1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SO SÁNH ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU ĐỔI MỚI, Ý NGHĨA TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN SỰ HIỆN NAY

36 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 214 KB

Nội dung

Trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử, cùng với các lĩnh vực của đời sống xã hội, nền giáo dục của dân tộc Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ góp phần xứng đáng vào quá trình hình thành phát triển bản chất, đặc trưng nhân cách của con người Việt Nam. Một nền giáo dục mang đậm tính nhân văn, nhân đạo, dân tộc và bản sắc văn hóa của dân tộc ta là niềm tự hào của lớp lớp các thế hệ người Việt Nam, là kết quả của quá trình hội tụ, chắt lọc và giao thoa giữa các nền văn minh Á – Âu, mà đặc biệt là tinh hoa của giáo dục thế giới; quan niệm về giáo dục đạo làm người của Khổng Tử; triết học xã hội từ thời cổ đại; giáo dục nhân văn từ thời Phục hưng, thời phương Tây bắt đầu tiến hành công nghiệp hoá (từ thế kỷ XVIII); giáo dục tự nhiên, giáo dục kỹ thuật tổng hợp, giáo dục thực hành mà đỉnh cao là các quan điểm giáo dục cách mạng, tiến bộ của chủ nghĩa Mác – Lênin; triết lý, tư tưởng giáo dục, đào tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trang 1

TIỂU LUẬN

SO SÁNH ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU ĐỔI MỚI, Ý NGHĨA TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN SỰ HIỆN NAY

Số phách

(Do Phòng SĐH ghi)

Người chấm(Ký, ghi rõ họ tên)

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử, cùng với các lĩnh vực của đờisống xã hội, nền giáo dục của dân tộc Việt Nam đã có những bước phát triểnquan trọng, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ góp phần xứng đáng vào quá trìnhhình thành phát triển bản chất, đặc trưng nhân cách của con người Việt Nam.Một nền giáo dục mang đậm tính nhân văn, nhân đạo, dân tộc và bản sắc vănhóa của dân tộc ta là niềm tự hào của lớp lớp các thế hệ người Việt Nam, là kếtquả của quá trình hội tụ, chắt lọc và giao thoa giữa các nền văn minh Á – Âu,

mà đặc biệt là tinh hoa của giáo dục thế giới; quan niệm về giáo dục đạo làmngười của Khổng Tử; triết học xã hội từ thời cổ đại; giáo dục nhân văn - từ thờiPhục hưng, thời phương Tây bắt đầu tiến hành công nghiệp hoá (từ thế kỷXVIII); giáo dục tự nhiên, giáo dục kỹ thuật tổng hợp, giáo dục thực hành màđỉnh cao là các quan điểm giáo dục cách mạng, tiến bộ của chủ nghĩa Mác –Lênin; triết lý, tư tưởng giáo dục, đào tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sang thế kỷ XX, nhìn một cách tổng quát, giáo dục và khoa học giáo dụcViệt Nam đã có sự thay đổi đặc biệt quan trọng gắn liền với hai giai đoạn pháttriển của lịch sử dân tộc Đó là sau khi cách mạng Tháng Tám thành công rực

rỡ lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trước đây, Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam hiện nay và sau khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành côngcuộc đổi mới từ sau năm 1986, giáo dục của đất nước đã trải qua những bướcngoặt căn bản, có ảnh hưởng sâu đậm đến sự phát triển của nền giáo dục nước

ta giai đoạn hiện nay Nghiên cứu so sánh, luận giải các vấn đề giáo dục tronghai thời kì này để rút ra những mối quan hệ, sự giống và khác nhau, bản chất,quy luật, xu hướng của giáo dục Việt Nam trong lịch sử, hiện tại là vấn đề có

ý nghĩa quan trọng Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào thời

kì đổi mới toàn diện và mạnh mẽ, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

Trang 3

nước và đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ trong hội nhập quốc tếtrên các lĩnh vực thì việc làm trên sẽ cung cấp cơ sở khoa học để Đảng, Nhànước ta đổi mới tư duy về chiến lược phát triển giáo dục, hoạch định đườnglối và các vấn đề vĩ mô, vi mô, xác định vị trí, mục tiêu, nội dung, phươngpháp, nguyên tắc, tổ chức phát triển giáo dục của đất nước trong tương lai Bằng các phương pháp tiếp cận dưới góc độ của khoa học giáo dục sosánh, để xem xét, luận giải, nhận thức quy luật, quan hệ, xu hướng phát triểngiáo dục đất nước qua hai giai đoạn từ 1945 – 1986 và giai đoạn từ 1986 –nay, tác giả muốn luận giải, so sánh tư duy về đường lối phát triển giáo dụccủa nước ta trước và sau đổi mới nhằm tìm hiểu, nhận thức, làm quen với kỹnăng so sánh, vận dụng vào thực tiễn công tác nghiên cứu khoa học giáo dục

và rút ra những bài học kinh nghiệp cho quá trình xây dựng và phát triển giáodục trong các nhà trường quân sự hiện nay

