Vai trò kết nối các nguồn lực

Một phần của tài liệu Mô hình trợ giúp người khuyết tật vận động tại trung tâm sống độc lập 42 kim mã thượng, ba đình, hà nội (Trang 105)

Nhƣ chúng ta đã biết, các nguồn lực trong bản thân mỗi con ngƣời và nguồn lực xã hội là vô cùng. Nhƣng vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta có biết kết nối các nguồn lực đó và kết nối nhƣ thế nào để mang lại những lợi ích tốt nhất. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, ngay từ những ngày đầu thành lập Trung tâm Sống độc lập đã không ngừng kết nối với các nguồn lực chính sách bên ngoài để các hội viên của mình nắm bắt đƣợc. Hoạt động vận động hành lang pháp lý để Nhà nƣớc công nhận Trung tâm Sống độc lập là một hoạt động chứng tỏ sự trung tâm đã có sự kết nối với các nguồn lực bên ngoài hiệu quả. Thành quả của hoạt động này đó là tháng 10 năm 2014 trung tâm đã đƣợc kí kết thành lập Trung tâm Sống độc lập của Ngƣời khuyết tật Hà Nội. Trƣớc đây trung tâm chỉ là một dự án đƣợc tổ chức phi chính phủ hỗ trợ triển khai thực hiện để trợ giúp ngƣời khuyết tật. Sự thay đổi này cho chúng ta thấy Trung tâm Sống độc lập đang có những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ trong công cuộc đấu tranh đòi quyền của ngƣời khuyết tật. Nếu không có sự thay đổi này thì Trung tâm Sống độc lập rất khó để tồn tại vì đến năm 2015 dự án này kết thúc. Việc thành lập Trung tâm Sống độc lập của Ngƣời khuyết tật Hà Nội sẽ giúp trung tâm có đủ cơ sở pháp lý để tìm và nhận đƣợc những sự trợ giúp khác từ bên ngoài.

Cùng với việc kết nối với các tổ chức trong và ngoài nƣớc, trung tâm còn có nhiều hoạt động để kết nối các hội viên trong trung tâm. Ví dụ nhƣ việc thành lập bản tin Sống độc lập do anh Văn Đức Hòa làm chủ biên vừa giúp các hội viên có thêm cơ hội để nói lên những tâm sự, hiểu biết của mình. Thông qua bản tin các hội viên cảm thấy gắn kết hơn. Ở đó không chỉ có những câu chuyện mà còn là những chính sách, những kinh nghiệm sống của

115

ngƣời khuyết tật Việt Nam và thế giới đƣợc các hội viên phản ánh trong các bài viết. Không chỉ có vậy mà các hội viên có bài viết đƣợc đăng sẽ nhận đƣợc nhuận bút góp phần tạo thu nhập và nâng cao sự tìm tòi, học hỏi của các hội viên.

Không dừng ở đó, sự bùng nổ của mạng xã hội cũng đƣợc trung tâm tận dụng triệt để. Một fanpage đã đƣợc lập nên để các hội viên có thể cảm thấy gần nhau hơn. Và đây cũng là một phƣơng tiện hữu ích để truyền thông về mô hình của Trung tâm Sống độc lập.

3.3.3 Vai trò hỗ trợ người khuyết tật vận động hòa nhập cộng đồng

Có thể nói đây là vai trò quan trọng nhất của mô hình trung tâm Sống độc lập. NKTVĐ hoàn toàn có thể Sống độc lập nhờ chƣơng trình Sống độc lập và dịch vụ ngƣời hỗ trợ cá nhân. Đời sống tinh thần của NKTVĐ đƣợc cải thiện nhờ hoạt động tham vấn đồng cảnh. Bất kì hoạt động nào của trung tâm cũng đều nhằm mục đích trợ giúp NKTVĐ một cách tốt nhất. Khi mọi việc đều có hƣớng giải quyết thì NKTVĐ sẽ tự tin hòa nhập cộng đồng.

