1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp (2)

16 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 173 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp hay

Trang 1

MỤC LỤC

3 Đóng góp của sáng kiến để nâng cao chất lượng dạy học 3

Chương 2: Các biện pháp thực hiện trong công tác chủ nhiệm lớp 5

4 Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” 10

5 Dạy học sinh học sử dụng Internet đúng cách 13

6 Giáo viên chủ nhiệm luôn rèn luyện, tu dưỡng bản thân 14 Chương 3:Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của sáng kiến 15

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

Trang 2

1.Mục đích của sáng kiến:

Khi bàn về vai trò giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác

Hồ đã nói:

Theo quan niệm của Bác, con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau

Do đó, giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết

Người giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp dạy dỗ các em nhiều nhất trong khoảng thời gian học ở trường Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, bao quát, xử lí tốt các tình huống Đối với người giáo viên không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người

Trong thực tế có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ giáo viên chủ nhiệm lớp Ở đâu đó, còn tồn tại chuyện học sinh đánh thầy cô giáo chủ nhiệm của mình; giáo viên chủ nhiệm lớp nóng nảy, thô bạo đã mắc phải những sai lầm như đuổi học sinh ra khỏi giờ học, v.v Bên cạnh đó lại có những giáo viên chủ nhiệm quá dễ dãi, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng

đã được giao, để cho học sinh tự do, hư đốn v.v Có thể nói công tác chủ nhiệm

có ảnh hưởng vô cùng lớn đến chất lượng học tập và rèn luyện đạo đức của các

em Do đó, giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải có sự đổi mới cho phù hợp với thời đại

Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi rất mong muốn học trò của mình là những con ngoan, trò giỏi để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội Vì vậy, tôi đã

chọn đề tài: “Một vài biện pháp góp phần làm tốt công tác chủ nhiệm” ở lớp

trường THCS

Từ thực trạng trên, đề tài tìm ra những nguyên nhân mà công tác chủ nhiệm chưa đạt hiệu quả Qua đó đề xuất một số biện pháp hữu hiệu để giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm khắc phục tình trạng nề nếp lớp vô tổ chức, hạn chế học sinh vi phạm nội qui và luôn đẩy mạnh được phong trào học tập

2.Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến:

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Trang 3

-Sáng kiến đưa ra nhiều biện pháp mới có tác dụng giáo dục đạo đức cho học

sinh, đẩy mạnh phong trào lớp chủ nhiệm, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.Những biện pháp này có nhiều điểm mới, phù hợp tâm lý lứa tuổi của các

em, phù hợp với tình hình xã hội hiện nay

-Sáng kiến được áp dụng lần đầu tại lớp 8D, trường THCS trường THCS , năm học 2018-2019

3.Đóng góp của sáng kiến để nâng cao chất lượng dạy học:

-Học sinh ngoan hơn, luôn thực hiện tốt mọi nề nếp của trường, lớp

-Học sinh được giáo dục các kĩ năng sống cần thiết

-Chất lượng học tập được nâng cao nhờ công tác chủ nhiệm

Trang 4

PHẦN 2: NỘI DUNG

Chương 1:

KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

1 Thuận lợi:

Giáo viên chủ nhiệm nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu, của Công đoàn giáo dục cơ sở cùng sự giúp đỡ của tất cả các ban ngành trong Hội đồng sư phạm nhà trường Đội ngũ các thầy cô giáo bộ môn nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao, chuyên môn vững vàng

Lực học của học sinh khá đồng đều Hầu hết các phụ huynh học sinh đều quan tâm đến việc học của các em Cơ sở vật chất dạy và học của trường khang trang, đầy đủ các phòng học bộ môn, phòng chức năng, phòng truyền thống, phòng học thoáng mát, sân tập TDTT, nhà vệ sinh sạch sẽ

2 Khó khăn:

Đầu năm học 2018-2019, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 8D Đây là lớp mà học sinh chưa có ý thức nề nếp, nhiều em học sinh cá biệt, chưa có phong trào thi đua Lực học của các em phần lớn tiếp thu nhanh nhưng có nhiều em chưa chăm học, ham chơi game, nghịch ngợm ảnh hưởng đến kết quả học tập Một số em do điều kiện gia đình và tính chất công việc của bố mẹ (đi làm xa nước ngoài, hay các tỉnh khác vài tháng, có khi vài năm mới về một lần) nên một số phụ huynh gần như khoán trắng việc học của con em cho nhà trường, cho giáo viên