NỘI DUNG

I Những vấn đề cơ bản về Giáo dục học so sánh

Giáo dục học so sánh là một bộ môn của khoa học giáo dục, với đặctrưng cơ bản là sử dụng phương pháp so sánh vào quá trình nghiên cứu Thuậtngữ chính thức xuất hiện năm 1816-1817 với tác giả M.A Julien de Paris -Comparative E Hiện nay ở Việt Nam, Giáo dục học so sánh được hiểu theonhiều góc độ, khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, theo các quan niệm chung nhấtthì Giáo dục học so sánh là một phân ngành của Khoa học giáo dục với đốitượng nghiên cứu là hệ thống lý luận và hiện thực giáo dục của thời đại, chủ

Trang 4

yếu của thế giới đương đại và các tổ chức quốc tế Giáo dục học so sánh cónhiệm vụ cơ bản là: so sánh sự phát triển của giáo dục qua các thời kỳ, tìm rađược những qui luật chi phối sự phát triển của giáo dục (Cả quy luật chung vàquy luật đặc thù); xây dựng những luận cứ xác đáng, tư vấn và tham mưu choviệc chỉ đạo xây dựng và phát triển nền giáo dục ở Việt Nam đảm bảo bềnvững, có hiệu quả, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạonhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay và đặt ra những yêu cầu khoa học; đồngthời cung cấp những luận cứ xác đáng cho việc xây dựng và phát triển lý luậncủa giáo dục Việt Nam Nội dung nghiên cứu của Giáo dục học so sánh tậptrung vào các tư tưởng, đường lối, triết lý, chính sách và chiến lược giáo dụccủa các nước, nhóm nước và của thế giới nói chung; xác định các xu thế pháttriển giáo dục của thế giới; nghiên cứu và mô tả so sánh các hệ thống giáodục; phân tích các lý thuyết giáo dục về giá trị khoa học và hiệu quả kinh tế-

xã hội của chúng trên các dữ liệu đánh giá so sánh hiện thực giáo dục, đặcbiệt là thành tựu giáo dục và trình độ phát triển kinh tế - xã hội nói chung;khái quát các bài học kinh nghiệm của giáo dục thế giới đương đại có sự đốichiếu với hoàn cảnh lịch sử của nước ta Do đặc thù về đối tượng, nhiệm vụ

và nội dung nghiên cứu, Giáo dục học so sánh sử dụng các phương pháp chủyếu gồm: Phương pháp mô tả khoa học; phương pháp phân tích giáo dục(gồm cả giải thích, phát hiện); phương pháp so sánh (đối chiếu); phương pháptổng quát hoá; phương pháp phát triển (mô hình hoá và thực nghiệm); cácphương pháp bổ trợ khác từ khoa học lịch sử, xã hội học, tâm lý học, kinh tếhọc, khoa học quản lý giáo dục… Ngoài ra, Giáo dục học so sánh còn đượctiến hành nghiên cứu theo theo phương pháp hệ thống, phương pháp đối chiếu

tư tưởng, lý luận giáo dục với hiện thực giáo dục và hiện thực xã hội của khuvực và nước cụ thể được nghiên cứu; phương pháp tiếp cận logic biện chứng,

Trang 5

phương pháp tiếp cận thực chứng và kinh nghiệm trong nhận định, lập luận vàkhái quát và một số phương pháp tiếp cận khác Những vấn đề nổi bật hiệnnay trong nghiên cứu giáo dục học so sánh bao gồm: Chất lượng và hiệu quảgiáo dục; Những ưu tiên trong cải cách giáo dục và phát triển giáo dục; Chínhsách và quản lý giáo dục; Hệ thống giáo dục; Chương trình và phương phápgiáo dục; Thông tin và nghiên cứu giáo dục; Các vấn đề xã hội của giáo dục;Chuẩn giáo dục và văn bằng.

II So sánh đường lối phát triển giáo dục của Việt Nam trước và sau đổi mới

1 Đường lối phát triển giáo dục trước đổi mới (trước năm 1986)

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Namdân chủ Cộng hoà được thành lập, ngày 03 tháng 9 năm 1945, trong phiênhọp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra đề nghị: Nạndốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân Pháp dùng đểcai trị chúng ta Hơn 95% đồng bào chúng ta mù chữ Nhưng chỉ cần 3 tháng

là đủ để học đọc, học viết tiếng ta theo vần quốc ngữ Một dân tộc dốt là mộtdân tộc yếu Vì vậy tôi đề nghị mở chiến dịch chống nạn mù chữ Đề nghị củaNgười đã được Hội đồng Chính phủ thông qua thành quyết định Ngày 8-9-

1945, Chính phủ ký 3 Sắc lệnh quan trọng về bình dân học vụ bao gồm: Sắclệnh số 17/SL thành lập Nha bình dân học vụ; Sắc lệnh số 19/SL quy định hạn

