0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Quy trình cho vay DNN&V tại MHB chi nhánh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH BẮC NINH (Trang 62 -62 )

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Quy trình cho vay DNN&V tại MHB chi nhánh Bắc Ninh

Ngân hàng TMCP phát triển nhà ĐBSCL đã hoàn thiện hệ thống quy trình, thủ tục cho vay từ cuối năm 2009. Theo đó tại các chi nhánh của MHB, căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng và quy mô, tính chất của khoản vay, CBKD lập tờ trình thẩm định, cán bộ quản lý rủi ro đánh giá rủi ro khoản vay (nếu có) và trình lên ủy ban tín dụng (UBTD) các cấp tƣơng ứng để xét duyệt khoản vay. Sau đó, căn cứ vào quyệt định phê duyệt tín dụng của UBTD, cán bộ rủi ro đăng ký khoản vay và tiến hành giải ngân. Quy trình tín dụng đƣợc thực hiện theo 6 bƣớc sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 3.2. Quy trình tín dụng của MHB

(Nguồn: Quy trình tín dụng MHB)

Hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng chịu sự chi phối và quản lý của quy trình tín dụng chung của MHB.

Để mọi hoạt động tín dụng tại chi nhánh đảm bảo an toàn và hiệu quả, chi nhánh phải xác định thị trƣờng và các thị trƣờng mục tiêu bằng cách: thu thập thông tin từ các bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu thông tin thị trƣờng từ phƣơng tiện thông tin đại chúng để lựa chọn những khách hàng/ nhóm khách hàng tiềm năng. Trên cơ sở đó, đánh giá nhu cầu tín dụng để lập kế hoạch kinh doanh tại địa bàn chi nhánh đƣợc phép hoạt động tín dụng, nhƣng phải phù hợp theo chủ trƣơng, chính sách khách hàng hàng của Hội đồng quản trị và tổng giám đốc MHB trong từng thời kỳ, đồng thời tuân thủ quy trình tín dụng cụ thể nhƣ sau:

3.2.1.1. Tiếp nhận xử lý đề nghị cấp tín dụng của khách hàng a. Tiếp nhận đề nghị cấp tín dụng của khách hàng

- Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn , CBKD tiếp xúc với khách hàng, phỏng vấn, trao đổi, nắm bắt thông tin ban đầu, đồng thời đánh gía sơ bộ để chọn ra các khách hàng có uy tín, quan hệ tín dụng tốt hay không, có trở thành khách hàng quan hệ thƣờng xuyên hay không.

Sơ tuyển, đánh giá Thẩm định tín dụng Thu nợ, xử lý nợ Quản lý, giám sát

Quyết định Giải ngân

- Phỏng vấn, đánh giá sơ bộ thông tin KH. - Xem hồ sơ, thăm KH, kiểm tra chéo thông tin. - Thẩm định phƣơng án, dự án của KH, tài sản đảm bảo và các vấn đề liên quan. - Lập báo cáo thẩm định - Phê duyệt cấp tín dụng. - Các điều kiện kèm theo - Hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục đầy đủ - Giải ngân đúng quy định - Đi thăm KH để đánh giá tài sản đảm bảo - Giám sát tình hình sử dụng vốn vay, sản xuất kinh doanh và các biến động của KH - Thu nợ, cơ cấu nợ. - Đề ra biện pháp xử lý nếu là nợ xấu, bán tài sản đảm bảo, khởi kiện…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- CBKD tƣ vấn cho khách hàng về điều kiện cho vay, quy trình thủ tục vay vốn và hồ sơ cần cung cấp cho ngân hàng. Bộ hồ sơ tín dụng bao gồm:

Giấy đề nghị

Hồ sơ pháp lý của khách hàng

Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính Hồ sơ về phƣơng án vay vốn

Hồ sơ về bảo đảm tiền vay

CBKD kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ nếu hồ sơ không đạt CBKD và hoặc lãnh đạo phòng kinh doanh có quyền từ chối và báo cáo Giám đốc, hẹn gặp lại lần sau khi khách hàng hội đủ điều kiện của MHB. Nếu hồ sơ đạt thì CBKD chủ động thu thập các thông tin liên quan để chuẩn bị cho những lần làm việc sau đạt hiệu quả.

b. Theo dõi, tiếp nhận thu thập thông tin khách hàng và xử lý hồ sơ vay

Ngay khi nhận đƣợc hồ sơ vay đã đƣợc điền đầy đủ thông tin và có chữ ký của khách hàng, CBKD sẽ:

- Kiểm tra sự đầy đủ thông tin trong các hồ sơ, tài liệu khách hàng cung cấp.