Kết quả khảo sát lớp 8D- lớp do tôi làm chủ nhiệm- tháng 9 năm 2018:

Lớp

Tổng

số

HS

Số em chưa chăm học

Số em ý thức chưa tốt

Số em thường xuyên mất đoàn

kết

Số em đạt giải thưởng ( cấp huyện trở lên)

Nhìn vào bảng trên, tôi thấy nền nếp lớp chưa tốt, nhiều em mải chơi, chưa chăm chỉ học hành Lớp chưa phát huy được khả năng mũi nhọn của học sinh Vì vậy, giáo viên cần phải có biện pháp thích hợp nhằm giúp lớp nền nếp tốt, phát huy khả năng, năng lực của các em

Trang 5

Chương 2:

CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP.

1 Nắm vững tình hình lớp:

Muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tư tình cảm nguyện vọng của các em Nhưng làm thế nào để hiểu được những đều ấy một cách tường tận? Theo tôi, đó là tiếp cận với lớp chủ nhiệm nghĩa là chúng ta phải tiếp xúc gần gũi trò chuyện tìm hiểu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình sở thích… của các em Vì vậy trước tiên khi phụ trách lớp, tôi đã tìm hiểu học sinh và tâm

tư nguyện vọng của phụ huynh rồi tiến hành làm các công việc sau:

Bước 1: Điều tra lí lịch học sinh qua phiếu Sơ yếu lí lịch vào tuần đầu tiên của năm học mới với các nội dung sau:

Trang 6

SƠ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINH

1 Họ và tên học sinh:……….……… Giới tính:

2 Ngày … tháng… năm sinh…… Dân tộc:… … Tôn giáo:……

3 - Địa chỉ thường trú:

- Số điện thoại bàn của gia đình:…… …

… 4 - Họ, tên cha: ……… Nghề nghiệp:…… …Số điện thoại:…… …

- Họ, tên mẹ: ……….Nghề nghiệp:…… ….Số điện thoại:……

5 Số anh……… chị……….… em………… trong gia đinh 6 Điều kiện kinh tế gia đình:……… …

7 - Xếp loại của năm học 2017-2018 - Học lực:……….Hạnh kiểm:…

……

- Chức vụ đã làm ở năm học 2017-2018:… …

8 Năng khiếu:……… Sở thích:…… …… ……… ……

9 Các bạn thân hiện nay:………

10 Chỉ tiêu phấn đấu của em trong năm học này: ……… ………… …… ……

……… ………… …… ……

11 Em có ý kiến, đề nghị gì với GVCN và nhà trường:

……… ………… …… ……

12 PHHS có đề nghị gì với nhà trường và GVCN ? ……… ……… ………….……

……… ……… ………….……

……… ……… ………….……

……… ………… …… ……

……… ………… …… ……

……… ………… …… ……

Trang 7

, ngày tháng năm

Phụ huynh

Bước 2: Từ đó, tôi có những hình thức, những biện pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với từng em bởi giáo dục không phải là một công thức chung có sẵn Bên cạnh đó, tôi còn trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm của năm trước, liên hệ các giáo viên bộ môn trong lớp để có thêm những thông tin chính xác về các em

Bước 3: Đây là bước tiến hành thường xuyên ở từng giai đoạn Tôi cung cấp số điện thoại của bản thân, của nhà trường đến từng em và liên hệ với gia đình học sinh qua điện thoại, kết nối Zalo với phụ huynh, học sinh Đây là sự liên hệ hai chiều qua lại giữa nhà trường với gia đình, giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh Bằng các hình thức liên hệ đó, tôi sẽ nắm được những diễn biến về đạo đức, về học tập của các em có thể đánh giá hiệu quả những tác động sư phạm đồng thời điều chỉnh phương pháp giáo dục sao cho phù hợp Vì đạo đức, học lực của từng em luôn biến đổi từng giờ, từng ngày chứ không phải

là bất biến theo kiểu “ Đầu sao đuôi vậy”

2 Ổn định nề nếp lớp:

Học nội quy nhà trường, thảo luận và đề ra nội quy của lớp Nội quy sau khi được thống nhất, một bản phụ huynh sẽ giữ để thường xuyên theo dõi tình hình học tập của con

