Thời điểm phòng bệnh Mang thai tuần 10 Mang thai tuần 12 Mang thai tuần 14
Từ bảng trên ta có thể thấy rằng kết quả phòng bệnh cho đàn lợn nái đạt kết quả cao. Vì sao lại đạt kết quả cao như vậy? Vì trại đã áp dụng đúng quy trình và thời gian sử dụng vắc xin đúng thời điểm để đàn lợn có thể sản xuất kịp kháng thể chống lại căn bệnh không cho xâm nhập vào cơ thể gây nên hậu quả nghiêm trọng.
4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản4.4.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản 4.4.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản Chỉ tiêu Tên bệnh Viêm tử cung Viêm vú Sót nhau Hội chứng khó đẻ
Kết quả bảng 4.7 cho thấy: trong tổng số 90 lợn nái chúng em theo dõi trong thời gian vừa qua, có 10 lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ (chiếm tỷ lệ 11,11%); có 5 lợn nái bị bệnh viêm vú (chiếm tỷ lệ 5,56%); có 2 lợn nái bị bệnh sót nhau (chiếm tỷ lệ 22,2%); có 24 lợn nái bị hội chứng khó đẻ (chiếm 26,76%)
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [3] lợn nái bị viêm tử cung chiếm 30 - 50%; theo kết quả công bố của Nguyễn Văn Thanh (2007) [11] lợn nái có tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ là 42,4%. Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [12] cho biết: tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái biến động từ 62,10 - 86,96 %. So
sánh với kết quả nghiên cứu của chúng em thì thấy rằng lợn nái trong trại Dương Văn Nguyên có tỷ lệ viêm tử cung thấp hơn. Điều này có thể giải thích là do trại áp dụng tốt quy trình vệ sinh thú y và lợn nái ở trại chủ yếu đẻ bình thường.
4.4.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản
Bảng 4.8: Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản
Tên
Tên thuốc bệnh
Viêm + Amoxi LA ap: 1 ml/10kg TT/ 1
ngày/1lần tử cung
+ Oxytocine: 2 ml/con
Viêm + Tiêm amoxi LA ap:
vú (1 ml/10kgTT). Sót + Oxytocin: 2ml/con + Amoxi LA: 1ml/10 kg TT nhau + Kết hợp thụt rửa Hội chứng + Tiêm Oxytocin(2ml/con) khó đẻ
Qua bảng 4.8: cho thấy kết quả điều trị bệnh viêm vú, sót nhau và hội chứng khó đẻ đạt tỉ lệ 100%, bệnh viêm tử cung đạt tỉ lệ 85%. Sau 3 ngày điều trị thì 7 nái bị viêm tử cung không còn có dịch viêm màu trắng chảy ra, nái ăn uống bình thường kết quả này do 1 số trường hợp nái quá già (nái đẻ lứa thứ 7) và bị viêm nhiều lần nên không chữa khỏi hoặc nái bị viêm lại sau quá trình
dùng để đẩy mủ và các chất khác trong tử cung sử dụng Oxytocin. Thuốc làm cơ tử cung co bóp đẩy các chất trong tử cung ra ngoài, sau đó tiến hành thụt rửa nhiều lần bằng nước muối loãng để làm sạch tử cung đồng thời tiêm Amox-LA 20 ml/con/ngày thuốc có tác dụng chống viêm. Kết quả điều trị khỏi 85% ; 5 nái bị viêm vú thì bầu vú sang ngày 4 bắt đầu ra sữa, không sốt và có thể cho lợn con bú vào ngày thứ 5. Có kết quả tốt như vậy là do phát hiện kịp thời, chẩn đoán nhanh qua triệu chứng, điều trị đúng phương pháp.
Qua chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con, em nhận thấy: để giảm tỷ lệ mắc bệnh chúng ta phải đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi, khi thời tiết nóng ta phải tăng quạt thông gió, bật giàn mát, đóng kín cửa tránh nhiệt độ bên ngoài ùa vào làm ảnh hưởng đến tiểu khí hậu trong chuồng nuôi, làm tăng nhiệt độ trong chuồng.
Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh. Ngoài ra việc lựa chọn được loại thuốc phù hợp sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao và giảm chi phí điều trị bệnh, từ đó giúp nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi.
4.5. Kết quả các công tác khác
Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản, lợn con theo mẹ và tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp, chúng tôi còn tham gia một số công việc như: đỡ đẻ cho lợn nái, thiến lợn đực, mài nanh, cắt đuôi, tiêm sắt lợn con, thử nái lên giống, phối giống...
Bên cạnh công tác liên quan đến chuyên môn tôi còn tham gia một số công việc khác trong trại như: vệ sinh dọn dẹp trong chuông nuôi và xung quanh trại, rắc vôi, phun sát trùng, trồng rau…
Bảng 4.9. Kết quả một số công tác khácSTT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Nhận xét bảng 4.9:
- Trực và đỡ đẻ cho lợn: Tôi đã tham gia đỡ đẻ 90 ca, các ca đều đạt về số lượng lợn con sơ sinh an toàn.
- Tiến hành mài nanh, cắt đuôi lợn con sau khi lợn đẻ 1 ngày.
+ Mài nanh: Bắt lợn con, kẹp và giữa 2 đùi, dùng ngón trỏ mở miệng lợn con và tiến hành mài. Chỉ mài phần răng nhọn, không mài quá sâu, răng mài xong phải phẳng không sắc nhọn.
+ Cắt đuôi: Bắt lợn, sử dụng kìm nhiệt đẻ cắt, xác định vị trí cắt đuôi sao cho phần đuôi còn lại dài khoảng 2,5 - 3 cm, sau khi cắt bôi sát trùng.
