1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING

111 985 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 565,81 KB

Nội dung

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING.

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNHTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

TÀI CHÍNH - MARKETING

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải BìnhSVTH: LỚP CLC-14DQT1

Vũ Tường Vy - MSSV: 1421000232Đặng Hồng Anh - MSSV: 1421000273Huỳnh Thị Ngọc Phương - MSSV: 1421000384

TP.HCM, 24 tháng 4 năm 2018

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 2

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018

Xác nhận của giảng viên

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của nhóm.Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúngquy định Các kết quả nghiên cứu trong luận án do nhóm tự tìm hiểu, phân tích một cáchtrung thực, khách quan Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứunào khác

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ

dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian từ khi bắtđầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quantâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xingửi đến quý thầy cô ở Khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Tài Chính –Marketing đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quýbáu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường

Đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thị Hải Bình đã tận tâmhướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảoluận Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì nhóm em nghĩ bài thu hoạchnày của nhóm rất khó có thể hoàn thành được Một lần nữa, nhóm xin chân thành cảm ơn

cô Bài nghiên cứu khoa học của nhóm không tránh khỏi những thiếu sót, mong cô chỉdẫn để nhóm hoàn thiện hơn Sau cùng, chúng em xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, nhiềuniềm vui và thành công trong công việc và cuộc sống

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

DANH MỤC HÌ

Hình 2.1: MÔ HÌNH HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA KLIMOSKI VÀ JONES

(1995) 18

Hình 2.2: MÔ HÌNH HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA DRISKELL VÀ CỘNG SỰ (1987) 21

Hình 2.3: MÔ HÌNH HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA RASKER VÀ CỘNG SỰ (2001) 22

Hình 2.4: MÔ HÌNH HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA BLENDELL VÀ CỘNG SỰ (2001) 23

Hình 2.5: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 33

YHình 3.1: QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU 36

DANH MỤC BẢNG B Bảng 2.1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM 24

