Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:

Một phần của tài liệu quản trị chiến lược công ty infosys technologic limited (Trang 33)

II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH VÀ CẠNH TRANH 1 Tổng quan về ngành:

a) Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:

Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng có thể chia làm 2 loại: các công ty liên quan đến phần cứng máy tính nhưng có ý định và có đủ khả năng gia nhập vào ngành phần mềm hoặc các công ty ngoài ngành IT. Các công ty này nhận thấy sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành trong giai đoạn hiện nay cùng với muốn gia nhập vào ngành này không yêu cầu vốn quá cao, chỉ cần có một số ít người cũng có thể thành lập công ty nên họ đang cố gắng gia nhập ngành. Với các công ty có tiềm lực to lớn ví dụ như: Intel, Dell,… nếu họ có ý định gia nhập ngành họ sẽ thực sụ trở thành một mối đe dọa cho các công ty trong ngành.

Các rào cản nhập cuộc bao gồm:

- Sự trung thành nhãn hiệu: Danh tiếng hiện nay của một số công ty phần mềm thì nổi tiếng trên toàn thế giới như Wipro, Infosys, TCS… . Với các sản phẩm chất lượng cao, chi phí hợp lý, đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng toàn cầu, các công ty IT đã có một số lượng lớn khách hàng trung thành. Ví dụ như công ty Bristish Telecome sau lần đầu tiên mua sàn phẩm của Infosys vào năm 1999, đến nay đã là khách hàng trung thành của Infosys do công ty liên tuc được đổi mới và cải tiến sản phẩm, dịch vụ hậu mãi tốt…Mọi sản phẩm liên quan đến IT công ty đều đặt hàng Infosys mà không phải là bất kỳ công ty nào khác. Dù một số công ty khác đưa ra mức giá tốt hơn, thời gian giao hàng nhanh hơn hoặc liên tục quảng cáo để cạnh tranh nhưng chưa ai có thể vượt mặt được Infosys. Ngoài ra, tâm lý của khách hàng trong ngành IT chỉ chuộng những sản phẩm của những

tập đoàn có kinh nghiệm trong ngành bởi sự uy tín và các dịch vụ kèm theo. Do đó, sự trung thành nhãn hiệu này gây ra một điều hết sức khó khăn cho các công ty muốn gia nhập ngành do rất khó để xóa đi sở thích của khách hàng.

- Lợi thế chi phí tuyệt đối: các công ty trong ngành có một lợi thế về khả năng điều hành sản xuất nhờ kinh nghiệm quá khứ, kiểm soát các đầu vào đặc biệt và có thể tiếp cận các nguồn vốn rẻ hơn. Các công ty hiện có trong ngành có rất nhiều kinh nghiệm với bề dày lịch sử hoạt động trên hàng chục năm nên họ có thể điều hành tốt hoạt động của mình vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Các công ty hiện có cũng có một số lượng nhà cung cấp cũng như đối tác đông đảo, có một hệ thống phân phối rộng lớn và chuyên nghiệp, có thể huy động một lượng vốn lớn và đã tìm kiếm được các nguồn đầu vào với chi phí thấp,… Đặc biệt các công ty lớn có đội ngũ nhân viên với tay nghề cao, số lượng lên đến hàng chục nghìn người, có các trung tâm tuyển dụng và đào tạo nhân viên nổi tiếng thế giới… Do đó, đây là một rào cản cao mà các công ty muốn gia nhập ngành phải đối mặt.

- Tính kinh tế theo quy mô: Các công ty trong ngành, đặc biệt là các công ty lớn như Wipro, TCS, Infosys… không những có những chi nhánh ở trong nước mà còn có các công ty con vươn ra toàn thế giới, do đó họ có tính kinh tế theo quy mô lớn. Họ có thể tiết kiệm chi phí nghiên cứu và phát triển, sản xuất do yêu cầu một số sản phẩm là giống nhau nên họ có thể áp dụng hoặc chỉnh sửa một ít. Hoặc họ được các nhà cung cấp chiết khấu khi mua hàng với số lượng lớn… Do đó, các công ty mới muốn gia nhập ngành phải chấp nhận mạo hiểm để nhập cuộc với quy mô lớn và chịu chi phí vốn lớn hoặc mất lợi thế về chi phí. Đặc biệt họ phải đối mặt với sự trả đũa của các công ty trong ngành.

