Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
103,7 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH THẢO LUẬN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĐỔI MỚI QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM Lớp học phần: 2177SCRE0111 Nhóm: 9 Giảng viên: Nguyễn Đắc Thành 1 MỤC LỤC 2 Tổng quan đề tài nghiên cứu: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài: Tài liệu trong nước: Lâm Hồng Ngọc (2018) “Những nhân tố tác động tới hoạt động của doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” Học viên đã khảo sát được 57 doanh nghiệp niêm yết ngành chế biến thực phẩm để làm mẫu phân tích thực trạng hoạt động của doanh nghiệp trong ngành Sau đó thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, học viên đã kiểm định được nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm bao gồm: quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động, đòn bẩy tài chính, tính thanh toán, trình độ cấp lãnh đạo và giới tính cấp lãnh đạo Từ đó đưa ra khuyến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Trong kết quả của luận văn này, nhân tố tích cực là trình độ cấp lãnh đạo và nhân tố tiêu cực là đòn bẩy tài chính và tính thanh toán Vì những vẫn đề cạnh tranh trong và ngoài nước nên chúng ta phải thay đổi quá trình hoạt động của doanh nghiệp 1.1 1.1.1 ∗ Nguyễn Minh Ngọc (2016) “Tác động của nghiên cứu và phát triển, tiếp nhận công nghệ đến kết quả kinh doanh chế tạo chế biến” Nghiên cứu dựa trên thu thập tại 105 doanh nghiệp chế tạo – chế biến phản ánh nghiên cứu và phát triển, tiếp nhận công nghệ cùng có tác động đến kết quả kinh doanh, tuy nhiên nghiên cứu và phát triển có tác động mạnh hơn…Đối với các doanh nghiệp có năng lực công nghệ yếu kém thì việc tiếp nhận công nghệ được cài đặt sẵn trong các thiết máy móc, thiết bị, phần mềm cũng góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới quy trình (Vega-Jurado & cộng sự, 2009)… Tóm lại, kết quả của nghiên cứu ở trên cho thấy, tiếp nhận công nghệ tác động tích cực đến đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình ở các doanh nghiệp Những dữ liệu cơ bản thu thập từ việc khảo sát được phân tích bằng phương pháp thống kê: mô hình thống kê nghiên cứu và phát triển, tiếp nhận công nghệ tác động tích cực và trực tiếp đến kết quả kinh doanh (nghiên cứu và phát triển, tiếp nhận công nghệ => kết quả kinh doanh); nghiên cứu và phát triển, tiếp nhận công nghệ tác động tích cực và gián tiếp đến kết quả kinh doanh thông qua đổi mới quy trình sản xuất và đổi mới sản phẩm (nghiên cứu và phát triển, tiếp nhận công nghệ => đổi mới quy trình, đổi mới sản phẩm => kết quả kinh doanh) Kết quả này gợi ý rằng trong lĩnh vực chế tạo – chế biến, các doanh nghiệp nên dành nhiều ngân sách cho nghiên cứu và phát triển hơn là cho tiếp nhận công nghệ, đổi mới quy trình ∗ ∗ Phan Tất Hiển (2016) “Các mô hình hội tụ năng suất trong ngành chế biến thực phẩm và đồ uống Việt Nam giai đoạn 2000-2010” 3 Nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp chưa chú ý đến năng suất chất lượng sản phẩm Điều này cũng là một nguyên nhân do kinh nghiệm quản lí đối với các doanh nghiệp tay nghề cao Những dữ liệu cơ bản thu thập từ việc khảo sát được phân tích bằng phương pháp thống kê: Mô tả thống kê, phân tích số liệu tương đối, số liệu tuyệt đối, phân tích tần số,… Kết quả nghiên cứu cho rằng nên tiếp tục đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, tập trung vào đầu tư công nghệ, thay đổi quá trình sản