YBảng 3.1: THANG ĐO CAM KẾT NHÓM 40

Bảng 3.2: THANG ĐO MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC 40

Bảng 3.3: THANG ĐO MỤC TIÊU 41

Bảng 3.4: THANG ĐO LÃNH ĐẠO 41

Bảng 3.5: THANG ĐO PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC 42

Bảng 3.6: THANG ĐO TRUYỀN THÔNG 42

Bảng 3.7: THANG ĐO QUY MÔ NHÓM 43

Bảng 3.8: THANG ĐO HIỆU QUẢ LÀM VIỆC 43

YBảng 4.1: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT 52

Trang 6

MỤC LỤC

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI

HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Khách thể nghiên cứu 3

1.3.3 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

1.5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 4

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4

1.6 Kết cấu đề tài 4

CHƯƠNG II.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6

2.1 Lịch sử quá trình hình thành, phát triển phương pháp làm việc nhóm 6

2.1.1 Lịch sử quá trình hình thành làm việc nhóm 6

2.1.2 Quá trình phát triển của một nhóm 7

2.2 Cơ sở lý thuyết 8

2.2.1 Khái quát về làm việc nhóm 8

2.2.2 Các kỹ năng cần có khi làm việc nhóm 15

2.2.3 Tiêu chuẩn đánh giá nhóm làm việc hiệu quả 17

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm 18

2.3.1 Nghiên cứu Klimoski và Jones (1995) 18

2.3.2 Nghiên cứu của Driskell và cộng sự (1987) 20

2.3.3 Nghiên cứu của Rasker và cộng sự (2001) 22

2.3.4 Nghiên cứu của Blendell và cộng sự (2001) 23 2.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc

Trang 7

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

3.1 Bối cảnh nghiên cứu 34

3.2 Quy trình nghiên cứu 36

3.3 Phương pháp nghiên cứu 37

3.3.1 Nghiên cứu định tính 37

3.3.1.1 Thiết kế nghiên cứu 37

3.3.1.2 Kết quả nghiên cứu 37

3.3.2 Nghiên cứu định lượng 38

3.3.2.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu 38

3.3.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi 39

3.3.2.3 Thiết kế thang đo 40

3.3.2.4 Thu thập dữ liệu 44

3.3.2.5 Phân tích dữ liệu 44

CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49

4.1 Thống kê mô tả 49

4.2 Đánh giá thang đo 49

4.2.1 Đánh giá thang đo thông qua hệ số Crombach Alpha 49

4.2.2 Đánh giá thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA 49

4.3 Phân tích hồi quy 50

4.3.1 Phân tích tương quan 50

4.3.2 Phân tích hồi quy 50

4.3.3 Kiểm định sự khác biệt trung bình bằng phương pháp One - Way ANOVA 52

4.4 Thảo luận kết quả 53

CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55

5.1 Tổng hợp kết quả quá trình nghiên cứu 55

5.2 Kiến nghị 56

5.2.1 Đối với sinh viên 56

5.2.2 Đối với giảng viên 62

5.2.3 Đối với nhà trường 63

Trang 8

5.3 Đề xuất hướng nghiên cứu 63

KẾT LUẬN 65

PHỤ LỤC 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

Trang 9

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NHỮNG YẾU TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong cuộc sống nói chung, luôn có sự kết hợp giữa một nhóm người vì một mục đíchnào đó, và đã là là một nhóm thì luôn cần sự phối hợp có hiệu quả giữa các thành viên đểhoàn thành một mục tiêu chung Đặc biệt đối với sinh viên, học tập theo nhóm là mộttrong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho sinh viên khả năng hợp tác,chia sẻ, tư duy phản biện Từ đó hình thành thói quen, sinh viên có thể hoạt động nhómtốt ở môi trường doanh nghiệp

Trên thực tế, có rất nhiều công việc mà mỗi cá nhân, mỗi người không thể tự làmmột mình được Vì vậy một điều cần thiết và rất quan trọng chính là sự hợp tác, phối hợpchặt chẽ với những cá nhân Bên cạnh đó, tất cả các doanh nghiệp luôn đòi hỏi ở ngườilao động của mình khả năng hòa đồng với tập thể, biết cách làm việc với những ngườikhác, khả năng làm việc theo nhóm

Hầu hết các trường đại học đều đưa hình thức làm việc nhóm vào trong giảng dạy

và học tập Làm việc theo nhóm sẽ thúc đẩy hiệu quả làm việc, phát huy hết tiềm năngsẵn có của mỗi người, giúp hoàn thiện cá nhân Hơn thế nữa, quá trình hội nhập quốc tếcủa Việt Nam hiện nay đang đứng trước muôn vàn thời cơ và thách thức, điều này đề ranhu cầu cấp thiết cho nền giáo dục Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng đào tạo vàbồi dưỡng nhân tài Song song với việc nâng cao chất lượng trong việc đào tạo thì sinhviên cũng là đối tượng cần phải năng động và sáng tạo để tiếp thu những kiến thức,phương pháp học tập mới mẻ Ở bậc đại học, làm việc theo nhóm được biết đến như làmột phương pháp học tập khá phổ biến, gần như không thể tách rời với sinh viên, đặcbiệt là sinh viên khối ngành kinh tế, có thể coi như là hành trang mang theo khi sinh viên

ra trường Nó đã trở thành một trong những tố chất quan trọng đối với những ứng viênmuốn thành công Các doanh nghiệp tuyển nhân viên luôn yêu cầu ứng viên có khả nănglàm việc theo nhóm Đây cũng là lý do mà rất nhiều công ty, đặc biệt là các công ty nướcngoài yêu cầu ứng viên phải có khả năng làm việc theo nhóm

Trang 10

Nắm bắt được xu thế đó, Trường Đại học Tài chính- Marketing cũng đã đưa môhình làm việc theo nhóm vào quá trình giảng dạy và học tập của sinh viên trong rất nhiềumôn học Tuy nhiên đa phần các sinh viên từ bậc trung học phổ thông lên bậc đại học đềukhông thích ứng kịp với cách học và làm việc nhóm, bên cạnh đó một số khác, tuy đãtham gia làm việc nhóm nhưng không tìm thấy được sự thích thú trong công việc cũngnhư không tạo ra được hiệu quả trong công việc của nhóm Có một kỹ năng làm việcnhóm tốt là hết sức cần thiết với sinh viên, vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu về tình hìnhlàm việc theo nhóm của sinh viên là không thể chậm trễ Những mặt tích cực của học tậptheo nhóm là không thể phủ nhận, nhưng không phải nhóm sinh viên nào cũng đạt đượckết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số sinh viên cảmthấy nó còn mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với làm việc theocá nhân.

