Lý thuyết hệ thống sinh thái

Một phần của tài liệu Mô hình trợ giúp người khuyết tật vận động tại trung tâm sống độc lập 42 kim mã thượng, ba đình, hà nội (Trang 29)

Mục đích: Lý thuyết hệ thống sinh thái nhấn mạnh đến việc cá nhân trong mối quan hệ với các chủ thể khác nhau trong xã hội. Trong đó đặc biệt mô tả đến mối liên hệ có sự tác động đến thân chủ. Đại diện cho những ngƣời theo thuyết hệ thống là Hasson, Macoslee, Siporin,…

Lý thuyết hệ thống- sinh thái trong công tác xã hội [15] cho rằng các hệ thống với tƣ cách là tập hợp các bộ phận tƣơng tác với nhau và hành xử nhƣ một toàn thể thống nhất. Với cách tiếp cận đó, khi nghiên cứu các đối tƣợng ta quan tâm chủ yếu đến các mối quan hệ tƣơng tác giữa các yếu tố hay thành phần của đối tƣợng để phát hiện và tìm hiểu những thuộc tính mới có tính toàn thể, mà từng thành phần không thể có đƣợc, thƣờng đƣợc gọi là tính trội của hệ thống. Cùng với tính trội, lý thuyết hệ thống cũng nghiên cứu những thuộc tính quan trọng khác nhƣ tính mở, tính có mục tiêu, tính đa chiều, tính tự tổ chức… của các hệ thống, đặc biệt là của những hệ thống phức tạp. Môi trƣờng sinh thái là một phần của ngoại cảnh, nó bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh cá thể. Môi trƣờng có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sự phát triển và những hoạt động của cá thể. Môi trƣờng bao gồm môi trƣờng tự nhiên ( ao, hồ, sông, suối….) và môi trƣờng xã hội (gia đình, trƣờng học, cơ quan,…). Tập hợp khái niệm hệ thống sinh thái trong công tác xã hội đƣợc hiểu là sự tƣơng tác qua lại cá nhân và môi trƣờng xung quanh. Khi tiến hành nghiên cứu đặt đối tƣợng nghiên cứu trong môi trƣờng của họ và xem xét sự chi phối của môi trƣờng với đối tƣợng. Môi trƣờng xung quanh đối tƣợng đƣợc chia thành nhiều tầng khác nhau: vi mô-trung mô- vĩ mô.

21

Thuyết hệ thống đƣợc ứng dụng trong công tác xã hội nhằm giúp nhân viên công tác xã hội hiểu đƣợc các mối quan hệ của thân chủ mà mình trợ giúp. Thông qua các hệ thống đó để tìm ra nguồn lực, sự kết nối để giúp thân chủ một cách hiệu quả nhất. Những hệ thống mà nhân viên công tác xã hội làm việc là những hệ thống đa dạng: hệ thống gia đình, cộng đồng, hệ thống xã hội… Hay còn đƣợc phân thành các loại hệ thống nhƣ sau:

Hệ thống tự nhiên: gia đình, bạn bè, ngƣời đƣa thƣ…

Hệ thống chính thức: nhóm cộng đồng, tổ chức công đoàn… Hệ thống xã hội: bệnh viện, trƣờng học…

Trong nghiên cứu này sử dụng lý thuyết này nhằm nói lên mối liên hệ giữa ngƣời khuyết tật, đặc biệt là thân chủ trong mối quan hệ với gia đình, bạn bè, hàng xóm, các tổ chức xã hội, cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng... Những mối quan hệ này là rất quan trọng với ngƣời khuyết tật, điều đó cho thấy đƣợc ngƣời khuyết tật có thể tự tin hòa nhập với mọi ngƣời xung quanh thì một phần không thể thiếu là việc ngƣời khuyết tật đƣợc tiếp xúc với nhóm ngƣời nào trong cộng đồng.

22

Một phần của tài liệu Mô hình trợ giúp người khuyết tật vận động tại trung tâm sống độc lập 42 kim mã thượng, ba đình, hà nội (Trang 29)