- Kiểm tra thông tin qua cơ sở dữ liệu của hệ thống MHB, qua đối tác, tổ chức, cá nhân có liên quan với khách hàng nhƣ: nhà cung cấp, nơi tiêu thụ, cơ quan thuế…

- Kiểm tra qua trung tâm thông tin tín dụng

- Lập phiếu hỏi thông tin tín dụng gửi về phòng kinh doanh Hội sở - Đi thăm thực tế tại nơi khách hàng kinh doanh

- Chuẩn bị hồ sơ và các vấn đề liên quan để lập tờ trình thẩm định khách hàng.

3.2.1.2. Thẩm định tín dụng

a. Lập báo cáo thẩm định khách hàng

- Uy tín và năng lực quản trị của khách hàng: Mục đích thẩm định về tính cách và uy tín khách hàng để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro do chủ quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của khách hàng gây nên nhƣ: rủi ro về thiếu năng lực, trình độ, kinh nghiệm. Phát hiện những hiện tƣợng lừa đảo ngay từ ban đầu của khách hàng thiếu trung thực. Cần xem xét về các mặt: uy tín, tính cách, năng lực quản trị kinh doanh, năng lực pháp lý.

- Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng: Xem xét mối quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng về quan hệ vay vốn, quan hệ tiền gửi, quan hệ dịch vụ, thanh toán khác.

- Khả năng tài chính hay thu nhập của khách hàng: Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng căn cứ vào cơ sở là phân tích các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, số liệu từ hoạt động kinh doanh; đánh giá tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng từ đó CBKD đƣa ra dự đoán, đánh giá tình hình tài chính khách hàng trong thời gian vay.

- Tình hình sản xuất kinh doanh và phƣơng án cấp tín dụng: căn cứ vào sổ sách kế toán, báo cáo tài chính khách hàng cung cấp hay thu thập từ các nguồn khác nhau để phân tích tình hình kinh doanh của khách hàng. Xem xét và làm rõ mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, xác định mục đích vay có phù hợp với chính sách tín dụng của MHB. Xem xét, điều chỉnh và đánh giá phƣơng án sử dụng vốn vay về tính khả thi, hiệu quả và việc hoàn trả nợ vay.

- Đánh giá, chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng theo quy định: đƣợc xác định trên cơ sở các chỉ tiêu về tài chính và phi tài chính đã đƣơc CBKD hiệu chỉnh lại sau khi xác minh thực tế, căn cứ vào kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng đề xác định mức độ rủi ro dự kiến của khoản vay từ đó quyết định cho vay hoặc không cho vay.

- Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay: các biện pháp bảo đảm tiền vay: cầm cố ,thế chấp, thế chấp tài sản hình thành trong tƣơng lai, thế chấp tài sản bên thứ ba…CBKD thẩm định giá trị tài sản, tính pháp lý, khả năng phát mại…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Các điều kiện khác: CBKD kết hợp nhiều thông tin để đƣa ra nhận định chính xác nhất về tính hình tài chính của khách hàng nhƣ: quan hệ cung cầu, quy mô tổ chức kinh doanh, chất lƣợng quản lý, trình độ tay nghề nhân công.

- Kết luận và đƣa ra ý kiến đề xuất/kiến nghị: CBKD kết luận các yếu tố liên quan đến khoản vay và đƣa ra đề xuất cho khoản vay.

b. Lập báo cáo đánh giá rủi ro

- Sau khi lập xong báo cáo thẩm định và chuyển hồ sơ cho lãnh đọa PKD có ý kiến cụ thể về việc cấp tín dụng, tùy theo quy mô khoản vay và mức phán quyết mà CBRR từng cấp thuộc phòng Quản lý rủi ro sẽ lập báo cáo đánh giá rủi ro theo quy định.

- Mức cho vay(hoặc tổng dƣ nợ của 1 khách hàng) vƣợt trên 200 triệu đồng hoặc vƣợt quyền phán quyết cho vay của PGD, chi nhánh thì CBRR phải lập báo cáo đánh giá rủi ro về các khía cạnh nhƣ: tính pháp lý, tình hình tài chính, nguồn trả nợ, hiệu quả của phƣơng án, tài sản bảo đảm, và đƣa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro, đề xuất, kiến nghị.

3.2.1.3. Ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng

Tùy vào quy mô, tính chất của từng khoản vay mà khoản vay đƣợc đƣa ra Ủy ban tín dụng các cấp tƣơng ứng để phê duyệt và ra quyết định.

a. Trường hợp 1: từ 200 triệu đồng trở xuống tại chi nhánh:

- CBKD lập tờ trình thẩm định, lãnh đạo PKD và UBTD phê duyệt hoặc - CBKD lập tờ trình thẩm định trình lãnh đạo PKD ghi ý kiến cụ thể, trình lãnh đạo Chi nhánh phê duyệt câp tín dụng

b. Trường hợp 2: từ trên 200 triệu đến 2 tỷ đồng:

Lãnh đạo chi nhánh là ngƣời phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng. Tùy từng hồ sơ cụ thể mà có thể đƣa ra UBTD hoặc không.

c. Trường hợp 3: từ 2 tỷ đến 10 tỷ đồng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ d. Trường hợp 4: từ trên 10 tỷ đến 30 tỷ đồng:

Trường hợp trong mức phê duyệt tín dụng của giám đốc chi nhánh:

CBKD lập tờ trình thẩm định, trình toàn bộ hồ sơ cấp tín dụng cho lãnh đạo phòng kinh doanh ghi ý kiến, sau đó chuyển cho cán bộ rủi ro lập báo cáo đánh giá rủi ro trình lãnh đạo phòng quản lý rủi ro ghi ý kiến đánh giá, trình giám đốc chi nhánh (UBTD cấp này) phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng và thực hiện bƣớc tiếp theo, hoặc trình UBTD họp xem xét phê duyệt

Trường hợp vượt mức phê duyệt tín dụng của giám đốc chi nhánh và trong mức phê duyệt của giám đốc chi nhánh khu vực:

Sau khi hoàn thành các thủ tục tƣơng tự nhƣ trong mức phê duyệt, giám đốc chi nhánh có tờ trình vƣợt mức phán quyết cùng toàn bộ hồ sơ cấp tín dụng gửi về phòng quản lý rủi ro của chi nhánh khu vực để trình UBTD chi nhánh khu vực này xem xet, chi nhánh tiền hành các thủ tục giải ngân cho khách hàng khi đáp ứng các nội dung theo thông báo chấp thuận phê duyệt của UBTD tại chi nhánh khu vực cũng nhƣ các quy định hiện hành của MHB.

Trƣờng hợp vƣợt mức phê duyệt tín dụng của giám đốc chi nhánh hoặc gián đốc chi nhánh khu vực:

Sau khi hoàn thành các thủ tục tƣơng tự nhƣ trong mức phê duyệt, giám đốc chi nhánh/ chi nhánh khu vực có tờ trình vƣợt mức phán quyết cùng toàn bộ hồ sơ cấp tín dụng gửi về ban quản lý rủi ro hội sở để trình UBTD hội sở xem xét. Chi nhánh chỉ tiến hành các thủ tục giải ngân cho khách hàng khi thoải thuận các nội dung theo thông báo chấp thuận phê duyệt của UBTD các cấp tại hôi sở cũng nhƣ các quy định hiện hành của MHB.

3.2.1.4. Thủ tục hồ sơ và giải ngân

Thƣơng lƣợng, ký kết hợp đồng tín dụng và bổ sung các hồ sơ có liên quan: CBKD thƣơng lƣợng với khách hàng về các điều kiện cho vay, bổ sung các hồ sơ theo yêu cầu nếu khách hàng chấp thuận thì CBKD hoàn thiện hồ sơ để chuẩn bị cho bƣớc tiếp theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giải ngân: khách hàng phải cung cấp đầy đủ các chứng từ trình giải ngân. CBKD lập tờ trình giải ngân kèm theo các chứng từ thanh toán trình lãnh đạo phòng kinh doanh ghi ý kiến cụ thể chuyển giám đốc hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền phê duyệt. CBKD chuyền giao hồ sơ để theo dõi quản lý khách hàng.