Chính vì những lý do trên, nhận thức được tầm quan trọng lớn lao của việc học tập

và rèn luyện kỹ năng này, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Những

yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing”

Với mục tiêu nghiên cứu về các đặc điểm và lợi ích khi làm việc theo nhóm, vềthực trạng khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên Trường Đại học Tài chính-Marketing hiện nay Tìm ra các nguyên nhân hạn chế khả năng làm việc nhóm và từ đóđưa ra các giải pháp xây dựng, bổ sung và hoàn thiện thêm các kỹ năng làm việc nhómgiúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng này và biết cách để xây dựng nhóm làm việc hiệuquả nhất

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

▪ Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viêntrường đại học Tài Chính – Marketing

▪ Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả làm việc nhóm

▪ Hàm ý về mặt quản trị đối với công tác học tập và giảng dạy của sinh viên vàgiảng viên trường đại học Tài Chính – Marketing

Trang 11

1.3 Đối tượng nghiên cứu, khách thể và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viêntrường Đại học Tài chính – Marketing

1.3.2 Khách thể nghiên cứu

Đối tượng khảo sát của đề tài là sinh viên chính quy đang học tập tại trường Đại học Tài chính – Marketing tại tất cả các cơ sở ở Tp Hồ Chí Minh

1.3.3 Phạm vi nghiên cứu

a Phạm vi về không gian

Các cuộc phỏng vấn trực tiếp được thực hiện trong khuôn viên trường Đại học Tài Chính– Marketing cơ sở chính (quận 7) và cơ sở 2 (Tân Bình) tại Thành phố Hồ Chí Minh.Ngoài ra đề tài còn được nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát trên mạng xã hội Facebookbằng biểu mẫu Google Form

▪ Viết nghiên cứu: 01/10/2017-30/03/2018

1.4 Phương pháp nghiên cứu

▪ Phương pháp định tính: Được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung, với

sự tham gia của giảng viên hướng dẫn và nhóm nghiên cứu nhằm vừa khám phá vừakhẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên trường

ĐH Tài Chính Marketing cũng như các biến quan sát đo lường những yếu tố này

▪ Phương pháp định lượng: Được thực hiện nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị (giá trịhội tự và phân biệt) của các thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việcnhóm của sinh viên trường ĐH Tài Chính Marketing, kiểm định mô hình thang đo,

mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu

Trang 12

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

▪ Từ việc nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinhviên Trường Đại học Tài chính Marketing”, nhóm nghiên cứu đã khẳng định đượctầm quan trọng của kĩ năng làm việc nhóm trong học tập cũng như trong nghề nghiệptương lai đối với sinh viên

▪ Đề tài giúp cho sinh viên có cái nhìn một cách khoa học, cận cảnh về vấn đề làm việcnhóm, hiểu thêm về lý thuyết làm việc nhóm nói chung và các yếu tố ảnh hưởng đếnhiệu quả làm việc nhóm nói riêng

▪ Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả làm việc nhóm của sinhviên trường Đại học Tài Chính – Marketing

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

▪ Đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên TrườngĐại học Tài chính – Marketing” giúp cho sinh viên hiểu được vai trò, ý nghĩa và tínhquan trọng của làm việc nhóm hiệu quả trong môi trường học tập cũng như môitrường làm việc sau này

▪ Đề tài giúp cho sinh viên nhận biết được rõ hơn các yếu tố tác động đến hiệu quả làmviệc nhóm cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố để có thể điều chỉnh hành vicủa mình

▪ Đồng thời, đề tài nghiên cứu còn giúp cho phía giảng viên và nhà trường hiểu đượcyếu tố nào tác động như thế nào đến hiệu quả làm việc nhóm để từ đó có biện phápkích thích sinh viên làm việc nhóm cũng như điều chỉnh phương thức giảng dạy,…

