II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH VÀ CẠNH TRANH 1 Tổng quan về ngành:
d. Phân tích chu kì ngành
- Sự tăng cung: Tổng số lao động làm việc trong ngành công nghệ thông tin là 2,2 triệu người năm 2008 - 2009, so với mức 0,52 triệu người năm 2001 - 2002. Như vậy, tạo thêm việc làm cho 1,68 triệu người trong giai đoạn trên. Lao động gián tiếp là khoảng 8 triệu người năm 2008 - 2009. Tổng số lao động năm 2008 -
2009 là 10,2 triệu người. Đáng chú ý lao động ngành này chủ yếu là lao động bậc cao và được đào tạo tốt.
Từ một số ít ỏi các công ty trong ngành, Ấn Độ hiện nay có khoảng hơn 8000 công ty. Hiện Ấn Độ đã và đang xây dựng các cơ sở nghiên cứu chuyên sâu, các trung tâm nghiên cứu và các khu công nghệ cao. Sự cạnh tranh giữa các công ty hiện rất gay gắt.
Trong thập niên vừa qua, doanh số ngành Outsource của Ấn đã tăng gấp mười lần, chiếm hơn 80% khối lượng và giá trị Outsource trên toàn cầu. Trong thập niên tới Ấn Độ có thể vẫn duy trì vị trí dẫn đầu vì ngành Outsource của nước này vẫn đang tăng trưởng ở tỷ lệ hai con số; thậm chí những DN hàng đầu như Wipro, Tata Consultancy và Infosys còn tăng trưởng nhanh hơn mức tăng của thị trường. Mười năm trước ba công ty này chưa hề có mặt trên thị trường chứng khoán nhưng nay giá trị cổ phiếu của mỗi công ty đều đã vượt quá 20 tỷ USD. Ấn Độ vẫn có thể thu được lợi ích lớn từ outsourcing vẫn bị cạnh tranh mạnh từ các quốc gia phát triển ở Đông Âu, Châu Phi và đặc biệt là các nước phát triển ở Nam Á như Việt Nam và Pakistan.
- Sự tăng cầu: mức tiêu dùng IT trên toàn cầu đang tăng, trung bình khoảng 7%/năm, đạt tới hơn 2 nghìn tỉ USD (2010), riêng ở Ấn Độ là 11%. Ước tính, từ nay đến năm 2014, lĩnh vực IT ở Ấn Độ sẽ cần số thiết bị phần cứng trị giá khoảng 400 tỷ USD. Tính đến năm 2004 Ấn Độ cũng chỉ có 10 triệu máy vi
tính, 30 triệu người sử dụng điện thoại cố định, 70 triệu điện thoại di động và 100 triệu ti vi trên tổng số hơn l tỉ dân(8)
Hiện tại, chỉ 8% hộ gia đình ở Ấn Độ có máy tính cá nhân, trong khi lượng điện thoại di động tăng mạnh, từ 1,4 chiếc/100 người năm 1995 lên 51 chiếc/100 người năm 2010. Ấn Độ đặt mục tiêu đưa Internet tới 250.000 làng trong tổng số 600.000 làng và cung cấp dịch vụ ngân hàng qua điện thoại. Có thể thấy nhu cầu ngày càng tăng của thị trường IT Ấn Độ trong giai đoạn này.
Cho đến cuối tháng 7 năm nay, số lượng khách hàng của ngành điện tử viễn thông Ấn Độ đã đạt 480 triệu khách hàng, trong đó khách hàng thuê bao điện thoại di động đạt 440 triệu khách, là thị trường có lượng thuê bao di động lớn thứ hai chỉ sau Trung Quốc. Quy mô thị trường liên quan đến dịch vụ sản xuất phần mềm khá lớn. Hiện tại các nhà kinh doanh điện tử viễn thông lớn tại Ấn Độ về cơ bản đã tiến hành sản xuất phần mềm với các lĩnh vực như hóa đơn, quản lý cơ sở hạ tầng và dịch vụ khách hàng. Cùng với việc khai thác ngành tài chính, bán lẻ đối với thị trường nông thôn và việc xây dựng ngày càng nhiều sân bay, cảng và đặc khu kinh tế, dự tính nhu cầu xuất khẩu phần mềm ngành IT của Ấn Độ sẽ ngày càng mở rộng.
Thị trường thế giới ( có sự dịch chuyển từ Mĩ, Châu Âu sang các nước Châu Á và Châu Phi) ngày càng gia tăng về cầu đối với IT do đó có thể thấy lượng cầu về IT sẽ tăng rất lớn trong gian đoạn này.
Tuy nhiên, suy thoái năm 2008-2009 làm cho nhu cầu về ngành IT giảm xuống, các công ty cố gắng cắt giảm và tiết kiệm chi phí. Năm 2010, thị trường đã có dấu hiệu phục hồi trở lại, bắt đầu có tăng trưởng.
Ngành IT Ấn Độ đang nằm trong giai đoạn tăng trưởng.
- Vấn đề trong giai đoạn này:
+ Trong khi nhiều khu vực khác của nền kinh tế Ấn Độ vẫn còn kém phát triển thì sự bùng nổ của khu vực IT có thể thiếu những sự hậu thuẫn vững chắc. Thực tế hiện nay Ấn Độ cần có sự đầu tư đầy đủ để phát triển nguồn nhân lực, và phát triển các ngành chế tạo cũng như nông nghiệp để tạo điều
kiện cho nhân lực của Ấn Độ phát triển và để hậu thuẫn cho khu vực IT. Nếu không thì sự bùng nổ của khu vực IT Ấn Độ cũng khó duy trì được lâu dài. + Giảm tăng trưởng trong thời kì suy thoái và tăng trưởng chậm hơn sau suy thoái.