5. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn về hiệu quả cho vay đối vớ
DNN&V của Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Bắc Ninh
Từ thực tiễn về hiệu quả cho vay đối với các DNN&V của các chi nhánh MHB khác nhƣ MHB chi nhánh Hà Nội và MHB chi nhánh Phú Thọ đã khá thành công, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm mà MHB chi nhánh Bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ninh có thể tham khảo và vận dụng trong việc nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNN&V tại chi nhánh mình.
Tuy nhiên, quy mô của nền kinh tế cũng nhƣ của các DNN&V tại tỉnh Bắc Ninh còn có những điểm khác biệt so với các tỉnh. Do đó, khi vận dụng những kinh nghiệm này đối với những DNN&V, chúng ta cần phải thực hiện sao cho vừa có tính phù hợp vừa mang lại hiệu quả, bài học kinh nghiệm ở đây là:
Một là, MHB Bắc Ninh cần chú trọng hơn nữa quảng bá hình ảnh, thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc đầu tư hình ảnh, quảng cáo của MHB Bắc Ninh còn nhiều hạn chế, nên thương hiệu MHB chưa phổ biến trên thị trường gây khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp mới.
Hai là, trong công tác thẩm định và cho vay, CBKD phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng vì thông qua việc tiếp xúc với khách hàng, các CBKD có thể đưa ra những nhận định chính xác hơn, tránh được những rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với khách hàng không phải là chuyện đơn giản, đòi hỏi CNKD phải thật nhạy cảm, nắm bắt được tâm lý của khách hàng. Mặt khác, cán bộ cũng phải xác định rõ ràng các yêu cầu tài sản đảm bảo để thuận lợi cho khách hàng, đồng thời CBKD cần kiểm tra, giám sát định kỳ trong quá trình sau khi giải ngân, khách hàng sử dụng vốn vay cho mục đích của nhằm giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng.
Ba là, việc chủ động phòng tránh rủi ro từ phía khách hàng bằng cách có nhiều biện pháp hỗ trợ, tư vấn cho các DNN&V trong việc nâng cao năng lực quản lý tài chính. Các ngân hàng không nên chỉ dừng lại ở việc cung cấp các sản phẩm tính dụng mà còn nên có các sản phẩm dịch vụ tư vấn tài chính. Từ đó, khách hàng có thể sử dụng các sản phẩm tín dụng của ngân hàng một cách hiệu quả của các khoản tín dụng.
Bốn là, MHB Bắc Ninh cần chú trọng hơn nữa công tác đào tạo cán bộ nhằm nâng cao năng lực và trình độ cho cán bộ chi nhánh nói chung và đặc biệt đối với CBKD nói riêng. Điều này sẽ góp phần phát huy sức mạnh nội lực đồng thời nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 của luận văn đã trình bày về cơ sở lý luận về hiệu quả cho vay đối với DNN&V của NHTM, sơ lƣợc những lý luận cơ bản, khái niệm, đặc điểm, vai trò của DNN&V, những lý luận về hiệu quả cho vay của NHTM, các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả cho vay đối với DNN&V của NHTM. Ngoài ra, trong chƣơng 1, luận văn còn trình bày về cơ sở thực tiễn về hiệu quả cho vay đối với DNN&V của một số chi nhánh của MHB, từ đó đƣa ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn cho MHB chi nhánh Bắc Ninh đối với hoạt động cho vay DNN&V. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn để làm tiền đề giúp luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng hiệu quả cho vay đối với DNN&V và tìm ra nguyên nhân, hạn chế của trong hoạt động cho vay đối với DNN&V của MHB chi nhánh Bắc Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU