Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm, đề tài vai trò của GVCN trong công tác chủ nhiệm lớp Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm, đề tài vai trò của GVCN trong công tác chủ nhiệm lớp
Trang 1MỤC LỤC
Phầnmởđầu
1 Bối cảnh và giải pháp
2 Lí do chọn giải pháp
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4 Mục đích nghiên cứu
Phầnnội dung
I Thực trạng giải pháp đã biết, đã có
II Nội dung sángkiến
1 Quytrìnhthựchiện
1.1 Bầu chọn ban cán sự lớp
1.2 Điều tra cơ bản
1.3 Sinh hoạt 15p đầu giờ
1.4 Dự giờ, thăm lớp
1.5 Chuẩn bị tốt tiết SHL và HĐNGLL
1.6 Tham gia các hoạt động phong trào
1.8 Thăm hỏi gia đình học sinh
1.9 Phối hợp với GVBM và BGH Nhà trường
1.10 Phối hợp với PHHS và Đội TNTP HCM
1.11 Hoàn thành sổ chủ nhiệm lớp
2 Những ưu nhược điểm của giải pháp mới
3 Đánh giá về sáng kiến được tạo ra
Phần kết luận.
1 Những bài học kinh nghiệm.
2 Nhữngkiến nghị, đề xuất.
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 22 GVCN Giáo viên chủ nhiệm
10 HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sang kiến: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : công tác chủ nhiệm lớp
Trang 33.Tác giả :
- Họ và tên :
- Trình độ chuyên môn: ĐHSP NGỮ VĂN
- Chức vụ, đơn vị công tác:
- Điện thoại:
VAI TRÒ CỦA GVCN TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Phần mở đầu
1.Bối cảnh của giải pháp
- Giáo dục là quốc sách của nước ta Trong bối cảnh xã hội phát triển và hội nhập
hiện nay, giáo dục càng có vai trò quan trọng Mục đích của giáo dục là đào tạo ra những con người vừa có tài vừa có đức để xây dựng đất nước Để thực hiện mục tiêu
Trang 4ấy, có rất nhiều yếu tố Một trong những yếu tố quan trọng đó là vai trò của GVCN trong công tác chủ nhiệm lớp
- Gắn bó với trường THCS Sông Nhạn 12 năm qua, một ngôi trường thuộc vùng sâu của huyện Cẩm Mỹ Giáo dục cũng còn nhiều vấn đề trăn trở Để khắc phục và vượt qua những khó khăn, hạn chế của địa phương, tinh thần của giáo viên chủ nhiệm là yếu
tố quyết định Trong mắt trẻ em vùng quê nghèo này, GVCN như người cha, người mẹ một hình ảnh to lớn, đẹp đẽ trong mắt các em Vậy nên, GVCN có sức ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách và phát triển trí tuệ học sinh
2 Lí do chọn giải pháp
Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò vô cùng quan trọng của quá trình giáo dục
học sinh, được xem như là người cha người mẹ thứ hai trong cộng đồng trường học Họ đóng vai trò quyết định thành công đến sự hình thành nhân cách học sinh kể từ khi học sinh bắt đầu đặt chân đến trường học, thông qua nhân cách của giáo viên chủ nhiệm mà học sinh có thể xem đó là tấm gương để soi rọi mình mỗi khi làm một việc gì sai trái Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là đoàn trường, chi đoàn GV, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục HS trong lớp phụ trách
Thế mà, trong thực tế có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ giáo viên chủ nhiệm lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng của chức vụ này chưa đúng với các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí giáo dục quy định và thậm chí
có cả những phương pháp giáo dục lỗi thời…Ở đâu đó, còn tồn tại chuyện học sinh đánh thầy cô giáo chủ nhiệm của mình; giáo viên chủ nhiệm lớp nóng nảy, thô bạo đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng như đuổi hàng chục học sinh ra khỏi giờ học, rút dép đánh học trò trong lớp, cho cán bộ lớp dùng roi dâu đánh bạn học hàng giờ, bắt học trò liếm ghế, bắt học sinh đi bằng đầu gối 100 vòng quanh lớp, bắt viết 100 bản tự kiểm điểm v.v Ngược lại có những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản
lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng đã được giao, để cho học sinh tự do hư đốn v.v
Vì vậy, trong năm học 2020 - 2021, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác chủ nhiệm” nhằm góp phần vào công tác
giáo dục đạo đức học sinh để các em trở thành người có tài, có đức
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Sáng kiến này có thể vận dụng rộng rãi ở các trường THCS Tuy nhiên, tôi chỉ nghiên cứu và vận dụng chủ yếu ở khối THCS nên sáng kiến có một vài giải pháp áp
Trang 5dụng hạn chế ở các cấp học khác Sáng kiến nghiên cứu chuyên về công tác chủ nhiệm lớp khối THCS nên không đề cập đến các vấn đề khác như : chuyên môn, đoàn đội
4 Mục đích nghiên cứu
- Xuất phát từ vai trò cấp thiết của giáo dục trong xã hội hiện đại; vai trò quan trọng của GVCN trong công tác chủ nhiệm lớp GVCN là người lãnh đạo, người điều khiển lớp học, người làm công tác phát triển lớp học,người làm công tác tổ chức lớp học( đặc biệt là hoạt động ngoài giờ lên lớp), người giúp hiệu trưởng giám sát lớp học: giám sát
tư vấn, giám sát hỗ trợ, giám sát đánh giá, người giúp hiệu trưởng kiểm tra sự tu dưỡng rèn luyện của họ sinh lớp mình,người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp.Với tất cả các chức năng công việc trên, có thể khẳng định GVCN là một nhà quản lí, nhà quản lí không có dấu đỏ trong nhà trường THCS có sứ mệnh rất thiêng liêng Đó là người thắp sáng nhân cách toàn vẹn của thế hệ trẻ
Vì vậy, trong hoạt động giáo dục trường học nói chung và giáo dục học sinh nói riêng nếu có nhiều chủ nhiệm lớp trong trường có năng lực và bản lĩnh thì công cuộc giáo dục sẽ đạt được nhiều thành tựu đáng kể
PHẦN NỘI DUNG
1.Thực trạng của các giải pháp đã biết ( đã có)
1 Giải pháp 1: Lựa chọn BCS lớp
- GVCN lấy danh sách đề cử từ Hs, tổ chức bầu chọn các vị trí quan trọng như : lớp trưởng, phó học tập, phó lao động…Vị trí của các tổ trưởng thì do các thành viên trong
tổ bầu chọn
- GVCN giao nhiệm vụ cụ thể cho các chức vụ khác nhau
- GVCN thông qua nội quy của trường, theo đó thông qua nội quy của lớp
- BCS lớp làm việc theo sự phân công của GVCN
Ưu điểm và nhược điểm của giải pháp: Hs có ý thức tốt và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy cũng như sự phân công của GVCN
Tuy nhiên, GVCN nên cho các em tự thảo luận, thông qua nội quy trong lớp học thì các em sẽ thực hiện nghiêm túc và tự giác hơn
2 Giải pháp 2: GVCN tăng cường công tác giáo dục HS cá biệt và phát huy ý nghĩa của tiết sinh hoạt lớp
- GVCN cần nắm tình hình và các thông tin của HS cá biệt qua phiếu ĐTCB và SCN năm trước
- Phối hợp với gia đình kịp thời khi các em có biểu hiện không tốt như vi phạm nề nếp,
lơ là học tập…
- Tham mưu với BGH và GVBM để theo dõi và đưa ra những biện pháp giáo dục tốt nhất, kịp thời; tránh sự chậm trễ khiến hành vi vi phạm thành thói quen khó sửa
- GVCN nên chuẩn bị cho tiết SHL thật kĩ càng, đầy đủ các nội dung và hoạt động sao cho các em cảm thấy hứng thú, tạo tình cảm yêu trường, yêu lớp và thích thú học tập cho các em
Trang 6Ưu và nhược điểm giải pháp trên: BGH và nhà trường, UB xã đã tạo điều kiện cho giáo viên nắm rõ thông tin của các em; đồng thời cũng có biện pháp, hỗ trợ kịp thời khi cần thiết
BGH cũng đã tăng cường công tác dự giờ, tham mưu, hỗ trợ GVCN kịp thời, giúp họ giải quyết những tình huống trong công tác chủ nhiệm lớp
Tuy nhiên, việc phối hợp với gia đình các em còn gặp nhiều khó khăn vì hầu hết các
em đều có hoàn cảnh đặc biệt, thiếu sự quan tâm từ gia đình rất nhiều
* Trước khi áp dụng đề tài này, học kì I,kết quả chủ nhiệm lớp 83 (NH 2013-2014) như sau:
K:12 Tb:15 Y:2
T:30 K:4
II.NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
1 Các bước thực hiện giải pháp mới
1.1.Giải pháp 1 Lựa chọn ban cán sự lớp
a) Cơ sở lựa chọn:
- Căn cứ vào hồ sơ học bạ của HS
- Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu mỗi năm học
b) Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp:
- Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước Nhà trường về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học Ban cán sự lớp do tập thể lớp bầu ra, được GVCN quyết định công nhận Nhiệm kỳ của Ban cán sự lớp là một năm
- Cơ cấu của Ban cán sự lớp: (Theo bảng)
- Nhiệm vụ của lớp trưởng: Lớp trưởng là người điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể:
+ Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Sở GD & ĐT và Nhà trường;
+ Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh quy chế, quy định, nội quy
về học tập và sinh hoạt của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Sở GD & ĐT và Nhà trường Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản trong HS;
+ Tổ chức, động viên giúp đỡ những HS gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện và đời sống;
+ Chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của GVCN lớp;
+ Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bình xét học bổng, đề nghị thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân HS trong lớp
Trang 7- Nhiệm vụ của các lớp phó:
+ Ðôn đốc sinh viên đi học đầy đủ, đúng giờ, đảm bảo học tập nghiêm túc;
+ Ðiểm danh, ghi sổ đầu bài đầy đủ, kịp thời;
+ Lập danh sách HS thuộc diện đối tượng ưu tiên, hoàn cảnh khó khăn, báo cáo với giáo viên chủ nhiệm;
+ Tổ chức và quản lý HS thực hiện lao động XHCN và các hoạt động liên quan đến sinh hoạt đời sống vật chất và tinh thần của lớp;
+ Tổ chức động viên, thăm hỏi những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, tai nạn
- Nhiệm vụ của Ban cán sự bộ môn:
+ Thực hiện và duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ theo chủ đề lớp đã chọn từng tuần và từng tháng
DANH SÁCH BAN CÁN SỰ LỚP
lớp học.
ngồi sau
- Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của HS: HS thấp trước, cao sau; HS mắt yếu ngồi gần bảng
- Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp: ngồi giữa và sau
Việc bầu chọn BCS lớp thường theo thói quen và sở thích Các em hay bầu chọn các bạn đã làm lớp trưởng, lớp phó…theo năm học trước ; một số ít thích ai chọn nấy…
1.2 Giải pháp 2: Điều tra cơ bản
a Mục đích: GVCN cần hoàn thành phiếu điều tra cơ bản đầu năm học nhằm nắm bắt tình hình học sinh, tính cách của các em, hoàn cảnh gia đình, địa bàn sinh sống xa hay gần trường…Từ đó, giúp GVCN quản lí Hs cá biệt, giúp đỡ Hs khó khăn, phân công lao động hợp lí, thăm hỏi kịp thời, trao đổi với phụ huynh khi cần thiết, nhờ ban đại diện phụ huynh quản lí, giúp đỡ …
b Xuất phát từ mục đích trên, ngay từ đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra.Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ thông tin trong phiếu
GIỚI THIỆU BẢN THÂN
- Họ và tên:………
- Là con thứ:…… trong gia đình có… anh em
- Hoàn cảnh gia đình:………
1 Nguyễn Thị Xuân Hiền Lớp Trưởng
2 Đ0àn Thanh Nam Lớp phó học tập
3 Nguyễn Gia Huy Lớp phó lao động
4 Hoàng Thị Trinh Uyên Lớp phó văn nghệ
5 Hoàng Thị Kim Phụng Tổ trưởng tổ 1
7 Trần Thị Tuyết Trinh Tổ trưởng tổ 3
8 Hoàng Thị Kim Dung Tổ trưởng tổ 4
Trang 8- Kết quả học tập năm trước:…………
- Môn học yêu thích:…………
- Môn học cảm thấy khó:………
- Sở thích:………
- Địa chỉ, Số điện thoại gia đình:………
1.3 Giải pháp 3: Sinh hoạt 15p đầu giờ đều đặn
Mục đích:
- Quản lí tính chuyên cần của Hs, thông báo cho PH kịp thời
- Hướng dẫn BCS lớp truy bài, kiểm tra việc học tập của HS
- Thông báo những vấn đề đột xuất, cần thiết liên quan đến lớp
1.4 Giải pháp 4: Dự giờ thăm lớp.
Mục đích của việc dự giờ các tiết học khác nhằm theo dõi hoạt động của nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến Từ đó, có cái nhìn bao quát hơn và đưa ra những giải pháp khắc phục phù hợp Đồng thời, việc này cũng tăng cường sự hợp tác của GVCN và GVBM, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
Nhằm nâng cao chất lượng học tập và phát huy tính tính cực trong học tập của các
em trong học tập qua phong trào đôi bạn cùng tiến Tôi đã phối hợp với liên đội trường lập danh sách đôi bạn cùng tiến và hiệu quả của phong trào khá tốt
Danh sách đôi bạn cùng tiến của lớp 8/3 được lập dựa trên cơ sở học lực và hạnh kiểm của các em (1 Hs khá và 1 Hs trung bình, 1 giỏi và 1 Hs yếu) được thực hiện theo mẫu sau:
1.5 Giải pháp 5: Phát huy vai trò quản lí của GVCN lớp trong tiết sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Mục đích: Tiết sinh hoạt lớp là thời gian mà GVCN và lớp học cùng nhìn nhận lại những ưu, khuyết điểm trong một tuần hoạt động Vì vậy, tiết sinh hoạt lớp GVCN phối hợp cùng BCS lớp kịp thời có những biện pháp xử lí kịp thời những vi phạm của Hs đồng thời khen thưởng, khuyến khích kịp thời những học sinh tích cực, hoạt động tốt trong tuần Qua đó, tạo được sự công bằng,trung thực, dân chủ trong lớp học
Tiết SHL phải có biên bản cụ thể theo mẫu sau:
Cộng hòa- Xã hội- Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc
Biên bản sinh hoạt lớp…
Thời gian:…
Địa điểm:…
Thành phần:…
+ GVCN :
+ HS lớp :
Nội dung buổi sinh hoạt:
Trang 9a Đánh giá hoạt động tuần trước:
Ưu điểm:…
Nhược điểm:…
Hs thực hiện chưa tốt:…
Hs được tuyên dương:…
b Phương hướng tuần tới :
c Nhận xét và góp ý của GVCN:
d Sinh hoạt văn nghệ và lồng ghép ATGT:……
Tiết HĐNGLL được thực hiện theo chủ đề tháng Đây là tiết học nhằm giúp các em đẩy mạnh hoạt động giao lưu, rèn luyện sự mạnh dạn trong tổ chức, phát huy tinh thần đoàn kết, văn nghệ của lớp…
1.6 Giải pháp 6: Tham gia các hoạt động phong trào
Tham gia đầy đủ và tích các hoạt động phong trào như: thu gom giấy vụn, hoạt động 20/ 10, 20/ 11, 26/3, Vẽ tranh tuyên truyền ATGT…; dọn dẹp vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh… Những hoạt động này giúp tăng tính sang tạo, đoàn kết của lớp học đồng thời phát huy vai trò tích cực của GVCN
1.7 Giải pháp 7: Họp BCS lớp
Mục đích:
+ Nhằm giúp GVCN nắm bắt tình hình của lớp nhằm đưa ra giải pháp kịp thời
+ Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của HS
+ Nhắc nhở, phân công HS kèm cập HS yếu, kém; Hs hay vi phạm nề nếp
Việc họp BCS lớp có thể thực hiện một lần một tuần hoặc nhiều hơn tùy vào tình hình lớp
1.8 Giải pháp 8 : Thăm hỏi gia đình học sinh
Việc thăm hỏi gia đình Hs lúc đau ốm, tang ma… giúp GVCN tìm hiểu them hoàn cảnh gia đình HS Từ đó, có thể nhờ sự hỗ trợ của hội chữ thập đỏ, BGH nhà trường giúp đỡ bằng các suất học bổng, cấp sách vở…đúng đối tượng
