sáng kiến kinh nghiệm:Giáo Viên chủ nhiệm

8 3.1K 68
sáng kiến kinh nghiệm:Giáo Viên chủ nhiệm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sáng Kiến Kinh Nghiệm: Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng tốt nền nếp học tập ĐỀ TÀI G I A Ù O V I E  N C H U Û N H I E Ä M VỚI VIỆC XÂY DỰNG TỐT NỀN NẾP LỚP HỌC __________ Người viết : Phạm Thò Mỹ Châu Nơi công tác :Trường THCS NGÔ QUYỀN Tổ Chuyên môn :Ngữ Văn Krông Buk 05/2008 Phạm Thò Mỹ Châu Trang1  Sáng Kiến Kinh Nghiệm Giáo Viên Chủ Nhiệm Với Việc Xây Dựng Tốt Nền Nếp Học Tập I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Việc giáo dục đạo đức phải nhằm hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu về nề nếp học. Nhưng rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách người công dân, người lao động trong tương lai. Chuẩn bò cho các em về các mặt đạo đức, trí tuệ để tiếp tục học lên trung học phổ thông hoặc đi vào cuộc sống lao động. Từ những mục đích giáo dục đạo đức, việc rèn luyện và xây dựng nề nếp lớp học cho học sinh là một trong những nhiệm vụ cơ bản mà người giáo viên chủ nhiệm không thể xem nhẹ hoặc bỏ qua. Vì giáo dục ở bậc THCS là nền tảng của hệ thống giáo dục, đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục và sự phát triển của học sinh, có ý nghóa lớn đối với chất lượng và hiệu quả đào tạo của bậc học tiếp theo. Bậc THCS là một bậc tương đối độc lập và hoàn chỉnh. Là một giáo viên chủ nhiệm, Tôi luôn luôn quan tâm và dành thời gian để rèn luyện nề nếp cho học sinh. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Giáo Viên Chủ Nhiệm Với Việc Xây Dựng Tốt Nền Nếp Lớp Học” II-ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 1- Đối tượng : Toàn bộ học sinh lớp 8A3 Trường THCS Ngô Quyền-Cư Bao-Krông Buk. 2- Phương pháp nghiên cứu: a)Phương pháp chính: -Điều tra tìm hiểu tình hình. b)Phương pháp hỗ trợ: -Trò chuyện, phỏng vấn, đọc sách, quan sát, nghiên cứu sản phẩm. III- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1/Trước Tiên Phải Tìm Hiểu Tâm Lý Học Sinh . a) Lí do : “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” đó là trên mặt trận quân sự. Còn trên mặt trận giáo dục thì sao? Mặt trận giáo dục là mặt trận không có đối thủ mà chỉ có đối tượng, nhưng người nhận lãnh trách nhiệm giáo dục không phải đơn giản, phải có tinh thần chòu đựng, quả cảm và đức hi sinh mới có thể đi đến kết quả, chẳng khác nào một chiến só trên trận tuyến, cho nên việc giáo dục có thể coi là một mặt trận và”chiến thắng” ở đây tức là đạt được mục đích của giáo dục. Chúng ta phải hiểu rõ các em thì việc giáo dục mới có hiệu quả. Vậy hiểu gì ở các em? Đó là hiểu tâm lí của các em. Trên phương diện quân sự, Nguyễn Mạnh Hùng Trang 2  Sáng Kiến Kinh Nghiệm Giáo Viên Chủ Nhiệm Với Việc Xây Dựng Tốt Nền Nếp Học Tập tìm hiểu tinh thần của đối phưông, tuy có khó nhưng chưa phải là khó lắm. Trên phương diện giáo dục, để hiểu được tâm lí của đối tượng mà mình giáo dục quả là muôn vàn khó khăn. Ta không thể xem nhẹ vấn đề “tâm lí ”vì: -Có hiểu tâm lí trẻ mới có thể đạt được mục đích giáo dục. -Hiểu tâm lí trẻ ta mới có phương pháp thích hợp để giáo dục, dạy các em được dể dàng, điều khiển các em có kết quả và tạo được tính tốt cho các em, loại trừ các tính xấu. -Đã hiểu tâm lí các em, chúng ta sẽ không còn chán nản khi gặp những khó khăn trong việc giáo dục. -Chúng ta giáo dục các em bằng tình thương thì “Càng hiểu lại càng thương”. b) Phương pháp -Nghiên cứu những kết quả mà các nhà khoa học, tâm lí học đã bỏ bao nhiêu thời gian để nghiên cứu. Phải nắm chắc những điều