0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH BẮC NINH (Trang 45 -45 )

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

2.2.1.1. Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống đƣợc sử dụng trong đánh giá các yếu tố thuộc về ngân hàng, các yếu tố thuộc về DNN&V và các yếu tố khác có ảnh hƣởng tới hiệu quả cho vay đối với DNN&V tại MHB chi nhánh Bắc Ninh. Các yếu tố thuộc về ngân hàng bao gồm các yếu tố thuộc về nội tại của hoạt động cho vay nhƣ: Chính sách tín dụng; Chất lƣợng thẩm định; Khả năng vay vốn; Công tác tổ chức hoạt động ngân hàng; Chất lƣợng cán bộ; Thông tin tín dụng; Kiểm tra nội bộ, thanh tra; Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng. Các yếu tố thuộc về DNN&V bao gồm: Quy mô và phạm vi hoạt động của các DNN&V; Năng lực tài chính của DNN&V; Hệ thống quản lý của DNN&V. Các yếu tố khác gồm: Môi trƣờng kinh tế trong nƣớc; Chính sách kinh tế của Nhà nƣớc; Tình hình kinh tế - chính trị quốc tế. Các yếu tố có mối quan hệ tƣơng tác, hỗ trợ và liên kết với nhau trong một hệ thống động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.2.1.2. Tiếp cận có sự tham gia

Cách tiếp cận có sự tham gia đƣợc sử dụng xuyên suốt ở tất cả các khâu, các hoạt động của nghiên cứu. Sự tham gia của các bên liên quan bắt đầu từ việc điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng của hiệu quả cho vay đối với DNN&V của Ngân hàng thƣơng mại, xác định các giải pháp nhằm định hƣớng, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNN&V tại MHB chi nhánh Bắc Ninh. Trong đó, sự tham gia của các ban lãnh đạo, các chuyên gia tƣ vấn, các cán bộ nhân viên và khách hàng. Một số công cụ của đánh giá nhanh có sự tham gia sẽ đƣợc sử dụng một cách linh hoạt để thu thập các thông tin cần thiết.

2.2.1.3. Khung nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNN&V tại MHB chi nhánh Bắc Ninh

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích, với các phƣơng pháp tiếp cận đã lựa chọn; Đồng thời dựa trên một số các yếu tố chính ảnh hƣởng đến hiệu quả cho vay đối với DNN&V, tác giả xây dựng khung nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNN&V tại MHB chi nhánh Bắc Ninh - Khung nghiên cứu đƣợc mô tả ở sơ đồ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 2.1. Khung nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNN&V tại MHB chi nhánh Bắc Ninh

Nguồn: Mô tả của tác giả

Môi trƣờng kinh tế trong nƣớc Chính sách kinh tế của nhà nƣớc Tình hình kinh tế-chính trị quốc tế

Chính sách tín dụng Chất lƣợng thẩm định Khả năng vay vốn

Công tác tổ chức hoạt động ngân hàng Chất lƣợng cán bộ

Thông tin tín dụng

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Trang thiết bị phục vụ cho tín dụng Quy mô, phạm vi hoạt động DNN&V Năng lực tài chính của DNN&V Hệ thống quản lý của DNN&V Giải pháp 1

Giải pháp.... Giải pháp n

HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TẠI MHB CHI NHÁNH BẮC NINH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI MHB CHI NHÁNH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp

Mục tiêu của phƣơng pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu trƣớc đây có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập đƣợc, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại MHB chi nhánh Bắc Ninh.

Đề tài tiến hành thu thập nguồn số liệu, tài liệu nhƣ các báo cáo tổng kết năm; Sổ tay tín dụng...tại MHB chi nhánh Bắc Ninh; Các nghị định, nghị quyết của Chính phủ; Các quyết định của Ngân hàng Nhà nƣớc và

n quan khác, cũng nhƣ các tƣ liệu nghiên cứu hiện có về hoạt động cho vay đối với DNN&V của Ngân hàng thƣơng mại đã đƣợc đăng tải trên các bài báo, internet...

Nguồn gốc của các tài liệu đều đƣợc chú thích rõ ràng khi sử dụng trong luận văn và đƣợc liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo

2.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập số liệu sơ cấp, dùng phƣơng pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa theo các nội dung nghiên cứu, dùng phần mềm MS Excel để tổng hợp, tính toán kết quả phiếu điều tra đối với từng loại phiếu làm căn cứ để đánh giá, minh chứng cho các nghiên cứu và là cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý.

