Tên bệnh Hiện tượng đẻ khó Viêm tử cung Viêm vú Bệnh sót nhau Tính chung
Nhận xét bảng 3.5:
Có tổng số 41/90 lợn nái được theo dõi mắc bệnh (chiếm tỷ lệ 45,56%): trong đó 24 lợn có hiện tượng đẻ khó (chiếm tỷ lệ 26,67%); có 10 lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ (chiếm tỷ lệ 11,11 %); có 5 lợn nái bị bệnh viêm vú (chiếm tỷ lệ 5,56%), có 2 lợn nái sót nhau (chiếm tỷ lệ 2,22%).
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử trên phần mềm excell 2010 theo các công thức tính sau: - Tỉ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = - Tỷ lệ lợn khỏi: Tỷ lệ khỏi (%) = - Tính số trung bình mẫu: ∑ số con khỏi bệnh x 100 ∑ số con điều trị X x1 x2 ... xnx i nn
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Dương Văn Nguyên, Phúc Yên,Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại Dương Văn Nguyên, Phúc Yên, Vĩnh Phúc qua 3 năm 2017 - 2019 STT Loại Lợn 1 Lợn đực giống 2 Lợn hậu bị 3 Lợn nái sinh sản 4 Lợn con 5 Lợn thịt Tính chung
(Nguồn: Phòng kế toán trang trại)
Nhận xét bảng 4.1:
Qua bảng 4.1 cho thấy trại chỉ sản xuất lợn con, do đó cơ cấu của trại chủ yếu là lợn nái và lợn con theo mẹ. Số lượng lợn nái có xu hướng tăng lên. Trại đặc biệt chú trọng đến lợn nái hậu bị để thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn như: Nái già đẻ quá nhiều lứa, nái sảy thai nhiều lần, nái bị bệnh.... Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ, các số liệu liên quan của từng nái như số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến, được ghi trên thẻ gắn trên mỗi ô tại chuồng nuôi. Số lợn đực giống cũng tăng để loại thải những con đực giống đã kém chất lượng.
tình hình dịch tả châu phi và bệnh Corona hạn chế việc vận chuyển con giống mới thay thế số lợn bị loại thải. Lợn con theo mẹ được cai sữa lúc 21 - 26 ngày tuổi và được đưa về công ty bán ra ngoài thị trường.
Để đạt được những kết quả như trên, ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất… trang trại đã tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu vệ sinh thú y, với phương châm “phòng dịch hơn dập dịch”.
4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản
4.2.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại trại
Chăm sóc, nuôi dưỡng là một trong những quy trình không thể thiếu của bất kỳ trại chăn nuôi nào. Chính vì vậy, trong suốt 6 tháng thực tập tại trại, em đã thường xuyên được tham gia các công việc nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn tại trại. Em đã được học hỏi và mở mang kiến thức rất nhiều về cách cho ăn, thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt... Kết quả thực hiện cụ thể được trình bày ở bảng 4.2.