1.6 Kết cấu đề tài

Đề tài nghiên cứu khoa học gồm 5 chương:

● Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu: trình bày các vấn đề tổng quan vềnghiên cứu, bao gồm: cơ sở xác định đề tài nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; đốitượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu

Trang 13

● Chương 2: Cơ sở lý luận về làm việc nhóm và mô hình nghiên cứu: trình bày cơ

sở lý thuyết và thực tiễn của nghiên cứu cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu lýthuyết và các giả thuyết nghiên cứu

● Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày quy trình nghiên cứu và xây dựngthang đo, cách đánh giá và kiểm định thang đo cho các khái niệm trong mô hình,kiểm định sự phù hợp của mô hình và kiểm định các giả thuyết đề ra

● Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu: Trình bày các kết quả nghiên cứu thựchiện được, bao gồm: mô tả dữ liệu thu thập được, tiến hành đánh giá và kiểm địnhthang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, kiểm định các giả thuyếtcủa mô hình nghiên cứu

● Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Tóm tắt kết quả nghiên cứu, qua đó đưa ra các

đề xuất và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm

Trang 14

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Lịch sử quá trình hình thành, phát triển phương pháp làm việc nhóm

2.1.1 Lịch sử quá trình hình thành làm việc nhóm

Làm việc nhóm đã hình thành từ rất sớm và lâu đời, là tổng hợp của việc xây dựng nhóm,làm việc nhóm Đây cũng là quá trình lâu dài mà một tổ chức, tập thể thực hiện để gắnkết các thành viên lại với nhau, để các thành viên phối hợp, đoàn kết tạo ra hiệu quả côngviệc cao hơn

“Làm việc nhóm” xuất hiện trên thế giới từ rất lâu, khoảng cuối những năm 20 vàđầu những năm 30 của thế kỷ XX Elton Mayo (1880 -1949), chính là người đầu tiênnghiên cứu những hoạt động này, ông đã khai sáng ra hoạt động tương quan giữa người

và người (Human Relations Movement), với những chuỗi hoạt động thử thách trongnhững điều kiện nhất định, nhằm thử khả năng làm việc của nhóm công nhân Qua nhiềulần nghiên cứu và phân tích, người ta đồng ý rằng yếu tố chủ yếu thành công là xây dựngtinh thần đồng nhất, tạo sự gắn kết và hỗ trợ nhau trong tập thể

Qua hai thập niên sau đó, nhiều cuộc thử nghiệm và phân tích được áp dụng chonhiều nhóm công nhân, đã minh chứng rằng năng suất làm việc tăng nhanh khi các côngnhân được lập thành nhóm Những năm 1950, tập đoàn Genaral Foods đã có một cuộcthử nghiệm về khái niệm làm việc nhóm Nhiều nghiên cứu sau đó liên tục được đưa ra,nhấn mạnh tầm quan trọng của nhóm trong việc tăng năng suất làm việc

Càng ngày càng có nhiều tập đoàn như Honeywell, Xerox, và Pratt & Whitney tổchức những hoạt động, nhằm chứng tỏ hiệu quả lớn lao của làm việc nhóm Khi khoa học

kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết

Từ nhiều thế kỷ qua, thanh niên Nhật khi đi xin việc làm, ngoài cuộc phỏng vấn cá nhâncòn phải qua những bài tập làm việc theo nhóm Tinh thần và kỹ năng hợp tác của ngườilao động quan trọng không kém gì các phẩm chất khác như nắm vững chuyên môn, siêngnăng cần cù, có tinh thần học hỏi Con người là một thực thể sống, không ai là hoàn hảo,làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người, bổ sung cho nhau,khắc phục những điểm yếu Cá nhân thường chỉ đảm nhiệm được một, hai việc cụ thể

Trang 15

Nhóm làm việc ngày nay đã trở thành một đối tượng của khoa học và người tađược đào tạo không phải chỉ để hiểu nó mà còn là tác động vào để biến nó thành mộtcông cụ giáo dục và phát triển cá nhân cũng như xã hội.

