Thực tiễn về hiệu quả cho vay đối với DNN&V của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Bắc Ninh (Trang 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Thực tiễn về hiệu quả cho vay đối với DNN&V của Ngân hàng

TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long

Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) đƣợc thành lập theo quyết định số 769/TTg ngày 18 tháng 09 năm 1997 của Thủ tƣớng Chính phủ, là một trong năm Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc tại Việt Nam. So với các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc khác, Ngân hàng MHB là ngân hàng trẻ nhất. Sau hơn 16 năm hoạt động và phát triển, Ngân hàng MHB đã xây dựng, gặt hái đƣợc những thành tựu và khẳng định thƣơng hiệu, vị thế cạnh tranh của mình trên thị trƣờng tài chính trong nƣớc. Mặc dù năm 2014 với rất nhiều thử thách và khó khăn nhƣng ngân hàng MHB đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra, tổng tài sản năm 2014 đạt khoảng 45.313 tỷ đồng, tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

17,4% so với năm 2013, nguồn vốn huy động đạt khoảng 37.000 tỷ đồng, tăng 14,4%, dƣ nợ tín dụng đạt khoảng 30.605 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2013, tỷ lệ nợ xấu khống chế ở mức 2,72% tổng dƣ nợ và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 16,95%.

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng MHB gồm cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng nhƣ cho vay cá nhân và các hộ gia đình. Bám sát định hƣớng chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc, ngân hàng MHB đã tiếp tục tăng trƣởng tín dụng và tập trung vào hoạt động bán lẻ với đối tƣợng khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu đối với các ngành, lĩnh vực trọng điểm. Song song đó, việc kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng và tích cực thu hồi nợ xấu cũng đƣợc chỉ đạo triển khai. Với định hƣớng hoạt động kinh doanh trên và nhằm hỗ trợ tối đa nhu cầu vốn cho các DNN&V, trong năm 2014 ngân hàng MHB đã triển khai các chƣơng trình gói tín dụng cho vay với lãi suất ƣu đãi phù hợp các đối tƣợng khách hàng là DNN&V, cụ thể gói tín dụng 2.000 tỷ đồng “ Ƣu đãi cho vay chớp ngay cơ hội”; 2.000 tỷ đồng cho ngƣ dân vay đóng tàu xa bờ; chƣơng trình ƣu đãi lãi suất từ 0,49%/tháng đến 0,69%/tháng cho khách hàng doanh nghiệp đầu tƣ tài sản cổ định... Ngân hàng MHB đã chủ động và linh hoạt xây dựng những chƣơng trình cho vay tạo điều kiện cho các khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn. Ngoài chƣơng trình cho vay với lãi suất ƣu đãi, Ngân hàng MHB còn triển khai nhiều gói sản phẩm tài chính trọn gói dành cho các doanh nghiệp và không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng...Với việc tập trung vào thị trƣờng bán lẻ với đối tƣợng khách hàng chủ yếu là DNN&V, tính đến thời điểm 31/12/2014 dƣ nợ cho vay đối với DNN&V của ngân hàng MHB đạt khoảng 11.206 tỷ đồng chiếm 36,61% tổng dƣ nợ tín dụng, tăng 12,73% so với năm 2013. Trong điều kiện tình hình kinh tế nói chung và điều kiện thị trƣờng chƣa có nhiều thuận lợi nhƣng ngân hàng MHB vẫn tăng trƣởng và phát triển ổn định, điều này thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

góp phần xây dựng thƣơng hiệu MHB ngày càng phát triển nhằm mang lại tiện ích và chất lƣợng dịch vụ cao nhất cho các khách hàng, cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh tốt cho MHB, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nƣớc.

1.2.2. Thực tiễn về hiệu quả cho vay đối với DNN&V của Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ chung của loại hình DNN&V trong cả nƣớc, các DNN&V tại địa bàn Hà Nội cũng có những bƣớc thay đổi vƣợt bậc. Hiện nay đã có gần 30.000 doanh nghiệp đƣợc thành lập theo Luật doanh nghiệp, trong đó có hơn 90% là DNN&V. Không chỉ tăng trƣởng về số lƣợng mà còn tăng trƣởng cả về chất lƣợng. Tỷ lệ đóng góp của DNN&V vào GDP của thành phố tăng lên đến hơn 40%. Các DNN&V trên địa bàn luôn biết phát huy những lợi thế của mình để tìm tòi, xác định cho mình hƣớng phát triên đúng đắn, phát huy tốt tiềm năng, vị thế của mình. Thêm vào đó, các DNN&V không ngừng đầu tƣ, đổi mới thiết bị, đa dạng hóa sản phẩm. Không chỉ bó hẹp trong việc sản xuất kinh doanh những mặt hàng tiêu dùng, chi phí thấp mà nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tƣ sản xuất kinh doanh những mặt hàng công nghệ cao, đòi hỏi vốn khá lớn và công nghệ hiện đại.

Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là trung tâm kinh tế quan trọng của cả nƣớc. Với vị trí là thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều các cơ quan Bộ, ngành, các tổng công ty, văn phòng đại diện...và là nơi thu hút đƣợc lƣợng lao động có trình độ cao, cùng với đó Hà Nội có nền giáo dục rất phát triển, là nơi tập trung các trƣởng đại học hàng đầu của cả nƣớc. Mặt khác, Hà Nội có lợi thế về giao thông rất lớn, có vị trí trung tâm của miền Bắc, giao thông thuận tiện, cả về đƣờng bộ, đƣờng hàng không, đƣờng thủy, đƣờng sắt, là trung tâm quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Chính vì vậy tiềm năng kinh tế của Hà Nội là rất lớn, và tất nhiên đây là điều kiện rất thuận lợi cho các DNN&V phát triển mạnh mẽ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua hơn 11 năm hoạt động kể từ ngày thành lập ngày 04 tháng 07 năm 2003, MHB chi nhánh Hà Nội đã từng bƣớc phát triển hoạt động tín dụng trên nền tảng là hoạt động huy động vốn phát triển mạnh mẽ. Giờ đây, hoạt động tín dụng đã có thể tự đứng vững và phát triển. Số lƣợng khách hàng là DNN&V tăng lên theo thời gian, tính đến thời điểm 31/12/2014, số lƣợng khách hàng là DNN&V của MHB chi nhánh Hà Nội là 217 doanh nghiệp và chủ yếu tập trung ở một số quận nội thành nhƣ Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hai Bà Trƣng, Đống Đa, Hoàn Kiếm... với kết quả này chứng tỏ MHB chi nhánh Hà Nội đã xây dựng đƣợc chiến lƣợc tiếp cận khách hàng khá thành công, đã có nhiều doanh nghiệp trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng, tuy nhiên một thực tế là chi nhánh chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn các DNN&V trên toàn địa bàn, chƣa tiếp cận tới nhiều doanh nghiệp ở ngoại thành. Năm 2014, dƣ nợ cho vay đối với DNN&V đạt khoảng 284 tỷ đồng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ khoảng 731 tỷ đồng của MHB chi nhánh Hà Nội. Chủ yếu các khoản cho vay đối với DNN&V của MHB chi nhánh Hà Nội đều theo phƣơng thức cho vay từng lần, do đó làm chậm tiến độ kinh doanh của cả doanh nghiệp và ngân hàng, thiếu tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn vay. Chỉ một số ít các khách hàng là khách hàng lâu năm của chi nhánh thì mới đƣợc cấp hạn mức tín dụng. Bên cạnh đó thời hạn các khoản vay đối với DNN&V phần lớn là ngắn hạn, đây là một thực tế không chỉ tổn tại ở MHB chi nhánh Hà Nội mà ở rất nhiều chi nhánh khác, tỷ lệ dƣ nợ ngắn hạn trên tổng dƣ nợ cao ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của chi nhánh cũng nhƣ toàn hệ thống. Tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2014 của MHB chi nhánh Hà Nội chiếm 2,03% tổng dƣ nợ và nằm trong khả năng kiểm soát.