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thực hiện thông qua việc sử dụng số tuyệt đối, số bình quân. Phƣơng pháp này tập trung vào khai thác, đánh giá, phân tích số liệu về hoạt động cho vay đối với DNN&V tại MHB chi nhánh Bắc Ninh và kết quả đánh giá tổng hợp các phiếu điều tra.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

So sánh các chỉ tiêu giữa các kỳ với nhau nhằm đƣa ra nhận xét về những thành tích và hạn chế đạt đƣợc trong công tác kiểm soát rủi ro tín

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dụng. Tức là trên cơ sở các số liệu về các chỉ tiêu nhƣ tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng dƣ nợ, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng dƣ nợ, tổng lãi thu từ hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng lãi... đề tài so sánh số liệu trong cùng kỳ và cùng kỳ năm trƣớc để đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNN&V tại MHB chi nhánh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó, đƣa ra những giải pháp phù hợp để hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả cho vay DNN&V tại MHB chi nhánh Bắc Ninh.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả cho vay đối với DNN&V

a) Doanh số cho vay:

Tốc độ tăng doanh số cho vay = ( Doanh số cho vay kỳ này - 1) x 100 Doanh số cho vay kỳ trước

b) Doanh số thu nợ.

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay đối với DNN&V

a) Dư nợ tín dụng.

Tăng trưởng dư nợ tín dụng = ( Dư nợ tín dụng năm sau - 1) x 100 Dư nợ tín dụng năm trước

Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNN&V = Dư nợ tín dụng DNN&V x 100 Tổng dư nợ tín dụng

b) Tổng dư nợ quá hạn:

Nợ quá hạn đƣợc chia làm hai loại: - Nợ quá hạn có khả năng thu hồi.

- Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi.

g) Tỷ lệ nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng nợ quá hạn x 100% Tổng dư nợ

Tỷ lệ vốn có khả năng tổn thất = Nợ có khả năng mất vốn x 100% Tổng dư nợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ h) Vòng quay vốn tín dụng.

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ trong kỳ Dư nợ bình quân trong kỳ

i) Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động cho vay

Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động cho vay

=

Doanh thu từ hoạt động cho vay

x 100 Tổng doanh thu của ngân hàng

j) Số lượng khách hàng DNN&V

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 của luận văn đã xây dựng khung nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNN&V tại MHB chi nhánh Bắc Ninh dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích, với các phƣơng pháp tiếp cận đã lựa chọn và trên một số các yếu tố chính ảnh hƣởng đến hiệu quả cho vay đối với DNN&V. Đồng thời trong chƣơng 2 luận văn đã đƣa ra hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm các chỉ tiêu đánh giá kết quả cho vay đối với DNN&V và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay đối với DNN&V.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI MHB CHI NHÁNH BẮC NINH

3.1. Khái quát về MHB chi nhánh Bắc Ninh

3.1.1. Sơ lược quá trình hình thành, phát triển của MHB chi nhánh Bắc Ninh

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) đƣợc thành lập ngày 18/09/1997 theo Quyết định số 769/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. MHB đƣợc chuẩn y Điều lệ về tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 408/1997/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ngày 08/12/1997 với thời gian hoạt động là 99 năm kể từ ngày 18/09/1997.

Hoạt động chủ yếu của MHB là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài chính thƣơng mại quốc tế, chiết khấu thƣơng phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; cung cấp dịch vụ trung gian môi giới, và các dịch vụ ngân hàng khác đƣợc NHNN cho phép.

Ngày 23/10/2001 Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt đề án cơ cấu lại MHB nhằm xây dựng MHB thành một ngân hàng thƣơng mại hoạt động đa năng, có uy tín trong và ngoài nƣớc, đủ sức cạnh tranh và hội nhập.

Ngày 31/3/2011: Thống đốc ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã ký quyết định chuyển đổi Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long thành loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ, hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt, nhƣng MHB đã đạt đƣợc vị trí xứng đáng trong hệ thống ngân hàng, là một trong những ngân hàng có mạng lƣới hoạt động lớn hàng đầu tại Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Bắc Ninh trực thuộc ngân hàng MHB đƣợc thành lập ngày 15/03/2006, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2007. Những ngày đầu thành lập, MHB chi nhánh Bắc Ninh đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh do phải tiếp cận với một địa bàn mới. Để gia tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh, MHB chi nhánh Bắc Ninh đã xây dựng nhiều kế hoạch, phƣơng án để chiếm lĩnh thị trƣờng, mở rộng thị trƣờng hoạt động, phổ biến thƣơng hiệu tới toàn thể khách hàng trên địa bàn hoạt động của chi nhánh. Từ năm 2007 đến nay, MHB chi nhánh Bắc Ninh không ngừng phát triển luôn là 1 trong 10 chi nhánh có hiệu quả kinh doanh lớn nhất trên toàn hệ thống MHB.

