II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH VÀ CẠNH TRANH 1 Tổng quan về ngành:
CaoKhả năng giao hàng toàn cầu
Khả năng giao hàng toàn cầu
ThấpCaoThêm CaoThêm g iá t rị T ập t ru ng g iả i p h áp Thấp Wipro INFOSYS TCS Các dịch vụ dựa trên các công ty ở nước ngoài Hệ thống toàn cầu tích hợp / Công ty thuê ngoài Accenture
IBM
HPDELL DELL
các công ty dịch vụ và SI truyền thống đang gia tăng đầu tư của họ vào những nguồn lực nước ngoài chi phí thấp hơn. Bản đồ nhóm chiến lược chỉ ra rằng các công ty đang hoạt động trong một lĩnh vực và phân loại theo khả năng cung ứng toàn cầu và tập trung các giải pháp giá trị tăng thêm. Qua bản đồ nhóm chiến lược ta có thể thấy ngành IT Ấn Độ được chia thành 2 nhóm chính:
Nhóm đầu tiên là những hãng dịch vụ có trụ sở ở nước ngoài. Nhóm này bao gồm những hãng như Infosys, Wipro, TCS… Đây là những hãng chiếm lợi thế so với các hãng khác về việc tiếp cận và đáp ứng khách hàng ở quy rộng lớn bằng cách sử dụng mô hình giao hàng toàn cầu. Ngoài ra, một số yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc đưa họ trở thành những công ty toàn cầu đó là: hệ thống giáo dục Ấn Độ, nguồn nhân lực chất lượng cao, chi phí cạnh tranh, hệ thống cơ sở hạ tầng. Với những yếu tố trên thì họ sẽ có những công nhân có kĩ năng chuyên môn cao về ngành CNTT, mức giá các dịch vụ có khả năng cạnh tranh tốt, những cơ sở hạ tầng có sẵn hỗ trợ tốt cho ngành IT Ấn Độ. Qua bản đồ nhóm chiến lược, ta có thể nhận thấy rằng chiến lược chung của nhóm này là bên cạnh việc sử dụng các nguồn lực ở nước ngoài để làm tăng mạnh hơn nữa khả năng giao hàng toàn cầu thì các hãng này bắt đầu có những chiến lược về việc tập trung vào các giá trị tăng thêm cho khách hàng để gia tăng số lượng khách hàng trung thành và hoàn thiện hơn các dịch vụ của mình. Bên cạnh đó, cùng với những yếu tố thuận lợi như nhau thì tình hình cạnh tranh trong ngành giữa những công ty cùng nhóm là rất cao và một công ty sẽ trở thành dẫn đầu nhóm nếu họ có nhiều sự đầu tư phát triển hơn trong mô hình giao hàng toàn cầu và cung cấp các giá trị tăng thêm cho khách hàng tốt hơn.
Nhóm thứ hai là nhóm những người hợp nhất hệ thống toàn cầu. Qua bản đồ nhóm chiến lược ta có thể thấy đặc điểm chung trong chiến lược của nhóm này chính là tập trung vào các giải pháp giá trị tăng thêm cho khách hàng. Sau khi đứng đầu về việc cung cấp giá trị tăng thêm thì nhóm này có xu hướng dịch
chuyển qua phải trên bản đồ, nghĩa là các hãng trong nhóm này bắt đầu đầu tư vào việc thuê các nguồn lực bên ngoài để làm tăng khả năng giao hàng toàn cầu của mình để đạt được vị thế cạnh tranh tốt hơn so với các hãng ở nhóm khác. Đối với những công ty cùng nhóm thì họ cạnh tranh với nhau bằng các dịch vụ hỗ trợ đi kèm như là giao hàng tận nơi, lắp đặt hệ thống… hay những dịch vụ bảo dưỡng, chăm sóc khách hàng sau khi mua như là tư vấn cách sử dụng phần mềm hiệu quả nhất, sửa chữa khi có vấn đề xảy ra. Nhóm này bao gồm các công ty như Accenture, IBM Global Services, EDS…
Vì vậy với vị thế cạnh tranh này ta có thể thấy được hai hình thức công ty dịch vụ đang hành động cạnh tranh trực tiếp nhưng vẫn có sự liên kết với nhau. Các công ty có trụ sở ở nước ngoài là đang cố gắng thực hiện giá trị tăng thêm cao hơn, và khả năng dịch vụ chuyên nghiệp để dịch chuyển lên trên chuỗi giá trị và cạnh tranh về các dịch vụ được nắm giữ bởi các đối thủ cạnh tranh lớn trong nhiều năm. Trong khi đó, các hãng dịch vụ truyền thống bắt đầu nhận ra rằng họ cần tăng nhiều hơn các nguồn lực ở nước ngoài. Họ đang cố gắng phát triển sự hợp nhất chính xác của các năng lực trong nước, các nước lân cận, và ở nước ngoài. Điều này sẽ cho phép họ chống đỡ sự cạnh tranh và giữ mức lợi nhuận để tồn tại. Sau cùng, nếu cả hai nhóm này đều thành công thì hoạt động toàn cầu có thể có mô hình hỗn hợp giữa lợi nhuận cao, cố vấn cục bộ được ghép với các dịch vụ ở nước ngoài chi phí thấp.