Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất (hình thức chọn mẫu phán đoán). Theo đó, tác giả trực tiếp đến tận các căn hộ chung cư để khảo sát những khách hàng vừa mới mua căn hộ và đến các sàn giao dịch để khảo sát những khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm căn hộ nhằm xác định đúng đối tượng điều tra.
(1) Theo Tabachnick và Fidell, để tiến hành nghiên cứu hồi qui một cách tốt nhất thì kích thước mẫu phải đảm bảo theo công thức: cỡ mẫu ≥ 8 * số biến độc lập + 50; hoặc cỡ mẫu ≥ số biến độc lập + 50, nếu số biến độc lập < 5.
(2) Theo Hair & ctg (1998), trường hợp sử dụng phân tích nhân tố (EFA) thì kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/ biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường phải tối thiểu 5 quan sát.
(3) Theo các nhà nghiên cứu và ý kiến của các chuyên gia thì cỡ mẫu tối ưu bao nhiêu là phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, tham số cần ước lượng và quy luật phân phối của tập các kết quả trả lời của đáp viên.
Trong trường hợp ước lượng kích thước mẫu theo mức độ sai số ε và độ tin cậy (hay xác suất P) cho phép, các nhà toán học đã tính toán được kích thước mẫu n phụ thuộc vào P và ε như sau:
P Ε 0,85 0,9 0,95 0.05 207 270 384 0.04 232 422 600 … … 0.01 5180 6764 9603
Bảng 3.3: Kích thước mẫu theo sai số và độ tin cậy cho phép
Nguồn: Nguyễn Thị Cành (2009), Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia Tp.HCM.
Nghiên cứu này xác định số mẫu theo mức độ sai số và độ tin cậy. Theo đó, số lượng mẫu cần cho nghiên cứu chính thức được xác định ở mức sai số cho phép ε = 0.05, độ tin cậy 90%, tức kích thước mẫu điều tra phỏng vấn là 333 mẫu. Số lượng mẫu này sẽ được thu thập với 151 đáp viên vừa mới mua căn hộ và 182 đáp viên đang có nhu cầu tìm kiếm trên các sàn giao dịch.