đo ùlàm kiến thức căn bản về tâm lí. -Tự mình quan sát trẻ trong công việc, trong cử chỉ, trong lời nói, trong khi vui chơi. -Gần gũi trò chuyện, tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của từng em. Chúng ta có nhiệt tình với các em bao nhiêu, dù có tha thiết với nhiệm vụ giáo dục của mình và thương các em đến mức độ nào đi chăng nữa nhưng chưa hiểu được tâm lí của các em thì rất khó đạt kết quả theo mong muốn. Nhiều ông cha giáo dục con cháu trong khuôn khổ cứng nhắc, không tìm hiểu tâm lí của con nên đã thất bại. Nhiều bà mẹ lại quá nuông chiều con nên con cái hoá ra hư hỏng bởi họ thiếu “tâm lí giáo dục”. 2/ Nghiên Cứu Qua Kinh Nghiệm Của Đồng Nghiệp Muốn chất lượng giáo dục được nâng cao toàn diện, Chúng ta không thể bỏ qua những việc nhỏ trong học tập. Dù việc nhỏ cũng đủ khiến cho việc chất lượng cần hết sức lưu ý về vấn đề xây dựng nề nếp tốt một lớp học. Trong những năm học qua. Qua kinh nghiệm của các đồng nghiệp có thâm niên. Tôi nhận thấy: Một lớp học tập tốt đạt kết quả cao thì nhất đònh nề nếp của lớp đó phải yêu cầu đảm bảo: Nghiêm Túc – Khoa Học – Trật Tự. Trên cơ sở đó phân tích đánh giá của từng đối tượng học sinh, giáo viên phải khen chê kòp thời, vừa động viên, vừa khuyến khích từng em một không thể lơ là nhất là đối với những học sinh yếu. Do đó, chúng ta tạo cho các em nguồn hưng phấn, sự say mê, nhạy cảm trong mọi ý thức tiềm năng để các em có ý thức thi đua giữa bạn với bạn, tổ với tổ, lớp với lớp. Nguyễn Mạnh Hùng Trang 3  Sáng Kiến Kinh Nghiệm Giáo Viên Chủ Nhiệm Với Việc Xây Dựng Tốt Nền Nếp Học Tập IV - THỰC TRẠNG Ngay từ đầu năm học tôi nhận dạy lớp 8A3. Quả thật tôi thấy rất băn khoăn khi thấy lớp mình nề nếp chưa được tốt mà theo tôi nghó nề nếp đó nhìn vào “chưa đạt yêu cầu”. Tôi thấy rất lo lắng khi thấy học sinh của mình như thế. Có một điều đối với phương pháp dạy, lấy học sinh làm trung tâm là không thể gò ép các em vào một khuôn khổ nhất đònh, cũng không thể để các em tự do quá đáng. Nhưng ở các em tiếp cận với phương pháp dạy mới thì rất hiếu động, nhạy cảm, lanh lẹ, thông minh. Nhưng quả thật cũng hơi khó xử khi thấy học sinh của mình chẳng có giờ ra chơi nào mà lại không xô đẩy , không đuổi nhau. Chẳng lẽ bắt buộc các em vào khuôn phép cứng nhắc nhất đònh. Nói đến giờ học, các em đã vào lớp rồi. Bất kỳ giờ văn hay toán hoặc các môn học khác, các em rất sôi nổi bàn tán cũng không hiểu vì lý do gì nữa mà các em lại “tự do đến như vậy” rồi đến việc đứng dậy trong lớp, bỏ chân lên ghế rất tuỳ tiện, nhiều em thường xun khơng đeo khăn qng đỏ, các em coi đó là chuyện bình thường như không?. Quả thật, nhìn vào một lớp học như thế chẳng đẹp mắt một tí nào. Và nhất là đối với giáo viên chúng ta cảm thấy rất khó chòu, nhìn cảnh tượng ấy tôi lại càng băn khoăn trăn trở, lo lắng. Tôi nghó muốn học tốt, chất lượng cao đạt hiệu quả tốt thì lớp học phải có nề nếp tốt chứ không thể để tình trạng này kéo dài mãi được. V- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : Trước tiên tôi đã chọn ra được đội ngũ cán bộ lớp có năng lực, uy tín, nhiệt tình với phong trào của lớp và của nhà trường bằng cách “mỗi học sinh tự lựa chọn 03 bạn có các phẩm chất như trên (năng lực, uy tín, nhiệt tình với phong trào của lớp và của nhà trường) viết vào 01 phiếu, qua đó, giáo viên chủ nhiệm tổng hợp và tìm ra đội ngũ cán bộ lớp. Tôi đã cho mỗi học sinh, mỗi tháng tự tay mình lên một chương trình hành động, một chủ đề thi đua mỗi chủ đề ấy đều mang một ý nghóa của nội dung. Ví dụ như: ‘Tiên học lễ, hậu học văn” “nói lời hay làm việc tốt” thi