Ngƣời hỗ trợ cá nhân cũng đóng vai trò nhƣ một nhân viên công tác xã hội đối với lĩnh vực ngƣời khuyết tật. Ngƣời hỗ trợ cá nhân đƣợc ví nhƣ là chân, tay của NKTVĐ, họ sẽ giúp NKTVĐ có những trải nghiệm trong cuộc sống bất kể trải nghiệm đó là đúng hay là sai miễn là nó không ảnh hƣởng đến tính mạng của NKT và ảnh hƣởng đến ngƣời khác. Mỗi trải nghiệm đem lại cho chúng ta những kinh nghiệm sống khác nhau. Từ đó, vốn sống của NKTVĐ đƣợc tích lũy và tăng dần lên. Họ sẽ không còn cảm thấy bỡ ngỡ hay sốc khi gặp những vấn đề tƣơng tự.

116

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Thông qua hoạt động tham vấn đồng cảnh và những khóa tập huấn kỹ năng sống độc lập, những thành viên của trung tâm đã thắng đƣợc mặc cảm, tự tin và mong muốn thể hiện khả năng của mình. Ngƣời khuyết tật vận động đã mạnh dạn tham gia các hoạt động học tập và làm việc để trở thành ngƣời có ích.

Những ngƣời hỗ trợ cá nhân của Trung tâm đã là điểm tựa chắc chắn và là những ngƣời bạn giúp ngƣời khuyết tật sống, học tập và làm việc, đem khả năng của mình phục vụ cộng đồng

Dịch vụ Ngƣời hỗ trợ cá nhân đã trở thành một nghề cho nhiều thanh niên và sinh viên. Với công việc này, họ không chỉ có những bài học, những trải nghiệm trong cuộc sống mà nó còn giúp họ trang trải cuộc sống hàng ngày. Bởi với mức lƣơng từ công việc trợ giúp ngƣời khuyết tật vận động thì nếu biết chi tiêu các sinh viên vẫn có thể tự lập vừa học vừa làm việc mà không phải nhờ đến sự phí hỗ trợ của gia đình.

Sống độc lập đã đƣợc chính thức đƣa vào Luật Ngƣời khuyết tật Việt Nam nhƣ một một trong các quyền của ngƣời khuyết tật và mô hình sống độc lập đã đƣợc các Bộ, ngành có liên quan công nhận là một mô hình tốt và rất cần thiết cho ngƣời khuyết tật nặng. Trung tâm sống độc lập đã đƣợc xem nhƣ một cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho ngƣời khuyết tật nặng

Trung tâm Sống độc lập Hà Nội đã phổ biến mô hình sống độc lập đến 3 tỉnh Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Đó là việc hợp tác với Hội ngƣời khuyết tật của 3 thành phố trên giúp hình thành Nhóm thực hiện Chƣơng trình Sống độc lập, hỗ trợ ngƣời khuyết tật nặng đi những bƣớc đầu tiên để hình thành trung tâm sống độc lập, thí điểm cung cấp dịch vụ ngƣời hỗ trợ cá nhân.

117

Mô hình của Trung tâm Sống độc lập là một trong những mô hình đƣợc đánh giá cao trong việc hỗ trợ ngƣời khuyết tật vận động nói riêng và ngƣời khuyết tật nói chung. Tuy nhiên để làm đƣợc điều đó thì công tác vận động hành lang pháp lý là vấn đề rất quan trọng. Đảng và Nhà nƣớc ta cũng có nhiều chính sách dành cho ngƣời khuyết tật nhƣng do điều kiện kinh tế và điều kiện môi trƣờng sống, môi trƣờng sinh hoạt của ngƣời khuyết tật vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là sự kỳ thị và nhận thức của cộng đồng trên thực tế vẫn chƣa đƣợc cao. Một số ngƣời vẫn nhìn nhận ngƣời khuyết tật theo cách nhìn của sự miệt thị và khinh bỉ. Đây cũng là một trong những rào cản vô hình mà nhƣ hữu hình của ngƣời khuyết tật.