6 tháng, làng nào, thị trấn nào cũng phải có lớp học với ít nhất 30 người theohọc; Sắc lệnh số 20/SL cưỡng bách học chữ quốc ngữ và không mất tiền, hạnmột năm tất cả mọi người Việt Nam từ 8 tuổi trở lên phải biết đọc biết viếtchữ quốc ngữ Tháng 10-1945, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi chống thất học vàkhẳng định, một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này lànâng cao dân trí, Bác khuyên mọi người Việt Nam trước hết phải biết đọc biếtviết chữ quốc ngữ; những người biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết

Trang 6

chữ, những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết Cùng với việcchống nạn mù chữ, Chính phủ đã có những chủ trương cải tổ và xây dựngbước đầu đối với toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân Trong tháng 9-1945,trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường Chủ tịch Hồ Chí Minh đãviết: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc ViệtNam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châuđược hay không, chính là nhờ một phần lớn ở cộng học tập của các em”.Tháng 11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị “Khángchiến kiến quốc” vạch rõ những nhiệm vụ của giáo dục “mở đại học và trunghọc, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trõ cách dạy học nhồi sọ” Mụcđích cao cả của nền giáo dục mới được Bộ Giáo dục khẳng định đã là: tôntrọng nhân phẩm, rèn luyện chí khí, phát triển tài năng của mọi người đểphụng sự đoàn thể và góp phần vào cuộc tiến hoá chung của nhân loại.Phương pháp giáo của nền giáo dục mới là: xoá bỏ lối học nhồi sọ, lối họchình thức, chú trọng phần thực học, phần học về chuyên môn nghề nghiệp sẽchiếm một địa vị quan trọng

Thực hiện chính sách giáo dục mới, chính phủ đã ban hành sắc lệnh số146/SL ngày 10-8-1946 khẳng định ba nguyên tắc căn bản của nền giáo dụcmới là: đại chúng hoá, dân tộc hoá và khoa học hoá và theo tôn chỉ phụng sự

lý tưởng quốc gia và dân chủ, gồm ba bậc học Sắc lệnh số 147/SL cùng ngàyquy định thêm việc học cơ bản không phải trả tiền, các môn dạy học bằngtiếng Việt từ năm 1950 trở đi đều có thể đưa vào các trường học

Sau một thời gian gián đoạn vì việc tản cư, sắp xếp lại trường sở, Đảng

đã chỉ ra nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành giáo dục là phải tìm mọi biệnpháp khôi phục lại các hoạt động giảng dạy và học tập của các loại trường họcphù hợp với hoàn cảnh mới và đáp ứng những yêu cầu mới của cuộc khángchiến kiến quốc Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ tư (4-1947)

Trang 7

đã xác định: Chương trình học phải thiết thực nhằm mục đích đào tạo nhân tàicần dùng cho kháng chiến trước hết về tất cả các ngành y tế, canh nông, quângiới, cũng như thương mại, ngoại giao ; học sinh phải vừa học vừa tham giasản xuất để tự túc một phần nào; tiếp tục phát triển bình dân học vụ; chú ý mởtrường ở các vùng quốc dân thiểu số.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng mở rộng (01-1948) chỉ rõnhững biện pháp để ngành giáo dục thực hiện tốt yêu cầu về việc xây dựngmột nền giáo dục của chế độ mới phục vụ nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc.Dưới ánh sáng của nghị quyết này các ngành học đã có những chuyển biếnlàm thay đổi tình trạng giáo dục thấp kém do chế độ thực dân để lại

Tháng 7-1948, Bộ Giáo dục đã mở Đại hội nghị Giáo dục toàn quốc nhằmthống nhất trong toàn ngành về cải tổ chương trình, xây dựng nền nếp và phươngpháp giảng dạy phù hợp với thời chiến và theo tinh thần dân chủ mới

Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất năm 1950, thay thế hệ thống giáodục do thực dân Pháp để lại bằng chế độ giáo dục dân chủ cộng hoà (giáo dụcphổ thông 9 năm) Những quan điểm và những chủ trương lớn của cuộc cảicách giáo dục lần thứ nhất năm 1950 xác định một số vấn đề cơ bản cốt lõicủa giáo dục Việt Nam giai đoạn này đã là:

Mục đích của cải cách giáo dục là phải huỷ bỏ triệt để nền giáo dục nô lệcùng với những tàn dư của nó về nội dung, phương pháp, phải xây dựng cơ sở

tư tưởng mới về nền giáo dục dân chủ nhân dân theo những thiết chế giáo dục

và hệ thống tổ chức giáo dục tương ứng

Xác lập tính chất nền giáo dục của dân, do dân, vì dân Nguyên tắc củanền giáo dục là dân tộc, khoa học, đại chúng, phục vụ lợi ích của nhân dânViệt Nam, đấu tranh chống đế quốc và phong kiến, giành độc lập dân tộc vàruộng đất cho dân cày Mục tiêu đào tạo của nhà trường là giáo dục bồi dưỡngthế hệ trẻ thành những người công dân lao động tương lai trung thành với chế

