Để hoạt động kinh doanh nói chung và công tác quản trị nguồn nhân lực nói riêng đạt được những kết quả tốt hơn chúng tôi nghĩ rằng, Liên doanh Việt – Nga
“Vietsovpetro” nên tăng phân quyền, phân cấp trong quản lý và điều hành hoạt động của Xí nghiệp Khí, thay đổi về chính sách bổ nhiệm cán bộ hay phân bổ quyền
hạn của các lãnhđạo Xí nghiệp Khí. Dù cho Giám đốc Xí nghiệp Khí có quyền đề
nghị bổ nhiệm và thôi v iệc tất cả các chức danh từ cán bộ lãnh đạo đến công nhân
sản xuất nhưng đều phải trình lên vàđược sự đồng ý của Phòng Cán bộ, Tổng Giám đốc Liên doanh Việt – Nga “Vietsovpetro” thì mới có hiệu lực pháp lý, điều này dẫn đến tình trạng “chỉ định chức danh” , “phân bổ chức danh”, “nể nang”. Vì vậy
chúng tôi kiến nghị Phòng Cán bộ, Tổng Giám đốc Liên doanh Việt – Nga
“Vietsovpetro” chi bổ nhiệm chức danh Giám đốc Xí nghiệp Khí, Bí thư Đảng ủy,
Chánh kỹ sư, Chánh kế toán cho Xí nghiệp Khí còn các chức danh khác trong Xí nghiệp sẽ do Giám đốc Xí nghiệp Khí lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu hoàn toàn trách nhiệm với quyết định của mình. Bên cạnh đó, Liên doanh Việt – Nga
“Vietsovpetro” nên cho phép Xí nghiệp Khí có cơ chế trả lương, thưởng riêng để
khuyến khích người lao động, thu hút nhân tài đến với Xí nghiệp.
Tóm tắt chương 3
Chương thứ III đã sơ lược các mục tiêu chiến lược phát triển kinh doanh của Xí
nghiệp Khí từ nay đến năm 2020. Căn cứ vào các mục tiêu chiến lược phát triển sản
xuất dịch vụ đề ra các mục tiêu chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Xí nghiệp
Khí. Và từ đó căn cứ vào thực trạng quản trị nguồn nhân lực trong các năm qua
nhằm tìm ra các nhóm giải pháp trong việc quản lý nguồn nhân lực tại Xí nghiệp
Khí. Các nhóm giải pháp gồm:
- Nhóm giải pháp thu hút nguồn nhân lực
- Nhóm giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Nhóm giải pháp tạo động lực và duy trì nguồn nhân lực
Từ đó có một số kiến nghị đối với Nhà nước, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt
KẾT LUẬN
Trong các nguồn lực của một doanh nghiệp thì nguồn nhân lực có điểm đặc biệt
là nó hiện diện ở tất cả các khâu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và nó quyết định đến hiệu quả mang lại của các nguồn lực khác.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Xí nghiệp Khí đã đạt được những thành tích đáng kể về cung cấp khí Gaslift và vận chuyển khí đồng hành về bờ, đóng góp đáng kể vào việc duy trì sản lượng dầu thô hàng năm của Vietsovpetro,
nộp ngân sách Nhà nước. Tuy vậy, Xí nghiệp Khí vẫn cò n một số tồn tại về công
tác quản trị nguồn nhân lực.
Sau khi phân tích kỹ lưỡng thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Khí,
tác giả đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị
nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Khí. Trong đó lưuý các giải pháp sau:
- Phân tích công việc một cách cụ thể, xây dựng các bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc, làm cơ sở cho các hoạt động quản trị nguồn nhân lực.
- Thường xuyên hoạch định nguồn nhân lực nhằm đánh giá đúng tình hình hiện tại,
dự báo cho tương lai để hỗ trợ cho các giải pháp quản trị nguồn nhân lực đi đúng hướng.
- Đánh giá nhân viên một cách bài bản nhằm khuyến khích nhân viên và làm cơ sở để phát triển nhân viên theo đúng hướng mục tiêu, chiến lược của Xí nghiệp.
- Cải tiến chế độ đãi ngộ để nó trở thành một công cụ mạnh mẽ kích thích động
viên nhân viên làm việc và giữ chân được những nhân viên giỏi, khuyến khích được lao động sáng tạo.
Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh này đãđược thực hiện với sự cố gắng của
tác giả nhằm đạt kết quả tốt, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi một số hạn chế
nhất định. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ sung của
Quý Thầy, Cô, lãnhđạo đơn vị và đồng nghiệp, bạn bè gần xa để bản luận văn hoàn chỉnh hơn và khả thi hơn trong thực tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Kim Dung (2005), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê 2. Nguyễn Thanh Hội (2002), Quản trị nhân sự, NXB Thống kê 3. Nguyễn Thanh Hội (2004), Quản trị học, NXB Thống kê
4. Lê Thanh Hà, Nguyễn Thị Liên Diệp, Nguyễn Thị Minh Châu (1996), Quản
trị học, NXB Trẻ
5. Trần Thanh Tùng (1996), Phát triển nguồn nhân lực, kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, NXB Chính trị quốc gia
6. Lê Anh Cường (2008), Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự, NXB Lao động xã hội.
7. George T.Milkovich & John W.Boudreau (2002), Quản trị nguồn nhân lực,
NXB Thống kê
8. Phạm Thị Thúy Mai (2007), Một số giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị
PHỤ LỤC 1:
BIÊN BẢN DUYỆT QUYẾT TOÁN GIÁ TRỊ DỊCHVỤ THU GOM VÀ NÉN