Lý thuyết nhu cầu

Một phần của tài liệu Mô hình trợ giúp người khuyết tật vận động tại trung tâm sống độc lập 42 kim mã thượng, ba đình, hà nội (Trang 31)

Abraham Maslow (1908 - 1970), nhà tâm lý học ngƣời Mỹ. Ông đƣợc thế giới biết đến nhƣ là nhà tiên phong trong trƣờng phái tâm lý học nhân văn bởi hệ thống lý thuyết về bậc thang nhu cầu của con ngƣời. Từ khi ra đời cho tới ngay nay lý thuyết có tầm ảnh hƣởng rộng rãi và đƣợc ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khoa học.

Maslow nhìn nhận con ngƣời theo hƣớng nhân đạo, vì vậy lý thuyết của ông đƣợc xếp vào trƣờng phái nhân văn hiện sinh, đánh giá cao khả năng của con ngƣời và bản thân họ tự quyết định lấy cuộc sống của mình [13]. Ông cho rằng con ngƣời cần đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển đó là nhu cầu thể chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm xã hội, nhu cầu đƣợc tôn trọng và nhu cầu đƣợc hoàn thiện. Những nhu cầu này đƣợc sắp xếp theo thang bậc từ nhu cầu cơ bản nhất, có vị trí nền tảng và có ý nghĩa quan trọng nhất tới nhu cầu cao hơn và ở vị trí thứ bậc thang cao hơn. Theo Maslow viên mãn ( đạo đức, sáng tạo chấp nhận thực tế, hoàn toàn tự chủ không bị ràng buộc bởi những khuôn sáo) là tầng cao nhất trong 5 tầng nhu cầu của con ngƣời [5].

Có thể mô hình hóa bậc thang nhu cầu của A.Maslow như sau:

Nhu cầu tình cảm: Tình yêu thương... Nhu cầu an toàn: Được gắn bó, được bảo vệ, …

Nhu cầu sinh lý:Nhu cầu được sống, được ăn,

được uống, …

Nhu cầu được tôn trọng

23 + Nhu cầu thể chất/sinh lý:

Đó là những nhu cầu cơ bản nhất trong cuộc sống hằng ngày của mỗi con ngƣời nói chung và NKTVĐ nói riêng: nhƣ ăn, ở, mặc, đi lại, sức khỏe. Nhƣng NKTVĐ phụ thuộc nhiều hơn vào ăn, ở, mặc, đi lại, sức khỏe, bởi vì NKTVĐ không có khả năng hoặc rất hạn chế về khả năng tự phục vụ. Những khó khăn đó khiến cho họ luôn cảm thấy mình bị phụ thuộc vào ngƣời khác dẫn đến tâm lý tự ti, ngại giao tiếp. Họ mang trên ngƣời những khuyết tật mà những ngƣời bình thƣờng không có và phần lớn họ thuộc đối tƣợng nghèo đói của xã hội. Do điều kiện kinh tế và điều kiện sinh hoạt khó khăn nên tình trạng sức khỏe của họ cũng không đƣợc tốt lắm. Và cũng nhƣ những ngƣời khác trong xã hội, ngƣời khuyết tật vận động cần có nhu cầu sinh lý để đảm bảo điều kiện sống tối thiểu. Chính vì vậy, nhu cầu thể chất/sinh lý là nhu cầu quan trọng thứ nhất đối với ngƣời khuyết tật vận động.

+ Nhu cầu an toàn:

NKTVĐ thƣờng chỉ ở trong một phạm vi nhất định họ không thể chống đối hay có khả năng đề phòng những trƣờng hợp nhƣ bạo lực trong gia đình, quấy rối tình dục … cộng đồng nhìn nhận họ với sự ái ngại, thƣơng hại, luôn kỳ thị và nhất là mặc dù sức khỏe không đƣợc tốt nhƣng việc chăm sóc về sức khỏe y tế không đƣợc chú trọng. Vì vậy nhu cầu đƣợc an toàn đối với NKTVĐ là quan trọng. Vì nếu nhƣ điều kiện sống và sinh hoạt an toàn sẽ giúp tâm lý của NKTVĐ cảm thấy thoải mái hơn.

+ Nhu cầu tình cảm xã hội hay nhu cầu đƣợc yêu thƣơng:

Đó nhƣ là nhu cầu cần thiết của xã hội loài ngƣời nói chung và của NKTVĐ nói riêng. Có một nhà thơ đã từng viết: “ còn gì đẹp trên đời hơn thế ngƣời với ngƣời sống để yêu nhau”. Đúng vậy tình yêu thƣơng giúp cuộc sống của con ngƣời trở nên thi vị và có ý nghĩa hơn. Sống trên đời ai cũng mong muốn mình đƣợc mọi ngƣời quan tâm yêu thƣơng. Đây còn là một

24

trong những động lực thôi thúc ý chí và nghị lực của con ngƣời. Và dù có khuyết tật hay không khuyết tật thì nhu cầu yêu thƣơng luôn luôn đƣợc đề cao. Với NKTVĐ thì nhu cầu yêu thƣơng càng cần phải có để giúp NKTVĐ hòa nhập cộng đồng. Vì nếu không có sự yêu thƣơng, giúp đỡ của mọi ngƣời thì cuộc sống của NKTVĐ vô cùng khó khăn, họ cần có sự quan tâm của các thành viên trong gia đình và của cả cộng đồng. Cũng nhƣ những thành viên khác trong xã hội, NKTVĐ luôn cần đƣợc yêu thƣơng, đƣợc quan tâm, chăm sóc của các thành viên trong nhóm xã hội. Tình yêu thƣơng, đùm bọc của ngƣời thân, bạn bè, cộng đồng sẽ tạo cho họ cảm giác an toàn, đƣợc che chở và đƣợc bảo vệ.

+ Nhu cầu đƣợc tôn trọng:

Đây là nhu cầu quan trọng đối với NKTVĐ. Bởi vì họ luôn cần đƣợc bình đẳng, đƣợc lắng nghe, không bị coi thƣờng, coi trọng, đƣợc ghi nhận về sự hiện diện cũng nhƣ chính kiến của cá nhân, mong muốn đƣợc cộng đồng, gia đình, bạn bè tôn trọng coi họ nhƣ là cũng nhƣ bình đẳng về tất cả các quyền lợi giống nhƣ những ngƣời bình thƣờng khác.

+ Nhu cầu đƣợc hoàn thiện và phát triển:

Khi đƣợc cộng đồng thừa nhận và tôn trọng, NKTVĐ luôn mong muốn đƣợc cộng đồng tạo điều kiện để họ có thể đƣợc tham gia học tập, làm việc, đƣợc cống hiến, đƣợc phát huy những khả năng của mình và có thể tự nuôi sống bản thân.

Nhƣ vậy, để tồn tại và phát triển con ngƣời cần phải đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản cần cho sự sống nhƣ: ăn, ở, mặc, chăm sóc y tế, nhu cầu đƣợc an toàn, học hành, yêu thƣơng, đƣợc tôn trọng và khẳng định mình. Xét cho cùng, sự vận động và phát triển của xã hội loài ngƣời là nhằm mục đích đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của con ngƣời. Việc đáp ứng các nhu cầu của con ngƣời chính là động cơ thúc đẩy con ngƣời tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội [15].

25

Một phần của tài liệu Mô hình trợ giúp người khuyết tật vận động tại trung tâm sống độc lập 42 kim mã thượng, ba đình, hà nội (Trang 31)