Tìm hiểu chung về tham vấn đồng cảnh

Một phần của tài liệu Mô hình trợ giúp người khuyết tật vận động tại trung tâm sống độc lập 42 kim mã thượng, ba đình, hà nội (Trang 46)

Khái niệm và sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của “Tham vấn đồng cảnh”

“Peer” có nghĩa là bạn hữu, là những ngƣời bạn có cùng hoàn cảnh. Sự giúp đỡ lẫn nhau giữa những ngƣời khuyết tật thông qua việc lắng nghe lẫn nhau đƣợc gọi là“tham vấn đồng cảnh”.

Trong phong trào sống độc lập tại Mỹ vào những năm 1970, tính hiệu quả của việc trợ giúp lẫn nhau giữa những ngƣời khuyết tật đã đƣợc thừa nhận. Mỗi Trung tâm Sống độc lập ở Mỹ đều có cách thức tiến hành tham vấn đồng cảnh riêng.

Tham vấn đồng cảnh ở Nhật dựa trên phƣơng pháp tham vấn đánh giá lại, có đặc trƣng lớn nhất là tham vấn viên và khách hàng cùng chia đều thời gian và cùng trao đổi vai trò cho nhau.

38

Mặt khác, tham vấn đồng cảnh không có nghĩa chỉ là tham vấn, mà nó còn là một cụm từ gọi chung cho những hoạt động hỗ trợ đồng cảnh ở phƣơng diện rộng để thực hiện sống độc lập. Ý nghĩa này bao gồm toàn bộ các hoạt động của các tham vấn viên đồng cảnh nhằm truyền bá các kinh nghiệm và thông tin của họ với tƣ cách là những ngƣời khuyết tật, từ những tham vấn riêng tƣ, cho đến các hoạt động học tập để hƣớng đến sống độc lập, cách sử dụng các nguồn lực xã hội, tìm nhà ở hay bảo vệ quyền lợi …

Bằng việc học “tham vấn đồng cảnh” và cung cấp sự hỗ trợ cụ thể, ngƣời khuyết tật đã hiện thực hóa cuộc sống độc lập trong cộng đồng mà mình đang sinh sống.

Mục đích của hoạt động tham vấn đồng cảnh: là nhu cầu sống độc lập

của NKTVĐ. Để đạt đƣợc mục đích này thì trƣớc hết các tham vấn viên phải phục hồi đƣợc sự tự tin giúp họ nhận ra những điều mình muốn và mình cần, những rào cản khiến họ từ trƣớc đến nay luôn cảm thấy tự ti. Qua đó, giúp họ giải tỏa đƣợc hết những bức xúc mà họ luôn âm thầm chịu đựng vì không tìm đƣợc sự đồng cảm, lắng nghe từ mọi ngƣời. Thêm vào đó, phục hồi sự tự tin còn giúp NKTVĐ đánh giá lại đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Trên thực tế, con ngƣời ai cũng có trong mình những khả năng mà bản thân mình chƣa từng biết tới vì chƣa có hoàn cảnh và môi trƣờng để khả năng đó bộc lộ. Tiếp theo qua hoạt động tham vấn đồng cảnh giúp NKTVĐ xây dựng lại mối quan hệ với mọi ngƣời xung quanh môi trƣờng đang sống. Khi NKTVĐ đã có sự tự tin và ý thức tốt hơn về bản thân mình họ sẽ tích cực hơn trong việc xây dựng các mối quan hệ: bạn bè, đồng nghiệp, tình yêu… với mọi ngƣời. Thông qua đó, NKTVĐ góp phần cải thiện xã hội. Cải thiện xã hội trên phƣơng diện của NKTVĐ có nghĩa là ngƣời khuyết tật sống hòa nhập trong cộng đồng, họ tự tin, năng động khẳng định mình sẽ làm thay đổi nhận thức của những ngƣời xung quanh“ tôi khuyết tật nhƣng tôi có ích, tôi độc

39

lập”, sự giao lƣu mở rộng các mối quan hệ là một minh chứng cho tƣ tƣởng nhân văn của nhân loại.

