Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp (dành cho quản lý)
Trang 1MÔ TẢ SÁNG KIẾN
TÊN SÁNG KIẾN:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG TIẾT SINH HOẠT LỚP Ở TRƯỜNG THPT
Lĩnh vực: Quản lý
Trang 2bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh Nội dung giáo dục đã chuyểnhướng từ việc lựa chọn nội dung dựa vào các khoa học chuyên môn, không gắnvới các tình huống thực tiễn, nội dung được quy định chi tiết trong chương trìnhsang lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắnvới các tình huống thực tiễn, chương trình chỉ quy định những nội dung chính,không quy định chi tiết Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang đượcđổi mới từ hướng Giáo viên là người truyền thụ tri thức, là trung tâm của quátrình dạy học, học sinh tiếp thu thụ động những tri thức được quy định sẵn sanghướng Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ, học sinh tự lực và tích cực
lĩnh hội tri thức, chú trọng khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặcđiểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú học tập cho học sinh
Tuy nhiên, về phương pháp dạy học và giáo dục ở không ít trường phổthông hiện nay, một số giáo viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, đặcbiệt là những giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm lớp Cụ thể, trong nhữngtiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm chủ yếu thuyết giảng một chiều – biểudương những thành tích, phê bình những sai phạm của học sinh, chưa dành
Trang 3nhiều thời gian đưa ra những tình huống có vấn đề, hay khơi gợi những bức xúc,những suy nghĩ đa chiều cho học sinh được bày tỏ, tâm sự, để các em nói ra suynghĩ của mình, thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, quan điểm và cách ứng xửcủa các em trước cuộc sống (Mà đây là một cách tạo hứng thú, giúp các emthoải mái, tự tin thể hiện chính kiến, hiểu biết, vẻ đẹp tâm hồn mình; cũng làhoạt động nhằm đổi mới nội dung giáo dục)
“Giáo viên không phải là một nghề mà là một sứ mạng Đó là trọng tráchcao cả để dìu dắt học sinh mở rộng tầm nhìn, đánh thức tâm hồn, định hướngtương lai, giúp những công dân tương lai ngày càng hoàn thiện về trí tuệ, tâmhồn và nhân cách” (Nhà giáo Đàm Lê Đức) Quả đúng như vậy Nhiệm vụ củangười giáo viên không chỉ là phát huy trí tuệ của học sinh mà còn vun đắp tâmhồn và giúp các em từng bước hoàn thiện nhân cách Đối với người giáo viênchủ nhiệm, ngoài công việc giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm còn phải là một nhàgiáo dục, nắm bắt những tâm tư, tình cảm, chăm lo đến quá trình học tập và rènluyện đạo đức của mỗi em và của cả tập thể học sinh Trong công tác chủ nhiệm,giờ Sinh hoạt lớp đóng vai trò rất quan trọng Đó là một hoạt động giáo dục hữuích góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết và giúp các em phát triểnnhững kĩ năng sống cơ bản Chính thông qua hoạt động này, giáo viên chủnhiệm có điều kiện gắn bó với học sinh trong một cộng đồng chung để cùng giảiquyết những vấn đề của tập thể, đồng thời nắm được những thông tin cần thiếtlàm cơ sở để đánh giá quá trình rèn luyện của học sinh Tuy nhiên, để đạt đượcmục tiêu đó, người giáo viên chủ nhiệm cần tạo điều kiện để học sinh phát huyvai trò, năng lực, tính tích cực, chủ động trong hoạt động giáo dục…
Chính vì vậy, việc tìm hướng tiếp cận ra sao để đổi mới phương pháptrong tiết Sinh hoạt lớp nhằm tạo hứng thú, nâng cao năng lực học tập và giáodục cho học sinh, giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp xung quanh, biếtcảm thông, yêu thương, chia sẻ với mọi người, với cuộc đời là vấn đề được đặt
ra và cần phải giải quyết
Với vai trò là người tổ chức, hỗ trợ, hướng dẫn, điều khiển quá trình họctập và giáo dục của học sinh, hơn ai hết, giáo viên phải tìm tòi, xây dựng hướng
Trang 4tiếp cận mới để phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, tạo hứng thú,hưng phấn, khơi dậy đam mê học tập và tình cảm, hành động tích cực ở mỗi họcsinh trong và ngoài nhà trường.
