1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích rào cản kỹ thuật đối với hàng xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu eu

30 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 661,74 KB

Nội dung

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..4PHẦN I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT……....6I. Khái niệm về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế………………...…….6II. Phân loại hàng rào kỹ thuật………………………………………………….......61. Quy chuẩn kỹ thuật(technical regulations)………………………………...…….62. Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards)……………………………….....…....73. Quy trình đánh giá sự phù hợp của 1 loại hàng hóa với các quy địnhtiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure)……………………………………..7III. Vai trò của hàng rào kỹ thuật…………………………………………………71. Đối với quốc gia nhập khẩu……………………………………………………72. Đối với doanh nghiệp nội địa (tại nước nhập khẩu)……………………...……8PHẦN II. THỊ TRƯỜNG EU VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN SANG EU CỦA VIỆT NAM……………………………………..9I. Thị trường EU………………………………………………………………….91. Đặc điểm của thị trường EU……………………………………………....…..91.1. Tập quán, thị hiếu của người tiêu dùng và kênh phân phối………………..91.2. Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của EU………………………………101.3. Tình hình nhập khẩu của EU trong những năm gần đây………………112. Hàng rào kỹ thuật EU đặt ra đối với nhóm hàng thủy sản……………………132.1. Yêu cầu cao về vệ sinh an toàn……………………………………………132.2. Bảo vệ môi trường, nguồn lợi tự nhiên……………………………………142.3. Chất lượng hàng hóa………………………………………………………..142.4. Quản lý thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi……………....………………….142.5. Quy định nhãn dán…………………………………………………………142.6. Độc tố và chất gây ô nhiễm trong các sản phẩm thủy sản…………………152.7. Quy định về giám sát………………………………………………………..15II. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam……………………………….161. Tổng quan về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam…………………………….162. Thực trạng xuất khẩu thủy sản sang EU……………………………………..23PHẦN III. GIẢI PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG ĐỀ XUẤT VƯỢT HÀNG RÀO KỸ THUẬT CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI NHÓM HÀNG THỦY SẢN SANG EU………………………………………………………………………………291. Đối với các nhà chế biến và xuất khẩu của Việt Nam………………………….292. Đối với những người hoạch định chính sách và các cơ quan hữu quan………29KẾT LUẬN…………………………………………………………………….31BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM…………………32LỜI MỞ ĐẦUHội nhập kinh tế đem đến rất nhiều cơ hội cho các quốc gia khi xuất khẩu bởi một số rào cản được dỡ bỏ theo hiệp định thương mại được ký kết giữa các quốc gia thành viên, giúp cho việc tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, thông tin được cung cấp đầy đủ hơn. Việt Nam cũng có được được những cơ hội đó khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới và trở thành thành viên của WTO, APEC...Tuy nhiên để bảo vệ thị trường, các quốc gia đã dựng ra một loại rào cản mới phức tạp và khó vượt qua hơn. Đó là rào cản kỹ thuật.Ở Việt Nam, đây là một thách thức đối với các doanh nghiệp bởi trình độ kỹ thuật ở nước ta còn thấp và các doanh nghiệp chưa ý thức được tầm quan trọng của các rào cản đó. Do đó, Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu các mặt hàng đặc biệt mặt hàng thủy sản sang thị trường EU – thị trường sử dụng những rào cản kỹ thuật.Thị trường EU được coi là thị trường tiềm năng với sức tiêu thụ khá lớn đối với các mặt hàng. Mặt hàng thủy sản cũng không ngoại lệ. Trong những năm gần đây Việt Nam đang cố gắng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Châu Âu. Tuy nhiên mặt hàng này đang vấp phải những rào cản rất lớn về kỹ thuật. Tiến trình tự do hóa thương mại được tăng tốc bằng các hàng rào phi thuế quan sẽ được bãi bỏ và các hàng rào thuế quan sẽ được cắt giảm. Tuy nhiên các nhà xuất khẩu không thể dễ dàng xâm nhập thị trường EU do những yêu cầu thị trường trong các khía cạnh về an toàn, sức khỏe chất lượng và các vấn đề về môi trường và xã hội. Việc áp dụng rào cản kỹ thuật là tích cực nếu nó giúp cho người tiêu dùng và mang lại