LỜI MỞ ĐẦU Nhập khẩu là khâu cơ bản của hoạt động ngoại thương và là hoạt động kinh doanh buôn bán diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Nhập khẩu là thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới. Đặc biệt trong tình hình thế giới hiện nay xu hướng liên kết toàn cầu và khu vực làm cho mức độ ảnh hưởng tác động của từng quốc gia đối với nhau và của từng khu vực kinh tế thế giới ngày càng tăng. Việc giao lưu buôn bán giữa các quốc gia đã trở thành một yếu tố khách quan . Để đảm bảo cho hoạt động nhập khẩu được thực hiện một cách thuận lợi , an toàn thì việc phân tích quy trình nhập khẩu là vô cùng quan trọng và cần thiết , đặc biệt là trong quy trình nhập khẩu ô tô cũ của các doanh nghiệp. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phân tích quy trình nhập khẩu nên trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên nhóm 9 chúng em quyết định chọn đề tài:” Phân tích quy trình nhập khẩu ô tô cũ đã qua sử dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam” để biết rõ hơn về các thủ tục và các bước quan trọng khi nhập khẩu mặt hàng ô tô tại thị trường trong nước. PHẦN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 1.Khái niệm nhập khẩu, quy trình nhập khẩu : Nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái xuất nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích thu lợi nhuận. Theo khoản 2 điều 28, chương 2 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng háo được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” Quy trình nhập khẩu là một quá trình bao gồm các bước phải thực hiện để mua hàng hóa từ nước ngoài vào trong nước. Mỗi bước là một mắc xích quan trọng trong quy trình. Điều đó đòi hỏi mỗi mắc xích phải thực hiện đúng công viêc và đạt được hiệu quả. 2. Chức năng, vai trò nhập khẩu a, Chức năng Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua việc mua bán và trao đổi hàng háo từ các nước. Khai thác được tiềm lực, thế mạnh về hàng hóa, khoa học công nghệ ... từ các nước trên thế giới để từ đó áp dụng vào trong nước, giúp thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu dùng trong nước. Thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các nước , mở cửa rộng thị trường. Tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển như dịch vụ, thông tin liên lạc, tín dụng quốc tế, vận tải... b, Vai trò Đối với nền kinh tế trong nước Nhập khẩu hang hóa làm đa dạng hóa sản phẩm, chủng loại hàng hóa mang đến cho người tiêu dùng nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Nhập khẩu hàng hóa cũng để bổ sung cho việc thiếu hụt mặt hàng trong nước do không cung ứng kịp thời. Nhập khẩu thiết bị máy móc, phụ tùng,linh kiện, áp dụng kĩ thuật và công nghệ tiên tiến từ các nước trên thế giới giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất sản phẩm làm giảm bớt được thời gian, công sức. Người lao động có cơ hội được nâng cao kĩ năng, tay nghề. Đối với nền kinh tế thế giới Thông qua việc nhập khẩu hàng hóa sẽ kích thích sản xuất và tiêu thụ quốc nội phát triển. Khối lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ lớn sẽ thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm , nâng cao đời sống người dân. Đối với các nước có nền kinh tế sản xuát lạc hậu , nhập khẩu chính là cơ hội để học tập và nâng cao trình độ kỹ thuật giúp cho sự nghiệp Công nghiệp hóa Hiện đại hóa. Hoạt động nhập khẩu giúp mở rộng mối quan hệ giữa các nước trong và ngoài khu vực, đồng thời cũng giúp các ngành liên quan phát triển như : dịch vụ, bảo hiểm, vận tải... Đối với doanh nghiệp Thông qua hoạt động nhập khẩu các doanh nghiệp phải đổi mới các cải tiến công nghệ chất lượng, dịch vụ sản phẩm tăng cường cạnh tranh của sản phẩm nội địa.Qua đó hiệu quả sản xuất được nâng cao, người lao động tìm được việc làm, đời sống ổn định. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết giữa các chủ thể trong và ngoài nước một cách tự giác , xuất phát từ lợi ích của hai bên tạo ra sức mạnh chủ thể trong doanh nghiệp một cách thiết thực. Làm tăng thế lực và uy tín của công ty cả ở thị trường trong nước và ngoài nước và thị trường quốc tế. Lợi nhuận do kinh doanh đem lại các lĩnh vực kinh doanh cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội cải thiện và phát triển mối quan hệ trong kinh doanh. 