Ngày nay, với xu thế, tác động của cơ chế thị trường, nhiều giá trị nhânvăn, nhiều yếu tố văn hóa đang trở nên bị coi nhẹ, bị lai tạp, giao thoa, mai một
Từ thực tế ấy, đòi hỏi giáo viên nói chung và đặc biệt là các thầy cô làm công tácchủ nhiệm nói riêng phải nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình Nó đòihỏi người giáo viên ngoài chuyên môn vững vàng, cần có tâm thế tốt, luôn nhiệthuyết, yêu nghề, luôn trau dồi đổi mới phương pháp để tạo được hứng thú họctập cho HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Có thể nói, cốt lõi của việc tạo hứng thú, hưng phấn, tích cực cho học sinhtrong học tập bộ môn nói chung và trong tiết Sinh hoạt lớp nói riêng là đổi mớiphương pháp dạy học và giáo dục theo hướng lấy hoạt động học tập và giáo dụccủa học sinh làm trung tâm, học trò là người chủ động khám phá, lĩnh hội kiếnthức, người thầy đóng vai trò là người tổ chức, chỉ đạo, hỗ trợ Vì vậy, việcnghiên cứu tìm những hướng tiếp cận giáo dục linh hoạt, khoa học, hợp lí nhằmtạo hứng thú cho học sinh trong tiết Sinh hoạt là rất cần thiết
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, kết hợp kinh nghiệm thực tiễn củabản thân, với mong muốn, trong từng bài dạy văn hóa nói chung và đặc biệt làtrong tiết Sinh hoạt nói riêng, học sinh luôn hứng thú, chủ động, yêu thích tiết
học, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, tôi chọn đề tài: “Một số giải
pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong tiết Sinh hoạt lớp ở trường THPT”.
1.2 Ý nghĩa và tác dụng của đề tài.
Là một trong những người làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp, tôixác định rõ tác động của hứng thú trong cuộc sống của con người nói chung vàtác động của hứng thú trong dạy học nói riêng
1.2.1 Tác động của hứng thú trong cuộc sống.
Trang 5- Hứng thú có tác dụng chống lại sự mệt nhọc và những cảm xúc tiêu cực,duy trì trạng thái tỉnh táo ở con người.
- Hứng thú định hướng và duy trì tính tích cực của con người, làm conngười chịu khó tìm tòi và sáng tạo
- Hứng thú đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển và hình thành nhâncách con người, nó tạo nên khả năng cho hoạt động trí tuệ, thẩm mỹ và các dạnghoạt động khác
- Hứng thú làm cho con người xích lại gần nhau hơn
1.2.2 Tác động của hứng thú trong dạy học.
Dạy học là một nghệ thuật, người dạy – giáo viên – là những “kỹ sư tâmhồn”, sản phẩm tạo ra của quá trình dạy học là sản phẩm đặc biệt – con người(nhân cách) Dạy học không hề giống với bất kỳ một ngành nghề nào Điều đóđặt ra những yêu cầu khắt khe đối với giáo viên Theo William A.Ward thì:
“Người thầy trung bình chỉ biết nói, Người thầy giỏi biết giải thích, Người thầy xuất chúng biết minh họa,
Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”
Từ đó ta thấy việc truyền cảm hứng (gây hứng thú) học tập cho học sinh –
người học – là điều cực kì quan trọng và cần thiết Bởi lẽ: “Chúng ta không thể
dạy ai làm bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ khám phá điều đó” (Theo
Galileo Galilei)
Cho nên, trong quá trình dạy học và giáo dục, nếu giáo viên khơi dậyđược sự hứng thú, say mê cho học sinh thì sẽ tạo ra động cơ học tập tích cực,giúp các em hăng say, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt kết quả họctập tốt nhất, và từ đó người học sẽ tiếp nhận tri thức một cách chủ động và tựgiác, không bị ép buộc,…
Cụ thể, khi hứng thú học tập, người học sẽ:
- Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung câu trả lời của bạn,thích phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề nêu ra
Trang 6- Hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa hiểu rõràng.
- Chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới,tập trung chú ý vào vấn đề đang học
- Kiên trì hoàn thành bài tập, không nản chí trước những tình huống khókhăn…
- Hứng thú còn giúp học sinh tích cực học tập qua những cấp độ từ thấpđến cao:
+ Bắt chước: gắng sức làm theo các mẫu hành động của thầy, của bạn…+ Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giảiquyết khác nhau về một vấn đề…
+ Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu
Tóm lại, học sinh khi hứng thú với tiết học sẽ tạo không khí thi đua họctập sôi nổi, tích cực, say mê học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu… đây chính là mộttrong những tiền đề dẫn đến sáng tạo và tài năng Và tôi tin rằng với tiền đề đó,quá trình dạy học, giáo dục nhất định sẽ đạt được kết quả cao
“Hứng thú, ham mê học tập là một trong những nguồn gốc chủ yếu nhất của việc học tập có kết quả cao, là con đường dẫn đến sáng tạo và tài năng.”(Viện KHGD – “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”)
Như vậy, việc tìm hướng tiếp cận nhằm tạo hứng thú trong giáo dục chohọc sinh là rất cần thiết, giúp các em hăng hái, tích cực, chủ động, sáng tạo trướccác tình huống đặt ra trong bài học và liên hệ thực tế, từ đó tạo cơ sở quan trọng
để các em sống tích cực, chủ động, hài hòa và lành mạnh trước cuộc sống Vàlàm được như thế tức là chúng ta đã thực hiện được mục tiêu giáo dục phổthông, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay
1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Có thể khẳng định rằng, việc tìm hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứngthú cho HS trong hoạt động dạy học và giáo dục ở trường phổ thông hiện nayluôn được các giáo viên quan tâm, chú trọng và trăn trở Là giáo viên giảng dạy
Trang 7và làm công tác chủ nhiệm, trên cơ sở nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng đặcbiệt và ý nghĩa giáo dục thiết thực của tiết Sinh hoạt lớp đối với người học, bảnthân tôi luôn tự thúc giục mình phải không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để tìm ranhững giải pháp tiếp cận tiết học nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong các giờSinh hoạt lớp Hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú trong học tập cho họcsinh rất phong phú và đa dạng ; song do thời gian và khả năng bản thân nên tôi
chỉ tập trung nghiên cứu cho các vấn đề: Tìm hiểu kĩ đối tượng học sinh; Phát
huy vai trò của Ban cán sự lớp; Nâng cao ý thức tự quản; Tích cực trong đánh giá, phê bình, góp ý; Tích cực trong sinh hoạt tập thể; Mời đại diện phụ huynh đến dự tiết Sinh hoạt lớp; Tác phong sư phạm của người thầy Đây là một số
hướng tiếp cận có tính chủ quan mà tôi đã rút kinh nghiệm từ hoạt động giáodục thực tiễn của mình và đã đạt được hiệu quả nhất định
Trang 82 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2.1 Cơ sở lý luận.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng căn dặn các thế hệ học sinh Việt
Nam : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt
Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” Và như
Jacques Delors đã nói : “Giáo dục là một trong những công cụ mạnh nhất mà
chúng ta có trong tay để đào tạo nên tương lai”
Đất nước ta đang trên đà đổi mới, hội nhập cùng xu thế chung của thờiđại, theo đó đòi hỏi nền giáo dục nước ta cần có sự đổi mới căn bản, toàn diện
để bắt kịp thời đại
Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân
và giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục” (Nghị quyết TW II –
Khóa VIII)
Luật Giáo dục điều 28 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học ; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm ; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn, bản toàn diện
Giáo dục và đào tạo cũng nêu ra : “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo
dục theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học …”
Mục tiêu giáo dục theo tinh thần đổi mới của Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 8 khóa XI về đổi mới căn, bản toàn diện Giáo dục và đào tạo là: phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học Toàn diện ở đây được hiểu là chú
trọng phát triển cả phẩm chất và năng lực con người, cả dạy chữ, dạy người, dạynghề Giáo dục và đào tạo phải tạo ra những con người có phẩm chất, năng lực
cần thiết như trung thực, nhân văn, tự do sáng tạo, có hoài bão và lí tưởng phục
Trang 9vụ Tổ quốc, cộng đồng; đồng thời phải phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước và làm chủ xã hội; có hiểu biết và kĩ năng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu quả… như Bác
Hồ từng mong muốn: “một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người
công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”.
