Tổ chức nhân sự: Trung tâm Sống độc lập gồm 5 ngƣời, trong đó bao
gồm cả giám đốc và cán bộ điều phối. Trong đó mỗi ngƣời có một chức trách và đảm nhận những công việc khác nhau. Giám đốc dự án bà Nguyễn Hồng Hà là ngƣời lãnh đạo các hoạt động nhƣ xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch hoạt động và đôi khi thay đổi chúng để làm cho chúng phù hợp hơn với tình hình thực tế. Bà cũng có một số cuộc thảo luận với giám đốc điều hành về việc thiết lập chiến lƣợc và kế hoạch hoạt động. Ngoài ra, giám đốc dự án có trách nhiệm phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cho các nhân viên của Trung tâm Sống độc lập.
Giám đốc quản lý của Trung tâm Sống độc lập là bà Nguyễn Bích Thủy- một ngƣời khuyết tật chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch và chiến lƣợc đƣợc giao bởi giám đốc dự án.
Trung tâm có hai điều phối viên trong đó anh Cƣơng là ngƣời phụ trách về mảng ngƣời hỗ trợ cá nhân là nam, chị Hạnh là ngƣời phụ trách điều phối ngƣời hỗ trợ cá nhân là nữ. Hai ngƣời này có trách nhiệm phân công địa bàn làm việc, thời gian làm việc, tổng hợp kết quả thời gian làm việc của các bạn là ngƣời hỗ trợ cá nhân ( personal assistant- viết tắt là PA) để tính lƣơng cho PA. Tham gia hỗ trợ các chƣơng trình hội thảo, tham quan, du lịch của các hội viên ngƣời khuyết tật trong trung tâm.
Thƣ ký kiêm kế toán là chị Thu Cúc phụ trách về các vấn đề liên quan đến tài chính của trung tâm nhƣ cấp phát lƣơng cho nhân viên, cho PA, thu hội phí, thanh toán phiếu tiền taxi…
32
Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Sống độc lập
Ngân sách hoạt động
Trung tâm Sống độc lập thuộc dự án do Nippon Foundation tài trợ qua tổ chức của ngƣời khuyết tật khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng (DIP/AP). Tổ chức này chịu trách nhiệm giám sát và hỗ trợ việc thực hiện dự án.
Nhƣ vậy, mô hình trợ giúp NKTVĐ đang hoạt động và đem lại những chuyển biến tích cực trong đời sống của NKTVĐ cũng nhƣ trong xã hội. NKT có thể sống độc lập đó không chỉ là nhu cầu mà còn là mong muốn mơ ƣớc của họ. Có thể nói đây là một mô hình trợ giúp NKTVĐ có hiệu quả, giúp NKTVĐ có cơ hội mở rộng sự giao lƣu, kết nối với thế giới bên ngoài, phát huy những điểm mạnh, tăng cƣờng sự tƣ tin trong cuộc sống.
Giám đốc dự án Nguyễn Hồng Hà
Giám đốc điều hành Nguyễn Bích Thủy
Điều phối viên Nam:Nguyễn Thế Cương
Điều phối viên nữ Lê Phương Hạnh Thư kí, kế toán:
33
Tiểu kết chƣơng 1
Thông qua nghiên cứu lý luận về ngƣời khuyết tật, ngƣời khuyết tật vận động, sống độc lập, phong trào sống độc lập, Trung tâm Sống độc lập cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về mô hình Trung tâm Sống độc lập đang đƣợc triển khai dành cho ngƣời khuyết tật. Mô hình Trung tâm Sống độc lập đƣợc triển khai cung cấp cho ngƣời khuyết tật vận động những kiến thức, kĩ năng để có thể sống độc lập và tham gia hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, cho chúng ta thấy sự hình thành, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động của một Trung tâm Sống độc lập.
34
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TRỢ GIÖP NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM SỐNG ĐỘC LẬP
Năm 2008 Tổ chức ngƣời khuyết tật khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng (DPI A/P) giao cho lãnh đạo nhóm Vì tƣơng lai tƣơi sáng của ngƣời khuyết tật (BF) thực hiện một dự án lớn: thành lập và đƣa vào hoạt động Trung tâm Sống độc lập đầu tiên ở Việt Nam, với sự tài trợ của Nippon Foundation. Giai đoạn đầu tiên, trung tâm hỗ trợ những ngƣời khuyết tật nặng thuộc dạng khuyết tật về vận động: tổn thƣơng cột sống, bại não ảnh hƣởng đến nói và vận động và ngƣời phải sử dụng xe lăn.
Trung tâm Sống độc lập Hà Nội là một mô hình thí điểm loại hình hoạt động ngƣời khuyết tật điều hành và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho ngƣời khuyết tật. Từ khi thành lập cho đến nay trung tâm đã có những đóng góp rất tích cực trong việc hỗ trợ ngƣời khuyết tật vận động trên địa bàn Hà Nội. Thông qua các chƣơng trình hoạt động của các hội viên trung tâm đã tìm thấy cho mình một cuộc sống mới, năng động và tự tin hơn trong cuộc sống.
Các hoạt động mà trung tâm đang triển khai trợ giúp ngƣời khuyết tật vận động đã đáp ứng đƣợc một phần không nhỏ nhu cầu của họ. Các hoạt động đó bao gồm: Tham vấn đồng cảnh, chƣơng trình Sống độc lập, dịch vụ ngƣời hỗ trợ cá nhân. Có thể nói ngƣời khuyết tật vận động đã có đƣợc rất nhiều những trải nghiệm bổ ích khi tham gia mô hình này.