xuất, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước 1.1.2 Tài liệu nước ngoài ∗ Tessa Avermaetea, Jacques Viaenea & Eleanor J Morganb with Eamonn Pittsc Nick Crawfordb and Denise Mahon (2004) “Determinants of product and process innovation in small food manufacturing firms” Nghiên cứu này dựa trên một cuộc khảo sát sâu trong số 177 công ty ở sáu khu vực nông thôn ở EU Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: thứ nhất, việc đổi mới có liên quan đến nền tảng và kinh nghiệm của người quản lý; thứ hai, vai trò của lực lượng lao động về kỹ năng, tiến độ làm việc và việc đầu tư vào quá trình sản xuất; thứ ba, liên kết giữa các công ty là một yếu tố quan trong cho sự đổi mới quy trình của công ty Bài báo cho thấy những hàm ý chính sách quan trọng, mở ra ra một nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực đổi mới của các công ty thực phẩm và khoảng 80% các doanh nghiệp chế biến đã đổi mới sản phẩm và thực hiện quá trình đổi mới trong doanh nghiệp Efstathiades A Boustras G Bratskas R Michealides A ( nghiên cứu Châu Âu tập X 2007) về “Factor Affecting the Innovation Process in the Cypriot Food and Beverage Industry” Một trong những mục tiêu của bài báo này là kiểm tra mức độ đổi mới trong ngành thực phẩm chế biến Mức độ đổi mới quy trình gồm có: các kỹ thuật mới và quy trình sản xuất, tích hợp công nghệ tiên tiến, giới thiệu hệ thống, chất lượng quy trình, công nghệ thông tin, hỗ trợ vật chất và kỹ thuật mới, các phương thức phân phối sản phẩm mới, các giải pháp phân phối dòng sản phẩm Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng yếu tố cản trở đổi mới quá trình liên quan đến các yếu tố kìm hãm nền kinh tế, chi phí quá cao và không có nguồn tài trợ phù hợp.Kết quả nghiên cứu cho thấy động lực hàng đầu cho sự đổi mới doanh nghiệp là cải tiến đổi mới về quy trình sản xuất, hệ thống chất lượng mới được nâng cấp, phương pháp phân phối sản phẩm mới; kỹ thuật mới và quy trình sản xuất mới được coi là quy trình quan trọng nhất ∗ ∗ J.A Cárcel, J.V García-Pérez, J Benedito, A Mulet (2011) “Food process innovation through new technologies: Use of ultrasound” 4 Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các công nghệ mới hoặc công nghệ không thông thường sẽ mở rộng khả năng đổi mới quá trình chế biến thực phẩm Trong số các công nghệ có tiềm năng , siêu âm cường độ cao đã xuất hiện Siêu âm là sóng cơ học có thể ảnh hưởng đến các hiện tượng vận chuyển Theo đó, hiệu quả liên quan đến ứng dụng siêu âm sẽ phụ thuộc vào môi trường mà sóng siêu âm truyền đi và vào vật liệu được tác động Kết quả nghiên cứu này cho thấy, các ứng dụng siêu âm trong các môi trường khác nhau, chẳng hạn như chất lỏng, khí và chất lỏng siêu tới hạn, được coi là các giải pháp thay thế sáng tạo để nâng cao các hiện tượng vận chuyển và làm nổi bật các yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp Điều này mang lại những khả năng mới cho sự đổi mới quy trình thực phẩm, việc sử dụng sóng siêu âm đang mở ra một lĩnh vực hoạt động trong đổi mới quy trình chế biến thực phẩm 1.2 1.2.1 Nội dung, ý nghĩa của lý thuyết khoa học: Đổi mới là gì? Đổi mới là một khái niệm phức tạp và trùng lặp với một vài khái niệm phổ biến khác như công nghệ, sáng tạo và thay đổi Nghiên cứu về đổi mới trải dài trên nhiều lĩnh vực như: kinh doanh, kinh tế, kỹ thuật và hành chính công Các học giả đã nghiên cứu sự đổi mới ở các cấp độ phân tích khác nhau như cá nhân, nhóm, tổ chức, ngành và nền kinh tế Các nghiên cứu về đổi mới trong tổ chức là đa chiều, đa cấp và phụ thuộc vào bối cảnh Họ điều tra những điều kiện bên ngoài và bên trong tạo ra sự đổi mới, cách tổ chức quản lý quá trình đổi mới và những cách thức đổi mới thay đổi hành vi và kết quả của tổ chức Đổi mới quy trình: Đổi mới sản phẩm và quy trình là loại đổi mới được nghiên cứu phổ biến nhất Nghiên cứu hàn lâm về phân loại này thường tập trung vào các đổi mới công nghiệp, đặc biệt là các đổi mới dựa trên R & D Định hướng này đã dẫn đến sự hiểu biết về đổi mới sản phẩm và quy trình là hai loại đổi mới công nghệ Đổi mới quy trình là việc áp dụng các yếu tố mới trong hoạt động sản xuất hoặc dịch vụ của công ty để tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ mới, có trọng tâm bên trong và chủ yếu là các kỹ thuật sản xuất và tiếp thị hàng hóa hoặc dịch vụ Yếu tố thúc đẩy đổi mới quy trình là giảm thời gian giao hàng, tăng tính linh hoạt trong vận hành và hạ giá thành sản phẩm Do đó, đổi mới về quy trình hướng tới hiệu quả hoặc hiệu quả của sản xuất và có thể giảm chi phí sản xuất hoặc tăng chất lượng sản phẩm Đổi mới quy trình, phương pháp sản xuất bao gồm những thay đổi về hoạch định, phân tích, thiết kế cách thức sản xuất; cách thức tổ chức sản xuất và phương 1.2.2 5 thức sản xuất Đổi mới quy trình sản xuất có thể là sự điều chỉnh một khâu hoặc tất cả các khâu của quá trình sản xuất Henderson và Clark đã mở rộng mô hình quy trình - sản phẩm dựa trên hai khía cạnh “khái niệm cốt lõi” và “mối liên kết giữa các khái niệm và thành phần cốt lõi”, đồng thời đưa ra đổi mới kiến trúc trái ngược với đổi mới thành phần Đổi mới thành phần kéo theo những thay đổi đối với một hoặc nhiều thành phần của hệ thống sản phẩm mà không làm thay đổi đáng kể thiết kế tổng thể Đổi mới kiến trúc đòi hỏi phải thay đổi thiết kế tổng thể của hệ thống hoặc cách các thành phần tương tác Hầu hết các nghiên cứu về đổi mới trong các tổ chức không phân biệt đổi mới quy trình với đổi mới sản phẩm Nói chung, các quy trình được cung cấp bởi các tổ chức trong lĩnh vực quy trình được khái niệm tương tự như các sản phẩm được giới thiệu bởi các tổ chức trong lĩnh vực sản xuất Theo xu hướng này, giống như đổi mới sản phẩm, động lực của đổi mới quy trình là nhu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ mới và mong muốn của giám đốc điều hành là tạo ra các dịch vụ mới cho các thị trường hiện có hoặc tìm các ngách thị trường mới cho các dịch vụ hiện có Tuy nhiên, các đổi mới quy trình không nhất thiết phải dựa trên công nghệ, và các công ty trong cả ngành hàng hóa và dịch vụ có thể giới thiệu chúng Theo đó, đổi mới quy trình được định nghĩa là việc áp dụng một quy trình mới mới nhằm tăng hiệu quả và chất lượng đầu ra của tổ chức, cho dù là sản phẩm hay dịch vụ, cho khách hàng 2 Giới thiệu đề tài nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu nghiên cứu: 2.1.1 Mục tiêu tổng quát: Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam Trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị cho các doanh nghiệp phục vụ cho công tác đổi mới và nâng cao chất lượng sản xuất nhằm tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường và một số hàm ý cho các nhà đầu tư nhằm phục vụ quá trình lựa chọn doanh nghiệp để hợp tác 2.1.2 Mục tiêu cụ thể: - Xác định các nhân tố - ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam Đánh giá mức độ và chiều tác động của từng nhân tố đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam Tìm ra yếu tố nào có tác động mạnh nhất đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho các doanh nghiệp phục vụ cho công tác đổi mới và nâng cao chất lượng sản xuất nhằm tạo vị thể cạnh tranh trên thị trường và một số hàm 6 ý cho các nhà đầu tư nhằm phục vụ quá trình lựa chọn doanh nghiệp để hợp tác 2.2 Câu hỏi nghiên cứu: 2.2.1 Câu hỏi nghiên cứu tổng quát: Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam? 2.2.2 - - 2.3 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể: Yếu tố tài chính có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam không? Yếu tố trang thiết bị có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam không? Yếu tố nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam không? Yếu tố chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam không? Yếu tố sự cạnh tranh có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam không? Yếu tố nhu cầu mở rộng thị trường có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam không? Yếu tố ban lãnh đạo có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam không? Mô hình nghiên cứu: 7 Tài chính H1 (+) Trang thiết bị H2 (+) Sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam H3 (+) Nguồn nhân lực H4 (+) Chất lượng H5 (+) Sự cạnh tranh H6 (+) H7 (+) Hình 1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam Nhu cầu mở rộng thị trường Ban lãnh đạo Trong đó: Biến phụ thuộc: Sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam Biến độc lập: Tài chính, trang thiết bị, nguồn nhân lực, chất lượng, sự cạnh tranh, nhu cầu mở rộng thị trường, ban lãnh đạo 8 Giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết 1 (H1): Yếu tố tài chính có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam Giả thuyết 2 (H2): Yếu tố trang thiết bị có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam Giả thuyết 3 (H3): Yếu tố nguồn nhân lực có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam Giả thuyết 4 (H4): Yếu tố chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam Giả thuyết 5 (H5): Yếu tố sự cạnh tranh có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam Giả thuyết 6 (H6): Yếu tố nhu cầu mở rộng thị trường có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam Giả thuyết 7 (H7): Yếu tố ban lãnh đạo có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam 2.4 - - - - - - - 2.5 2.5.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam 2.5.2 - Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu: khu vực miền Bắc Việt Nam Thời gian nghiên cứu: 7/2021 – 9/2021 Khách thể nghiên cứu: các doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở khu vực miền Bắc Việt Nam 2.6 - - Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu định lượng: Đây là cách tiếp cận liên quan đến việc nghiên cứu thực nghiệm mang tính hệ thống các thuộc tính định lượng, hiện tượng và được sử dụng để kiểm định các mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu Công cụ để thu thập dữ liệu định lượng được sử dụng là phương pháp khảo sát, cụ thể là thông qua phiếu khảo sát điều tra để thu thập dữ liệu 9 - 2.6.1 - - - 2.6.2 - - Mục đích: tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam và đo lường các biến số chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất Từ cơ sở dữ liệu thu thập được, tiền hành phân tích mẫu nghiên cứu, kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích các nhân tố khám phá EFA, phương pháp hồi quy thông qua phần mềm SPSS Phương pháp xác định kích thước mẫu và chọn mẫu: Kích thước mẫu là số phần tử của mẫu Xác định kích thước