TT
1 2
Qua bảng 4.2 ta thấy quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn nái. Chính vì vậy, cần phải cho lợn nái và lợn con ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn dinh dưỡng theo quy định. Lợn nái đẻ và nuôi con được cho ăn 3 lần/ngày (bữa sáng, chiều, tối ), lợn bầu ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều.
cũng như sản xuất của trại, sau khi lợn con được cai sữa, lợn nái đẻ sẽ được đưa lên chuồng bầu để tiếp tục phối giống.
Trong 6 tháng thực tập tại trại, em còn được tham gia vào công tác xuất lợn con của trại. Thường thì lợn con tại trại sau 21 ngày sẽ được cai sữa và nuôi thêm 5 - 7 ngày nữa rồi chuyển xuống chuồng thịt. Trước khi xuống chuồng thịt, lợn con sẽ được phòng bệnh bằng vắc xin Lở mồm long móng hoặc dịch tả.
* Công việc hàng ngày em đã thực hiện trong 6 tháng thực tập: - Chuồng đẻ:
+ Nhận ca: kiểm lợn và kiểm tra quạt gió, bóng đèn. Kiểm tra nhiệt độ đầu chuồng (nhiệt độ thích hợp đầu chuồng là 25 - 28oC).
+ Cho lợn nái ăn theo khẩu phần: Nái chửa cho ăn 2 bữa/ngày, nái nuôi con cho ăn 3 bữa/ ngày. Bón thức ăn cho lợn bỏ ăn.
+ Thay thảm lót bẩn vào đầu buổi sáng và buổi chiều cho ra bể ngâm sát trùng.
+ Lau máng và tra thức ăn lợn con tập ăn.
+ Rắc vôi, quét 3 đường hành lang, cuối chuồng.
+ Đỡ đẻ cho lợn nái: Lau vú (nếu bẩn), lau mông, lau sàn.
+ Mài nanh, bấm tai lợn con mới sinh và cho uống thuốc phòng bệnh cầu trùng.
+ Cắt đuôi, tiêm sắt, cho uống cầu trùng lần 2 lợn 3 ngày tuổi. + Phun thuốc sát trùng ngày 1 lần vào 14h.
+ Tiêm kháng sinh và oxytoxin cho lợn nái vừa đẻ xong (tiêm liên tục 3 ngày) vào buổi sáng.
+ Điều trị lợn nái viêm.
+ Điều trị lợn còi, lợn viêm phổi, viêm khớp vào buổi sáng. Điều trị lợn tiêu chảy vào buổi chiều.
+ Đếm lợn con và ghi vào sổ theo dõi vào cuối ngày. + Chỉnh lại số liệu bảng thức ăn vào cuối ngày.
4.2.2. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại
Trong điều kiện tự nhiên loài lợn thường tự sinh sản, hay nói cách khác là lợn mẹ tự đẻ và lợn con đi tìm vú mẹ bú theo bản năng, tự rụng rốn… Còn trong chăn nuôi, con người thuần dưỡng, chăm sóc và có những biện pháp tác động nhằm đảm bảo lợn mẹ đẻ an toàn, lợn con có tỷ lệ sống cao. Do đó, tình hình đẻ của đàn lợn nái là chỉ tiêu quan trọng cần theo dõi để có biện pháp tác động, điều chỉnh kịp thời nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người chăn nuôi.