2.1.2 Quá trình phát triển của một nhóm

Theo Maginn, Michael (2008), thông thường, một nhóm đều trải qua 5 giai đoạn pháttriển như sau:

❖ Giai đoạn 1: Hình thành nhóm

Trong giai đoạn này, các thành viên sẽ tập hợp lại Mỗi người có những suy nghĩ, tínhcách khác nhau, cách nhìn nhận vấn đề cũng theo nhiều chiều hướng khác nhau Lúc này,vai trò của người trưởng nhóm được phát huy, tiến hành xây dựng tinh thần hợp nhấtgiữa các thành viên trong nhóm

Đây là một giai đoạn quan trọng, nhóm hoạt động hiệu quả hay không, chính lànhờ sự hòa hợp giữa các thành viên trong nhóm Đặc biệt, trong giai đoạn này, nhóm tiếnhành xác định mục tiêu rõ ràng để đi và hoạt động hiệu quả Nếu không xác định mụctiêu thì nhóm sẽ không xác định được con đường đi đúng đắn, sớm tan rã

❖ Giai đoạn 2: Hỗn loạn, bão táp

Đây là giai đoạn xảy ra nhiều mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên Do nhóm mớihình thành, nên các thành viên trong nhóm có người nổi trội, tích cực tham gia các hoạtđộng, nhưng cũng có người tỏ ra thờ ơ, vô trách nhiệm Từ đó gây mất tinh thần đoàn kếttrong nhóm

Nếu giai đoạn đầu, vai trò của người trưởng nhóm được phát huy, thì trong giaiđoạn này, điều đó càng được thể hiện rõ rệt hơn Người trưởng nhóm phải cứng rắn, tàitình, sáng suốt để giải quyết giúp các thành viên đoàn kết và cùng nhau chung tay gópsức hành động vì mục tiêu chung Đặc biệt, ngăn chặn ngay từ đầu các thành viên trongnhóm trở thành đối thủ, mâu thuẫn gay gắt Mỗi thành viên không nên chỉ biết đến lợi íchcủa cá nhân mà phải chuyển lợi ích cá nhân đó thành lợi ích của tập thể và hoạt động vìmục tiêu chung của tập thể

❖ Giai đoạn 3: Ổn định

Trang 16

Qua nhiều mâu thuẫn, các thành viên trong nhóm dần hiểu nhau Đây là giai đoạn mỗingười cần phải tin tưởng, hợp tác lẫn nhau để cùng hoàn thành tốt công việc được giao.Giúp đỡ lẫn nhau, mỗi người cần phát huy tối đa những ưu điểm và hỗ trợ giúp đỡ cácthành viên khác Trong giai đoạn này, mọi xung đột đã dần được giải quyết.

❖ Giai đoạn 4: Hoạt động

Đây là giai đoạn tạo ra thành quả Mỗi người là một thao tác trong một dây chuyền sảnxuất khép kín Để có năng suất cao, mỗi người cần phải tham gia tích cực, hết mình.Những xung đột có thể đã được giải quyết, tuy nhiên sẽ còn tiềm ẩn bên trong Vì vậy,trong giai đoạn này, vừa giải quyết những mâu thuẫn còn tồn tại, vừa phải phát huy caohơn nữa sức mạnh tập thể để đem lại thành quả cao nhất có thể

❖ Giai đoạn 5: Kết thúc

Đây là giai đoạn cuối cùng của việc làm nhóm Có thể nhóm sẽ hoàn thành mục tiêu,cũng có thể là chưa Tuy nhiên, đây là giai đoạn mà các thành viên rút ra những bài học,kinh nghiệm trong quá trình làm việc Sau khi hoàn thành mục tiêu, các thành viên sẽ tan

rã và hợp thành những nhóm mới với các mục tiêu mới

2.2 Cơ sở lý thuyết

2.2.1 Khái quát về làm việc nhóm

a Định nghĩa nhóm

Làm việc nhóm từ khi được nghiên cứu và công bố cho đến nay được rất nhiều tổ chức cánhân tìm hiểu và phát triển thành mô hình Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu về vấn đềhoạt động nhóm, dẫn đến có khá nhiều định nghĩa khác nhau về nhóm Tùy theo mỗi lĩnhvực nghiên cứu, cách thức hoạt động mà các tổ chức, cá nhân có cách định nghĩa riêng,nhưng chung quy, tóm lại có các định nghĩa về nhóm như sau:

