Tháng 12 1 2 3 4 5
Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, em đã trực tiếp đỡ đẻ cho 90 lợn nái, trong đó có 66 trường hợp đẻ thường và 24 trường hợp đẻ khó phải can thiệp. Tỉ lệ lợn nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ thấp. Có thể thấy quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái được thực hiện tốt vì việc lợn đẻ khó chủ yếu là do lợn ăn nhiều vào kỳ chửa cuối làm thai quá to, hay do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt…
Như vậy thì tình hình đẻ của đàn lợn ở trại lợn Dương Văn Nguyên tương đối tốt, tuy nhiên cần hạn chế hơn nữa những trường hợp lợn nái đẻ khó phải can thiệp.
4.2.3.Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một sốbệnh sinh sản bệnh sinh sản
Bảng 4.4. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản Triệu chứng Sốt - Bên ngoài - Dịch viêm: + Màu + Mùi Phản ứng đau Nhận xét bảng 4.4:
Khi lợn nái mắc bệnh sinh sản, mỗi bệnh đều có biểu hiện triệu chứng lâm sàng khác nhau về: biểu hiện bên ngoài, dịch viêm (màu, mùi)... Dựa vào
các triệu chứng lâm sàng này có thể chẩn đoán kịp thời lợn nái mắc bệnh gì, phân biệt giữa các bệnh. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu.
Vì khi lợn nái mắc bệnh sinh sản sẽ gây ảnh hưởng đến đàn con như: lợn nái bỏ ăn, sốt... dẫn đến việc mất sữa, lợn con không đủ sữa bú sẽ dẫn đến còi cọc, suy dinh dưỡng, lợn con chậm phát triển. Mặt khác, khi lợn nái mắc bệnh sinh sản nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn ở những lứa sau: lợn nái chậm động dục trở lại, không thụ thai, có thể dẫn đến vô sinh, mất khả năng sinh sản.
4.2.4. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về số lượng lợn con theo mẹ