch vụ IT, trong những năm đầu phát triển, Infosys đi theo xu hướng chung là bắt đầu từ việc Body – shopping (bán người). Tuy nhiên, sau một thời gian, Infosys là một trong những công ty đầu tiên tại Ấn Độ định hướng lại chiến lược từ onsite body – shopping sang thiết lập các cơ sở của mình trên toàn cầu. Infosys đã sớm nhận thức được một trong những bất lợi lớn nhất của việc làm body – shopping là mất lợi thế về giá. Đặc điểm của body – shopping là gửi người ra nước ngoài làm dự án của khách hàng. Khi ấy, chi phí sẽ đắt hơn là làm tại nước sở tại do không còn lợi thế về giá nhân công (khi tính giá onsite phải tính cả chi phí đi lại, ăn ở ở nước ngoài). Body – shopping còn làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến việc xin visa cho cán bộ sang nước khác làm việc dài hạn, mộtviệc không hề đơn giản, đặc biệt là ở Mỹ – nơi cung cấp nguồn việc outsourcing rất lớn trên thế giới. Ngoài các lý do trên, các công ty nói chung không muốn làm body – shopping vì mô hình này không thực sự hiệu quả về mặt kinh tế và sự phát triển đồng đều của các cá nhân trong tổ chức. Hầu hết khách hàng sẽ yêu cầu người giỏi nhất sang làm, trong

khi cùng một người đó ở nhà lãnh đạo một đội làm dự án có thể mang lại hiệu quả kinh tế nhiều hơn mình người đó đi làm onsite. Bên cạnh đó, body – shopping thường dẫn đến việc người giỏi hơn lại có thêm cơ hội tích luỹ thêm kinh nghiệm, trong khi những người kém hơn và ít kinh nghiệm hơn thì lại không có nhiều cơ hội thực hành, cọ xát, nâng cao nghiệp vụ ... Việc đặt các công ty con, trung tâm… của mình ra nước ngoài vì vậy không chỉ mang lại lợi ích về giá cả cho chính khách hàng mà còn giúp cho các thành viên trong nhóm, cả người cũ và mới, giỏi hơn và yếu hơn, cùng học hỏi và phát triển. Đồng thời, Infosys có thể tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao của quốc gia đó hoặc tận dụng những lợi thế về cấu trúc chi phí ở các nước khác nhau.

- Tận dụng công nghệ, kinh nghiệm quản lí, R&D,…  Khó khăn:

- Sức ép giảm chi phí cao:

+ Ở thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu: Infosys phải cạnh tranh với các công ty từ Mỹ, Châu Âu như các công ty tư vấn Accenture Limited, Atos Origin SA, Cap Gemini SA, Deloitte Consulting LLP; bộ phận công nghệ của các công ty đa quốc gia lớn như Hewlett-Packard Công ty và Tổng công ty Máy Kinh doanh quốc tế ; IT thuê ngoài của các công ty như Computer Sciences Corporation, Keane Inc,

Một phần của tài liệu quản trị chiến lược công ty infosys technologic limited (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w