đua học tập tốt để trở thành cháu ngoan của Bác Hồ … Qua từng chủ đề ấy, tôi luôn luôn kiểm tra, nhắc nhở các em bằng cách cuối giờ sinh hoạt để mỗi tổ, mỗi học sinh tư kiểm điểm mình. Các tổ trưởng, cán bộ lớp đều có sổ theo dõi từng công việc cụ thể. Trong cuốn sổ theo dõi đó chia làm nhiều phần. Ví dụ : Đi học chuyên cần, thể dục nhanh đúng động tác, siêng năng phát biểu xây dựng bài Nguyễn Mạnh Hùng Trang 4  Sáng Kiến Kinh Nghiệm Giáo Viên Chủ Nhiệm Với Việc Xây Dựng Tốt Nền Nếp Học Tập đạt điểm 9, điểm 10; lễ phép với người lớn, đoàn kết với bạn bè… các phần công việc ấy đều nằm chung trong nề nếp. Cứ mỗi tuần, tôi đều đánh giá cho điểm và quy đònh số điểm ấy, tôi xếp loại A,B,C,D . Nếu trong tổ em nào đạt nhiều loại tốt thì được tuyên dương khuyến khích và tổ em đó được nhận Cờ xuất sắc. Còn các tổ nào chưa đạt được, thì tôi thường động viên để cho các em phấn đấu vươn lên không ngừng. Xây dựng cho các em trở thành con người toàn diện hơn là để cho các em có ý thức tự giác cao trong mọi lónh vực. Đó là xây dựng con người mới, con người làm việc một cách khoa học, đúng giờ giấc, nghiêm túc không thể lãng phí thời gian một cách vô ích dù đó là một phút mà thôi. Do đó các em làm việc rất nhanh chóng khẩn trương. Hễ nghe 3 tiếng trống trường điểm, nếu tổ em nào chậm hoặc hôm nay có bạn nào không ăn mặc đồng phục không tư cách của qui đònh nhà trường xin mời đứng để cho các tổ ghi vào sổ. Để qua đó nhắc các em tay bẩn như thế thì còn đâu vở sạch viết chữ đẹp. -Trong mỗi bàn, mỗi tổ đã giáo trách nhiệm cho những em có đạo đức tốt, học từ loại khá trở lên ngồi cạnh em yếu để kèm cặp, nhắc nhở bạn ghi chép từng chữ. Thấy đôi bạn nào cũng có nhiều cố gắng vươn lên rõ rệt, tôi tuyên dương kòp thời để cho các em thấy mình có khả năng tiến bộ lên chứ không thể để thua kém bạn. -Trong mỗi tiết học như tiết văn chẳng hạn để cho các em tiếp thu bài nhanh, xây dựng bài sôi nổi bằng cách theo dõi tổ để xem bạn nào chú ý giờ học nghiêm túc trong khi giáo viên đang dạy – Không những em khá giỏi nắm được bài mà các em trung bình và yếu cũng đều nắm chắc kiến thức. Để công bằng giữ các em. Tôi thường gọi các tổ rồi cho điểm giờ học của tổ. Nếu các em đó trả lời chưa đúng thì cho các em khác đại diện trả lời. -Từ vệc xếp hàng ra tập thể dục cũng vậy, để cho các em cán sự lớp theo dõi thường xuyên, nếu em nào chậm lập tức cán bộ lớp ghi vào sổ theo dõi ngay. Mọi công việc, cuối mỗi tuần tôi đều sơ kết đánh giá thật công bằng, chính xác. Làm công việc này giáo viên cần phải có thời gian tranh thủ và bám sát theo dõi tỉ mỉ từng công việc của các em làm. Từ mọi thông tin của nhà trường đề ra, tôi cho các em nắm bắt một cách kòp thời, nhanh chóng đạt hiệu quả cao qua mỗi phong trào thi đua. Ví dụ xây dựng quỹ nhân đạo tình thương, ủng hộ học sinh nghèo cho học sinh tự nguyện Nguyễn Mạnh Hùng Trang 5  Sáng Kiến Kinh Nghiệm Giáo Viên Chủ Nhiệm Với Việc Xây Dựng Tốt Nền Nếp Học Tập nhưng trước hết tôi cần giáo dục tư tưởng cho các em thấm nhuần cách sống nhân hậu, mình vì mọi người, mọi người vì mình. VI - KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC. Bằng những biện pháp trên tôi vừa áp dụng vừa đưa vào lớp. Tôi thấy rất hiệu nghiệm, lớp đã có sự chuyển biến rõ rệt, trước đây nền nếp của lớp rất yếu, kém thường xuyên đứng cuối trong bảng xếp hạng của trường… tuy nhiên sau khi thực hiện được những biện pháp trên lớp 8A3 đã vươn lên xếp thứ I,II toàn trường. tôi cảm thấy rất yên tâm và kết quả chất lượng học tập cũng như đạo đức của các em. Điều trước hết là các em cũng có sự thay