Kết quả của các khóa tậphuấn hoạt động trợ giúp cá nhân

Một phần của tài liệu Mô hình trợ giúp người khuyết tật vận động tại trung tâm sống độc lập 42 kim mã thượng, ba đình, hà nội (Trang 75)

Để các PA hiểu rõ về công việc của mình hơn, nâng cao hiệu quả chất lƣợng trong công việc trợ giúp NKTVĐ trung tâm đã tổ chức các khóa tập huấn dành cho các PA.

Trong các ngày từ 12 đến 13/6/2010 các bạn PA đang làm việc đã tiếp tục tham dự khóa tậphuấn nâng cao tại Trung tâm Sống độc lập Hà Nội. Khóa tập huấn nhằm mục đích củng cốvà bổ sung thêm những chuyên môn, kỹ năng cần thiết trong công việc của một ngƣời hỗ trợ cá nhân. Các học viên tham gia tập huấn đã thể hiện những hiểu biết của mình về Sống độc lập và Trung tâm Sống độc lập. Những thông tin thu nhận đƣợc từ khóa tập huấn sơ cấp đã đƣợc các bạn cảm nhận sâu sắc hơn trong quá trình làm việc thực tế với ngƣời khuyết tật. Hiểu rõ bản chất của Sống độc lập chính là cơ sở quan trọng để ngƣời hỗtrợ cá nhân làm tốt công việc của mình. Những nội qui, những hƣớng dẫn mà các PA chuyên nghiệp cần có trong công việc của mình, dù là những chi tiết rất nhỏ, nhƣ không đi giày cao gót, không để móng tay dài, quần áo gọn gàng khi làm việc, hay nên có túi có quai đeo khi đi chơi ... một lần nữa ghi nhớ và chú ý hơn.

67

Một trong những kỹ năng cơ bản của một PA chuyên nghiệp là việc lên kế hoạch tài chính và đi chợ. Vì vậy, sau khi đƣợc học về các nguyên tắc nấu nƣớng, các bạn PA đã cùng nhau trao đổi việc chọn thực đơn, đi chợ mua sắm thực phẩm và hào hứng chuẩn bị bữa trƣa. Từng nhóm nhỏ đƣợc phân công phụ trách các món ăn khác nhau. Ngay cả các bạn nam - vốn không thạo việc bếp núc nhƣ các bạn nữ nhƣng cũng rất chủ động và nhanh nhẹn, khéo léo tay dao tay thớt hoàn thành món ăn.

Buổi chiều là thời gian dành cho việc ôn tập lại những kỹ năng khác đã đƣợc học. Dƣới sự hƣớng dẫn của các điều phối viên, các học viên lần lƣợt thực hành cách giúp NKT mặc quần áo, thực hiện các cách bế NKT từ giƣờng ra xe lăn hay từ xe lăn vào giƣờng… Một điểm quan trọng đƣợc rút ra từ việc thực hành này là dù phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nhất, nhƣng đối với mỗi một NKT lại có cách thức trợ giúp khác nhau. Vì thế, sự linh hoạt của các PA trong khi làm việc là rất cần thiết. Trải qua một thời gian làm việc thực tế, thao tác của các bạn PA đã phần nào thành thạo và chuẩn xác hơn. Các bạn thay phiên nhau thực hành các thao tác sử dụng xe lăn: đẩy xe đi trên nhiều dạng địa hình, bênh xe khi đi qua chỗ gồ ghề hay khi cần lên bậc, quay ngƣợc xe và đi giật lùi khi xuống dốc… Hỗ trợ NKT đi xe lăn không chỉ cần sức khỏe mà còn đòi hỏi ở ngƣời hỗtrợ cá nhân kỹ năng và sự khéo léo nhất định. Cuối ngày tập huấn, các PA đƣợc nhận giấy chứng nhận hoàn thành khoá học của trung tâm.

Tiếp đó, vào các năm 2011 và 2013 trung tâm lại tổ chức một khóa tập huấn sơ cấp cho các PA mới vào làm công việc ngƣời trợ giúp cá nhân. Tổng số PA đƣợc tập huấn trong khoảng thời gian trên là 30 ngƣời. Bên cạnh khóa tập huấn sơ cấp trung tâm còn tổ chức một khóa tập huấn nâng cao nhằm ôn lại những kiến thức đã họ và rèn luyện thêm kĩ năng trong công việc trợ giúp NKTVĐ. Khóa tập huấn nâng cao đƣợc tổ chức vào ngày 28 và 29 năm

68

2013.Vớ i nhƣ̃ng kiến thƣ́c đã ho ̣c đƣợc , các bạn có thể tự tin bắt tay vào công viê ̣c của mình và vâ ̣n du ̣ng nhƣ̃ng kiến thƣ́c đó hoàn thành vai trò của mô ̣t PA trong viê ̣c hỗ trợ NKT sống đô ̣c lâ ̣p.

2.4.4 Cách nhìn nhận của xã hội đối với người hỗ trợ cá nhân ( PA)

Cách nhìn nhận đúng: PA là một nghề nhƣ biết bao những nghề khác

trong xã hội. Theo chị N- ngƣời đã gắn bó với công việc này từ khi Trung tâm mới thành lập cho biết: chị đi làm và được trả lương vì vậy với chị nó cũng là một công việc, một nghề để mình kiếm sống. Trung tâm cũng rất tạo điều kiện để đảm bảo mức thu nhập cho mình. Ví dụ như phân thêm ca, khoảng cách từ nhà người khuyết tật này đến nhà người khuyết tật khác được bố trí gần nhau để PA không mất nhiều thời gian đi lại.( Trích phỏng vấn sâu)

Trợ giúp cho ngƣời khuyết tật là một nghề có ích và đem niềm vui cho con ngƣời. Là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trƣờng bạn L biết đến công việc này và xin vào làm PA trợ giúp ngƣời khuyết tật bạn nói: từ khi đi làm PA em cảm thấy mình trưởng thành lên nhiều chị ạ. Trước đây em hay tự ti về bề ngoài của mình lắm nhưng giờ thì em không còn cảm giác đó nữa chị ạ. Em cũng học hỏi được rất nhiều từ các anh chị User chính các anh chị đó là nguồn cổ vũ, động viên về tinh thần cho em.

PA là những ngƣời có hiểu biết, có kiến thức và tấm lòng

Ngƣời khuyết tật và gia đình họ cần và đánh giá cao sự trợ giúp, có khi coi nhƣ ngƣời nhà. Một số bạn có hoàn cảnh khó khăn ngƣời khuyết tật và gia đình họ mời PA ở cùng gia đình luôn, tiện và có lợi cho cả hai bên.

Qua kết quả từ các phiếu điều tra phát đến 50 NKTVĐ và 15 phiếu đến gia đình NKTVĐ về mức độ hài lòng khi sử dụng dịch vụ ngƣời hỗ trợ cá nhân của NKTVĐ và gia đình NKTVĐ

69

Bảng 5: Mức độ về sự hài lòng của người khuyết tật và gia đình người khuyết tật với dịch vụ người hỗ trợ cá nhân

Ngƣời khuyết tật vận động ( Số ngƣời) Gia đình NKTVĐ ( Số ngƣời) Thái độ làm việc ( đi làm đúng giờ, ăn

mặc, các cƣ xử…) 37 14

Công việc trợ giúp 43 10

Tính cách của PA 33 8

( Nguồn: Kết quả khảo sát với NKTVĐ và gia đình NKTVĐ)

Từ bảng tổng kết trên chúng ta thấy NKT đa số thấy hài lòng với dịch vụ ngƣời hỗ trợ cá nhân. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề còn tồn đọng đó là có một số NKTVĐ và ngƣời trợ giúp cá nhân không hợp nhau về tính cách dễ dẫn đến những xung đột, mâu thuẫn trong quá trình làm việc. Hoặc có một số bạn PA chƣa đƣợc chủ động trong công việc theo nhƣ mong muốn của NKTVĐ không hài lòng. Về phía gia đình NKTVĐ, phần lớn họ hài lòng với dịch vụ ngƣời hỗ trợ cá nhân vì với dịch vụ này họ sẽ bớt đi đƣợc thời gian chăm sóc NKTVĐ, dành thời gian để làm những công việc khác. Và một lí do quan trọng khác đó là ngƣời thân của họ trở lên tự tin và sống lạc quan hơn.