Phương pháp cơ bản của phiên tham vấn đồng cảnh: chia đều thời gian

và lắng nghe lẫn nhau. Chia đều thời gian để tất cả mọi ngƣời đều đƣợc chia sẻ những điều mình đang băn khoăn, suy nghĩ, giải tỏa cảm xúc. Lắng nghe lẫn nhau để mọi ngƣời có thể hiểu và qua việc lắng nghe các thành viên chia sẻ cũng là một lần NKTVĐ sống lại cảm xúc của chính mình trong mỗi hoàn cảnh, mỗi bức xúc đƣợc sẻ chia. Không phải chỉ một mình mới có những suy nghĩ những bế tắc đó mà những ngƣời có cùng hoàn cảnh họ cũng đã một hoặc nhiều lần phải trải qua. Qua hoạt động này họ càng cảm thấy gần gũi hơn, đời sống tình cảm của họ sẽ phong phú hơn.

Tham vấn viên và khách hàng vừa trao đổi vai trò cho nhau, vừa cố gắng tạo môi trƣờng thuận lợi để ngƣời nói có thể dễ dàng bộc bạch, và để những ngƣời tham gia cảm nhận có đƣợc cảm giác dễ chịu khi đƣợc ngƣời khác im lặng lắng nghe “tiếng lòng” của mình.

Quy tắc một buổi tham vấn đồng cảnh của NKTVĐ tại Trung tâm Sống độc lập

Thứ nhất, chia đều thời gian để đảm bảo tất cả các thành viên đều có cơ hội ngang bằng nhau trong việc chia sẻ, tránh hiện tƣợng chỉ tập trung xoay quanh câu chuyện của một thành viên mà quên đi các thành viên khác cũng đang có nhu cầu chia sẻ.

Thứ hai, tuyệt đối giữ bí mật và thông tin cá nhân của các thành viên. Nội dung chia sẻ của các thành viên đƣợc tuyệt đối giữ bí mật giúp các thành viên cảm thấy hoàn toàn yên tâm khi chia sẻ không phải lo lắng, dè dặt khi nói chuyện, thỏa mãn giãi bày tất cả các tâm trạng cảm xúc mà mình đang có.

Thứ ba, không phủ định, phê phán bởi mọi ngƣời đến với chƣơng trình tham vấn đồng cảnh để đƣợc mọi ngƣời lắng nghe mình, hiểu mình hơn. Vì vậy nếu nhƣ có các yếu tố phủ định, phê phán thì chẳng ai dám chia sẻ một

40

điều gì cả. Không phủ định, phê phán giúp họ tránh đƣợc những bất đồng trong quan điểm. Mỗi câu chuyện đƣợc nói ra không phải là để bình luận mà là để mọi ngƣời cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Thứ tƣ, không đƣa ra lời khuyên trong phiên tham vấn. Bởi thực tế mỗi ngƣời có một quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau. “ Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” lời khuyên này có thể đúng với trƣờng hợp này nhƣng trong hoàn cảnh khác thì lại không có tác dụng.

Ngoài ra, trong thời gian khóa học tham vấn đồng cảnh và trong phiên tham vấn, nếu có thể, cần tránh dùng thuốc lá, rƣợu bia, những thứ có cafein, và ăn đồ ngọt.

Vai trò của tham vấn viên khi thực hiện phiên tham vấn: tham vấn viên

có một vai trò rất quan trọng trong phiên tham vấn. Một phiên tham vấn thành công khi tham vấn viên thể hiện đƣợc sự chăm chú lắng nghe câu chuyện của ngƣời đƣợc tham vấn. Đôi khi chỉ là những biểu hiện về cử chỉ hành vi nhƣ nhìn vào mắt, gật đầu, lắc đầu, đƣa khăn giấy khi ngƣời đƣợc tham vấn quá xúc động …. Nhƣng qua đó thể hiện tham vấn viên đang rất chăm chú lắng nghe và có sự đồng cảm với ngƣời đang đƣợc tham vấn. Bên cạnh đó, tham vấn viên phải tin tƣởng vào ngƣời đang đƣợc tham vấn. Tham vấn viên có tin tƣởng ngƣời đƣợc tham vấn thì họ mới sẵn sàng chia sẻ, nếu tham vấn viên tỏ ra không tin tƣởng ngƣời đƣợc tham vấn cho rằng họ nói sai, nói quá thì sẽ rất khó để có những cuộc tham vấn khác sau đó. Để đảm bảo đƣợc vai trò trong một phiên tham vấn thì tham vấn viên không đƣợc xen vào tình huống của ngƣời đang đƣợc tham vấn. “Ngƣời nói ắt phải có ngƣời nghe” nếu nhƣ tham vấn viên cứ nhảy bổ vào câu chuyện của ngƣời đang nói, cắt ngang thì sẽ hạn chế sự bày tỏ chia sẻ của ngƣời đang đƣợc tham vấn.