▪ Theo nghiên cứu của Adair (1986), nhóm là tập hợp các cá nhân chia sẻ một mục tiêuchung, các công việc và kỹ năng của từng thành viên phù hợp với những thành viênkhác

▪ Trong một nghiên cứu khác của Katzenbach và Smith (1993), lập luận rằng nhóm làmột nhóm nhỏ những thành viên có kỹ năng bổ sung cho các thành viên khác, cam

Trang 17

▪ Theo kết quả nghiên cứu của Sundstrom, DeMeuse và Futrell (1990), đã chỉ ra rằngnhóm là tập hợp các cá nhân phụ thuộc lẫn nhau trong nhiệm vụ của mình, nhữngngười chia sẻ trách nhiệm về kết quả, ý thức rằng mình thuộc về nhóm, những ngườiđược những người khác xem như một thành viên không thể tách rời của nhóm.

▪ Theo Cohen và Bailey (1999), nhóm là một tập hợp các cá nhân phụ thuộc lẫn nhautrong những nhiệm vụ, những người chia sẻ trách nhiệm về kết quả

▪ Kozlowski và Bell (2003), định nghĩa nhóm là một tập thể người tồn tại để thực hiệnnhiệm vụ về tổ chức có liên quan, chia sẻ một hoặc nhiều mục tiêu chung, có tươngtác với nhau, thể hiện sự phụ thuộc nhiệm vụ Họ được cơ cấu vào một bối cảnh tổchức nghĩa là phải có ranh giới, phạm vi hoạt động so với các nhóm khác Điểm đángchú ý của định nghĩa này là nhóm phải có một ranh giới để phân biệt nhóm này vànhóm khác Điều này liên quan đến việc phân chia phạm vi hoạt động và chức năngcủa nhóm trong tổ chức

▪ Theo Morgan, Glickman, Woodard và Salas (1986) định nghĩa một nhóm như một sựthiết lập riêng biệt của hai hoặc nhiều cá nhân, những người làm việc phụ thuộc lẫnnhau để đạt được mục tiêu, chia sẻ mục tiêu này

▪ Theo Marvin Shaw, nhà tâm lí học phương Tây, nhóm là cộng đồng người có từ 3người trở lên, giữa họ có sự tác động tương hỗ và ảnh hưởng lẫn nhau, tồn tại trongmột thời gian nhất định, cùng nhau thực hiện hoạt động chung

▪ Bên cạnh đó, làm việc theo nhóm là nền tảng cho tất cả mọi phương thức quản lýthành công Nhóm hiệu quả sẽ biến nhiệm vụ từ không thể thực hiện được thành thựchiện được, nhiệm vụ bất khả thi thành nhiệm vụ khả thi vì nó khuyến khích trí tuệ vàtính cách của từng cá nhân, hợp thành sức mạnh tổng thể

▪ Hơn thế nữa, nhóm hiệu quả là một nhóm làm việc tích cực và đạt được mục tiêuchung đã đề ra trước đó trong một khoảng thời gian nhất định Nhóm làm việc lànhóm tạo ra được một tinh thần hợp tác, biết phối hợp và phát huy các ưu điểm củacác thành viên trong nhóm để cùng nhau đạt đến một kết quả tốt nhất Nhóm đượchình thành và phát triển theo nhiều hình thức và thời gian hoạt động khác nhau

Trang 18

▪ Tóm lại, theo các định nghĩa trên ta có thể kết luận để một nhóm người trở thành mộtnhóm làm việc thì cần có những điều kiện sau: các thành viên trong nhóm có các kỹnăng bổ sung cho nhau, cùng cam kết cùng chịu trách nhiệm để đạt mục tiêu chung,nhóm có một ranh giới so với các nhóm khác theo phạm vi hoạt động và chức năngcủa nhóm trong tổ chức.

b Định nghĩa làm việc nhóm

▪ Theo nghiên cứu của Francis và Young (1979), làm việc nhóm là các thành viêntrong nhóm làm việc cùng nhau nhằm đạt được mục tiêu chung, mọi người làm việc