- Chi phí chuyển đổi: các công ty muốn gia nhập cũng phải đối mặt với việc này. Do các công ty muốn thay đổi hệ thống công nghệ thông tin ví dụ như các phần mềm mà họ đang sử dụng, đặc biệt là các công ty lớn thì khi thay thế họ sẽ rất tốn kém. Có thể mất các chi phí như chi phí chuyển đổi phần mềm, hoặc thay

đổi cả phần cứng để tích hợp được với phần mềm đó, chi phí đào tạo lại nhân viên để sử dụng chúng, chi phí bảo mật… Do đó, các công ty thường ngại thay đổi nếu sản phẩm của công ty mới gia nhập thực sự xuất sắc hoặc mang lại những giá trị mà sản phẩm hiện tại không có.

- Quy định của chính phủ : Các sản phẩm trong ngành IT đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng đới với người tiêu dùng. Do đó yêu cầu từ phía chính phủ về bản quyền sáng chế, bảng quyền, tính bảo mật cũng là rạo cản đối với những người mới nhập ngành. Ngoài ra chính phủ yêu cầu mỗi công ty lớn nhỏ phải bỏ ra 2 % doanh thu để đầu tư làm mới những phần mềm công nghệ thông tin. Và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải bỏ ra 2-5 % đầu tư cho R&D. Nêu không sẽ khó khăn về việc cấp giấy phép kinh doanh.

 Xét toàn diện thì rào cản nhập cuộc là Trung bình.

b) Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành:

Các công ty trong ngành hiện nay cạnh tranh hết sức khốc liệt.

- Cấu trúc cạnh tranh: có thể xem ngành IT Ấn Độ là một ngành phân tán. Số lượng công ty trong ngành là rất lớn nhưng không có công ty nào đứng đầu trong lâu dài. Ngành này được định vị là có chi phí thấp, ít tạo sự khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ.

Có thể chia ra 2 loại:

+ Các công ty lớn, nổi tiếng, lâu năm: Một số công ty lớn dẫn dắt ngành như Wipr, Infosys, TCS chiếm thị phần khoảng hơn 30%. Các công này là những công ty dẫn dắt ngành, thường tập trung vào giai đoạn R&D, nắm giữ nhiều bải quyền hợp pháp, chú trọng vào các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng.. Họ có một nguồn lực rất lớn do đó họ thường cạnh tranh dựa vào chất lượng sản phẩm và các dịch vụ gia tăng.

+ Các công ty nhỏ, mới thành lập và chưa có nhiều danh tiếng cũng như nguồn lực: có khoảng hơn 8000 công ty, chiếm khoảng 50% thị phần còn lại. Các công ty này thường ít có sự khác biệt về sản phẩm, thường cạnh tranh với nhau về giá. Do số lượng công ty rất đông nên sự cạnh tranh là rất dữ dội, có rất nhiều công ty bị thua lỗ hoặc phá sản.

- Các điều kiện nhu cầu: nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm liên quan đến IT ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, không ngành nào, công ty nào hoạt động mà không cần đến công nghệ thông tin trong thời đại hiện nay. Do đó, các công ty trong ngành giảm bớt đi được sự cạnh tranh với nhau. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay, cả thế giới phải đối mặt với suy thoái kinh tế, tất cả các công ty đều bị ảnh hưởng, dẫn đến hạn chế cũng như cắt giảm chi tiêu cho mọi hoạt động (kể cả IT) nếu chưa cần thiết nên nhu cầu cũng bị cắt giảm đi. Điều này lại khiến cho các công ty IT cạnh tranh với nhau rất mạnh để có được khách hàng trong thời kì suy thoái và hậu suy thoái.

- Rào cản rời ngành: là trung bình. Nếu các công ty muốn rời ngành, họ có thể bán trang thiết bị của họ ( hầu hết là máy tính) cho các công ty khác. Việc này không quá khó khăn. Ngoài ra, cơ sở vật chất trong ngành này không đòi hỏi quá nhiều do đó, nếu một công ty rời ngành thì cũng không quá vất vả để chuyển giao lại quyền sở hữu. Bên cạnh đó, nếu một công ty phải trả chi phí trợ cấp và bảo hiểm cho nhân viên thất nghiệp thì nó cũng không quá lớn. Do đó, họ sẽ dễ dàng rời ngành nếu cảm thấy quá khó khăn

 Ảnh hưởng của lực lượng cạnh tranh trong ngành: Rất cao

Một phần của tài liệu quản trị chiến lược công ty infosys technologic limited (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w