- Tiêm sắt và uống cầu trùng: Sau khi lợn con đẻ được 3 ngày. - Thiến lợn: Thiến sau đẻ 5 ngày.
nhiệt độ ổn định phù hợp với lợn con. Sau đẻ 4 - 5 ngày tuổi thì bắt đầu cho lợn tập ăn bằng thức ăn tập ăn cho lợn con. Chúng tôi đổ thức ăn vào máng chuyên dụng cho lợn ăn tự do suốt ngày đêm, mức cho ăn là 10g/con/ngày. Vệ sinh ô úm, máng ăn cho lợn con hàng ngày để đảm bảo vệ sinh.
- Phát hiện lợn nái động dục với các biểu hiện sau:
+ Lợn nái đứng yên khi bị đè lên lưng hoặc sự có mặt của đực giống. + Âm hộ sung huyết, sưng, mẩy, đỏ, sau đó chuyển sang trạng thái thâm, nhăn.
+ Dịch nhờn chảy ra từ âm hộ trong, loãng, không dính, sau đó chuyển sang trạng thái đặc và dính.
- Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái.
- Xuất bán lợn con: Lợn con thường được xuất vào buổi sáng sớm và chiều tối xuất vào giờ mát mẻ. sau đó tất cả lợn con đủ tiêu chuẩn sẽ được chuyển ra khu vực xuất, ở đây lợn con được cân, ghi chép số lượng và đưa lên xe tải để vận chuyển đi.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại lợn nái Dương Văn Nguyên, thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, chúng em có một số kết luận về trại như sau: - Trại thực hiện đúng quy trình các bước an toàn sinh học và phòng tránh các bệnh dịch có hiệu quả cao.
- Lợn nái của trại có tỷ lệ hiện tượng đẻ khó 26,67%, mắc bệnh viêm tử cung 11,11% viêm vú 5,56% sót nhau 2,22%.
- Phần lớn lợn nái của trại đẻ bình thường, số đẻ khó cần can thiệp bằng kích tố 22,67%.
- Tham gia vào quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn con và lợn mẹ của trại (cho lợn ăn, tắm chải cho lợn mẹ, dọn vệ sinh chuồng…) đạt hiệu quả cao và hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao.
- Kết qủa công tác tiêm phòng:
+ Tỷ lệ tiêm phòng với lợn nái: vắc xin E.coli là 100%; vắc xin dịch tả là 100%; vắc xin lở mồm long móng là 100%.
- Kết quả điều trị:
+ Sau khi điều trị 85% lợn nái đều khỏi bệnh viêm tử cung và 100% đều khỏi bệnhviêm vú.
5.2. Đề nghị
- Trại lợn cần tiếp tục thực hiện tốt quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc bệnh.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi phối lợn để giảm tỷ lệ lợn bị viêm tử cung, tỷ lệ đậu thai cao.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản ở lợn.
- Điều chỉnh quạt, dàn mát phù hợp theo mùa để điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng thích hợp, tránh để lợn con bị quá lạnh hoặc quá nóng.
- Cho công nhân trong trại tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi lợn để nâng cao hiểu biết về vấn đề chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ, từ đó nâng cao hiệu quả công việc.
- Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.
- Các cơ quan chức năng cấp cao của nhà nước tìm biện pháp đưa ngành chăn nuôi thoát khỏi tình trạng giá lợn bấp bênh để bà con yên tâm chăn nuôi và ổn định tình hình kinh tế trong nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Xuân Bình (2005), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.
2. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXIII (số 5), tr. 51-56.
3. Bilkei (1994), “Quản lý lợn nái và lợn cái hậu bị để sinh sản có hiệu quả”, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
4. Trần Minh Châu (1996), Một trăm câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
5. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), ‘‘Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp’’, Hà Nội.
6. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), “Giáo trình sinh sản gia súc”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), “Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Trương Lăng (2000), “Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn”, Nxb Đà Nẵng. 9. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), “Một số bệnh quan trọng ở
lợn”, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
10. Lê Hồng Mận (2002), “Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ”, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Hồng Minh (2014), “Nghiên cứu biến đổi của một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng MMA ở lợn nái sinh sản”, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.
sang”, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
13. Nguyễn Ngọc Phụng (2005), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb Lao động xã hội Hà Nội, trang 18.
14. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),
Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
15. Ngô Nhật Thắng (2006), “Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn”, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
16. Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí KHKT thú y, tập 17. Số 7 từ trang 72 - 76
17. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vacxin E.coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí Nông nghiệp Thực phẩm, số 9, Trang 324 - 325. 18.
AI. Tài liệu tiếng Anh
19. Andrew Gresham (2003), Infectious reproductive disease in pigs, in practice (2003) 25: 466-473 doi: 10.1136/inpract.25.8.466.
20. Black W. G. (1983), “Inflammatory response of the bovine endometrium“, Am. Jour. Vet. Res. 14, tr. 179.
21. Smith H. W., Halls S. (1967), “Observations by the ligated segment andoral inoculation methods on Escherichia coli infections in pigs, calves, lambs and rabbits”, Journal of Pathology and Bacteriology , 93, p. 499 - 529.
22. Taylor D.J. (1995), "Pig diseases 6th edition”, Glasgow university BI. Tài liệu trích dẫn từ INTERNET
Hình 1: Thiến lợn con Hình 2: xông chuồng bằng bồ kết
Hình 7: Thuốc bổ Catosal 10% Hình 8: Phôi thai bị đẩy ra ngoài (Lợn mẹ bị xảy thai ngày 25)