Trang 8

độ dân chủ nhân dân và có đủ phẩm chất, năng lực phục vụ kháng chiến phục

vụ nhân dân Nội dung giáo dục nhằm vào việc bồi dưỡng người học có tinhthần dân tộc, lòng yêu nước, chí căm thù giặc, tinh thần yêu chuộng lao động,tôn trọng của công, tinh thần tập thể, phương pháp suy luận và thói quen làmviệc khoa học

Xây dựng cơ cấu hệ thống giáo dục và nhà trường mới gồm: hệ thốnggiáo dục phổ thông 3 cấp; hệ thống bình dân học vụ phục vụ người lớn; hệthống giáo dục chuyên nghiệp; quy định bậc dự bị đại học 2 năm; xác địnhnguyên tắc lãnh đạo tập thể và dân chủ tập trung trong các nhà trường Banhành chương trình mới, kế hoạch giảng dạy cho trường phổ thông 9 năm và tổchức biên soạn sách giáo khoa

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (02-1951) đã xác định trong chínhcương về phương hướng nhiệm vụ đào tạo con người mới “Để đào tạo conngười mới, cán bộ mới và đẩy mạnh kháng chiến phát triển nền văn hoá giáodục có tính chất dân tộc khoa học đại chúng” Chính cương xác định nhiệm

vụ chủ đạo của giáo dục là: thủ tiêu nạn mù chữ, cải cách chế độ giáo dục, mởcác trường chuyên nghiệp

Tháng 7-1951, Bộ Giáo dục đã triệu tập Đại hội Giáo dục toàn quốc tạiViệt Bắc nhằm rút kinh nghiệm bước đầu của cải cách giáo dục và quyết định

mở rộng triển khai hệ thống giáo dục mới

Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai (1956), sau khi miền Bắc hoàn toàngiải phóng (7-1954), bước vào khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng chủnghĩa xã hội, tiến hành cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà

Tháng 3-1956, Đại hội Giáo dục phổ thông toàn quốc họp bàn việc triểnkhai Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ bảy khoá II Đại hội đã thôngqua đề án do Bộ Giáo dục khởi thảo nêu nhiệm vụ sáp nhập 2 hệ thống giáodục 9 năm (của cùng tự do) và 12 năm (của vùng mới giải phóng), đó là cuộc

Trang 9

cải cách giáo dục lần thứ hai, đặt cơ sở cho thành lập hệ thống giáo dục phổthông 10 năm theo tính chất nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.

Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai năm 1956 xác định, tính chất của nềngiáo dục Việt Nam mang tính chất xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác - Lêninlàm nền tảng tư tưởng nhằm phục vụ nhân dân lao động Mục đích giáo dục ViệtNam nhằm đào tạo bồi dưỡng thế hệ thanh niên và thiếu niên trở thành nhữngngười phát triển về mọi mặt, những công dân tốt trung thành với Tổ quốc, nhữngngười lao động tốt, cán bộ tốt của nước nhà có tài có đức để phát triển chế độdân chủ nhân dân tiến lên xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đồng thời

để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ

Nội dung giáo dục mang tính chất toàn diện gồm 4 mặt: đức, trí, thể, mỹ.Phương châm giáo dục: Liên hệ lý luận với thực tiễn, gắn nhà trường vớiđời sống xã hội

Phương hướng chính trị của giáo dục: Toàn bộ công tác giáo dục phảiphục tùng đường lối chính trị của chính phủ dân chủ cộng hoà và Đảng laođộng Việt Nam

Hệ thống giáo dục phổ thông được xác định 10 năm học gồm 3 cấp họclà: Cấp I 4 năm; cấp II 3 năm; cấp III 3 năm Cuối cấp I, II học sinh thi hếtcấp; cuối cấp III học sinh thi tốt nghiệp phổ thông Trước khi vào học cấp I,học sinh phải học qua lớp vì lòng để biết đọc, biết viết, biết đếm đến 10; hạntuổi học lớp 1 ít nhất học sinh có 7 tuổi tròn Năm học được quy định với 9tháng học, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 9, kết thúc vào 31-5, các tháng 6,7, 8nghỉ hè, số tuần thực học từ 33- 35 tuần, số tiết học ở cấp II, cấp III mỗi tuần29-30 tiết

Đại hội lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) đã xác địnhphương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục theo quy mô lớn bồi dưỡng thế

hệ trẻ phát triển toàn diện để xây dựng xã hội mới Báo cáo chính trị của Đại

Trang 10

hội Đảng đã dành phần quan trọng xác định nhiệm vụ chính trị của giáo dụctrong tình hình mới: Công tác giáo dục văn hoá phải được phát triển theo quy

mô lớn và phải phục vụ đường lối và nhiệm vụ cách mạng của Đảng Sựnghiệp giáo dục của chúng ta phải nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ thành nhữngngười lao động làm chủ đất nước, có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hoá và

kỹ thuật, có sức khoẻ, những người phát triển toàn diện để xây dựng xã hộimới, đồng thời phải phục vụ đắc lực cho việc đào tạo cán bộ xây dựng kinh từ

và văn hoá xã hội chủ nghĩa và việc nâng cao không ngừng trình độ văn hoácủa nhân dân lao động