những sản phẩm an toàn và chất lượng. Tuy nhiên ngày nay với sự tiến bộ khoa học công nghệ và kỹ thuật, các nước lại sử dụng rào cản kỹ thuật như một vũ khí bí mật để bảo hộ mậu dịch.Vậy rào cản kỹ thuật là gì? Nó tác động đến tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU như thế nào? Và Việt Nam cần làm gì để vượt qua rào cản đó? Chúng ta sẽ làm rõ vấn đề này trong đề tài: “Phân tích vượt rào cản kỹ thuật đối với nhóm hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU” được trình bày dưới đây.Mục đích nghiên cứuNghiên cứu tổng quan về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và những tác động của nó đến việc xuất mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU, rút ra những lợi thế cũng như những hạn chế để từ đó đưa ra những phương hướng và giải pháp để vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng thủy sản Việt Nam khi muốn thâm nhập thị trường EU.Đối tượng và phạm vi nghiên cứuTập trung nghiên cứu tình hình áp dụng rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng thủy sản nhập vào EU và giải pháp của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian gần đây và xu hướng phát triển ngành trong thời gian sắp tới.Phương pháp nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu chủ yếu là tổng hợp và phân tích thông tin từ giáo trình, sách báo, tạp chí và tham khảo thông qua các website. Bên cạnh đó còn có nghiên cứu theo phương pháp thống kê số liệu xuất nhập khẩu, so sánh các yêu cầu đối với hàng thủy sản; từ đó tổng hợp, phân tích và đánh giá những ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật đối với hàng thủy sản Việt Nam ở thị trường EU.PHẦN I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬTI. Khái niệm về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tếTrong thương mại quốc tế, rào cản kỹ thuật đối với thương mại thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc quá trình đánh giá phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn ( quy chuẩn kĩ thuật đó gọi chung là các biện pháp kĩ thuật – biện pháp TBT )Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh... Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu.Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể sử dụng vì mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hóa nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu, do đó chúng được gọi là nhũng rào cản kĩ thuật đối với thương mại.II. Phân loại hàng rào kỹ thuật1. Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations):Là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp dụng bắt buộc ( nghĩa là các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ). Bao gồm những quy định về đặc tính của sản phẩm hoặc quy trình và các phương pháp sản xuất chế biến sản phẩm có ảnh hưởng tới đặc tính của sản phẩm, bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan riêng đến thuật ngữ chuyên môn, các biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc ghi nhãn, được áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất. Các quy định kỹthuật mang tính pháp lý và việc tuân thủ là bắt buộc.Điển hình: + Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các các doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước trên thế giới;+ Chủng loại sản phẩm chịu sự chi phối của các chỉ thị có liên quan đến “cách tiếp cận mới với hệ thống hài hoà kỹ thuật” phải có nhãn CE mới được phép bán trên thịtrường EU. 2. Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards): Là tài liệu, các yêu cầu kỹ thuật do các tổ chức được công nhận có thẩm quyền ban hành. Đó là các quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính của sản phẩm; các quy trình và phương pháp sản xuất sản phẩm đó, tuy nhiên việc thực thi là không bắt buộc. Nó cũng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan đến một trong các yếu tố như: thuật ngữ chuyên môn, biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc ghi nhãn, được áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất. Điển hình: + Hàng thuỷ sản nhập khẩu vào EU phải đáp ứng các tiêu chuẩn về lượng nitơ dưới dạng ammoniac và độ PH trong 1 gam sản phẩm. + Một số loại rau quả và hạt muốn