mẫu là công việc quan trọng vì nó ảnh hưởng tới quá trình phân tích và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu (đối với nghiên cứu định lượng, kích thước mẫu tối thiểu là 30; đối với các cuộc điều tra thăm dò phải quan trọng điều kiện là lớn hơn 30 và nhỏ hơn 1/7 kích thước tổng thể) Tuy nhiên việc chọn kích thước mẫu còn phải phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và công cụ phân tích sử dụng để phân tích dữ liệu Quy trình chọn mẫu gồm: + Xác định tổng thể cần nghiên cứu + Xác định khung mẫu + Xác định kích thước mẫu + Xác định phương pháp chọn mẫu + Tiến hành chọn mẫu và điều tra Các phương pháp chọn mẫu gồm có: phương pháp chọn mẫu ngấu nhiên và phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên + Chọn mẫu ngẫu nhiên: nhóm đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn với bất kì doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam để có kết quả khách quan nhất về các yếu tố ảnh hưởng + Chọn mẫu phi ngẫu nhiên: Dùng phương pháp chọn mẫu theo cụm Cụm ở đây sẽ là các doanh nghiệp trên địa bàn miền Bắc Việt Nam Số phiếu phát ra: 110 phiếu Số phiếu thu về: 110 phiếu Số phiếu hợp lệ: 110 phiếu Số phiếu không hợp lệ: 0 phiếu Mô tả mẫu: Kế hoạch lấy mẫu: đối tượng là doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam, mẫu nghiên cứu là mẫu ngẫu nhiên, do đối tượng là các doanh nghiệp nên việc tiếp xúc khá khó khăn Quy mô mẫu: Kích thước mẫu tối thiểu cho Hồi quy đa biến (Tabachnick & Fidell, 1996) cần đạt được tính theo công thức: n = 50 + 8m (phương trình: Kích thước mẫu tối thiểu cho hồi quy), với m là số biến độc lập 10 - Trong bảng hỏi, nhóm có sử dụng 7 biến độc lập nên cỡ mẫu tối thiểu là 50 + 8*7 = 106 Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan, nhóm khảo sát được 110 phiếu và tiến hành nhập liệu, xử lý dữ liệu 2.6.3 - Phương pháp thu thập dữ liệu Nguồn dữ liệu thứ cấp: + Thu thập thông qua việc tìm hiểu các đề tài nghiên cứu trước đây đã từng nghiên cứu, kế thừa và phát triển các nhân tố ảnh hưởng đến sự đổi mới của quá trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam Từ đó, xác định được biến độc lập và biến phụ thuộc nhóm sẽ sử dụng để nghiên cứu vấn đề + Biến độc lập sẽ gồm: tài chính, trang thiết bị, nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm, sự cạnh tranh, nhu cầu mở rộng thị trường, ban lãnh đạo Biến phụ thuộc là: sự đổi mới quy trình sản xuất của doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam Nguồn dữ liệu sơ cấp: Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra khảo sát thực tế được tiến hành bắt đầu từ tháng 8/2021 Nội dung phiếu khảo sát bao gồm: thông tin cá nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam - 2.6.4 - - Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp Bước 1: Đo lường và cấp độ thang đo trong nghiên cứu nhằm thiết kế bảng hỏi, tiến hành điều tra, thu thập dữ liệu + Đo lường các khái niệm nghiên cứu định lượng Các khái niệm “tài chính”, “trang thiết bị”, “nguồn nhân lực”, “chất lượng sản phẩm”, “sự cạnh tranh”, “nhu cầu mở rộng thị trường”, “ban lãnh đạo” là các khái niệm mà nhóm nghiên cứu cần đo lường xem mức độ đồng ý của các doanh nghiệp đối với vấn đề cần nghiên cứu thế nào Đó là cơ sở để xây dựng cho thang đo cho các khái niệm + Xây dựng thang đo: là thang đo khoảng 1 – 2 – 3 – 4 – 5 1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không đồng ý 3: Trung lập 4: Đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý Bước 2: Thiết kế bảng hỏi + Xác định khung bảng hỏi + Xác định thứ tự các câu hỏi: câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó, từ khái quát đến cụ thể 11 + Soạn thảo câu hỏi: văn phong sử dụng phải ngắn gọn, dễ hiểu, đơn nhất, trung lập và phong phú + Nhập và chuẩn bị dữ liệu + Thử nghiệm phiếu bảng hỏi để chỉnh sửa phiếu cho phù hợp nhằm thu dữ liệu tốt hơn 3 - - Thang đo lường các biến số Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert để đo lường cảm nhận của đối tượng khảo sát về những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam Thang đo có 5 mức độ, với khoảng 1 – 2 – 3 – 4 – 5: 1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không đồng ý 3: Trung lập 4: Đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý STT Biến độc lập Chỉ số đo lường 1 Tài chính CAPI 2 Trang thiết bị OEE 3 Nguồn nhân lực KPI Biến quan sát Nguồn vốn của công ty ảnh hưởng trực tiếp tới đổi mới quy trình sản xuất Công ty nhỏ sẽ không tiếp cận được những công nghệ hiện đại Có nguồn vốn lớn thì mới có thể đổi mới quy trình sản xuất Máy móc ngày càng được nâng cấp nên chúng tôi phải thay đổi quy trình sản xuất để tận dụng tối ưu lợi thế của công nghệ Có rất nhiều ứng dụng khoa học kĩ thuật mới được tạo ra nên chúng tôi thay đổi quy trình sản xuất sản phẩm, đưa công nghệ hiện đại vào để tiết kiệm tối đa nguồn tài nguyên Việc thay đổi quy trình sản xuất đòi hỏi công ty phải thay mới toàn bộ máy móc Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố chính trong quá trình đổi mới Nguồn nhân lực giúp đẩy nhanh quá trình đổi mới Nguồn nhân lực có hạn nên chúng tôi phải thay đổi quy trình sản xuất để phù hợp với 12 4 Chất lượng PQI 5 Sự cạnh tranh PCI 6 Nhu cầu mở rộng thị trường Thang đo nhu cầu 7 Ban lãnh đạo ROE nguồn nhân lực của công ty Chất lượng sản phẩm được cải thiện thông qua đổi mới quy trình sản xuất Thông qua đổi mới quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm tạo ra được khách hàng đánh giá cao hơn Đổi mới quy trình sản xuất làm chất lượng sản phẩm tạo ra được đồng đều hơn Sản phẩm chất lượng tốt sẽ nâng cao được lượng hàng tiêu thụ của doanh nghiệp Đổi mới quy trình sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm hơn Sự cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp phải có sự đổi mới trong sản xuất Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành sẽ làm doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đổi mới quy trình sản xuất Các doanh nghiệp khác đều đang có sự đổi mới trong quy trình sản xuất nên chúng tôi cũng phải đổi mới theo để không bị tụt lại phía sau Để có thể tiếp cận thị trường quốc tế chúng tôi phải đổi mới quy trình sản xuất để đạt được hiệu quả tốt nhất Thị trường tiêu dùng ngày càng đa dạng và phong phú nên chúng tôi quyết định đổi mới quy trình sản xuất để có thể tiếp cận nhiều thị trường hơn Yêu cầu của thị trường không có cao nên chúng tôi không cần thiết phải đổi mới quy trình sản xuất sản phẩm mới Ban lãnh đạo giỏi sẽ giúp công ty không chỉ tạo ra sản phẩm tốt mà còn nắm bắt được những cơ hội đổi mới phát triển Ban lãnh đạo có tầm nhìn sẽ đưa doanh nghiệp tiếp cận với những công nghệ mới để tối ưu quá trình sản xuất Ban lãnh đạo có khả năng và thức thời sẽ nhìn được thời cơ thích hợp để áp dụng việc đổi mới cho quy trình sản xuất 13 Bảng hỏi: (link bảng hỏi trên google form: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSewGPZ6oWIV43H7dduK9CQsSOm zRITUw9E8q1SmXc2pSDWvJA/viewform) 4 Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tham gia vào cuộc điều tra "Những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam" của nhóm nghiên cứu chúng tôi Rất mong quý vị sẽ trả lời trung thực và đầy đủ các thông tin dưới đây, những thông tin này chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và sẽ được giữ bí mật tuyệt đối Cảm ơn sự cộng tác của quý vị! Phần 1: Thông tin cá nhân: Câu 1: Giới tính của bạn là gì? Nam Nữ Câu 2: Độ tuổi của bạn là bao nhiêu? 