1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp đề tài đổi mới sinh hoạt lớp

13 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 113,5 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp đề tài đổi mới sinh hoạt lớp Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt lớp

Trang 1

UBND HUYỆN CHÂU THÀNH HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG

BÁO CÁO

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Hồ sơ gồm có:

1 Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến

2 Bản mô tả sáng kiến

3 Biên bản thẩm định sáng kiến

4 Giấy chứng nhận

Họ và tên:

Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác:

Tên sáng kiến: “ Đổi mới phương pháp chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt lớp”.

NĂM HỌC 2021-2022

Trang 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng trường

Tôi tên dưới đây:

Stt Họ và

Tên

Ngày, tháng, năm sinh

Nơi công tác Chức

danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến

Giáo viên

Đại học

SP Sử 100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Đổi mới phương pháp chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt lớp”.

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm học 2017-2018

- Mô tả bản chất của sáng kiến: Thông qua hoạt động của giờ sinh hoạt lớp học sinh tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình để tuân thủ đúng nội quy của trường và lớp Giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được tâm tư nguyện vọng cũng như tình cảm của học sinh để từ đó có biện pháp uốn nắn phù hợp với từng đối tượng học sinh Các hoạt động bổ trợ trong giờ sinh hoạt lớp còn giúp bồi đắp kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Giúp học sinh phát triển nhân cách một cách đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực xã hội

- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng kế hoạch chung cho việc thực hiện các tiết sinh hoạt cho cả năm học, cần định hướng cho học sinh trong việc chuẩn bị về nội dung và cách thức nhằm phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh

- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:

Nội dung thực hiện Trước khi áp

dụng

Sau khi áp dụng So sánh tăng

giảm Kết quả bài khảo sát

học sinh yêu thích

tiết sinh hoạt lớp

21/34 = 62% 30/34 = 88,2% Tăng 26,2%

Trang 3

- Về kinh tế: Qua tiết sinh hoạt lớp, học sinh tự đánh giá cái đúng, cái sai và phân tích, giải thích những vấn đề được đưa ra từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân

- Về xã hội: Tạo sự hứng thú, tích cực cho học sinh trong giờ học.Tạo sự gần gũi cởi mở giữa giáo viên và học sinh Nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập của học sinh

- Về môi trường: Tạo không khí sôi nổi, thân thiện trong giờ sinh hoạt lớp, học sinh tích cực

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

.: Ngày tháng năm

2021

Người nộp đơn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số:

1.Tên sáng kiến:“ Đổi mới phương pháp chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt

lớp”.

2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giáo dục

3 Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1 Tình trạng giải pháp đã biết:

- Giờ sinh hoạt lớp là một hoạt động giáo dục tập thể cao, giúp học sinh phát triển nhân cách một cách đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực xã hội Thông qua hoạt động của giờ sinh hoạt lớp học sinh tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình để tuân thủ đúng nội quy của trường và lớp

- Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy hầu hết những giờ sinh hoạt lớp chỉ mang tính hình thức Nội dung giờ sinh hoạt lớp khô cứng lặp đi lặp lại bao gồm nhận xét hoạt động tuần vừa qua, phê bình những học sinh mắc khuyết điểm, đưa ra hình thức kỉ luật, thông báo các kế hoạch của nhà trường hoặc của đoàn đội Các hoạt động này chỉ chiếm khoảng một nửa thời gian của tiết sinh hoạt Một số giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em Từ đó học sinh rất sợ giờ sinh hoạt lớp bởi đây là lúc các

em bị phê bình khiển trách, dẫn tới học sinh không thích giờ sinh hoạt lớp

3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

Trang 4

3.2.1 Mục đích của giải pháp

Nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo con người phát triển một cách toàn diện Ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức đầy đủ, chính xác theo qui định của chương trình thì người giáo viên còn phải quan tâm, giúp đỡ các em từng bước hình thành, điều chỉnh, hoàn thiện những hành vi đạo đức phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi Các hoạt động bổ trợ trong giờ sinh hoạt lớp còn giúp bồi đắp kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh

3.2.2 Nội dung của giải pháp.

* Tính mới, tính sáng tạo

Tổ chức giờ sinh hoạt lớp vừa đảm bảo theo yêu cầu của một tiết dạy thông thường, vừa mang đặc thù riêng, với nội dung đa dạng sẽ tạo không khí nhẹ nhàng, vui tươi, thoải mái trong giờ sinh hoạt lớp Hình thành những kĩ năng sống cho học sinh kĩ năng giao tiếp, tham gia các hoạt động tập thể, rèn luyện tinh thần

tự quản, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và mạnh dạn để từ đó các em từ

đó bồi dưỡng cho các em ý thức xây dựng môi trường sống thân thiện trong lớp học, trường học, ở gia đình và xã hội

* Nội dung:

- Các nguyên tắc chung của tiết sinh hoạt lớp:

Bám sát mục tiêu giáo dục, nhất là giáo dục đạo đức và rèn kĩ năng sống và phát huy tính tích cực của học sinh Cách thức sinh hoạt phải phù hợp với tâm lí, lứa tuổi và chú trọng quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh

Phát huy thế mạnh của nhóm, tổ

Đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện tổ chức

Đầu tư thật kỹ cho khâu chuẩn bị trước của cả giáo viên lẫn học sinh

- Nội dung tổ chức giờ sinh hoạt lớp:

Tổng kết và đánh giá hoạt động trong tuần

Người điều khiển lớp là lớp trưởng Theo trình tự, các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi thi đua của từng thành viên và cả tổ trong tuần

Lớp trưởng cho các bạn đóng góp ý kiến về các hoạt động của lớp: Phản ánh đúng sai trong quá trình theo dõi của các tổ; những trường hợp sai phạm chưa được báo cáo, các cá nhân cần tuyên dương…

Cuối cùng, lớp trưởng tổng kết Nội dung tổng kết cần nêu rõ những mặt nổi bật và những khiếm khuyết của tập thể, cá nhân trong lớp Cuối cùng, đề xuất tuyên dương cá nhân điển hình của lớp cũng như đề xuất phê bình cá nhân vi phạm với giáo viên chủ nhiệm

Xây dựng kế hoạch tuần học tiếp theo.

Ở nội dung này, dựa trên sự định hướng trước của giáo viên chủ nhiệm, nhiệm vụ đặt ra của nhà trường và đoàn trường, mục tiêu thi đua rèn luyện, lớp

Trang 5

trưởng phác thảo kế hoạch thực hiện bao gồm: Nhiệm vụ phải thực hiện, mục tiêu phấn đấu đạt Tập thể lớp trao đổi và đi đến phương án thực hiện

Kết thúc hoạt động này, lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến

Giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét, đánh giá

Giáo viên chủ nhiệm đánh giá góp ý phương pháp làm việc của cán bộ lớp, uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp; tuyên dương, động viên kịp thời các học sinh đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần; phê bình nhẹ nhàng nhưng cương quyết những cá nhân sai phạm, lơ là trong học tập và thiếu tính thần trách nhiệm với tập thể Phát hiện và ngăn chặn kịp thời hiện tượng học sinh cá biệt

Sinh hoạt theo chủ đề

Nội dung này làm phong phú, sinh động giờ sinh hoạt cho nên có thể kéo dài khoảng 30 phút Hình thức sinh hoạt cũng đa dạng, có thể là thi văn nghệ giữa các tổ, chơi trò chơi, đố vui khoa học hay sưu tầm hình ảnh tuyên truyền sự kiện xảy ra có nội dung gắn với các hoạt động chủ điểm tháng, các ngày kỉ niệm lớn, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra ở địa phương, trong nước… Khi thảo luận chuyên đề cần lưu ý: Vấn đề cần thảo luận phải phù hợp với hứng thú, nhu cầu và trình độ nhận thức chung của học sinh, có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau; phải luận lợi, an toàn, thoải mái để tất cả học sinh đều có

cơ hội bày tỏ những ý kiến, quan điểm của mình

Ví dụ:

Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về môi trường thông qua trò chơi: "Người gác rừng" Giáo viên chuẩn bị 55 viên kẹo ( 20 viên có bọc màu đỏ tượng trưng cho cây gỗ, 15 cái màu xanh tượng trưng cho động vật sống trong rừng, 10 cái màu vàng tượng trưng cho cây dược liệu, 10 cái màu tím tượng trưng cho các loại lâm sản khác) Phù hiệu tên ( Cán bộ kiểm lâm, người khai thác gỗ, dân bản xứ)

Sắp xếp lại bàn ghế trong phòng học để có không gian chơi, kê một cái bàn ở giữa lớp trên bàn xếp nhiều đống kẹo thao màu sắc

Phân công học sinh đóng vai: Cán bộ kiểm lâm 3 học sinh, thợ săn 2 học sinh, người khai thác gỗ 2 học sinh, dân bản xứ 3 học sinh Cán bộ kiểm lâm 3 học sinh có nhiệm vụ giữ các đống kẹo trên bàn, không cho ai lấy Các học sinh đóng các vai khác tìm cách lấy kẹo càng nhiều càng tốt trong khoảng thời gian 5 phút thì rừng lại

Sau khi tham gia tró chơi xong, học sinh trở về vị trí ngồi và cả lớp tiến hành thảo luận những câu hỏi do giáo viên đưa ra:

+ Những người kiểm lâm có thể giữ được toàn bộ số kẹo trên bàn không? + Có bao nhiêu đối tượng muốn lấy kẹo trên bàn? Lấy được bao nhiêu cái kẹo?

+ Để bảo vệ đống kẹo, những người kiểm lâm cần có sự hỗ trợ của những ai? + Bảo vệ rừng là trách nhiệm của ai?

Trang 6

+ Bản thân em sẽ làm gì để bảo vệ rừng?

Thông qua việc trực tiếp tham gia trò chơi và thảo luận cả lớp để giải đáp những câu hỏi đặt ra học sinh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của bảo vệ rừng và trách nhiệm của toàn xã hội trong việc bảo vệ rừng Học sinh thể hiện được quan điểm cá nhân qua việc đưa ra ý kiến, từ đó có thái độ và hành động đúng đắn trong bảo vệ môi trường bên cạnh đó, giúp học sinh có cơ hội để luyện tập, hình thành cho bản thân nhiều kĩ năng sống cần thiết

3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp: Đã được áp dụng và nhân rộng có hiệu

quả ở học sinh lớp 7 của trường

3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:

Qua thời gian áp dụng đã thu được hiệu quả ở các mặt như sau:

Nội dung thực hiện Trước khi áp

dụng

Sau khi áp dụng So sánh tăng

giảm Kết quả bài khảo sát

học sinh yêu thích

tiết sinh hoạt lớp

21/34 = 62% 30/34 = 88,2% Tăng 26,2%

- Về kinh tế: Qua tiết sinh hoạt lớp, học sinh tự đánh giá cái đúng, cái sai và phân tích, giải thích những vấn đề được đưa ra từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân

- Về xã hội: Tạo sự hứng thú, tích cực cho học sinh trong giờ học.Tạo sự gần gũi cởi mở giữa giáo viên và học sinh Nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập của học sinh

- Về môi trường: Tạo không khí sôi nổi, thân thiện trong giờ sinh hoạt lớp, học sinh tích cực

3.5 Tài liệu kèm theo: không

.: Ngày tháng năm 2021

Người mô tả

Nguyễn Thị Thủy

Trang 7

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HUYỆN CHÂU THÀNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: … /GCN-UBND Châu Thành, ngày … tháng năm 2021

GIẤY CHỨNG NHẬN SÁNG KIẾN

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH

CHỨNG NHẬN

- Bà: Nguyễn Thị Thủy

- Chức danh: Giáo viên hạng II

- Nơi làm việc: Trường

- Là tác giả của sáng kiến: Đổi mới phương pháp chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt lớp.