Như vậy, vai trò của giáo dục là cực kì quan trọng, liên quan đến sự pháttriển bền vững của một quốc gia Đảng ta đã quyết tâm phải đổi mới căn bản vàtoàn diện giáo dục Thực hiện nhiệm vụ đó, ngành giáo dục nhiều năm nay đãkhông ngừng triển khai tới tất cả các nhà trường, các thầy cô giáo yêu cầu đổimới phương pháp giảng dạy, quản lí, ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mớicông tác chủ nhiệm, giáo dục kĩ năng sống, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lênlớp, Đã có rất nhiều cuộc tập huấn đổi mới phương pháp được tổ chức, nhiềutài liệu có tính chất lí luận về các vấn đề này đã được ban hành Trong đó có cảnhững nội dung tập huấn về công tác chủ nhiệm
Công tác chủ nhiệm lớp là làm công việc chỉ đạo, quản lý giáo dục toàndiện học sinh (HS) một lớp Đồng thời là người chỉ đạo mọi hoạt động của HSbao gồm: hoạt động học tập, hoạt động rèn luyện theo quy định của điều lệtrường phổ thông Bên cạnh đó, chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể HS vớicác tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường; là người tổ chức, phối hợp các lựclượng giáo dục
Cùng với nhà trường, thông qua công tác chủ nhiệm, góp phần định hình,định hướng tính cách của học sinh Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là nhà quản
lý, nhà tâm lý; là nơi để các em học sinh chia sẻ những buồn vui, là một chỗ dựatinh thần vững vàng cho các em trong cuộc sống Đồng thời, GVCN là ngườiđánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi HS và phong trào chung của lớp
Đổi mới công tác chủ nhiệm là phải đổi mới cả nội dung và phươngpháp Đổi mới phương pháp vừa là yêu cầu để phù hợp với đổi mới nội dung,vừa là động lực thúc đẩy nội dung không ngừng hoàn thiện Nếu chỉ đổi mới nộidung mà không đổi mới phương pháp thì sa vào tình trạng không đồng bộ; gặp
Trang 10rất nhiều khó khăn khi giải quyết vấn đề Ngược lại, nếu chỉ đổi mới phươngpháp mà không đổi mới nội dung thì sa vào tình trạng “bình mới rượu cũ”, vôtình tạo sức ì cho sự phát triển nội dung.
Công tác chủ nhiệm có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạođức, kĩ năng sống, nâng cao tri thức cho các em HS Trong qui định của Bộ Giáodục và Đào tạo, công tác chủ nhiệm được tính 4 tiết trên tuần Trong đó có mộttiết chính khóa, đó là giờ Sinh hoạt lớp ngày cuối tuần Như vậy, Sinh hoạt làmột môn học bắt buộc Tuy nhiên, đây là một môn học có nhiều điểm khác biệtvới những môn học văn hóa khác Vì Sinh hoạt lớp là dạng hoạt động giáo dụctập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho HS và là một trong những biệnpháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể HS đoàn kết Chính thông qua các giờsinh hoạt lớp, các em HS có thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá,nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực Các HS trong lớp được liên kết lại với nhau,
GV gắn bó với HS trong một cộng đồng thu nhỏ để giải quyết những vấn đề củacuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, lớp học HS được mở rộng các mối liên
hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục
bộ, bè phái trong đời sống tập thể Đây cũng là dịp để HS làm quen với nhiềuloại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cầnthiết cho bản thân Các em phải được vừa học vừa chơi, được thể hiện khả năngcủa mình Nếu như các bộ môn văn hóa đều có chương trình, sách giáo khoa,sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo , thì bộ môn Sinhhoạt lớp lại không có một tài liệu hướng dẫn cụ thể nào Vài năm gần đây, việcthiết kế giáo án sinh hoạt lớp đã được triển khai đến các nhà trường, các thầy côgiáo làm công tác chủ nhiệm Như vậy, nội dung và cách thức cơ bản để tiếnhành giờ Sinh hoạt lớp đã được thống nhất trong các nhà trường Tuy nhiên việcthực hiện ở mỗi nơi, mỗi giáo viên , vẫn có sự khác biệt
2.2 Cơ sở thực tiễn.
2.2.1 Thực trạng việc lên lớp của giáo viên chủ nhiệm trong tiết Sinh hoạt lớp ở trường THPT.
Trang 11Một trong những nhiệm vụ quan trọng của GVCN là việc tổ chức giờSinh hoạt lớp Trong nhà trường phổ thông, giờ sinh hoạt lớp thường được xếpvào tiết học cuối của mỗi tuần học Đây là thời điểm để các em HS tự đánh giánhững hoạt động học tập, rèn luyện của cá nhân và tập thể lớp trong tuần, trên
cơ sở đó xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần tiếp theo nhằm mục tiêu hoànthành tốt kế hoạch năm học Đây cũng là dịp để các em được bày tỏ, chia sẻ tâm
tư, tình cảm và tham gia các sinh hoạt tập thể cùng với các thành viên trong lớp
Từ đó, các em sẽ được trải nghiệm, được rèn luyện và phát triển nhân cách.Song, phần lớn các em HS không có nhận thức đúng đắn về vai trò của giờ họcnày Chính vì thế thái độ học tập của các em chưa tích cực, đặc biệt không mấyhứng thú
Vậy làm sao để gây được hứng thú cho HS, không làm cho giờ Sinh hoạt
bị căng thẳng hoặc nhàm chán, lôi cuốn được HS vào những hoạt động tích cựctrong giờ sinh hoạt lớp?