xuất sang Mỹ thì phải đáp ứng các quy định của Mỹ về phẩm cấp, kích thước, chất lượng và độ chín. 3. Quy trình đánh giá sự phù hợp của 1 loại hàng hóa với các quy địnhtiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure): Là bất cứ thủ tục nào áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp, để xác định xem các yêu cầu có liên quan trong các qui định kỹthuật hoặc tiêu chuẩn có được thực hiện hay không.Các thủ tục này bao gồm các thủ tục về chọn mẫu, thử nghiệm và kiểm tra, đánh giá, thẩm định và đảm bảo phù hợp; đăng ký, công nhận và chấp nhận hoặc là sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên. III. Vai trò của hàng rào kĩ thuật1. Đối với quốc gia nhập khẩu:Với việc đưa ra các rào cản kỹ thuật, quốc gia nhập khẩu sẽ đạt được một số lợi ích sau đây: Đưa ra rào cản kỹthuật với các biện pháp bảo vệ sự an toàn và sức khỏe con người. Các biện pháp bảo vệ sự sống sức khỏe của động vật và thực vật giúp bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm. Mỗi quốc gia có thể nghiên cứu và đưa vào áp dụng ngay các biện pháp để bảo vệ các loài sinh vật nguy hiểm, hoặc để bảo vệ các loài cây quý hiếm. Các biện pháp bảo vệ môi trường: Hiện nay vấn đề về môi trường đang được các nước công nghiệp ngày một quan tâm hơn liên quan đến phế thải và yêu cầu cần tái chế, điều này dẫn đến việc tăng chi phí của các nhà sản xuất. Các biện pháp khác: Các quy định để bảo vệ công chúng, người tiêu dùng hoặc để cung cấp dữ liệu phục vụ cho việc kiểm soát chất lượng, như các thông số ghi trên nhãn mác sản phẩm, các quy định về chất lượng của sản phẩm khi đưa ra thị trường sẽ giúp các cơ quan kiểm soát được rõ rang hơn khi hàng hóa nhập khẩu thông quan.2. Đối với doanh nghiệp nội địa( tại nước nhập khẩu):Với việc quốc gia đưa ra những rào cản kỹ thuật, doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi từ việc bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệhàng hóa của chính quốc gia đó sản xuất ra trước sự cạnh tranh khốc liệt của các loại hàng ngoại nhập với đa dạng mẫu mã, chủng loại và giá cả,…Việc từng bước tiếp cận và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cũng tạo cho các doanh nghiệp nội địa sức ép phải cải tiến, nâng cao trình độ quản lý, công nghệ, tăng cường khả năng tiếp cận thịtrường mới cho sản phẩm công nghiệp…

Ngày đăng: 02/01/2022, 09:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 200 5- 2017 - Phân tích rào cản kỹ thuật đối với hàng xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu eu
Hình 1 Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 200 5- 2017 (Trang 16)
Hình 2. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2016 - Phân tích rào cản kỹ thuật đối với hàng xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu eu
Hình 2. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2016 (Trang 17)
Hình 3. Thịtrường xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2011-2016 - Phân tích rào cản kỹ thuật đối với hàng xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu eu
Hình 3. Thịtrường xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2011-2016 (Trang 17)
Hình 4: Diễn biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam theo tháng trong năm 2017 - Phân tích rào cản kỹ thuật đối với hàng xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu eu
Hình 4 Diễn biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam theo tháng trong năm 2017 (Trang 19)
Hình 5: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2017- 2018 - Phân tích rào cản kỹ thuật đối với hàng xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu eu
Hình 5 Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2017- 2018 (Trang 20)
Hình 6: Xuất khẩu hải sản sang EU từ 11/2017 đến 07/2018 - Phân tích rào cản kỹ thuật đối với hàng xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu eu
Hình 6 Xuất khẩu hải sản sang EU từ 11/2017 đến 07/2018 (Trang 24)
Hình 7: Tình hình xuất khẩu hai sản sang EU - Phân tích rào cản kỹ thuật đối với hàng xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường châu âu eu
Hình 7 Tình hình xuất khẩu hai sản sang EU (Trang 25)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w