Cách nhìn sai lệch:

PA là một nghề thấp kém và chỉ những ngƣời ít học không có việc làm mới làm nghề này. Đây là cách nhìn nhận không đúng về tính chất của nghề PA. Theo kết quả nghiên cứu thì 100% ngƣời làm công việc PA đều là những ngƣời có trình độ: trung cấp ( 30%), cao đẳng (39%), đại học (26%). Trong đó số lƣợng PA đƣợc đào tạo về chuyên ngành công tác xã hội chiếm (29%). Công việc trợ giúp ngƣời khuyết tật vận động không phải là công việc quá

70

khó mà cái khó nhất ở đây là ngƣời trợ giúp phải vƣợt qua đƣợc những ánh mắt nhìn ái ngại mỗi khi PA đi cùng NKTVĐ tham gia hòa nhập công đồng.

Bảng 6: Trình độ học vấn của PA trong Trung tâm Sống độc lập

Trung cấp % Cao đẳng % Đại học % Khác % Công tác xã hội 11% 10% 8% Y tế, dƣợc 7% 12% 3%

Kế toán, quản trị kinh doanh, du lịch 11% 17% 15% 5%

Tổng 30% 39% 26% 5%

( Nguồn: Kết quả khảo sát với các bạn PA Trung tâm Sống độc lập)

Xuất phát điểm của các PA khi tìm đến công việc trợ giúp cá nhân là khác nhau. Thống kê từ 48 phiếu thu đƣợc từ kết quả điều tra cho thấy:

Bảng 7: Lí do các PA tham gia vào công việc hỗ trợ người khuyết tật

Do mất việc, thất nghiệp, bạn bè giới thiệu 25

Do muốn kiếm thêm thu nhập để trang trải học hành 40 Do muốn học hỏi, trải nghiệm và giúp đỡ ngƣời khuyết tật 38 Do yêu thích công việc này và muốn tìm hiểu về công việc này 19

Do tò mò 16

( Nguồn: Kết quả khảo sát các PA Trung tâm Sống độc lập)

Xuất phát điểm đến với công việc ngƣời trợ giúp cũng là một trong những yếu tố chi phối thái độ làm việc và việc gắn bó với công việc này của các PA. Tuy nhiên, dù lí do tìm đến công việc ngƣời trợ giúp cá nhân là khác nhau nhƣng khi làm việc họ đều hoàn thành tốt công việc của mình. Một số bạn PA gắn bó với công việc này trong suốt quá trình sinh viên khi ra trƣờng tốt nghiệp tìm đƣợc công việc mới phải chia tay với User và gia đình của họ rất cảm động. Đây cũng là một trong những bài toán khó cho các điều phối viên vì mất đi các bạn PA kì cựu, làm việc có tâm và hết lòng vì NKT.

71

Cách nhìn khác PA chỉ là ngƣời giúp việc gia đình. Trong trƣờng hợp NKTVĐ ở cùng với bố mẹ là ngƣời đã già thì họ thƣờng nhìn nhận PA nhƣ là một ngƣời giúp việc gia đình, họ yêu cầu PA làm những công việc không phải trách nhiệm của PA. Điều này làm ảnh hƣởng đến mối quan hệ giữa User và PA. Để giải quyết vấn đề này một cách triệt để thì vẫn chƣa tìm đƣợc biện pháp. Mặc dù, đã có những quy tắc rõ ràng và NKTVĐ hiểu rõ điều này nhƣng đôi khi việc họ không có tiếng nói trong gia đình nên để điều tiết đƣợc rất khó. Với những trƣờng hợp này đòi hỏi ngƣời trợ giúp cá nhân cần khéo léo trong cách ứng xử với các thành viên sống chung cùng NKTVĐ. Nếu có vấn đề quá khó xử thì có thể gọi điện hỏi ý kiến của điều phối viên để cùng tìm hƣớng giải quyết.