Có thể nói, đối với các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm lớp, giờ Sinhhoạt là khoảng thời gian vô cùng quý báu để triển khai công việc, chấn chỉnhnền nếp, uốn nắn HS, khơi dậy trong các em sự thích thú, khả năng sáng tạo vàđặc biệt là giáo dục kĩ năng sống cho các em một cách tập trung và hiệu quả.Nhận thức rõ vai trò của tiết Sinh hoạt lớp, hiện nay, hầu hết giáo viên chủnhiệm đã ý thức sâu sắc việc đổi mới phương pháp cho tiết Sinh hoạt lớp, nhằmphát huy tính tích cực, chủ động của người học, tạo hứng thú cho HS, giúp các
em được bày tỏ ý kiến, tình cảm, được thực hành giao tiếp nhiều hơn
Tuy nhiên, thực tế việc tổ chức tiết Sinh hoạt lớp của không ít GVCN ởcác trường THPT hiện nay chưa đạt được yêu cầu chất lượng và hiệu quả nhưmong muốn, vẫn còn nhiều bất cập cần được khắc phục, trong đó có trường tôiđang công tác Đó là:
- Một số GV vẫn còn làm việc quá nhiều, nặng về thuyết trình đạo đứcmột chiều, khiến giờ học thiếu sự phóng túng, mà trở nên nhạt nhẽo HS khôngđược phát huy vai trò chủ thể, tích cực, ít có điều kiện chia sẻ, giãi bày tâm tư,
Trang 12thực hành, liên hệ … Điều này dễ đưa HS vào thế bị động, không tạo điều kiệncho các em độc lập suy nghĩ, sáng tạo, làm tê liệt sự hào hứng của HS
- Nội dung giờ sinh hoạt lớp khô cứng lặp đi lặp lại, không thực sự gắnvới nhu cầu của HS Vì thế, các em không thực sự cảm nhận được vấn đề trongtừng tuần học là vấn đề của chính các em phải giải quyết mà là vấn đề của thầy,
cô giáo
- Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không hứngthú với HS bởi các em không được cùng nhau tổ chức, tham gia vào giờ Sinhhoạt lớp
- GV quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vịtrí của HS để lắng nghe tích cực tiếng nói của các em, để hiểu các em, để cónhững chia sẻ, uốn nắn, định hướng hiệu quả
- GV thường phê bình học trò hơn là khen ngợi (60 - 70%), mà lẽ ra phải
là ngược lại
2.2.2 Thực trạng tiết Sinh hoạt đối với học sinh ở trường THPT.
Như đã nói ở trên, phần lớn các em HS không có nhận thức đúng đắn vềvai trò của giờ Sinh hoạt lớp Chính vì thế, thái độ học tập của nhiều em là chưatích cực, đặc biệt không mấy hứng thú với tiết học này
Thâm nhập vào các diễn đàn của tuổi teen, có thể rút ra được khung cảnh
và diễn biến của một số giờ Sinh hoạt lớp khiến các em “uể oải” như:
Ví dụ 1:
“Thầy chủ nhiệm lớp tớ nghiêm có tiếng, nên tiết Sinh hoạt lớp tớ thường
im phăng phắc Thầy chỉ định ai phát biểu, ai nêu ý kiến gì thì mới được phátbiểu, nêu ý kiến Đừng ai nghĩ đến việc xung phong đứng lên thẳng thắn bày tỏquan điểm riêng kiểu “Thưa thầy, em nghĩ khác cơ ạ”
Có bạn thừa nhận nhiều lúc muốn “có nhời” thưa lại với mấy kiểu áp đặtcủa thầy chủ nhiệm đối với những hoạt động của lớp lắm, nhưng rồi nghĩ “Mộtcánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân” nên lại thôi ngay ý định Điều tệ nhất làtrong lớp lại có khá nhiều “cánh én” khác nghĩ thầm trong đầu hệt như em ấy, vàthế là cả một tập thể im ắng, không có lời phản biện nào; khiến cho buổi sinh
Trang 13hoạt trở thành một chiều, vô cùng thụ động và chẳng có tác dụng gì nhiều vớinhững vấn đề đáng lẽ cả lớp phải cùng nhau nhiệt tình thảo luận.
