Đặc điểm của ngƣời khuyết tật vận động

Một phần của tài liệu Mô hình trợ giúp người khuyết tật vận động tại trung tâm sống độc lập 42 kim mã thượng, ba đình, hà nội (Trang 35)

Khó khăn trong việc di chuyển, có một số ngƣời đôi tay vẫn hoạt động bình thƣờng, khả năng nhận thức tốt. Tuy chậm hơn so với ngƣời bình thƣờng nhƣng bù lại họ có sự chăm chỉ, và rất tập trung trong công việc, ít bị phân tán bởi các hoạt động bên ngoài nhƣ đi chơi, du lịch, mua sắm… Bản thân ngƣời khuyết tật nói chung và ngƣời khuyết tật vận động nói riêng rất giàu ý chí và nghị lực mà điều này không phải ngƣời bình thƣờng nào cũng làm đƣợc. Phải chứng kiến cảnh những ngƣời khuyết tật vận động rất khó khăn trong việc đi vệ sinh hàng ngày, những vết bầm tím, xây sát trên cơ thể mà không có một chút cảm giác đau mới thấy đƣợc sức chịu đựng của họ lớn đến nhƣờng nào?

Do đặc thù về dạng khuyết tật nên thu nhập của ngƣời khuyết tật vận động trong các công việc đƣợc trả lƣơng rất thấp mặc dù hiệu quả công việc của họ mang lại không thấp. Nhƣng các doanh nghiệp, chủ lao động thƣờng lấy lí do khác nhau để chèn ép ngƣời lao động là ngƣời khuyết tật. Thêm vào đó yếu tố sức khỏe, vệ sinh cá nhân của NKTVĐ cũng là một trở ngại rất lớn khi họ đi xin việc. Với những công việc đòi hỏi về sức khỏe thì NKTVĐ khó có thể đáp ứng vì tình trạng sức khỏe của họ không đáp ứng đƣợc. NKTVĐ

27

thích hợp hơn với những công việc là lao động trí óc. Tuy nhiên, số lƣợng NKTVĐ tự tìm kiếm việc làm và có một thu nhập ổn định từ công việc của mình là rất ít. Do đó sự hỗ trợ của gia đình và xã hội là hết sức cần thiết.

Về sức khỏe, sức đề kháng trong cơ thể yếu nên những khi trái nắng dở trời ngƣời khuyết tật vận động hay bị đau nhức, mất ngủ, ăn uống giảm… dễ bị xúc động và nóng giận. Tình trạng này kéo dài NKTVĐ thƣờng có cảm giác bi quan, trầm cảm… một số còn có hành vi tự hủy hoại bản thân. Không tự chủ đƣợc trong vấn đề vệ sinh cá nhân khiến họ hay ngại ngùng khi đi tham gia các hoạt động xã hội. Chính vì vậy sự cảm thông, quan tâm chăm sóc, trợ giúp của gia đình, bạn bè, các tổ chức xã hội là một yếu tố vô cùng quan trọng để ngƣời khuyết tật có thể hòa nhập với cuộc sống, với cộng đồng.

Về giới tính: số hội viên ở Trung tâm nữ nhiều hơn nam, phần lớn các hội viên trong trung tâm đang sống độc thân, có một số ít hội viên có cơ hội kết hôn và lập gia đình. Hầu hết các hội viên đều đang sống và làm việc trên địa bàn Hà Nội. Mỗi ngƣời có một hoàn cảnh và điều kiện sống khác nhau. Bên cạnh những hội viên sống chung cùng gia đình nhƣ: bố, mẹ, anh chị…thì cũng có một số hội viên đến từ những tỉnh lẻ thuê phòng trọ ở cùng bạn bè. Các hội viên này gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống vì bản thân họ cũng phải bƣơn chải để có thể ở lại thủ đô.

Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật vận động của các hội viên cũng khác nhau. Theo kết quả điều tra trong phiếu hỏi thì có 40% số hội viên bị khuyết tật vận động là do bẩm sinh, 35% số hội viên bị khuyết tật là do gặp tai nạn, 20% là do biến chứng của các bệnh nhƣ sởi, bại liệt, 5% là do không gặp may mắn trong các cuộc phẫu thuật chỉnh hình. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật khác nhau cũng là một trong những yếu tố chi phối tâm lý của ngƣời khuyết tật. Ví dụ nhƣ những hội viên bị khuyết tật vận động bẩm sinh thì họ dễ dàng chấp nhận cách nhìn nhận của xã hội về bản thân họ

28

hơn là những hội viên bị khuyết tật do tai nạn hoặc do các nguyên nhân khác. Đặc biệt là ngƣời bình thƣờng trở thành ngƣời khuyết tật vận động sau tai nạn thì hầu hết bản thân họ đều bị “sốc tâm lý” một thời gian khá dài. Những ngƣời này, họ thƣờng né tránh thực tại, họ không thể chấp nhận khuyết tật ở cơ thể mình, họ tự ti, chán nản và thu mình vào một khoảng không gian nhỏ hẹp, không muốn tiếp xúc, nói chuyện với ai. Một thời gian sau đó nếu nhƣ có sự động viên, trợ giúp từ phía những ngƣời sống bên cạnh họ, họ dần dần chấp nhận thực tế và có thái độ sống tích cực hơn.

Một phần của tài liệu Mô hình trợ giúp người khuyết tật vận động tại trung tâm sống độc lập 42 kim mã thượng, ba đình, hà nội (Trang 35)