3. Quy trình: 3.1 Xin giấy phép nhập khẩu Là khâu quan trọng nhất về mặt pháp lý để tiến hành các khâu kế tiếp trong quá trình nhập khẩu hàng hóa. Với mỗi mặt hàng cụ thể khác nhau, ở từng thời điểm cụ thể sẽ phải tuân theo những quy định cụ thể của Nhà nướccơ quan về giấy phép thủ tục Nhập khẩu. Lưu ý về một số quy định về hàng cấm xuất, nhập khẩu, Hàng hóa xuất, nhập khẩu theo quy định giấy phép của Bộ Công Thương và các Bộ quản lí chuyên nghành... quy định tại các điều 511,NDD122006NĐCP và các phụ lục nghị định. 3.2 Giấy báo hàng đến và chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu Trước khi hàng về Việt Nam các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ nhận được giấy báo hàng đến. Giấy báo hàng đến này sẽ thông báo đầy đủ chi tiết lô hàng, thời gian hàng về đến nơi, địa điểm nhận hàng, cước phí phải trả. Sau đó bên nhập khẩu cần chuẩn bị hồ sơ hải quan : Hàng hóa nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng . 3.3 Thuê phương tiện vận tải Nếu hợp đồng xuất nhập khẩu được qui định kí kết theo điều kiện C và D bao gồm CFR,CIF,CPT,CIP,DES,DEQ,DDP thì người xuất khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải.Còn nếu điều kiện cơ sở giao hàng thuộc nhóm E và F bao gồm EXW,FCA,FAS,FOB thì người nhập khẩu phải tiến hành thuê phương tiện. Phương tiện vận tải quốc tế: phương tiện vận tải đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường ống,...Tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể mà quyết định sử dụng loại phương tiện nào hợp lí và đạt hiệu quả. Thông thường trong các hợp đồng xuất nhập khẩu đã quy định loại phương tiện(đường biển , đường sắt,..) Khi thuê phương tiện vận tải người quản trị phải quyết định loại phương tiện thế nào, hình thức thuê , thuê hãng nào, thời điểm thuê.. a, Những căn cứ để thuê phương tiện vận tải Căn cứ vào hợp đồng thương mại quốc tế như điều kiện giao hàng,những quy định về đặc điểm của phương tiện vận tải, quy định về bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ.. Căn cứ vào khối lượng hàng hóa, đặc điểm hàng hóa:Khi thuê phương tiện vận tải phải căn cứ vào khối lượng hàng hóa để tối ưu hóa tài trọng của phương tiện, từ đó tối ưu hóa được chi phí và phải căn cứ vào đặc điểm của hàng hóa để lựa chọn phương tiện vận tải đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển Căn cứ vào điều kiện vận tải: Hàng rời, hàng đóng trong container, là hàng hóa thông dụng hay đặc biệt, vận chuyển trên tuyến đường nào, chuyên chở một chuyến hay nhiều chuyến. b,Tổ chức thuê phương tiện vận tải Phương thức thuê tàu chợ : hay còn gọi là lưu cước tàu chợ là người chủ hàng thông uqa môi giới hoặc tự mình đứng ra yêu cầu chủ tàu giành cho mình thuê một phần chiếc tàu để chở hàng từ cảng này qua cảng khác Tàu chạy theo hành trình và thời gian xác định, cước phí được quy định trước Qúa trình giao dịch thuê tàu đa phần tuân thủ theo quy chế của tàu chợ Hiện nay hệ thống tàu chợ rộng khắp trong khu vực và thế giới, đa phần là tàu chở container rất thuận lợi doanh nghiệp quá trình chuyên chở, nhất là chuyên chở các lô hàng nhỏ Tàu chở chịu trách nhiệm bốc hàng dỡ hàng, nhưng cước phí tàu chợ thường cao hơn cước phí thuê tầu chuyến và định hạn Chủ tàu đồng thời là người chuyên chở. Quan hệ giữa người chuyên chở và chủ hàng được điều chỉnh theo vận đơn đường biển Phương thức thuê tàu chuyến: Người chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ một hay một vài cảng này đến nột hay cảng khác.Mối quan hệ được điều chỉnh giữa người chủ tàu và người thuê tàu được điều chỉnh bằng văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu chuyến Đặc điểm: Hàng hóa thường xuyên chở đầy tàu thường dùng chuyên chở hàng có khối lượng lớn Tính linh hoạt cao có thể chọn hành trình và thời gian theo sự thỏa thuận của cả hai bên Gía cước rẻ hơn tàu chợ, nhưng nghiệp vụ phưc tạp, đòi hỏi người đi thuê phải giỏi và nắm vững các thông tin liên quan Hàng được chuyên chở nhanh vì tàu không phải dừng lại tại các cảng dọc đường. Thường sử dụng BL theo hợp đồng tàu chuyến Nghiên cứu các hãng tàu trên các nội dung: Chất lượng tàu, chất lượng và điều kiện phục vụ, mức độ đáp ứng nhu cầu về vận tải, giá cước, uy tín... để lựa chọn những hãng tàu có tiềm năng nhất. Đàm phán và kí kết hợp đồng thuê tàu với hãng tàu