18 – 25 25 – 35 Trên 35 Câu 3: Bạn đang công tác tại doanh nghiệp nào? ……………………………………………………………………………………… Phần 2: Câu hỏi gạn lọc: Câu 4: Doanh nghiệp bạn đang công tác có đang (hoặc có ý định) đổi mới quy trình sản xuất không? Có (vui lòng trả lời các câu hỏi bên dưới) Không (vui lòng dừng tại đây, cảm ơn bạn đã tham gia) Phần 3: Sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam Câu 5: Vui lòng khoanh tròn vào các mức độ đồng ý với các phát biểu dưới đây với: 1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không đồng ý; 3: Trung lập; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý STT Tiêu thức Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5 14 H1 H11 H12 H13 H2 H21 H22 H23 H3 H31 H32 H33 H4 H41 H42 H43 H44 H45 H5 H51 Tài chính Nguồn vốn của công ty ảnh hưởng trực tiếp tới đổi mới quy trình sản xuất Công ty nhỏ sẽ không tiếp cận được những công nghệ hiện đại Có nguồn vốn lớn thì mới có thể đổi mới quy trình sản xuất Trang thiết bị Máy móc ngày càng được nâng cấp nên chúng tôi phải thay đổi quy trình sản xuất để tận dụng tối ưu lợi thế của công nghệ Có rất nhiều ứng dụng khoa học kĩ thuật mới được tạo ra nên chúng tôi thay đổi quy trình sản xuất sản phẩm, đưa công nghệ hiện đại vào để tiết kiệm tối đa nguồn tài nguyên Việc thay đổi quy trình sản xuất đòi hỏi công ty phải thay mới toàn bộ máy móc Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố chính trong quá trình đổi mới Nguồn nhân lực giúp đẩy nhanh quá trình đổi mới Nguồn nhân lực có hạn nên chúng tôi phải thay đổi quy trình sản xuất để phù hợp với nguồn nhân lực của công ty Chất lượng Chất lượng sản phẩm được cải thiện thông qua đổi mới quy trình sản xuất Thông qua đổi mới quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm tạo ra được khách hàng đánh giá cao hơn Đổi mới quy trình sản xuất làm chất lượng sản phẩm tạo ra được đồng đều hơn Sản phẩm chất lượng tốt sẽ nâng cao được lượng hàng tiêu thụ của doanh nghiệp Đổi mới quy trình sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm hơn Sự cạnh tranh Sự cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp phải có sự đổi mới trong sản xuất 15 H52 H53 H6 H61 H62 H63 H7 H71 H71 H73 H8 H81 H82 H83 Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành sẽ làm doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đổi mới quy trình sản xuất Các doanh nghiệp khác đều đang có sự đổi mới trong quy trình sản xuất nên chúng tôi cũng phải đổi mưới theo để không bị tụt lại phía sau Nhu cầu mở rộng thị trường Để có thể tiếp cận thị trường quốc tế chúng tôi phải đổi mới quy trình sản xuất để đạt được hiệu quả tốt nhất Thị trường tiêu dùng ngày càng đa dạng và phong phú nên chúng tôi quyết định đổi mới quy trình sản xuất để có thể tiếp cận nhiều thị trường hơn Yêu cầu của thị trường không có cao nên chúng tôi không cần thiết phải đổi mới quy trình sản xuất sản phẩm mới Ban lãnh đạo Ban lãnh đạo giỏi sẽ giúp công ty không chỉ tạo ra sản phẩm tốt mà còn nắm bắt được những cơ hội đổi mới phát triển Ban lãnh đạo có tầm nhìn sẽ đưa doanh nghiệp tiếp cận với