Tham vấn viên cần phải biết cách khuyến khích ngƣời đƣợc tham vấn chia sẻ và giải tỏa cảm xúc. Đến với chƣơng trình tham vấn đồng cảnh

41

NKTVĐ có thể nói những bức xúc, sự bất mãn của mình và chia sẻ với mọi ngƣời. NKTVĐ cảm thấy bớt đi một phần những lo lắng, bồn chồn, hay cả những suy nghĩ tiêu cực… Tham vấn viên không phải là ngƣời đƣa ra lời khuyên cho ngƣời đƣợc tham vấn và phải luôn luôn bình tĩnh và tỉnh táo để không bị cuốn vào vấn đề của ngƣời đƣợc tham vấn. Tránh hiện tƣợng “ phóng chiếu” khi thực hiện tham vấn đồng cảnh.

Vai trò của NKTVĐ khi thực hiện phiên tham vấn

NKTVĐ có vai trò là yếu tố quyết định sự thành công của chƣơng trình “ tham vấn đồng cảnh”. Khi thực hiện phiên tham vấn NKTVĐ phải ý thức đƣợc một cách rõ ràng thời gian trong phiên tham vấn hoàn toàn là của mình, địa điểm tổ chức phiên tham vấn hoàn toàn an toàn. NKTVĐ không phải lo lắng về bất kỳ một khoản phí nào. Trong quá trình thực hiện phiên tham vấn NKTVĐ trong buổi tham vấn đó cần cẩn thận suy xét để nhận ra vấn đề và tình huống của bản thân mình là gì? Không nói mien man, dàn trải ảnh hƣởng đến thời gian của NKTVĐ khác. Và yếu tố mà NKTVĐ thích nhất ở chƣơng trình tham vấn đồng cảnh đó là họ đƣợc giải tỏa thật nhiều những luồng cảm xúc đang ngự trị trong con ngƣời họ.

Những từ thường dùng trong tham vấn đồng cảnh

Mới và Tốt (New and Good): là công việc nhằm phát hiện những điều mới và điều tốt trong thời gian vừa qua. Tham vấn viên sẽ hỏi NKTVĐ để họ có thể chia sẻ tối đa về những điều mới và điều tốt mà họ đã có.

Phiên tƣ vấn (Session): là một thuật ngữ chỉ việc tham vấn lẫn nhau bằng cách chia đều thời gian cho từng ngƣời, từng cặp đôi trong tham vấn đồng cảnh.

Quay lại hiện tại (Tension back): Là việc sau khi kết thúc tham vấn, tham vấn viên đặt một số câu hỏi đơn giản để đƣa khách hàng trở về với thực tại.

42

Ví dụ: “Sáng nay anh đã ăn gì?” hay “Anh hãy thử nói ngƣợc lại số điện thoại mà hiện nay anh đang sử dụng.”…

Nghĩ và Nghe (Think and Listen): Nhóm ba ngƣời trở lên cùng chia đều thời gian và lần lƣợt nêu ý kiến về một chủ đề nào đó. Thời gian đƣợc chia đều giữa các thành viên. Trong quá trình đó, ngƣời nghe không đƣợc nêu ý kiến hay câu hỏi xen ngang, mà chỉ đƣa ra các lời tiếp và chăm chú lắng nghe.

Giải tỏa (Discharge): Để cảm xúc thoát ra thành biểu hiện nhƣ: khóc, giận dữ, run, đổ mồ hôi, cƣời, ngáp...

Trình diễn (Demonstration): Là công việc nâng cao kỹ năng của tƣ vấn viên bằng cách 1 cặp nào đó thực hiện phiên tƣ vấn trƣớc mọi ngƣời.

Khen ngợi (Appreciation): Là việc lần lƣợt tán thƣởng (khen ngợi) lẫn nhau. Những điều trên sẽ áp dụng với từng chủ đề cụ thể của mỗi buổi tham vấn đồng cảnh.

Nhƣ vậy yếu tố trao quyền, lấy thân chủ làm trọng tâm và hệ thống sinh thái đƣợc áp dụng rất nhiều trong hoạt động này. Các hội viên đến để chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, để bộc lộ những suy nghĩ thầm kín mà bấy lâu họ phải chôn dấu. Qua các buổi tham vấn mỗi hội viên đều cảm thấy mình là chính mình và mình cũng đƣợc mọi ngƣời tôn trọng nhƣ những ngƣời bình thƣờng khác.

Một phần của tài liệu Mô hình trợ giúp người khuyết tật vận động tại trung tâm sống độc lập 42 kim mã thượng, ba đình, hà nội (Trang 46)