Trung tâm Sống độc lập không phải là một tổ chức nhân đạo từ thiện. Đó là nơi phát huy những năng lực của NKT, giúp NKT hòa nhập vào cuộc sống ngày một tốt hơn. Theo nguyên tắc hoạt động của Trung tâm, Ban lãnh đạo trung tâm có 51% là NKT. Thực tiễn 5 năm qua đã cho thấy: Trung tâm đã chú trọng phát huy năng lực của NKT bằng việc tổ chức các đợt tập huấn những kỹ năng sống độc lập, tham vấn đồng cảnh, các khóa tập huấn về kỹ năng thuyết trình, tập huấn về viết dự án, tổ chức các buổi toạ đàm về tình yêu, .v.v, đồng thời cung cấp ngƣời hỗ trợ cá nhân (PA) miễn phí cho gần 50 hội viên. Với hành trang đó, các hội viên của Trung tâm có thể tự tin tự tạo lập cho mình một mục tiêu sống cần theo đuổi. Các hội viên đã chủ động thành lập Qũy An sinh của NKT giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, thành lập nhóm tham vấn đồng cảnh Hợp Mai, cùng nhau phối hợp tổ chức các sự kiện, những chuyến đi dã ngoại mang lại cho bạn bè đồng cảnh những niềm vui trong cuộc sống.

118

2. Khuyến nghị

Từ thực tế hoạt động của mô hình trợ giúp ngƣời khuyết tật vận động và dựa trên nhu cầu, mong muốn của các hội viên trong Trung tâm Sống độc lập tôi xin đƣa ra một vài kiến nghị nhƣ sau:

2.1. Với cộng đồng xã hội

Xã hội cần có cái nhìn cởi mở hơn trong việc hỗ trợ ngƣời khuyết tật đƣợc tham gia vào các hoạt động nhƣ lao động sản xuất, đƣợc làm việc, học tập, vui chơi giả trí...

Cần có sự hỗ trợ, chia sẻ để ngƣời khuyết tật tiếp cận đƣợc các chế độ chính sách xã hội cần có những quan tâm, hỗ trợ cho ngƣời khuyết tật khi cần thiết để giúp ngƣời khuyết tật nhanh chóng hòa nhập và phát triển.

2.2. Với Đảng và Nhà nƣớc

Xây dựng và hoàn thiện các Luật và chính sách có liên quan đến NKT để NKT nâng cao năng lực, tạo điều kiện để NKT hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất.

Khuyến khích sự tham gia của NKT có đủ khả năng tài và trí vào việc soạn thảo các văn bản Luật, chính sách, nghị định … có liên quan đến NKT đảm bảo các chủ trƣơng chính sách đƣa ra đều đáp ứng đƣợc nhu cầu nguyện vọng của đông đảo NKT.

Khích lệ những cá nhân NKT tiêu biểu, xuất sắc tham gia vào ứng cử Đại biểu Quốc hội để thay mặt những NKT trong cả nƣớc nói lên tâm tƣ nguyện vọng cũng nhƣ nhu cầu của NKT Việt Nam.

Trợ giúp về mặt chính sách cũng nhƣ về ngân sách để thúc đẩy sự phát triển và nhân rộng của mô hình Trung tâm Sống độc lập

119

2.3 Với Trung tâm Sống độc lập

Khuyến khích ngƣời khuyết tật và gia đình ngƣời khuyết tật đóng góp. Tiến tới áp dụng hình thức ngƣời khuyết tật và gia đình ngƣời khuyết tật sẽ chi trả 50.0% phí sử dụng dịch vụ ngƣời hỗ trợ cá nhân.