1.9 Giải pháp 9: Phối hợp GVBM và BGH Nhà trường: nhằm quản lí các em tốt
hơn và có những biện pháp kịp thời để khắc phục, rèn luyện HS lớp chủ nhiệm
1.10 Giải pháp 10: Phối hợp với PHHS và đội THTP Hồ Chí Minh
Việc phốp hợp này giúp GVCN hiểu rõ về hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí…của các em nhằm có biện pháp giáo dục thích hợp Đồng thời, phối hợp với Đội TNTP cũng giúp GVCN quản lí và rèn luyện các em tốt hơn
1.11 Giải pháp 11: Hoàn thành SCN lớp
Sổ chủ nhiệm giúp GVCN ghi chép, theo dõi hoạt động của lớp chủ nhiệm một cách hiệu quả Vì vậy, hoàn thành SCN cũng là một việc quan trọng trong công tác chủ nhiệm SCN cần hoàn thành các mục sau:
- Nêu đánh giá tuần
- Kế hoạch tháng
- Sơ kết HKI, HK II, Cả năm
Trang 10- Danh sách HSG, HSK,TB, Yếu, Kém
- Theo dõi quá trình rèn luyện của HS
- Theo dõi sự biến đổi của Hs chậm tiến, cá biệt… nhằm đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục
2 Những ưu, nhược điểm của giải pháp mới
a Ưu điểm:
- Kinh nghiệm chủ nhiệm mười năm giúp tôi có những kĩ năng và tổ chức các giải
pháp thuận lợi hơn
- Được sự tin yêu và hợp tác từ phía học sinh và PHHS
- Được sự giúp đỡ và hỗ trợ, tham mưu kịp thời từ Đội TNTP HCM và BGH nhà trường kịp thời
- GVBM cũng phối hợp nhiệt tình, tích cực giúp tôi thực hiện các hoạt động quản lí
nề nếp và học tập tốt hơn
- Những giải pháp toàn diện hơn, bao quát hơn giúp GVCN quản lí lớp tốt hơn, đẩy mạnh hoạt động học tập và rèn luyện của lớp chủ nhiệm
b Nhược điểm:
- Việc phối hợp với PHHS còn một số khó khăn,vì nhiều lí do khác nhau như hoàn cảnh gia đình đặc biệt, nhà xa trường… nhất là HS cá biệt
- Để thực hiện tốt vai trò của một GVCN , người làm công tác chủ nhiệm phải sắp xếp thời gian, làm việc có kế hoạch và mục tiêu cụ thể và phân công việc khoa học cho BCS lớp… vì công việc quản lí và tổ chức các hoạt động khá nhiều
3 Đánh giá về sáng kiến kinh nghiệm tạo ra
a Tính mới
- SKKN mới có những giải pháp thực tế và chặt chẽ hơn
- Tăng cường tính dân chủ, phát huy tính tích cực sang tạo của học sinh
- Tạo dựng được môi trường thân thiện giữa GVCN và học sinh
b Hiệu quả:
Sau khi thực hiện những biện pháp trên với lớp 83, chỉ qua một học kì I năm học
2015-2016 nhưng lớp đã đạt được nhiều kết quả khả quan
Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng HS trong Ban cán sự lớp đã đem lại hiệu quả trong việc quản lí nề nếp và chất lượng học tập Các em thực hiện nhiệm vụ đầy đủ với tinh thần trách nhiệm cao Có những trường hợp GVCN không cần có mặt nhưng các em vẫn quản lí lớp tốt Đây là một trong những nhân tố quyết định thành tích lớp 83 đạt được
Cùng với việc duy trì nề nếp sinh hoạt 15 phút đầu giờ đã giúp HS chủ động trong học tập
Lập sơ đồ lớp như trên đã đưa lại hiệu quả rõ rệt trong học tập của học sinh
Những em trong Ban cán sự lớp ngồi sau có thể quản lí, theo dõi, nhắc nhở các bạn trong các giờ học Những em học sinh yếu kém ngồi đầu được GVBM quan tâm theo dõi và giúp đỡ nên đã có nhiều tiến bộ Vì vậy, đã giúp HS từ bỏ thói quen thụ động,