KT CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Trang 8

Tô Hà Giang

I Tóm tắt nội dung sáng kiến gồm những nội dung cơ bản sau:

- Tính mới, tính sáng tạo: Tổ chức giờ sinh hoạt lớp vừa đảm bảo theo yêu cầu

của một tiết dạy thông thường, vừa mang đặc thù riêng, với nội dung đa dạng sẽ tạo không khí nhẹ nhàng, vui tươi, thoải mái Hình thành những kĩ năng sống cho học sinh, kĩ năng giao tiếp, tham gia các hoạt động tập thể, rèn luyện tinh thần tự quản, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và mạnh dạn để từ đó các em từ đó bồi dưỡng cho các em ý thức xây dựng môi trường sống thân thiện trong lớp học, trường học, ở gia đình và xã hội

- Các bước thực hiện: Nội dung tổ chức giờ sinh hoạt lớp

+ Tổng kết và đánh giá hoạt động trong tuần

+ Xây dựng kế hoạch tuần học tiếp theo

+ Giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét, đánh giá

+ Sinh hoạt theo chủ đề

Nội dung này làm phong phú, sinh động giờ sinh hoạt cho nên có thể kéo dài khoảng 30 phút Hình thức sinh hoạt cũng đa dạng, có thể là thi văn nghệ giữa

Trang 9

các tổ, chơi trò chơi, đố vui khoa học hay sưu tầm hình ảnh tuyên truyền sự kiện xảy ra có nội dung gắn với các hoạt động chủ điểm tháng, các ngày kỉ niệm lớn, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra ở địa phương, trong nước… Khi thảo luận chuyên đề cần lưu ý: Vấn đề cần thảo luận phải phù hợp với hứng thú, nhu cầu và trình độ nhận thức chung của học sinh, có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau; phải luận lợi, an toàn, thoải mái để tất cả học sinh đều có cơ hội bày tỏ những ý kiến, quan điểm của mình

Ví dụ: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về môi trường thông qua trò chơi:

“Người gác rừng”

II Lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường thu được do áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này đã áp dụng có hiệu quả Trường , đã đạt

được kết quả như sau:

Nội dung thực hiện Trước khi áp

dụng

Sau khi áp dụng So sánh tăng

giảm Kết quả bài khảo sát

học sinh yêu thích

tiết sinh hoạt lớp

21/34 = 62% 30/34 = 88,2% Tăng 26,2%

- Về kinh tế: Qua tiết sinh hoạt lớp, học sinh tự đánh giá cái đúng, cái sai và phân tích, giải thích những vấn đề được đưa ra từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân

- Về xã hội: Tạo sự hứng thú, tích cực cho học sinh trong giờ học.Tạo sự gần gũi cởi mở giữa giáo viên và học sinh Nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập của học sinh

- Về môi trường: Tạo không khí sôi nổi, thân thiện trong giờ sinh hoạt lớp, học sinh tích cực

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tên GV thi: Nguyễn Thị Thủy CN

lớp:6/4

Tên mẩu chuyện: Chiếc máy tính

thất lạc

, ngày … tháng

… năm 2021

Trang 10

1 Lời dẫn: Nghề giáo ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ với học trò Tôi

đã có hơn 10 năm công tác trong ngành giáo dục, quãng thời gian đó giúp tôi rút được nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, đặc biệt là trong công tác chủ nhiệm lớp

2 Nội dung mẩu chuyện: Năm học 2004 - 2005, tôi được phân công giảng

dạy môn Địa 7 và chủ nhiệm lớp 7/6, học sinh học khá sôi nổi, nhưng vẫn có học sinh cá biệt Vì vậy, bên cạnh dạy kiến thức, công tác giáo dục đạo đức cho các

em cũng hết sức quan trọng Hôm đó là ngày thứ sáu, sau giờ ra chơi tiết 4, tôi vào lớp để sinh hoạt lớp thì thấy cô học trò ngồi bàn đầu khóc nức nở Thấy tôi, học sinh trong lớp nhốn nháo Tôi ra hiệu cho lớp giữ trật tự, rồi mời lớp trưởng

kể lại sự việc Lớp trưởng đứng dậy nói: “Thưa cô, bạn Mỹ Tiên bị mất máy tính Casio rồi ạ!” Tôi lại gần rồi nhẹ nhàng nói: “Em thử tìm kỹ lần nữa xem sao?”