Mở rộng công tác truyền thông để huy động nguồn vốn sự trợ giúp của toàn xã hội, tăng cƣờng sự kết nối giữa các trung tâm, tổ chức về ngƣời khuyết tật để tạo thành một mạng lƣới trợ giúp chung.

Mở các lớp học nghề ngắn hạn cho các hội viên trong Trung tâm để họ có thể tìm việc làm phù hợp với sức khỏe để tự tạo thu nhập cho bản thân. Ví dụ với những anh chị có đôi bàn tay khỏe có thể làm hoa voan, nails…. Dạy tiếng anh cho học sinh, sinh viên với những anh chị là ngƣời khuyết tật nhƣng giỏi về ngoại ngữ, hay công nghệ thông tin, viết báo … những công việc này có nhiều ngƣời khuyết tật có thể làm đƣợc nhƣng thực tế để chủ lao động chấp nhận ngƣời khuyết tật làm việc vẫn còn rất ít. Khi ngƣời khuyết tật đến xin việc chủ lao động thƣờng đƣa ra những lí do này hoặc lý do khác để từ chối.

Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng phục vụ của các PA . Xây dựng chế độ đãi ngộ tốt đối với các PA ví dụ nhƣ đóng bảo hiểm đối với các PA có thời gian làm việc và gắn bó từ 01 năm trở lên.

2.4 Với ngƣời khuyết tật và gia đình ngƣời khuyết tật

Gia đình cần phải củng cố, tăng cƣờng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, các thành viên cũng cần cố gắng hiểu đƣợc suy nghĩ của nhau, nhằm tăng cƣờng vai trò và chức năng của gia đình. Cần có những trợ giúp phù hợp cho thành viên là NKT.

Bản thân ngƣời khuyết tật cần có sự tin tƣởng vào bản thân, vào sự giúp đỡ của gia đình, cộng đồng và chính quyền địa phƣơng. Luôn nỗ lực vƣơn lên khắc phục khó khăn, giải quyết vấn đề để khẳng định vị thế và vai trò của mình.

120

Cần có thái độ tôn trọng ngƣời hỗ trợ cá nhân khi họ đang tiến hành công việc trợ giúp.

Kết hợp chặt chẽ với Trung tâm Sống độc lập để duy trì và phát triển hoạt động của Trung tâm Sống độc lập.

121

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Các tài liệu:

1. Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ ngƣời khuyết tật tại Việt Nam (2013), Báo cáo năm 2013 về hoạt động trợ giúp ngƣời khuyết tật tại Việt Nam.

2. Báo cáo về ngƣời khuyết tật Việt Nam do Viện nghiên cứu phát triển xã hội tiến hành tại Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai dƣới sự tài trợ của Qũy Ford, thực hiện năm 2006.

3. Công ƣớc quốc tế về quyền của ngƣời khuyết tật, 2006

4. Hà Thị Thƣ (2010), “ Công tác xã hội với Ngƣời khuyết tật” Nxb Lao động- Xã hội.

5. Lê Văn Phú (2004) nhập môn công tác xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Luật ngƣời khuyết tật, năm 2010.

7. Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lý trị liệu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Hiệp Thƣơng (2012), Tập bài giảng nhập môn công tác xã hội với ngƣời khuyết tật, Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Hà (2014), Giáo trình công tác xã hội với ngƣời khuyết tật. 10. Nguyễn Thị Hồng Nga, Giáo trình “Hành vi con người và môi trường xã hội” - Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, năm 2008

11. Mai Kim Thanh (2008), bài giảng; Công tác xã hội cá nhân, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn.

12. Những điều các PA cần ghi nhớ (tài liệu dành cho khóa tập huấn PA tại Trung tâm Sống độc lập Hà Nội).

13. Nguyễn Công Khanh, (2000) tâm lý trị liệu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 14. Ngƣời Khuyết tật ở Việt Nam: Một số kết quả chủ yếu từ Tổng điều tra dân số và Nhà ở Việt Nam 2009 (2011), UNFPA

15. Phạm Huy Dũng “ Bài giảng công tác xã hội” ( Lý thuyết và thực hành công tác xã hội trực tiếp, Nxb Đại học Sƣ phạm)

122

16.Tạp chí Nắng Xuân (2009), Bản tin nội bộ của hội ngƣời khuyết tật thành phố Hà Nội, số 5.