3.2.1.5. Quản lý danh mục, giám sát khoản tín dụng đã cấp

CBKD chịu trách nhiệm quản lý danh mục và giám sát khoản cấp tín dụng của khách hàng kể từ khi giải ngân cho đến khi thanh lý hợp đồng:

Kiểm tra sử dụng vốn: Sau khi giải ngân (chậm nhất 30 ngày làm việc) và khi khách hàng đã sử dụng tiền vay, CBKD phải kiểm tra thực tế nơi sử dụng vốn vay, thu thập thông tin, chứng cứ liên quan đến việc sử dụng vốn vay của khách hàng đối chiếu với mục đích vay ghi trong hợp đồng tín dụng. Nếu khách hàng thông báo là tiền vay chƣa đƣợc sử dụng thì CBKD sắp xếp thời gian khác để xác nhận khách hàng đã sử dụng đúng mục đích vay. Định kỳ 3 tháng/lần nếu khoản vay ngắn hạn, 6 tháng/lần nếu khoản vay trung dài hạn CBKD phải tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng.

Thƣờng xuyên liên lạc, nắm bắt các vấn để sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng đảm bảo việc kinh doanh của khách hàng là liên tục.

3.2.1.6. Thu nợ, cơ cấu nợ, cho vay bổ sung và kết thúc giao dịch cấp tín dụng a. Thu nợ: Bộ phận kế toán và ngân quỹ chịu trách nhiệm thu nợ theo quy định.

b. Cơ cấu nợ vay

Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, gia hạn trả nợ gốc: trƣờng hợp khách hàng không trả nợ gốc đúng kỳ hạn hoặc không trả hết nợ gốc trong thời hạn cho vay nhƣ đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị, chi nhánh xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ. Thời gian gia hạn nợ gốc tối đa không quá 12 tháng với vay ngắn hạn, 24 tháng hoặc không quá ½ thời gian cho vay đối với vay trung và dài hạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi, gia hạn trả nợ lãi: trƣờng hợp khách hàng không trả nợ lãi đúng kỳ hạn hoặc không trả hết nợ lãi trong thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị thì chi nhánh xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi hoặc cho gia hạn trả nợ lãi. Thời hạn cho gia hạn trả lãi vay tối đa không quá 2 kỳ trả nợ và không quá 12 tháng. Trƣờng hợp khách hàng có nhu cầu gia hạn vƣợt thời gian gia hạn tối đa trên do nguyên nhân khách quan thì chi nhánh trình tổng giám đốc xem xét quyết định.

Thụ tục điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ: đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau:

Khách hàng lập giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ gửi chi nhánh nơi cho vay trƣớc ngày đến hạn trả nợ

CBKD lập tờ trình, trình lãnh đạo phòng kinh doanh và giám đốc chi nhánh phê duyệt.

Giám đốc chi nhánh xem xét quyết định hoặc trình tổng giám đốc cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ vay

Các trƣờng hợp cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ chi nhánh cùng với khách hàng thỏa thuận bổ sung vào Hợp đồng tín dụng thông qua việc ký kết phụ lục Hợp đồng tín dụng.

c. Chuyển nợ quá hạn

CBKD theo dõi khoản vay và thông báo cho khách bằng văn bản về việc chuyển toàn bộ dƣ nợ còn lại trên Hợp đồng tín dụng sang nợ quá hạn và tính lãi suất nợ quá hạn từ ngày kế tiếp của ngày đến hạn/hoặc ngày đƣợc cơ cấu lại trên Hợp đồng tín dụng.

d. Cho vay bổ sung

Khi khách hàng có nhu cầu vay bổ sung, chi nhánh xem xét cho vay bổ sung nếu thấy khả năng phƣơng án có thể phát triển tốt khi đƣợc đầu tƣ thêm vốn. CBKD trực tiếp thẩm định trình các cấp thẩm quyền nhƣ trƣờng hợp cho vay bình thƣờng để UBTD xem xét phê duyệt và thực hiện các thủ tục giải ngân theo quy định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ e. Xử lý, thu hồi nợ có vấn đề

Trong quá trình cho vay có thể có khách hàng gặp khó khăn, hoặc có tình chây ỳ, né tránh trách nhiệm trả nợ thì CBKD cần đề ra biện pháp xử lý,

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH BẮC NINH (Trang 62 -62 )

×