những công nghệ mới để tối ưu quá trình sản xuất Ban lãnh đạo có khả năng và thức thời sẽ nhìn được thời cơ thích hợp để áp dụng việc đổi mới cho quy trình sản xuất Sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam Tôi cảm thấy hài lòng với việc đổi mới quy trình sản xuất của doanh nghiệp Tôi tin rằng việc đổi mới quy trình sản xuất của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển Việc đổi mới quy trình sản xuất thực sự đã mang lại những hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp chúng tôi Phần 4: Một số thông tin khác: 16 Câu 6: Theo bạn, ngoài đổi mới quy trình sản xuất, các DN chế biến thực phẩm ở Việt Nam nên làm gì để phát triển hoàn thiện và bền vững? ( có thể chọn nhiều đáp án ) Cắt giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh Nâng cao chất lượng nguồn hàng, đầu vào Nâng cao chất lượng tay nghề Xây dựng thương hiệu nổi bật và tạo được ảnh hưởng Nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng hiện nay Câu 7: Theo bạn, các DN chế biến thực phẩm ở Việt Nam đã hoàn thiện và hoạt động tốt nhất hay chưa? Rồi Chưa Câu 8: Trong thời đại 4.0, bạn biết các công nghệ nào góp phần vào việc đổi mới quy trình sản xuất? ( tự động hóa, internet kết nối vạn vật, ) (trả lời nếu có) …………………………………………………………………………………… 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A, E A (n.d.) “Factor Affecting the Innovation Process in the Cypriot Food and Beverage Industry” Retrieved from https://www.ersj.eu/repec/ers/papers/07_12_p2.pdf Hiển, P T (2016) “Các mô hình hội tụ năng suất trong ngành chế biến thực phẩm và đồ uống Việt Nam giai đoạn 2000-2010” Retrieved from https://sdh.neu.edu.vn/xem-tai-lieu/Nghien-cuu-sinh-Phan-Tat-Hien-bao-veluan-an-tien-si 19140.html J.A Cárcel, J.V García-Pérez, J Benedito, A Mulet (2011) “Food process innovation through new technologies: Use of ultrasound” Elsevier Retrieved from https://scihub.se/https://doi.org/10.1016/j.jfoodeng.2011.05.038 Ngọc, L H (2018) “Những nhân tố tác động tới hoạt động của doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" Retrieved from https://www.slideshare.net/trongthuy3/luan-van-nhan-to-tac-dong-toihoat-dong-cua-doanh-nghiep-che-bien-thuc-pham Ngọc, N M (2016) "Tác động của nghiên cứu và phát triển, tiếp nhận công nghệ đến kết quả kinh doanh chế tạo chế biến” Retrieved from https://www.researchgate.net/publication/339974370_TAC_DONG_CUA_N GHIEN_CUU_VA_PHAT_TRIEN_TIEP_NHAN_CONG_NGHE_DEN_KE T_QUA_KINH_DOANH_O_CAC_DOANH_NGHIEP_CHE_TAO_CHE_BIEN Tessa Avermaetea, Jacques Viaenea & Eleanor J Morganb with Eamonn Pittsc Nick Crawfordb and Denise Mahon (2004) “Determinants of product and process innovation in small food manufacturing firms” Elsevier Retrieved from https://sci-hub.se/https://doi.org/10.1016/j.tifs.2004.04.005 18 ... cho quy trình sản xuất Sự đổi quy trình sản xuất doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam Tơi cảm thấy hài lịng với việc đổi quy trình sản xuất doanh nghiệp Tơi tin việc đổi quy trình sản xuất doanh. .. Việt Nam không? Yếu tố trang thiết bị có ảnh hưởng đến đổi quy trình sản xuất doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam khơng? Yếu tố nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến đổi quy trình sản xuất doanh. .. Nam khơng? Yếu tố chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng đến đổi quy trình sản xuất doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam khơng? Yếu tố cạnh tranh có ảnh hưởng đến đổi quy trình sản xuất doanh