Nhìn chung, bên cạnh những hạn chế còn tồn tại thì thực tiễn cho thấy MHB chi nhánh Hà Nội đã và đang hoạt động tƣơng đối ổn định và hiệu quả. MHB chi nhánh Hà Nội luôn định hƣớng thị trƣờng mục tiêu của hoạt động tín dụng là khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là các DNN&V, điều này phù hợp với định hƣớng phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng và tiềm năng phát triển của các DNN&V trên địa bàn Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.2.3. Thực tiễn về hiệu quả cho vay đối với DNN&V của Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ

Ngân hàng MHB chi nhánh Phú Thọ đƣợc thành lập vào tháng 12/2004 theo Quyết định số 99/QĐ-NHN-HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng MHB. Những ngày đầu hoạt động, trên địa bàn cũng đã có nhiều trụ sở, phòng giao dịch, bàn tiết kiệm của các ngân hàng bạn nên đã gây không ít khó khăn cho Ngân hàng MHB Chi nhánh Phú Thọ. Tuy nhiên, với sự kiên định chủ trƣơng không tối ƣu hóa lợi nhuận, chú trọng đầu tƣ vào các ngành, lĩnh vực lợi thế của tỉnh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó Chi nhánh còn mở rộng đầu tƣ cho các thành phần kinh tế khác nhƣ: cho vay hộ kinh doanh cá thể, cho vay tiêu dùng, đẩy mạnh cho vay các dự án ADB, RDF...; tập trung vào lợi thế là cung cách phục vụ khách hàng với tiêu chí “Ngân hàng mới, phong cách mới”, bắt đầu từ những việc nhỏ nhƣ đi phát tờ rơi, tìm kiếm khách hàng, gặp gỡ doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể tại các chợ, tới các cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Trải qua 10 năm xây dựng, phát triển với những nỗ lực không ngừng, Ngân hàng MHB Chi nhánh Phú Thọ đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng. Năm 2014, nguồn vốn đã đạt khoảng 861 tỷ đồng; dƣ nợ tăng đều qua các năm, đạt khoảng 675 tỷ đồng. Chất lƣợng tín dụng luôn đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu thấp chiếm 0,86% tổng dƣ nợ. Số lƣợng khách hàng cá nhân đạt gần 15.000 khách hàng và hơn 500 khách hàng doanh nghiệp. Công tác phát triển thẻ cũng đƣợc duy trì mạnh mẽ, đến nay Chi nhánh đã phát hành đƣợc gần 9.000 thẻ ATM với số dƣ bình quân đạt 1.000.000 đồng/thẻ, doanh số bình quân chi lƣơng qua thẻ đạt trên 15 tỷ đồng/tháng. Với hệ thống 6 máy ATM hoạt động 24/24h hàng ngày, cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu hoạt động của Hội đồng quản trị Ngân hàng MHB. Năm 2012 và 2013, Chi nhánh Phú Thọ đƣợc Tổng Giám đốc khen thƣởng là Chi nhánh hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh thẻ.

Thời gian qua Ngân hàng MHB chi nhánh Phú Thọ một mặt tăng cƣờng nâng cao chất lƣợng tín dụng, xử lý nợ xấu, một mặt tiến hành giảm lãi suất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng, theo đó mức lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các nhóm ngành nghề phát triển nông nghiệp nông thôn theo tinh thần Nghị định 41 của Chính phủ đã giảm xuống còn 7%/năm, còn các nhóm đối tƣợng khác giảm xuống còn 8-9%/năm. Đối với các khách hàng vay vốn trung và dài hạn thì áp dụng mức lãi suất từ 10- 11,5%/năm. Không chỉ đẩy mạnh cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, Chi nhánh còn bám sát và tập trung cho vay theo tinh thần Chỉ thị 11 của Thủ tƣớng Chính phủ về giải quyết khó khăn, vƣớng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tích cực tham gia thực hiện chƣơng trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay hơn, có những tƣ vấn giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay đƣợc hiệu quả hơn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn. Các biện pháp trên đã góp phần nâng dƣ nợ cho vay đối với DNN&V của Chi nhánh năm 2014 đạt khoảng 214 tỷ đồng, chiếm khoảng 31,70% tổng dƣ nợ toàn chi nhánh, trong cơ cấu dƣ nợ cho vay đối với DNN&V của MHB chi nhánh Phú Thọ thì dƣ nợ cho vay ngắn hạn là chủ yếu, chiếm tỷ trọng khoảng 89,24% so với dƣ nợ cho vay đối với DNN&V của chi nhánh. Với chiến lƣợc phát triển phù hợp, MHB Chi nhánh Phú Thọ đã có những bƣớc tiến vững chắc tiến đến mục tiêu phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng có vị thế trên địa bàn, hoạt động kinh doanh ổn định, an toàn và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Bắc Ninh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)