Nguyên lý, phương châm giáo dục được xác định một cách hệ thống đólà: phải nắm vững nguyên lý giáo dục két hợp với lao động sản xuất và cácphương châm: lý luận gắn liền với thực tế, học đi đôi với hành, giáo dục củanhà trường kết hợp với giáo dục của xã hội Phương thức giáo dục coi trọngphát triển quy mô lớn, vừa nhiều vừa nhanh nhưng đồng thời phải luôn coitrọng nâng cao chất lượng giáo dục đi đôi với giáo dục văn hoá phải thựchiện giáo dục kỹ thuật Tăng cường công tác Đoàn Thanh niên trong nhàtrường và đặc biệt coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng thầy giáo về mọi mặt.Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (6-1962) bàn về phát triểncông nghiệp và vai trò của giáo dục được nhấn mạnh trong tương quan vớiphát triển kinh tế

Ngày 24-4-1962, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị 43/CT-TƯ quyđịnh trách nhiệm cụ thể cho các ngành y tế, giáo dục, phụ nữ, tổng công đoàn,Ban công tác nông thôn đã quy định cụ thể về xây dựng nhà trẻ và lứa tuổimẫu giáo Giáo dục phổ thông cũng được phát triển rộng rãi; chỉ sau 2 nămhọc 1958-1959 đến 1960-1961 t ng s h c sinh ph thông ã t ng g n g pổng số học sinh phổ thông đã tăng gần gấp ố học sinh phổ thông đã tăng gần gấp ọc sinh phổ thông đã tăng gần gấp ổng số học sinh phổ thông đã tăng gần gấp đã tăng gần gấp ăng gần gấp ần gấp ấp

2 l n C th bi u hi n b ng th ng kê sau ây:ần gấp ụ thể biểu hiện ở bảng thống kê sau đây: ể biểu hiện ở bảng thống kê sau đây: ể biểu hiện ở bảng thống kê sau đây: ện ở bảng thống kê sau đây: ở bảng thống kê sau đây: ảng thống kê sau đây: ố học sinh phổ thông đã tăng gần gấp đã tăng gần gấp

Năm học Số trường cấp I Số trường cấp II Số trường cấp III

Trang 11

1959-1960 5.320 869 51

Ngày 7- 4 -1960, Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị số 203/CT-TƯ vạchphương án mới của phát triển giáo dục: Song song với những trường phổthông, cần tích cực nghiên cứu mở những trường vừa học văn hoá phổ thông,vừa học kỹ thuật sản xuất, nhất là kỹ thuật sản xuất nông nghiệp Theophương hướng đó, chúng ta cần tiến hành phổ cập kỹ thuật dần dần trongnhân dân ta, đồng thời tạo điều kiện cho con em ta được học tập

Trong phong trào phát triển giáo dục đã xuất hiện nhiều tấm gương điểnhình, đặc biệt là Trường phổ thông cấp II Bắc Lý, Lý Nhân, Hà Nam; trườngThanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hoà Bình và hàng loạt các trường saunày Cho đến năm 1975 đã có hàng loạt trường được thành lập, nhất là ở miềnBắc xã hội chủ nghĩa Chúng ta đã chú ý đến giáo dục ở miền núi, đồng bàodân tộc và có đủ các bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân

Đứng trước yêu cầu mới của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa, Đại hội IV Đảng cộng sản Việt Nam (12/1976) đãquyết định tiến hành một cuộc cải cách sâu rộng toàn bộ hệ thống giáo dụcquốc dân nhằm làm cho giáo dục phục vụ đắc lực hơn, có hiệu quả hơn sựnghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa Tháng 1 năm 1979, Bộ chính trị Ban Chấphành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành nghị quyết về cảicách giáo dục - cuộc cải cách giáo dục lần 3, nhằm 3 mục tiêu lớn:

1 Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thuở ấu thơ chođến lúc trưởng thành nhằm tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng của con ngườiViệt Nam mới, người lao động, làm chủ tập thể và phát triển toàn diện

2 Thực hiện phổ cập giáo dục toàn dân, góp phần xây dựng quyền làmchủ tập thể của nhân dân lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành

3 cuộc cách mạng

Trang 12

3 Đào tạo bồi dưỡng với qui mô ngày càng lớn, đội ngũ lao động mới cóphẩm chất chính trị và cách mạng, có trình độ khoa học kỹ thuật và quản lýphù hợp với yêu cầu phân công lao động trong nền sản xuất lớn xã hội chủnghĩa Cải cách giáo dục dựa trên những nguyên lý cơ bản của nền giáo dục

xã hội chủ nghĩa: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất,nhà trường gắn liền với xã hội

