Theo thang nhu cầu của Maslow thì ngƣời khuyết tật vận động cũng có những nhu cầu giống nhƣ những ngƣời bình thƣờng khác đó là đƣợc tồn tại, an toàn, giao tiếp, tôn trọng và tự khẳng định. Song việc đáp ứng những nhu cầu đó đối với ngƣời bình thƣờng khác với ngƣời khuyết tật vận động. Ví dụ
35
nhƣ trong giao tiếp ngƣời bình thƣờng có thể thực hiện một cách dễ dàng có thể tự do di chuyển, làm những công việc mình thích, gặp gỡ bạn bè, chia sẻ nói chuyện nhƣng ngƣời khuyết tật vận động do khó khăn trong việc di chuyển thậm chí có ngƣời còn gặp cả khó khăn trong ngôn ngữ. Vì vậy nên họ rất ngại và không tự tin khi tiếp xúc với môi trƣờng bên ngoài. Thêm vào đó là nhu cầu đƣợc hòa nhập vào cuộc sống, đƣợc tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội. Nhƣng thực tế ở Việt Nam những rào cản vẫn còn là một thách thức không nhỏ đối với ngƣời khuyết tật vận động. Khi họ tham gia các hoạt động bên ngoài ngƣời khuyết tật vận động vẫn bắt gặp những ánh mặt kì thị, những lời nhận xét không thiện cảm về vẻ bề ngoài của họ. Chia sẻ về vấn đề này bạn Nguyễn Thùy C có bày tỏ bức xúc của mình nhƣ sau: “ Cứ kêu gọi hòa nhập cộng đồng chứ, thực ra khi NKTVĐ đi ra ngoài đường nhiều người còn tưởng là ăn xin rồi lại cho tiền, đi đến quán ăn thì họ nghĩ là ăn xin rồi đuổi đi không cho vào, rồi khi gọi taxi thấy NKTVĐ thì họ bỏ đi không chở. Đây là hành động của những người thiếu ý thức, họ cứ nghĩ rằng họ có một cơ thể bình thường thì cho mình các đặc quyền kinh miệt, dè bỉu người khuyết
tật như mình sao”( Trích phỏng vấn sâu). Nhƣ vậy, sự miệt thị của xã hội với
khiếm khuyết của họ đôi khi còn là những tác nhân làm cho ngƣời khuyết tật trở lên bi quan, chán nản… Bởi chính những khiếm khuyết trên cơ thể đã là một tác nhân khiến họ mất đi niềm tin trong cuộc sống, nhƣng nếu nhƣ mọi ngƣời trong xã hội có cái nhìn thiện cảm, tích cực hơn sẽ là yếu tố kích thích khát vọng sống và vƣơn lên trong bản thân họ. Do đó nhu cầu đƣợc chia sẻ, đƣợc cảm thông là một nhu cầu cần thiết. Không có gì hay bằng là ngƣời khuyết tật lại đƣợc nghe chính những ngƣời đồng cảnh ngộ của mình cùng cất lên tiếng nói.
Ngƣời khuyết tật vận động cũng có nhu cầu có một cuộc sống hạnh phúc có gia đình, và con cái. Họ mong muốn xã hội có cái nhìn thiện cảm hơn
36
với họ chứ không phải nhìn họ với con mắt của sự thƣơng hại, ban ơn hay bố thí. Thực tế đã có những mối tình đẹp, những cuộc hôn nhân đẹp giữa những ngƣời bình thƣờng với những ngƣời khuyết tật, hay giữa những ngƣời khuyết tật với nhau. Tuy nhiên con số đó vẫn chƣa nhiều, vấn đề hôn nhân và quan hệ tình dục của ngƣời khuyết tật vận động nói riêng và ngƣời khuyết tật nói chung vẫn là vấn đề bỏ ngỏ, còn nhiều tranh cãi… Khi chia sẻ về vấn đề này anh Nguyễn Văn H cho biết: “ đôi lúc mình cũng có nghĩ đến việc tìm kiếm một người bạn gái, nhưng sau đó suy đi tính lại thì mình lại không đủ tự tin, mình sợ người đó khổ vì mình, rồi cả còn vấn đề về quan hệ nữa chứ, mình như thế này thì làm sao làm được gì nữa và liệu người ta có chấp nhận sống
với mình cả đời không? Thôi đành để số phận an bài vậy” (Trích phỏng vấn
sâu ). Bên cạnh những cặp vợ chồng vƣợt qua đƣợc cơn bão của cuộc đời để đến với nhau nhƣng sau đó thì không phải kết thúc nào cũng có hậu.
Họ mong muốn xã hội quan tâm đến họ nhiều hơn nữa để họ có thể dễ dàng hoà nhập với xã hội. Thay vì sự kì thị, phân biệt đó là sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện để họ có thể học tập và làm việc một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Đây có thể nói là động lực để thổi bùng lên ngọn lửa của ý chí và nghị lực của ngƣời khuyết tật vận động.
Bên cạnh đó, nhu cầu đƣợc khám chữa bệnh, đƣợc tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách thuận lợi nhất. Nhƣng hiện nay các dịch vụ xã hội dành cho ngƣời khuyết tật vận động ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Do đó hƣớng xây dựng nhà cửa, công trình công cộng theo hƣớng tiếp cận cũng là một trong những nhu cầu cấp thiết của ngƣời khuyết tật vận động. Điều kiện tiếp cận tốt là một cơ hội lớn để ngƣời khuyết tật có thể tự tin hòa nhập vào cộng đồng, tự tin khẳng định năng lực cũng nhƣ những nỗ lực của bản thân họ.
37