Qui định về thưởng phạt: Cuối mỗi tháng, bất kì HS nào có ý thức vươn lên, phấn đấu trong học tập, rèn luyện đạt kết quả tốt nhất có thể được khen thưởng ( Những qui định này được đặt ra trên tinh thần dân chủ, phải lấy ý kiến của số đông tránh việc áp đặt Khi đặt ra những qui định nội quy của lớp thì phải cố gắng thực hiện tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi” Và khi có sự thay đổi cũng phải lấy ý kiến của học sinh).Những em được thưởng tinh thần sẽ hăng hái hơn, tích cực hơn vì được động viên kịp thời.Còn những em vi phạm sẽ bị phạt để rút kinh nghiệm Các hình phạt như dọn vệ sinh, nhặt rác trên sân trường, đứng chép bài vv đều đem lại hiệu quả tốt

Với đối tượng là học sinh lớp 8, các em có thể phát huy khả năng tự quản, phát huy trách nhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh thần dân chủ, tôi luôn tôn trọng tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê bình và tự phê bình Kích thích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ ở mỗi học sinh Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định

nề nếp học tập thì cần có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động, trách nhiệm nhưng phải phát huy được tất cả thế mạnh của các em Vì vậy, với tất cả học

Trang 8

sinh trong lớp, tôi luôn tạo điều kiện cho các em đều được tham gia làm cán bộ lớp Qua đó, nhiều em lúc đầu vào lớp còn nhút nhát, không dám tham gia bất kì hoạt động nào hoặc có em luôn nghĩ mình “vô dụng” thì sau một thời gian, các

em đã mạnh dạn tham gia công việc tập thể lớp, bớt đi sự mặc cảm, tự ti trong cuộc sống Để các em tự tin, chủ động trong vai trò cán bộ lớp, trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm, tôi đã cụ thể hóa các công việc như sau:

- Lớp trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của lớp điều khiển các tiết sinh hoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng tuần, hàng tháng và có báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm

- Lớp phó học tập: Theo dõi về mặt học tập của lớp, giải đáp mọi thắc mắc của các bạn về học tập và là người tổ chức giờ truy bài

- Lớp phó văn thể mỹ: Tổ chức theo dõi, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao

- Tổ trưởng: Theo dõi các hoạt động của tổ,kiểm tra việc chuẩn bị bài, làm bài tập về nhà của các bạn, nắm kết quả học tập của từng tổ viên, xếp loại đánh giá tổ viên và báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các tổ chuẩn bị một cuốn sổ theo dõi tổ viên

SỔ THEO DÕI TỔ VIÊN TỔ 1 - LỚP: 8D

Tuần: 1

STT Họ và tên

Xếp loại Soạn

bài

Phát biểu

XD bài

Đi học trễ

Giúp đỡ

bạn

Ý thức trong hoạt động

Vi phạm ATGT

Sắp xếp chỗ ngồi: Chú ý các em có nhu cầu về tai mắt, tới vóc dáng chiều cao, giới tính, học lực Tuy nhiên chỗ ngồi không cố định trong cả năm mà sẽ được thay đổi mỗi tháng/1lần

Ví dụ: Em Vũ Quốc Trung là một học sinh chậm, trầm, thụ động trong mọi hoạt động Ở lớp 7 nhiều thầy cô đã phàn nàn về em Thế nên sang lớp 8, tôi chú ý đến em nhiều hơn Trong các giờ học, em hay uể oải, nằm dài trên bàn, không chú ý, không chịu phát biểu ý kiến xây dựng bài Giáo viên bộ môn tâm sự với tôi: “Em thường xuyên không học bài, không làm bài tập” Cũng đã nhiều lần,

Trang 9

tôi gặp riêng em để tìm hiểu lí do cũng như tôi biết được trước đó là do mẹ em mất, tâm lí học tập chán nản Về nhà không có bàn tay chăm sóc của mẹ Tôi đã xếp em Trung ngồi cạnh em Trần Bình Minh (là lớp phó học tập kỉ luật, đồng thời là một học sinh có trách nhiệm và có học lực vững vàng của lớp) kèm cặp

và thường xuyên tâm sự với bạn Vì vậy, bằng khả năng và trách nhiệm của mình, em Minh đã từ từ giúp em Trung tiến bộ dần lên Đến lớp, Trung hăng hái phát biểu ý kiến, những bài kiểm tra dần dần đạt kết quả cao

3 Xây dựng phong trào học tập lành mạnh:

Tổ chức các hình thức thi đua theo tuần, theo tháng Mỗi tháng tổ chức một hình thức thi đua khác nhau nhằm khuyến khích học tập, phẩm chất, năng lực của học sinh

VD: Phong trào thi đua qua sân chơi Đường lên đỉnh Pan-xi- păng, Kết hoa tặng mẹ, Hoa thơm dâng Bác Bằng cách mỗi buổi học được khen về thành

tích học tập hoặc làm một việc tốt ( nhặt được của rơi, giúp đỡ bạn ) thì bạn đó

sẽ leo lên 1 bậc của núi hoặc được dán một bông hoa vào sổ thi đua Cuối tháng tổng kết, ai lên đỉnh núi nhanh hoặc ai kết được nhiều hoa thì người đó sẽ thắng cuộc Nên dù không chấm điểm nhưng với các phong trào này, các em luôn luôn phấn đấu vươn lên để đạt thành tích cao nhất Bạn nào đạt thành tích xuất sắc nhất trong tháng sẽ được chụp ảnh lưu vào cuốn sổ Vàng truyền thống của lớp

và đây cũng là một tiêu chuẩn bình xét học sinh Tiêu biểu đạt Giải thưởng Lê Quý Đôn mà nhà trường đã phát động từ nhiều năm nay

Khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia đánh giá, giáo viên thường xuyên nhận xét bằng lời nói trực tiếp hoặc viết vào phiếu nhận xét, vào vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học hoạt động của học sinh Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với giáo viên; Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học, hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; được giáo viên hướng dẫn cách thức quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia các hoạt động; trao đổi với giáo viên các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện như lời nói, nhắn tin, viết thư Chính với những hoạt động trên, các em luôn nhận ngay được những khuyết điểm của mình để khắc phục hoặc nhận ra được thế mạnh cần phát huy, phấn trấn vươn lên trong học tập cũng như các hoạt động tập thể

Trang 10

4 Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”:

Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt

là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh “Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Tôi tiến hành từng bước như sau:

4.1 Xây dựng mối quan hệ thầy trò:

Vì đối tượng học sinh là các em đang tuổi trưởng thành, phát triển, có những suy nghĩ nhạy cảm, nên ngay những buổi học đầu tiên, tôi đã chú ý xây dựng mối quan hệ thầy trò gần gũi, thân thiện Tạo cơ hội cho các em tâm sự về những khó khăn, vướng mắc mà các em đang gặp phải, thường xuyên lắng nghe

ý kiến của học sinh Cứ sau một tháng, tôi còn động viên các em tâm sự thật lòng thông qua hình thức phiếu kín hãy nói một điều mà em thấy khó nói nhất vào giấy- không cần ghi tên, chữ viết có thể thay đổi kiểu chữ để cô không nhận

ra đó là lời tâm sự của bạn nào Thông qua hình thức này, tôi đã thu thập được rất nhiều thông tin mà trò khó nói nhất, thậm chí chưa dám nói với ai mà ngay

cả khi trao đổi với phụ huynh, họ cũng rất bất ngờ

VD :

- HS1: Tôi vô cùng khổ sở vì về đến nhà, bố mẹ bắt tôi học quá nhiều, bắt đi học thêm kín cả tuần để thi vào trường chuyên

- HS2: Bà và mẹ tôi thường xuyên cãi nhau Lúc tôi ở bên bà thì bà nói xấu

mẹ Lúc tôi ở bên mẹ thì mẹ nói xấu bà Tôi rất buồn chán

- HS3: Tôi mơ ước đạt giải nhất cuộc thi cấp huyện môn Tiếng Anh

- HS4:Tôi thích bố mẹ cãi nhau, lúc đó tôi đóng cửa phòng lại chơi điện tử

mà không ai để ý đến tôi

- HS5: Cô ơi, con mong cô hiền đi chút nữa

- HS6: Tôi rất thích bạn Trang nhưng Trang quý Bình Minh hơn quý tôi! -HS7: Em mong cô giáo dạy Toán giảng chậm hơn chút nữa

-HS 8: Bạn A thường xuyên nói xấu em

Thông qua các ý kiến thầm kín của học sinh, bản thân giáo viên cũng cần phải tự điều chỉnh hành vi của mình Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm tìm cách phân tích giảng giải cho các con những băn khoăn về tâm sinh lý mà các em

Ngày đăng: 09/08/2022, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w