Ví dụ 2:
“Với tớ và hội bạn ở lớp thì tiết Sinh hoạt lại nhẹ nhõm lắm, vì khôngphải là tiết học môn gì cả, tha hồ xả hơi và cả nhóm tranh thủ chép bài tập vềnhà cho kịp các tiết sau Cô giáo vừa hiền, ít nói và chả mấy khi tham gia tiếtsinh hoạt, giao hết cho cán bộ lớp điều hành Tụi cán bộ lớp cũng chả muốn chơinổi làm gì, vừa mất công mất sức vừa ngại bị phản ứng nên nói qua loa choxong rồi cũng yên phận về chỗ”
Ví dụ 3:
“Trong buổi sinh hoạt lớp, cô giáo chủ nhiệm lớp tớ thường phê bìnhthẳng thắn những hiện tượng lệch lạc của học sinh Cô chỉ đích danh từng bạn,từng khuyết điểm đã mắc phải và dặn dò phải cố gắng sửa chữa trong tuần tiếptheo Một số học sinh nói nhỏ với nhau: Như thế này không phải sinh hoạt lớp
mà là giờ “luận tội”
Ví dụ 4:
“Tất nhiên chúng tớ bao giờ chả đoán được nội dung của tiết Sinh hoạt
Cô giáo chủ nhiệm với mấy cán bộ lớp sẽ tổng kết lại tất cả một cách dài dòng
những gì ghi ở Sổ Nam Tào (Sổ ghi đầu bài) trong tuần rồi phê bình, kiểm điểm
trước lớp Cái mới duy nhất của mỗi tiết “phụ mà chính” này là “nín thở chờxem tuần này anh nào nhà ta bị lên thớt và vận xui tới đâu với mấy hình phạt ”
2.3 Các biện pháp thực hiện.
2.3.1 Tên biện pháp và tầm quan trọng của biện pháp.
Vấn đề tìm giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong tiết Sinh hoạtlớp ở trường THPT không phải là một việc làm mới, bởi nó đã được rất nhiềutác giả quan tâm, nghiên cứu Song, để thực hiện được mục tiêu giáo dục này,chúng ta cần phải trải qua một quá trình tìm tòi, nghiên cứu kĩ lưỡng và áp dụngđồng thời nhiều biện pháp khác nhau
Trước hết, giáo viên phải xác định mục đích và tầm quan trọng của việctìm giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong tiết Sinh hoạt lớp ở trường
Trang 14THPT, trên cơ sở đó, xác định hệ thống phương pháp phù hợp để đạt mục tiêumột cách có hiệu quả Do đó, GV phải có phương pháp nghiên cứu, tham khảotài liệu hiệu quả Các nguồn tài liệu tham khảo như: Đổi mới phương pháp dạyhọc, giáo viên chủ nhiệm và đổi mới công tác chủ nhiệm, các tạp chí, các bàitham luận trên Internet…
Tiếp theo, để khảo sát thực tế về nhu cầu của người học, giáo viên thực
hiện biện pháp quan sát, thống kê Biện pháp này phải tiến hành trên diện rộng
(thông qua hoạt động học và sinh hoạt tập thể của toàn bộ học sinh ở các lớpmình giảng dạy và chủ nhiệm), sau đó thống kê để tìm phương pháp phù hợp vớiquá trình giáo dục
Trong quá trình dạy học theo hướng tạo hứng thú cho HS, GV cần vận
dụng biện pháp điều tra – đàm thoại GV tiếp cận, trao đổi, trò chuyện với HS,
với cha mẹ HS, thông qua những người bạn trong lớp hoặc những người bạnkhác lớp của HS; trao đổi với GV bộ môn dạy lớp mình chủ nhiệm, với GVtrong Tổ chuyên môn, với các GV chủ nhiệm của trường Sau đó, GV tiến hànhthực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi và tác dụng của các ý kiến đóng góp
về việc đổi mới giờ Sinh hoạt lớp
Và cuối cùng để đánh giá về kết quả thực hiện giải pháp nhằm tạo hứng
thú cho học sinh trong tiết Sinh hoạt lớp, cần vận dụng biện pháp so sánh, biện
pháp này được tiến hành sau khi kết thúc năm học
Vận dụng phối kết hợp các biện pháp nêu trên trong quá trình dạy họctheo định hướng đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục và đào tạo sẽtạo ra hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục
2.3.2 Đề xuất cách thực hiện
2.3.2.1 Xác định các yêu cầu, nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục.
2.3.2.1.1 Các yêu cầu, nguyên tắc đổi mới tiết Sinh hoạt lớp, bao gồm:
Thứ nhất, nội dung tiết sinh hoạt phải bổ ích, gắn với nhu cầu xã hội, phù
hợp với nhu cầu, hứng thú, kinh nghiệm, trình độ của học sinh khối THPT
Trang 15Thứ hai, đa dạng hóa hình thức tổ chức sinh hoạt lớp nhưng cần phù hợp
với các điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường
Thứ ba, phát huy thế mạnh của hoạt động nhóm/tổ
Thứ tư, tăng cường vai trò của học sinh, phát huy tính chủ động, sáng tạo
của học sinh Học sinh là chủ thể, GVCN là người hướng dẫn
Thứ năm, có sự giao lưu đối thoại giữa GVCN và học sinh, giữa các em
học sinh với nhau
Thứ sáu, dành thời gian và công sức cho phần chuẩn bị của GVCN và học
sinh trước tiết sinh hoạt lớp
- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục trong và ngoài lớp học,trong và ngoài nhà trường; cân đối giữa dạy học và hoạt động giáo dục, giữahoạt động tập thể, nhóm nhỏ và cá nhân,… để đảm bảo vừa phát triển các nănglực cá nhân, vừa nâng cao chất lượng giáo dục cho mọi học sinh
- Tăng cường, nâng cao hiệu quả của các phương tiện dạy học, đặc biệt làứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ đổi mới phương phápdạy học Tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận các nguồn học liệu mở, khai thácthông tin trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông phong phú, đadạng để xây dựng các chủ đề học tập theo sở thích, phát triển năng lực tự họctheo tốc độ, cách học cá nhân
Trang 162.3.2.2 Mô tả giải pháp.
2.3.2.2.1 Thuyết minh tính mới.
2.3.2.2.1.1 Tìm hiểu kĩ đối tượng học sinh.
Khi nhận sự phân công chủ nhiệm từ Ban giám hiệu nhà trường, GVCNcần tìm hiểu kỹ các đối tượng học sinh của lớp mình Để làm tốt được công tácchủ nhiệm thì GVCN phải hiểu được tâm sinh lí, nhu cầu, nguyện vọng, mongước của các em, nắm bắt được hoàn cảnh sống của các em, những tác động củagia đình, xã hội đến tâm sinh lí của các em, mối quan hệ của các em với bạn bètrong và ngoài xã hội Vậy người giáo viên tìm hiểu bằng cách nào? Một là cóthể trò chuyện trực tiếp với các em, thông qua những người bạn của các em đểhiểu về các em Hai là thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể để tìm hiểu,theo dõi những hành động, cử chỉ của các em để hiểu về các em Ba là thông quacác tiết Sinh hoạt lớp, tổ chức các trò chơi tập thể để hiểu về các em
Vào tiết Sinh hoạt đầu tiên của năm học (hay từ khi nhận lớp chủ nhiệm),GVCN có thể phát cho học sinh mỗi em một “thẻ bài” do chính tay GV làm ra,cho các em tự tay viết lên tấm thẻ đó một số thông tin: “ngày sinh, sở thích,năng khiếu, ước mơ của mình và tự tay trang trí cho tấm thẻ theo ý thích củamình sao cho lành mạnh, lịch sự” (Hoặc giáo viên có thể cho HS làm việc này ởnhà, các em có thể viết các thông tin về họ tên, ngày sinh, sở thích …và trang trítheo sở thích trên ứng dụng điện thoại thông minh rồi gửi riêng cho GVCN).Tấm thẻ bài đó GVCN dùng để gọi học sinh trong các tiết học Ngoài ra, thẻ bài
đó cũng phần nào giúp GVCN hiểu được các em hơn, đồng thời giúp GV ghinhớ sinh nhật của các em và có thể gửi lời chúc mừng sinh nhật tới các em, trênzalo, facebook hoặc trong tiết học nếu ngày hôm đó GV có tiết trên lớp học,hoặc có thể là lời chúc mừng sinh nhật theo tháng Đây là một việc làm tuy rấtnhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự quan tâm của người thầy đối với các
em học sinh, thầy cô như cha mẹ, như người anh chị đối với người con, em củamình Với cách làm đó, học sinh sẽ rất vui mừng và phấn khởi
Việc làm tiếp theo là GVCN có thể cho mỗi học sinh viết ra một tờ giấynhững điều em mong muốn ở thầy, cô giáo và gửi lại cho giáo viên GVCN sẽ
Trang 17đọc tất cả những điều mà các em mong muốn và phân tích những điều các emmong muốn ở thầy cô giáo, đồng thời GVCN cũng nói điều mà giáo viên mongmuốn ở các em Qua đó, giáo viên sẽ hiểu được học sinh, học sinh hiểu đượcgiáo viên, giáo viên điều chỉnh được những hoạt động của mình hướng tới các