Hệ thống giáo dục mới là một thể thống nhất và hoàn chỉnh bao gồm:giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp, giáo dụcđại học và mạng lưới trường lớp tập trung và mạng lưới trường lớp khôngthoát ly sản xuất và công tác

Giáo dục phổ thông được chia thành hai bậc: phổ thông cơ sở và phổthông trung học Trường phổ thông cơ sở là một thể thống nhất từ lớp 1 đếnlớp 9 Trường phổ thông cơ sở có nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh,đạt trình độ văn hoá phổ thông tương đối hoàn chỉnh, có năng lực làm các loạilao động phổ thông Nội dung giáo dục phổ thông cơ sở có tính chất toàn diện

và kỹ thuật tổng hợp Phương pháp giáo dục là coi trọng xây dựng cho họcsinh tính chủ động và thói quen tự học Trường phổ thông trung học từ lớp 10đến lớp 12, có nhiệm vụ nâng cao trình độ văn hoá phổ thông cho những họcsinh đã tốt nghiệp bậc phổ thông cơ sở Tốt nghiệp phổ thông trung học, vàohọc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề hoặc trựctiếp tham gia lao động sản xuất Nội dung giáo dục ỏ trường phổ thông trunghọc có tính chất toàn diện và kỹ thuật tổng hợp đồng thời chú ý phát triển sởtrường và năng khiếu cá nhân Giáo dục chuyên nghiệp gồm hệ thống cáctrường dạy nghề có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân và nhânviên kỹ thuật có phẩm chất chính trị tốt, tay nghề giỏi và có sức khoẻ Hệthống các trường trung học chuyên ngiệp nhận học sinh tốt nghiệp phổ thôngtrung học thời gian học từ một đến hai năm có nhiệm vụ đào tạo cán bộ thực

Trang 13

hành có trình độ trung học về kỹ thuật nghiệp vụ và quản lý kinh tế, giáo dục,văn hoá nghệ thuật và y tế

Giáo dục đại học bao gồm các trường cao đẳng, đại học (từ 4 đến 5 năm)đào tạo và bồi dưỡng cử nhân khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý có trình

độ đại học và trên đại học, có lý tưởng cách mạng, có năng lực nghiên cứukhoa học hoặc chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn do mình phụ trách Các trườngcao đẳng (thời gian 3 năm) có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thựchành có trình độ đại học về kỹ thuật nghiệp vụ…

Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-1982), sau khi khẳng định

những thành tựu to lớn mà nền giáo dục đã đạt được, đã chỉ ra những tồn tại vàyếu điểm cần phải khắc phục, xác định những chủ trương, phương hướng pháttriển giáo dục phù hợp yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước Đại hội chỉ rõ:nhiệm vụ trong những năm tới là triển khai cải cách giáo dục một cách tích cực

và vững chắc theo bước đi phù hợp với yêu cầu và khả năng của nền kinh từquốc dân và phải ra sức phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, coi trọng giáodục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông Ở miền Nam và miền núi, đi đôi vớimặt chất lượng phải rất chú trọng phát triển về số lượng trường lớp, nhất là bậcphổ thông, đồng thời không xem nhẹ công tác bổ túc văn hoá và xoá nạn mùchữ Đại hội còn chỉ rõ phương hướng phát triển của ngành giáo dục

Sau hội nghị Trung ương 3 (khoá V), Hội đồng Bộ trưởng đã thông quanghị quyết về công tác giáo dục trong những năm trước mắt Nghị quyếtnhằm triển khai công tác cải cách giáo dục trong những năm trước mắt đã đề

ra những chủ trương và biện pháp cấp bách của ngành giáo dục Đối vớingành giáo dục phổ thông, nghị quyết chỉ rõ cần coi trọng phát triển và nângcao chất lượng giáo dục phổ thông trong cả nước, nhất là đối với việc phổ cậpgiáo dục cấp I ở đồng bằng sông Cửu Long, những vùng miền núi Bên cạnhcác loại trường phổ thông trung học hình thành hệ thống các loại trường phổ

Trang 14

thông trung học kỹ thuật vừa dạy chữ vừa dạy kỹ thuật, phát triển các trường,lớp năng khiếu, xây dựng các trường cho trẻ em có tật Đến năm 1990 đãhoàn thành việc thay sách giáo khoa mới cho tất cả 12 lớp của hệ thống giáodục phổ thông mới.

2 Đường lối phát triển giáo dục sau đổi mới (sau năm 1986)

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam 1986) đã mở đầu cho công cuộc đổi mới ở nước ta, với sự chuyển đổi cơ chếquản lý kinh từ đất nước từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước Đường lối đổi mới màtrước hết là đổi mới về tư duy kinh từ đã mang đến cho cách mạng Việt Namnguồn sức mạnh mới để tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa Công cuộcđổi mới toàn diện đất nước đã mở ra cho ngành giáo dục Việt Nam một giaiđoạn phát triển mới, hứa hẹn những đổi thay, tạo nên một bước tiến dài vớinhững thành công mới của toàn ngành giáo dục nước nhà

(12-Với những tư tưởng chỉ đạo của chương trình phát triển giáo dục 3 năm1987-1990, ngay sau Đại hội VI của Đảng, ngành giáo dục - đào tạo đã thựchiện đổi mới theo hướng đồng bộ, toàn bộ, toàn diện, sâu sắc Ngành đã tíchcực điều chỉnh cuộc cải cách giáo dục nhằm đưa nền giáo dục và đào tạo vàoquy mô mới phù hợp với định hướng đổi mới kinh từ - xã hội của đất nước,hợp với xu thế phát triển giáo dục của các nước trên thế giới

Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khoá VI về công tác giáodục đã nêu rõ: Công tác giáo dục phải hướng trọng tâm vào việc từng bước ổnđịnh tình hình giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo Về giáo dụcphổ thông cần tăng cường đầu tư để thanh toán nạn mù chữ và phổ cập giáodục cấp I, lớp 1 Hoàn thành tổng kết việc thực hiện cải cách giáo dục để tiếptục điều chỉnh nhằm mục tiêu đào tạo thanh thiếu niên thành con người mới

xã hội chủ nghĩa, theo hướng hình thành nhân cách người lao động Việt Nam

Trang 15

có bản sắc văn hoá dân tộc, năng động, sáng tạo, có ý chí đưa đất nước đi lên,

có đủ phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cần thiết để đáp ứng những yêu cầumới của nền kinh từ hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.Hội nghị Trung ương 6 khoá VI cũng đề cập đến vấn đề đổi mới quản lýgiáo dục, chăm lo cho đời sống của giáo viên cũng như các điều kiện giảngdạy Từ đó, ngành giáo dục đã xây dựng chương trình phát triển giáo dục 3

năm 1987-1990 với hệ thống 38 chỉ tiêu, 10 tư tưởng chỉ đạo là: Một là, giáo

dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Hai là, giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, nhà trường là công cụ của nền

chuyên chính vô sản Ba là, kế hoạch phát triển giáo dục là một bộ phận của

kế hoạch phát triển kinh từ - xã hội Bốn là, chất lượng và hiệu quả, trước mắt

và lâu dài, kịp thời và dẫn đầu Năm là, phát triển theo cùng, phổ cập và nâng cao, đại trà và mũi nhọn Sáu là, giáo dục toàn diện, trò ra trò, học ra học Bảy

là, hệ thống giáo dục đa dạng, linh hoạt Tám là, thầy ra thầy, dạy ra dạy,

trường ra trường, lớp ra lớp Chín là, tăng cường nghiên cứu khoa học, đẩy

mạnh áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và kinh nghiệm giáo dục tiên tiến

Mười là, đổi mới quản lý giáo dục.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991), diễn ra trong bối cảnh thếgiới hết sức phức tạp; cuộc khủng hoảng toàn diện của hệ thống các nước xãhội chủ nghĩa ở Đông Âu đã đặt ra những thách thức lớn đối với cách mạngViệt Nam Đại hội đã thông qua Cương lĩnh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội ở nước ta

Trên cơ sở đánh giá chung thực trạng giáo dục từ sau Đại hội VI, Đại hộiVII đã đề ra mục tiêu cho ngành giáo dục Theo đó, mục tiêu giáo dục và đàotạo là nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thànhđội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ,năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ

Trang 16

nghĩa xã hội Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện, có năng lựcchuyên môn, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh từ hànghoá nhiều thành phần Nhiệm vụ của ngành giáo dục trong 5 năm 1991-1995là: tiếp tục đổi mới, ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục vàđào tạo Coi trọng chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức cho học sinh và sinhviên; hiện đại hoá một bước nội dung, phương pháp giáo dục, dân chủ hoánhà trường và quản lý giáo dục; đa dạng hoá loại hình đào tạo và loại hìnhtrường lớp, từng bước hình thành trường bán công, dân lập, tư thục (dạynghề), phát triển loại hình vừa học vừa làm Mở rộng đào tạo nghề, bồi dưỡngnhiều người giỏi về khoa học, công nghệ, kinh doanh, quản lý kinh tế, xã hội

và nhiều công nhân lành nghề

Tháng 1-1993, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhoá VI đã ra Nghị quyết về “tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”xác định những quan điểm chiến lược và phương hướng tiếp tục đổi mới sựnghiệp giáo dục trong giai đoạn mới Nghị quyết đã nêu lên 4 quan điểm chỉđạo sự phát triển giáo dục đó là:

Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được xem là quốc sáchhàng đầu, phải coi đầu tư cho giáo dục và đào tạo là một trong những hướngchính của đầu tư phát triển; huy động toàn xã hội góp sức xây dựng giáo dục.Giáo dục phải nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhântài, hình thành những con người có chất lượng mới, những con người laođộng tự chủ, năng động sáng tạo Phải mở rộng qui mô đồng thời nâng caochất lượng, hiệu quả giáo dục

Giáo dục phải gắn chặt với yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với

xu thế tiến bộ của thời đại, phải được tổ chức để mọi người đều được học vàhọc thường xuyên suốt đời

Trang 17

Đa dạng hoá hình thức giáo dục đào tạo, đảm bảo công bằng xã hội tronggiáo dục; người đi học nói chung phải đóng học phí, người sử dụng lao độngqua đào tạo phải đóng góp chi phí cho đào tạo; Nhà nước có chính sách bảođảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học.

Nhờ có những chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước,chính phủ, mà giáo dục nước nhà đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Pháttriển các ngành học từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dụcchuyên nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên đều được phát triển

đa dạng và hiệu quả Tuy nhiên, nhìn lại cho thấy giáo dục giai đoạn này vẫncòn tồn tại những hạn chế, bất cập cần khắc phục Công tác phát triển các bậchọc còn tồn tại một số hạn chế ở bậc học mầm non, giáo dục phổ thông, giáodục chuyên nghiệp, công tác phát triển đội ngũ giáo viên, công tác giáo dục ởvùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, hệ thống cơ sở vật chất, điều kiệnđảm bảo cho giáo dục còn nhiều hạn chế

Đại hội lần thứ VIII của Đảng (6-1996), tiếp tục khẳng định sự nghiệpđổi mới đất nước, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Đại hội đã chỉ rõ: Giáodục và đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu Bằng nhiều hìnhthức đa dạng, bảo đảm cho mọi người được học; động viên phong trào toàndân thi đua xoá mù chữ; cải tiến chất lượng dạy và học; hoàn thành tốt việcđào tạo, bồi dưỡng nguồn lực con người cho công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước Đại hội đã nhận định, công cuộc đổi mới đã đạt được những thànhtựu bước đấu rất quan trọng, nhưng nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảngkinh từ - xã hội Đồng thời, Đại hội cũng đề ra phương hướng, chủ trươnglãnh đạo trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; đặt mục tiêu đến năm 2020,phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp

Về giáo dục và đào tạo, Đại hội VIII đã chỉ ra: cùng với khoa học và côngnghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo

Trang 18

nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Coi trọng cả 3 mặt là mở rộng quy mô, nâng caochất lượng, phát huy hiệu quả Phương hướng chung của lĩnh vực giáo dục - đàotạo trong 5 năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệphoá, hiện đại hoá, tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên có việc làm,khắc phục những tiêu cực, yếu kém trong giáo dục -đào tạo

Thực hiện Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo với mục tiêu nângcao mặt bằng dân trí, đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Tỷ lệ sốngười tốt nghiệp phổ thông cơ sở (lớp 9) trong độ tuổi lao động dự kiến tăng lên55-60% và tỷ lệ những người lao động qua đào tạo trong tổng số lao động dựkiến tăng lên 22-25% vào năm 2010, bảo đảm nguồn lao động có chất lượng chocác lĩnh vực ứng dụng công nghệ tiên tiến Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học

và công nghệ vững mạnh, đủ sức giải quyết những vấn đề được đặt ra trongchương trình phát triển khoa học và công nghệ Phát hiện, bồi dưỡng và trọngdụng nhân tài, chú trọng các lĩnh vực khoa học và công nghệ, văn hoá - nghệthuật, quản lý kinh tế, xã hội và quản trị sản xuất kinh doanh

Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII (1997)

đã phân tích sâu sắc thực trạng giáo dục đào tạo, trên cơ sở đó đề ra nhữngđịnh hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước Những tư tưởng chỉ đạo đó là:

Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những conngười và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoácủa dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềmnăng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huytính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có

Ngày đăng: 12/01/2022, 11:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

tạo, học hỏi các mô hình giáo dục của   các   nước   có   nền   giáo   dục phát triển. - SO SÁNH ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU ĐỔI MỚI, Ý NGHĨA TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN SỰ HIỆN NAY
t ạo, học hỏi các mô hình giáo dục của các nước có nền giáo dục phát triển (Trang 25)
Hình thức giáo dục - SO SÁNH ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU ĐỔI MỚI, Ý NGHĨA TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN SỰ HIỆN NAY
Hình th ức giáo dục (Trang 26)
Chủ yếu các loại hình đào tạo chính qui, chỉ liên kết đào tạo ở   một   số   nước   xã   hội   chủ nghĩa   lúc   bấy   giờ   như:   Liên Xô,   Tiệp   Khắc,   Bungari, Trung Quốc. - SO SÁNH ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU ĐỔI MỚI, Ý NGHĨA TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN SỰ HIỆN NAY
h ủ yếu các loại hình đào tạo chính qui, chỉ liên kết đào tạo ở một số nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ như: Liên Xô, Tiệp Khắc, Bungari, Trung Quốc (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w