đổi, có ý thức tự rèn mình, tự giác cao trong học tập: không quay cóp bài bạn, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. Xây dựng phong trào vở sạch chữ đẹp 100%. -Về văn thể mỹ: các em ăn mặc đúng đồng phục sạch đẹp có ý thức giữ gìn an toàn trật tự giao thông. -Hạnh kiểm: các em lễ phép, chào hỏi, kính trên nhường dưới, sống nhân hậu lá lành đùm lá rách, đoàn kết với bạn bè. Qua những việc tôi làm được ở học kỳ I các em đã đạt như sau: -Về học lực : Lớp đạt khá 6 em, TB và yếu không có. -Về đạo đức: Lớp đạt Tốt 30 em; khá: 19 TB và yếu không có VII -NHỮNG BÀI HỌC ĐƯC ĐÚC KẾT : 1-Qua những kết quả trên tôi nghó một lớp học tốt phải có nề nếp tốt đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, khoa học, trật tự. 2-Không những học tốt mà mọi nề nếp thi đua các em đều phải phấn đấu vươn lên không ngừng để đạt hiệu quả tốt. 3-Rèn luyện học sinh chuẩn mực có kiểm tra đánh giá chính xác, công bằng ở từng ngày, hàng tuần. 4-Tuyên dương kòp thời học sinh làm tốt, động viên nhắc nhở những em chưa tốt. 5-Giáo viên phải là tấm gương sáng, đánh giá đúng, công bằng, chuẩn mực mọi việc để từ đó giáo dục học sinh một cách toàn diện. Nguyễn Mạnh Hùng Trang 6  Sáng Kiến Kinh Nghiệm Giáo Viên Chủ Nhiệm Với Việc Xây Dựng Tốt Nền Nếp Học Tập VIII-KẾT LUẬN Chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo, phát huy nguồn lực con người là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân với đội ngũ cán bộ giáo dục là nòng cốt. Muốn giáo dục học sinh toàn diện thì đội ngũ quản lý giáo dục, tập thể giáo viên phải tự nâng mình lên ngang tầm của thời đại. Một đất nước tiến vào Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá theo nền kinh tế thò trường với đònh hướng Xã hội chủ nghóa nhất thiết phải có những con người năng động, sáng tạo, dám dấn thân vào mọi việc để hoàn thành tốt công tác của mình. “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Kết quả của giáo dục thâït khó nhìn thấy nhưng tôi tin rằng: được sự quan tâm giúp đỡ của quý cấp, chúng ta chăm lo giáo dục ngay từ đầu thì chắc chắn rằng nhân dân Việt Nam trong tương lai là những người vừa có “Đức”, vừa có “Tài”, có bản lónh, năng lực đứng lên lãnh đạo và xây dựng đất ngày càng giàu mạnh. Cư Bao, Ngày 2/5/2008 Người viết Nguyễn Mạnh Hùng Nguyễn Mạnh Hùng Trang 7  Sáng Kiến Kinh Nghiệm Giáo Viên Chủ Nhiệm Với Việc Xây Dựng Tốt Nền Nếp Học Tập Nguyễn Mạnh Hùng Trang 8  . Sáng Kiến Kinh Nghiệm: Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng tốt nền nếp học tập ĐỀ TÀI G I A Ù O V I E  N C H U. NGÔ QUYỀN Tổ Chuyên môn :Ngữ Văn Krông Buk 05/2008 Phạm Thò Mỹ Châu Trang1  Sáng Kiến Kinh Nghiệm Giáo Viên Chủ Nhiệm Với Việc Xây Dựng Tốt Nền Nếp Học Tập I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Việc giáo. hoàn chỉnh. Là một giáo viên chủ nhiệm, Tôi luôn luôn quan tâm và dành thời gian để rèn luyện nề nếp cho học sinh. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Giáo Viên Chủ Nhiệm Với Việc Xây Dựng

Ngày đăng: 01/07/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

  • VỚI VIỆC XÂY DỰNG TỐT NỀN NẾP LỚP HỌC

    • Nơi công tác :Trường THCS NGÔ QUYỀN

    • III- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    • Muốn chất lượng giáo dục được nâng cao toàn diện, Chúng ta không thể bỏ qua những việc nhỏ trong học tập. Dù việc nhỏ cũng đủ khiến cho việc chất lượng cần hết sức lưu ý về vấn đề xây dựng nề nếp tốt một lớp học.

      • IV - THỰC TRẠNG

        • Cư Bao, Ngày 2/5/2008

        • Nguyễn Mạnh Hùng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan