Từ mục tiêu nghiên cứu đã xác định cùng với cơ sở lý thuyết được trình bày, ta thấy vấn đề nghiên cứu ở đây chưa được cấu trúc. Do đó, tác giả nhận thấy sự cần thiết của việc tiến hành nghiên cứu định tính, nhằm mục đích xác định cấu trúc vấn đề. Bên cạnh việc thu thập thông tin thông qua các tài liệu tham khảo, các báo cáo của hiệp hội Bất động sản và cục thống kê Tp. HCM, tác giả còn thu thập thông tin thông qua thực hiện nghiên cứu định tính.
Kỹ thuật của nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này là thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu, nhằm:
- Khám phá các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ giá thấp dành cho người có thu nhập thấp tại Tp.HCM và các biến quan sát đo lường (các khía cạnh phản ánh) các yếu tố này.
- Khẳng định các yếu tố tác động đến quyết định mua căn hộ giá thấp dành cho người có thu nhập thấp tại Tp.HCM và các biến quan sát đo lường (các khía cạnh phản ánh) các yếu tố này theo mô hình lý thuyết được đề xuất (mục 2.4.2), trên cơ sở đó hiệu chỉnh bổ sung hoàn thiện các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết mua căn hộ giá thấp dành cho người có thu nhập thấp tại Tp.HCM và phát triển thang đo các yếu tố này (nếu có).
Thảo luận nhóm được thực hiện với 10 người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản gồm: 2 chủ đầu tư, 2 chuyên gia nghiên cứu trong thị trường bất động sản, 3 giám đốc bán hàng có kinh nghiệm và 3 kiến trúc sư có kinh nghiệm thiết kế xây dựng công trình chung cư tại Tp.HCM.
Phương pháp thảo luận dưới sự gợi ý của tác giả nghiên cứu, các thành viên bày tỏ quan điểm của mình theo các nội dung của dàn bài thảo luận do tác giả soạn thảo [phụ lục 1.2], các thành viên khác đưa ra quan điểm phản biện lại ý kiến của các thành viên trước đó, cho đến khi không còn quan điểm của ai phát sinh, tác giả nghiên cứu thống nhất và giữ lại những ý kiến đại diện cho số đông (được từ 7/10 người trở lên) tán đồng.
Cuộc thảo luận nhóm tập trung được thực hiện vào tháng 9 năm 2013. Kết quả này là cơ sở để thực hiện phát triển thang đo nháp và bảng câu hỏi được sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn sâu với 20 khách hàng đã từng mua căn hộ có mức
giá thấp tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đánh giá mức độ hoàn chỉnh về nội dung và hình thức của các phát biểu (các câu hỏi) trong thang đo nháp và khả năng cung cấp thông tin của khách hàng được phỏng vấn cho những câu hỏi đó. Trên cơ sở đó, hiệu chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức sử dụng cho bảng câu hỏi trong nghiên cứu định lượng.
Trong đó, việc đánh giá nội dung bảng câu hỏi được thể hiện qua các yếu tố sau:
- Đáp viên có hiểu được các phát biểu hay không? - Đáp viên có thông tin để trả lời hay không?
- Đáp viên có sẵn sàng cung cấp thông tin hay không?
Đánh giá về mặc hình thức và kiểm tra về mặc từ ngữ, cú pháp được sử dụng trong các phát biểu nhằm đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho đáp viên khi được phỏng vấn. Việc phỏng vấn sâu cũng được do chính tác giả và nhóm cộng tác viên thực hiện đầu tháng 10 năm 2013 theo dàn bài phỏng vấn [phụ lục 1.3].