Cô bé buồn bã nói: “Em đã tìm đi tìm lại nhiều lần mà chẳng thấy” Sinh hoạt lớp xong, tôi tiến hành điều tra sự việc Tôi hỏi: “Vừa rồi giờ ra chơi em nào ở trong lớp?” Một cánh tay dơ lên: “Thưa cô em thấy bạn Lan đứng gần bàn bạn Mỹ Tiên một lúc ạ!” Nhiều ánh mắt nhìn Lan làm cho em bối rối, Lan cúi mặt xuống bàn Tôi đến bên Lan, nhẹ nhàng nói: “Nếu đúng như lời bạn nói em hãy suy nghĩ lại,

cô và cả lớp sẽ tha lỗi cho em” Cô bé không nói gì, chỉ ôm mặt khóc “Các em ạ!

Cô đã thường xuyên nhắc nhở chúng ta, lấy đồ của bạn là thói xấu Nếu thích nó, các em chăm ngoan học tập, cô tin rằng bố mẹ sẽ mua cho các em Em nào trót dại lấy máy tính của bạn, hãy tự giác trả lại Có thể gặp riêng cô gửi lại cho bạn,

cô hứa sẽ tha lỗi và giữ bí mật nếu chúng ta biết sữa lỗi của mình Nếu các em không tự giác thì bắt buộc cô phải xét cặp từng em Các em có nhất trí không” Tất cả đều trả lời: “Chúng em đồng ý ạ”! Tôi trực tiếp xét cặp từng em và tìm kỹ dưới hộc bàn nhưng vẫn không tìm thấy, tôi nhìn từng nét mặt của các em để dò xét Tìm mãi không thấy cuối cùng tôi cho các em ra về

3 Kết thúc mẩu chuyện: Hôm sau, tôi đến trường sớm, đang đứng ở nhà

xe, thì thấy Hoàng, với vẻ mặt e ngại, nhỏ nhẹ nói: “Thưa cô, nếu được cô tha lỗi

em hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa” Trên tay Hoàng là máy tính Casio và bản

tự kiểm điểm Tôi rất ngạc nhiên, cậu học trò ngoan mà tôi hằng tin tưởng lại mắc phải lỗi lầm Tôi xoa đầu em và nói:“Em biết nhận lỗi thế là tốt Cô tin rằng sau lần vấp ngã này em sẽ trưởng thành hơn”.Tôi vào lớp, trao máy tính cho Mỹ Tiên, rồi đến bên nói Lan:“Cô và cả lớp thành thật xin lỗi đã làm em buồn và khó xử Các em ạ! Một bạn trong lớp ta đã lỡ dại lấy máy tính của bạn, như đã hứa cô xin được dấu tên Không cần biết bạn đó là ai, điều quan trọng là bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi lầm của mình Cô mong rằng từ nay lớp mình đoàn kết, yêu thương nhau hơn và đừng ai mắc sai lầm này nữa, các em có đồng ý không?” Cả lớp đồng thanh nói: “Chúng em đồng ý ạ!”

4 Kết quả đặc biệt mang lại cho công tác chủ nhiệm: Lúc đó vì nóng

vội tôi đã sử lý tình huống sư phạm chưa được khéo léo đã trách nhầm học sinh,

Ngày đăng: 29/12/2021, 05:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Hình thức khen thưởng đạt (ghi tối đa 3 HT) từ cao xuống: (photo minh chứng kèm) - Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp đề tài đổi mới sinh hoạt lớp
Hình th ức khen thưởng đạt (ghi tối đa 3 HT) từ cao xuống: (photo minh chứng kèm) (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w