17. Tạp chí Phục hồi chức năng (1979), Chƣơng trình sống độc lập, số 22. 18. Từ điển Tiếng Việt,(Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1988).

19. Trần Đình Tuấn, 2010, CTXH lý thuyết và thực hành, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Trần Thị Minh Đức (Chủ biên) (1995), Tâm lý học xã hội, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

21. Giáo trình công tác xã hội cá nhân và gia đình, Nhà xuất bản Lao Động - Xã hội - 2011

22. Giáo trình phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội - 2001

Tài liệu nƣớc ngoài:

23. Bradford W. Sheafor/Charles R. Horejsi (2008), Techniques and

Guidelines for Social Work Practice, University of Montana, p.396.

24. Barker, L., Altman, M., Youngdahl, A., Dimensions in Peer Counseling: Observations from the National Evaluation ofIndependent Living Centers. Berkeley, CA: Berkeley Planning Associates, 1987.

26. DeJong, G., The Movement for Independent Living: Origins, Ideology, and Implications for Disability Research. Boston, MA: Medical Rehabilitation Institute Tufts-New England Medical Center, 1978.

27. DeJong, G., The Movement for Independent Living: Origins, Ideology and Implications for Disability Research. East Lansing, MI: University Centers for International Rehabilitation, USN Michigan State University, 1979.

28. DeJong, G., "Defining and Implementing the Independent Living Concept". In N. Crew, I. Zola and Associates, Independent Living for

123

Physically Disabled People. San Francisco, CA: Jossey-Bass Publishers, 1983.

29 . Hillmann, Anne & al, 2013, Disability and social

30. Kailes, J.M., Weil, M., "People with Physical Disabilities and the Independent Living Model". In M. Weil, J. Karls, Case Managementin Human Service Practice San Francisco, CA: Jossey-Bass Publishers, 1985. 31. Kailes, J .M., "Establishing an Effective Advocacy Program". Playa Del Rey, CA: 1987.

32. Olivier Mike (2013), Social Model of Disability.

33. PSSGuide(2009) social support individuals, thinking, methods and tools, in an approach of social services close Relandeau author, Nathalie Cherubini, Claudie Didier Sevet and Lafreniere produced by social services, livelihood and education unit, Department of Natural Resources techniques, Luxembourg, Handicap International.

34. Payne Malcolm, Moderm social work theory (2005), Lyceum Books, INC 5758 S. blackstone Aventure, Chicago.

35. The history of independent living by Gina McDonald and Mike Oxford

Các website 36. http://www.baomoi.com/Bao-dam-nguoi-khuyet-tat-duoc-tham-gia-vao- hoat-dong-xa-hoi-va-hoa-nhap-cong-dong/122/5276217.epi 37.http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class _id=1&mode=detail&document_id=96045 38. http://www.daidoanket.vn 39. http://www.ttsongdoclaphn.vn/ 40. https://vi-vn.facebook.com/songdoclap 41. http://dx.doi.org/10.1080/09687599.2013.818773 42. http://www.handicap international.fr/fileadmin

PHỤ LỤC

Số phiếu:………..

BẢNG HỎI TRƢNG CẦU Ý KIẾN

(dành cho PA)

Chúng tôi là nhóm nghiên cứu trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đang nghiên cứu về mô hình trợ giúp ngƣời khuyết tật vận động tại Trung tâm Sống độc lập. Để có những ý kiến thực tế xuất phát từ thực trạng

Một phần của tài liệu Mô hình trợ giúp người khuyết tật vận động tại trung tâm sống độc lập 42 kim mã thượng, ba đình, hà nội (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)