MHB chi nhánh Bắc Ninh đƣợc xây dựng theo mô hình chi nhánh hỗn hợp với đầy đủ chức năng của một ngân hàng hiện đại nhằm đem lại tiện ích tối đa cho khách hàng nhƣ: hoạt động huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, thanh toán, ngân quỹ, tài trợ thƣơng mại và các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhƣ thanh toán qua thẻ, POS, Mobile banking… Các hoạt động giao dịch đƣợc kết nối trực tuyến với hội sở chính và toàn hệ thống.

Với vị th

, tiện nghi; đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động và nhiệt tình, MHB chi nhánh Bắc Ninh đang không ngừng phát huy thế mạnh ngân hàng bán lẻ và tận dụng cơ hội để đón bắt ƣu thế phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ của tỉnh, thu hút đƣợc số lƣợng lớn khách hàng và tạo điều kiện hoàn thành mục tiêu kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Trong thời gian qua, MHB chi nhánh Bắc Ninh đã thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, mở rộng mạng lƣới hoạt động và nâng cao chất lƣợng dịch vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

Tính đến ngày 31/12/2014, MHB chi nhánh Bắc Ninh có 61 cán bộ, mô hình tổ chức gồm: Ban giám đốc, 5 phòng nghiệp vụ và 3 phòng giao dịch. Mô hình tổ chức của MHB chi nhánh Bắc Ninh cụ thể nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức tại MHB Bắc Ninh

Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự MHB chi nhánh Bắc Ninh

Ban giám đốc: Bao gồm Giám đốc và 1 phó Giám đốc có nhiệm vụ

- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo pháp luật, theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của MHB, theo các quy chế, quy định khác của MHB.

- Tổ chức hạch toán kế toán theo đúng quy định của Nhà nƣớc, chấp hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ, báo cáo đột xuất về mọi mặt hoạt động của chi nhánh và một số nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng giám đốc.

Phòng Hành chính nhân sự: có nhiệm vụ

Tổ chức thực hiện việc quy hoạch và quản lý nhân sự, chi trả lƣơng cho ngƣời lao động, tổ chức đào tạo cho nhân viên, thực hiện chính sách, chế độ đối với ngƣời lao động theo quy định của pháp luật và của MHB.

Phòng kinh doanh có nhiệm vụ:

Tìm hiểu xác định thị trƣờng mục tiêu, đối tƣợng khách hàng tiềm năng để lập kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Xây dựng và không ngừng phát

Ban Giám Đốc P. Kinh doanh P. Hành chính nhân sự P. Kế toán và

Ngân quỹ P. QL rủi ro

P. Nguồn vốn PGD. Trần Hƣng Đạo PGD. Từ Sơn PGD. Gia Bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

triển danh mục khách hàng song song với việc đảm bảo chất lƣợng của danh mục đầu tƣ tín dụng. Thực hiện các nghiệp vụ của quy trình cấp tín dụng và bán chéo sản phẩm theo quy định hiện hành của ngân hàng nhà nƣớc và của MHB trong từng thời kỳ. Tìm hiểu và khai thác tối đa nhu cầu của khách hàng để cung cấp trọn gói các gói sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.

Phòng kế toán và ngân quỹ có nhiệm vụ:

Thực hiện công tác hạch toán kế toán theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản tại chi nhánh, báo cáo các hoạt động kinh tế tài chính theo quy định của Nhà nƣớc và theo chế độ thông tin báo cáo của NHNN và MHB.

Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ

Lập báo cáo đánh giá rủi ro của các khoản vay, từ đó đƣa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Kiểm soát thực hiện đúng cơ cấu của danh mục đầu tƣ đã phê duyệt. Quản lý và đảm bảo việc tuân thủ chính sách tín dụng đã đƣợc phê duyệt trong từng thời kỳ.

Phòng nguồn vốn có nhiệm vụ:

Khảo sát nghiên cứu thị trƣờng để xây dựng kế hoạch huy động vốn cho Chi nhánh phù hợp với định hƣớng hoạt động của MHB. Thực hiện kế hoạch huy động vốn đƣợc triển khai trên toàn hệ thống MHB. Theo dõi, giám sát tình hình nguồn vốn và sử dựng vốn của chi nhánh, thực hiện các quy định về quản lý và điều hành nguồn vốn của chi nhánh

Phòng giao dịch: Gồm có 03 phòng giao dịch là Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Từ Sơn, Phòng giao dịch Gia Bình có nhiệm vụ:

Thực hiện huy động vốn, cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán.

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của MHB chi nhánh Bắc Ninh

3.1.3.1. Các sản phẩm, dịch vụ tại MHB chi nhánh Bắc Ninh a. Sản phẩm cho vay

 Sản phẩm tín dụng cá nhân

-Cho vay tiểu thƣơng: Cung cấp nguồn vốn phù hợp, nhanh chóng và linh hoạt nhất cho các cá nhân, hộ kinh doanh tại các chợ, trung tâm

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH BẮC NINH (Trang 45 -45 )

×