Công tác đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại xí nghiệp khí Vietsovpetro đến năm 2020 (Trang 78)

Mặc dù Xí nghiệp Khí có đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật có chất lượng khá cao nhưng với đặc thù ngành khai thác, vận chuyển khí là lĩnh vực có công

nghệ cao, rất đa dạng và thay đổi khá nhanh nên lực lượng CBCN V của Xí nghiệp

Khí vẫn phải được đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng được sự phát

triển kỹ thuật của các thiết bị, máy móc mới đang sử dụng và sẽ nhập về trong thời

gian ngắn tới đây

Ban lãnhđạo Xí nghiệp Khí cần lưuý 03 vấn đề ưu tiên trong cô ng tác đào tạo là: - Đổi mới cập nhật các công nghệ mới, kỹ thuật cao

- Xây dựng đội ngũ kỹ thuật giỏi, năng động và có tính kế thừa

- Nâng cao chất lượng dịch vụ với các đối tác

Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại

Đối với ngành khai thác, vận chuyển khí thì việc đào tạo và đào tạo lại nguồn

nhân lực ngày càng trở nên cần thiết hơn trong giai đoạn công nghệ, thiết bị thay đổi nhanh chóng để giúp CBCNV thích ứng với công nghệ hiện đại, cập nhật và vận

dụng sáng tạo kiến thức mới về khoa học công nghệ và quản lý kinh tế trong quá

trìnhđiều hành SXDV.

- Đối với cán bộ quản lý: cần tập trung vào các nội dung chính như tâm lý lãnh

đạo, nghệ thuật lãnhđạo, vai trò lãnhđạo và chức năng quản lý theo quan điểm

lý thuyết hệ thống, kỹ năng xử lý tình huống ...

- Đối với cán bộ kỹ thuật: cần tập trung vào các nội dung chính như lắp đặt –bảo

trì hệ thống máy nén khí cao áp, vận hành an toàn Giàn nén khí, tối ưu hóa hệ

thống công nghệ - thiết bị, hệ thống phân tích sự cố - khắc phục nhanh, ứng

dụng tin học trong quản lý vật tư, phân tích và triển khai các gói dự án lớn, …

- Đối với cán bộ kế toán – tài chính: cần tập trung vào các nội dung như: phân

tích quản trị tài chánh, quản lý nhân sự nâng cao, kế toán quản trị, ...

huấn luyện tay nghề cho công nhân kỹ thuật là một chỉ tiêu bắt buộc ...

Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến sáng chế, cải tiến kỹ thuật

trong toàn thể cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp Khí. Tổ chức các khóa đào tạo nội bộ bồi dưỡng nâng cao theo định kỳ và các lớp huấn luyện nghiệp vụ, các kỳ

thi chuyên môn, thi thợ giỏi.

Công tác đào tạo phải xác định rõ mục tiêu cụ thể như: bồi dưỡng và huấn luyện đội ngũ CBCNV hay phát triển nghiệp vụ, khoa học, kỹ năng quản lý giỏi, có trình

độ lý luận, chuyên môn đáp ứng được yêu cầu phát triển của Xí nghiệp Khí, tâm

huyết với Xí nghiệp Khí, có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu chức

danh công việc.

Với ngân sách đào tạo hàng năm được gia tăng, chứng tỏ Xí nghiệp Khí đã quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.Tuy nhiên, công tác đào tạo

tại Xí nghiệp Khí hiện còn chưa hợp lý và hiệu quả. Để đạt hiệu quả cao, Xí nghiệp

Khí cần phải phân tích nhu cầu đào tạo, phân tích doanh nghiệp, phân tích nhân

viên và có kế hoạch đào tại cụ thể về: loại hình đào tạo, đối tượng được đào tạo,

mục tiêu của khóa đào tạo. Chương trìnhđào tạo của Xí nghiệp Khí phải:

- Căn cứ mục tiêu chiến lược của Xí nghiệp Khí trong từng giai đoạn trong kế

hoạch đãđược phê duyệt để xác định các yêu cầu cụ thể đặt ra cho công tác đào tạo và huấn luyện CBCNV.

- Trên cơ sở nhu cầu đào tạo của các Phòng ban, Giàn nén khí (CCP, DGCP,

MKS), chức danh công việc và bảng đánh giá hoàn thành công việc của từng CBCNV 6 tháng và hàng năm để có yêu cầu đà o tạo cho mỗi CBCNV, cũng như

tổng hợp thành kế hoạch chương trìnhđào tạo của hàng năm. Chương trìnhđào

tạo phải phù hợp và sát với chuyên môn, yêu cầu công việc của mỗi CBCNV.

- Chương trình đào tạo phải cung cấp kiến thức và kỹ năng xử lý công việc phù hợp với khả năng tiếp thu và trí tuệ của CBCNV, tránh các khóa học cung cấp

các kiến thức lý thuyết tổng quát đãđược giảng dạy tại các trường đại học, dạy

nghề không có ứng dụng thực tiễn cao trong công việc. Các khóa học cần được xem xét trước bởi Hội đồng chuyên môn của Xí nghiệp tránh tình trạng nhiều

khóa học được đăng ký bởi cán bộ không có chuyên môn, kinh nghiệm với nội

học giới thiệu, chuyển giao các kỹ thuật cao, công nghệ mới ứng dụng trực tiếp

vào các thiết bị tại các đơn vị sản xuất.

- Đào tạo phải chọn đúng người, đúng mục đích, đúng yêu cầu với hiệu quả cao và kịp thời. Dựa trên bản đánh giá hoàn thành công việc của từng CBCNV để chọn người đào tạo. Tránh tình trạng chọ n người đi đào tạo tuần tự theo từng lượt

không hiệu quả, ưu tiên đào tạo cho CBCNV có khả năng tham gia các Hợp đồng dịch vụ và dự án lớn từ bên ngoài, tránh tình trạng ưu tiên cử người đi đào tạo theo thâm niên công tác và lập lại nhiều lần.

- Khai thác tối đa các chương trìnhđào tạo nước ngoài nhằm chuyển giao lại cho

CBCNV trong xí nghiệp thông qua các hình thức đào tạo nội bộ nhằm giảm được chi phí đào tạo và tăng quy mô đào tạo.

Bên cạnh đó, Xí nghiệp Khí cần phải tiến hành xây dựng hệ thống đào tạo nội

bộ cho toàn thể nhân viên chứ không chỉ dừng lại ở một số công việc của nhân viên trực tiếp sản xuất như hiện nay.Đây là hình thức đào tạo ít tốn kém nhưng hiệu quả

cao nếu được thực hiện tốt.Hệ thống đào tạo nội bộ này phải được tiến hành từ khâu

phân tích hoạt động của xí nghiệp đến khâu phân tích công việc để từ đó có kế

hoạch thực hiện và đánh giá chương trình đào tạo nội bộ cho nhân viên.Đối với phương pháp đào nội bộ, Xí nghiệp Khí cần phải cung cấp thông tin phản hồi từ học viên đối với giảng viên và chương trình học để nâng cao kết quả đào tạo.Bên cạnh đó, nên có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với Giảng viên của các chương trìnhđào tạo

nội bộ như chấm thêm giờ công tác, ưu tiên hệ số thưởng, ưu tiên đào tạo nước

ngoài.

Mặt khác, Xí nghiệp Khí phải có hệ thống đánh giá quá trình đào tạo nhằm xem xét, đánh giá nhân viên đã tiếp thu được gì từ chương trình đào tạo để vận dụng

kiến thức đã học vào công việc thực tế, quan sát hành vi ứng xử của nhân viên và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sau cùng là đánh giá hiệu quả công việc mang lại cho Xí nghiệp mình từ việc đào tạo. Việc đánh giá kết quả đào tạo sẽ khiến người được cử đi đào tạo có ý thức và chuyên cần hơn trong học tập.Không nên chỉ dừng lại ở chỗ những chứng chỉ, bằng

cấp mà nhân viên đạt được. Phương pháp thực hiện bao gồm:

- Trắcnghiệm: yêu cầu học viên điền vào bảng câu hỏi có liên quan đến kiến thức được đào tạo, phản ứng của học viên sau đào tạo.

- Phỏng vấn: nhằm xác định kết quả đạt được quá trình học tập của học viên.

- Xem xét, đánh giá hiệu quả công việc mang lại cho Xí nghiệp thông qua các công việc được hoàn thành cả về số lượng và chất lượng.

- Tạo điều kiện để người được đào tạo tham gia các cuộc thi do bên ngoài tổ chức như: “Bàn tay vàng” (tay nghề chuyên môn), ngoại ngữ (tiếng Nga, tiếng Anh),

tin học, … thì sẽ phản ánh kết quả của người được đào tạo một cách khả quan hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại xí nghiệp khí Vietsovpetro đến năm 2020 (Trang 78)