em và học sinh có những hành động tích cực trong lớp học, làm cho khoảngcách giữa giáo viên và học sinh được rút ngắn lại gần hơn
Một lớp học sẽ có những học sinh ngoan, có những học sinh cá tính, nghịchngợm, ương bướng; có học sinh giỏi, có những học sinh thì chưa được giỏi,những học sinh giỏi thì thường ý thức của các em rất tốt, các em có lòng tự trọngrất cao; có những em điều kiện gia đình rất tốt, lại có những em thì gia đình rấthoàn cảnh… Do đó, GVCN phải biết phân luồng các đối tượng học sinh để cóphương pháp giáo dục cụ thể, không được đánh đồng để áp dụng phương phápgiáo dục như nhau, bởi làm như vậy hiệu quả không cao, thậm chí đôi khi nócòn đi ngược lại với mong muốn của chính mình Đặc biệt, GV không la mắnghọc sinh, phải luôn giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp, tình huống để có đượcnhững lời lẽ nhẹ nhàng, tình cảm nhưng triết lí, nhằm khuyên bảo, cảm hóa họcsinh, bởi mọi suy nghĩ và hành động của các em còn mang tính bộc phát, cảmtính Chẳng hạn:
- Với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, éo le, các em thường có tâm
lí tự ti, mặc cảm, dễ chạnh lòng Do đó, những em này rất cần những lời độngviên, thăm hỏi, quan tâm ân cần của thầy cô, bạn bè để chia sẻ những khó khăn,vướng mắc với các em, giúp các em có thể sống hòa đồng với bạn bè trong lớp.Muốn vậy, người GVCN không chỉ là người thầy mà còn phải biết nhập vai đểđồng cảm, lắng nghe các em nói, tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng của các
em, tạo cho các em có cảm giác mình được chia sẻ, được giúp đỡ, có người hiểumình, thông cảm với mình Sau khi nghe, giáo viên phải tìm hiểu thực tế và cónhững lời khuyên khéo léo, nhẹ nhàng, tình cảm, giúp các em nhìn nhận vấn đềtốt hơn, hiểu biết đúng về hoàn cảnh thực tế để vươn lên trong học tập và trongcuộc sống
Trang 18- Đối với học sinh cá tính, chưa ngoan, GV phải vừa nghiêm khắc khi xử línhững sai phạm của các em, vừa phải tình cảm, động viên các em, thậm chí cònphải dỗ dành các em Muốn giáo dục được học sinh cá biệt, điều quan trọng làphải tạo được mối quan hệ gần gũi với các em GV có thể gặp riêng các em đểtrao đổi, tìm ra nguyên nhân và có hướng giải quyết nhẹ nhàng, tình cảm nhưngsâu sắc mà nghiêm khắc chứ không nhất thiết chúng ta cứ phải mang tất cả viphạm của các em vào trong tiết Sinh hoạt La mắng các em, mang những “tội,
lỗi” của các em ra giữa lớp học để mắng mỏ, chỉ trích sao em thế này, sao em
thế kia sẽ không mang lại hiệu quả cao Ở lứa tuổi này, tính sĩ diện, cái tôi của
các em cao lắm, nên GV càng cư xử tế nhị, tình cảm, nhẹ nhàng khuyên bảo,dẫn dỗ các em hiểu vấn đề càng có lợi cho GVCN và học sinh sẽ đón nhậnnhững lời dạy của GV tốt hơn Khi GV tạo được mối quan hệ gần gũi với HS rồithì việc giải quyết vấn đề học sinh cá biệt, thường xuyên vi phạm không còn làvấn đề khó khăn nữa Tuy nhiên, muốn làm được điều đó, GVCN cần phải đầu
tư thời gian, công sức và trí tuệ của mình vào lớp chủ nhiệm
2.3.2.2.1.2 Phát huy vai trò của Ban cán sự lớp.
Trong giờ Sinh hoạt lớp, đội ngũ Ban cán sự lớp sẽ hỗ trợ đắc lực chothầy cô chủ nhiệm trong công tác tổ chức, quản lí các hoạt động giáo dục HS lớpchủ nhiệm nói chung và điều hành tổng kết, đánh giá thi đua, xây dựng kế hoạchcho các hoạt động của lớp trong tuần, tháng nói riêng Giáo viên chủ nhiệm chỉgiữ vai trò thiết kế, giám sát là chính, “trao quyền” cho các em tổ chức, quản lý
và điều hành các bước của giờ sinh hoạt Chẳng hạn:
- Các tổ trưởng báo cáo cụ thể kết quả thi đua của từng thành viên và cả tổtrong tuần (điểm thi đua, xếp loại hạnh kiểm, điểm trung bình chung của tổ )
- Các lớp phó văn - thể - mĩ, lao động nhận xét tình hình từng mảng màmình phụ trách
- Lớp trưởng điều khiển học sinh thảo luận, đóng góp ý kiến về các hoạtđộng của lớp, về việc theo dõi thi đua của các tổ Trên cơ sở ý kiến của các bạn
và quá trình theo dõi lớp trực tiếp, lớp trưởng tổng kết những mặt mạnh, mặt yếu