PA làm chỉ vì tiền nên có thể bỏ thêm tiền để thuê làm những công việc khác không liên quan đến công việc trợ giúp. Nếu chỉ làm vì tiền thì khó ai có thể trụ lại với công việc này, bởi mức lƣơng của một PA chỉ làm một ca bốn tiếng chỉ đƣợc khoảng hai triệu đồng, nếu làm cả ngày, cả tối mới đƣợc khoảng hơn bốn triệu. Bằng sức lực và trí tuệ của mình các PA có đủ khả năng để tìm kiếm một công việc có mức thu nhập cao hơn mà không vất vả. Tuy nhiên, hiện tại vẫn có khoảng 21,0% PA gắn bó từ khi trung tâm thành lập cho đến nay. Điều này, chứng tỏ nghề PA là một nghề đòi hỏi ngƣời làm việc phải có cái tâm rất lớn. Trong quá trình trợ giúp các PA cũng gặp không ít những lời phê phán, định kiến của mọi ngƣời trong xã hội nhất là với các PA nam ví dụ nhƣ: “trông thế kia mà đi làm ….”, Những cái chép môi, ngoảnh mặt… đều làm cho các PA và NKTVĐ cảm thấy rất khó chịu.

Có ý kiến còn cho rằng khi giao tiếp PA dùng từ ngữ suồng sã. Ý kiến này hoàn toàn ngƣợc lại với thực tế bởi các PA trong quá trình làm việc trợ giúp rất từ tốn, biết lắng nghe và chia sẻ không chỉ với NKTVĐ mà còn với gia đình NKTVĐ. Có rất nhiều PA đƣợc gia đình NKTVĐ quý

72

và tôn trọng, tạo mọi điều kiện để PA có thể làm công việc của mình một cách thoải mái nhất.

Các biện pháp làm cho cộng đồng hiểu giá trị và tôn trọng nghề PA:

Trƣớc tiên, xóa bỏ định kiến bằng cách: trang phục gọn gàng, sạch sẽ chỉn chu; nói năng từ tốn, vui vẻ, có văn hóa; khiêm tốn thể hiện những hiểu biết của mình đúng lúc, đúng chỗ; hiểu và tôn trọng User và gia đình họ, làm tốt công việc của mình và thể hiện kĩ năng. Nhƣ vậy, hoạt động trợ giúp cá nhân giúp ngƣời khuyết tật có thể tham gia hòa nhập cộng đồng trực tiếp. Chia sẻ về tầm quan trọng của hoạt động PA đối với NKTVĐ anh Vũ Anh T cho biết: “Tôi thật sự tìm lại được cuộc sống chính mình. Từ khi có người hỗ trợ cá nhân của Trung tâm Sống độc lập cử đến trợ giúp hàng ngày, tôi đã làm được phần lớn công việc chăm sóc mình từ những việc đơn giản như tắm rửa, vệ sinh cá nhân cho đến giao dịch bên ngoài như làm hộ chiếu phổ thông, đi gặp gỡ bạn bè người thân, uống cà phê, hát karaoke. Mỗi khi có khách từ xa đến chơi hay nhà vắng người thì có thể cùng phối hợp với người trợ giúp cá nhân lo cơm nước. Như vậy, về mặt tinh thần tôi được vơi đi nỗi

lo canh cánh về tuổi mẹ đã cao nhưng vẫn phải chăm sóc mình”.

Ngoài các hoạt động chính đƣợc trình bày ở trên Trung tâm sống độc lập còn có một số hoạt động đáng kể khác nhƣ:

Tuyên truyền mô hình sống độc lập tại cộng đồng và giúp gây dựng phong trào Sống độc lập và trung tâm sống độc lập ở một số thành phố lớn nhƣ Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh…

Qua những hoạt động của ngƣời khuyết tật và những hoạt động về vấn đề ngƣời khuyết tật, vận động chính quyền và cộng đồng ủng hộ quyền của ngƣời khuyết tật, trong đó có quyền sống độc lập

Cung cấp thông tin, các văn bản pháp luật về chính sách về ngƣời khuyết tật Dịch vụ vận chuyển với xe ô tô có thang nâng.

73

Tƣ vấn cải tạo nhà cửa theo hƣớng tiếp cận với ngƣời khuyết tật. Vận động chính sách, vận động ủng hộ trong cộng đồng.

74

Tiểu kết chƣơng 2

Nhƣ vậy, các hoạt động trong mô hình trợ giúp NKTVĐ đã phần nào thể hiện đƣợc tính hiệu quả và vai trò của nó trong hoạt động trợ giúp NKT. Tôi xin trích nhận xét của hội viên Vũ Tuấn T về mô hình của trung tâm để làm tiểu kết cho chƣơng 2 nhƣ sau: Sự tự chủ và lòng tự tin đã được nâng cao, điều đó cũng không nằm ngoài mục tiêu lớn mà tôi nỗ lực mong đạt được từ trước đến nay. Với sự trợ giúp này, tôi như thật sự tìm lại được cuộc sống của chính mình. Tính bền vững của dự án Trung tâm Sống độc lập sẽ giúp tôi quyết tâm hơn nữa để tạo lập cho mình một cuộc sống tự chủ cùng với cộng đồng xã hội, vượt qua những rào cản để có thể tham gia một cách đầy đủ và công bằng vào các công việc của gia đình cũng như ngoài xã hội”.

75

CHƢƠNG 3

ỨNG DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM SỐNG ĐỘC LẬP VÀO TRỢ GIÖP NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG.VAI TRÕ CỦA

NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI MÔ HÌNH TRUNG TÂM SỐNG ĐỘC LẬP

3.1 Trƣờng hợp - Hồ sơ thân chủ

Họ tên thân chủ: Nguyễn Thị H, 33 tuổi

Hiê ̣n nay thân chủ đang làm k ế toán ở một công ty - cùng cơ quan với chồng là anh Pha ̣m Tuấn A (36 tuổi). Hai ngƣời có con trai Pha ̣m Ngo ̣c M (10 tuổi) nhƣng hiện tại chƣa đến trƣờng do không biết đọc, biết viết, đi lại gặp nhiều khó khăn. Hai vợ chồng sống với bố mẹ chồng. Khi hai ngƣời cƣới nhau thì đã gặp phải sự phản đối từ phía bố mẹ chồng do không môn đăng hộ đối vì gia đình nhà chồng là gia đình trí thức. Hiện tại, ông bà đổ lỗi cho vợ chồng anh chị không biết cách chăm sóc con nên trẻ mới bị nhƣ vậy. Tháng 10/2009 thân chủ bi ̣ tai n ạn giao thông, vụ tai nạn đã cƣới đi vĩnh viễn đôi chân của thân chủ, bắt đầu từ đây cuộc sống của thân chủ gắn liền với chiếc xe lăn. Chính vì vậy mà công việc hiện tại của chị cũng gặp nhiều khó khăn do việc di chuyển không đƣợc linh hoa ̣t , thêm vào đó tình hình chuyển biến của con trai cũng không có nhiều tiến triển nên cuộc sống của gia đình c àng khó khăn hơn, có nhiều khoản sinh hoạt phí phát sinh. Gia đình chồng thƣờng xuyên bị chì chiết, ngƣời chồng vì thế cũng sinh chán nản , hay tìm tới rƣ ợu

Một phần của tài liệu Mô hình trợ giúp người khuyết tật vận động tại trung tâm sống độc lập 42 kim mã thượng, ba đình, hà nội (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)