ăn ý với nhau để đạt kết quả chất lượng cao

▪ Trong nghiên cứu của Giriskinwicz (1999), làm việc nhóm là phương pháp làm việc

mà các thành viên trong nhóm cùng làm việc, tương tác với nhau để hoàn thànhmục tiêu chung

▪ Làm việc nhóm được định nghĩa bởi Scamati (2001), là một quá trình hợp tác chophép những người bình thường có thể đạt được kết quả phi thường

▪ Theo Luca và Tarricone (2001), làm việc theo nhóm dựa vào sự đồng bộ giữa tất cảthành viên trong nhóm tạo ra một môi trường mà họ sẵn sàng đóng góp, tham gia đểthúc đẩy và nuôi dưỡng một môi trường nhóm tích cực, hiệu quả Thành viên trongnhóm phải đủ linh hoạt để thích ứng với môi trường làm việc hợp tác mà mục tiêuđạt được thông qua sự hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau chứ không phải là nỗ lực cánhân để đạt mục tiêu cạnh tranh

▪ Tóm lại, có nhiều định nghĩa khác nhau về làm việc nhóm, tuy nhiên hầu hết cácnghiên cứu đều cho rằng làm việc nhóm là cách thức, phương pháp mà các thànhviên trong nhóm cùng làm việc, cùng tương tác với nhau để hoàn thành các nhiệm

vụ mục tiêu của nhóm

c Đặc điểm của nhóm

Theo Nguyễn Thị Oanh (2007), để tạo thành một nhóm làm việc có hiệu quả cần hội tụnhững yếu tố cơ bản sau:

▪ Các thành viên hiểu rõ sự tồn tại của nhóm:

Trang 19

Để tạo nên một nhóm, cần sự tự nguyện của các thành viên, cũng có thể là sự phân công.Tuy nhiên, dù là tự nguyện hay bắt buộc, mỗi thành viên phải vì tập thể Trước hết, cầnxác định rõ mục tiêu của nhóm, mỗi thành viên xác định được sự tồn tại của mình trongtập thể Khi hiểu rõ lí do tồn tại và vai trò quan trọng của mình thì mỗi cá nhân mới cóthể tích cực hoạt động hiệu quả Trong một dây chuyền hoạt động, nếu thiếu đi một khâunào đó thì chắc chắn dây chuyền đó sẽ ngừng hoạt động Trong hoạt động nhóm cũngvậy, các thành viên chính là một yếu tố cốt lõi.

▪ Nguyên tắc hoạt động nhóm:

Dựa trên nguyên tắc bình đẳng, ai cũng có quyền được tham gia đóng góp ý kiến, cùngnhau hưởng thành quả chung Các thành viên trong nhóm phải thật sự đoàn kết, biết sốnghết mình vì tập thể thì mới có thể xây dựng một khối thống nhất chung Cần tránh trườnghợp chia bè phái trong nhóm gây mất đoàn kết, dẫn đến xung đột nội bộ

Mỗi thành viên cần biết tôn trọng các thành viên khác: tuân thủ đúng giờ, tránh đềcập đến những vấn đề không liên quan trong các buổi họp nhóm Đồng thời đóng góp ýkiến sôi nổi để đưa ra lời giải Đặc biệt, không được ngắt lời, phản bác ý kiến của ngườikhác mà phải tiếp thu, cùng nhau thảo luận giải quyết vì mục tiêu chung đặt ra từ đầu

▪ Phân công nhiệm vụ rõ ràng:

Trưởng nhóm cần phải phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các thành viên Mỗingười đều có những ưu, khuyết điểm riêng cũng như những thế mạnh trong mỗi lĩnh vựcriêng Vì vậy, để phát huy ưu điểm cao nhất của các thành viên trong nhóm thì ngườitrưởng nhóm cần tài tình, sáng suốt, thông minh, quyết đoán Không chỉ dừng lại ở việchoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà mỗi thành viên cần phải biết giúp đỡ người khác

để hoàn thành công viêc Trong một thời gian nhất định thì công việc mà mỗi thành viênđảm nhiệm sẽ được hoàn thành, tránh trường hợp, người làm nhiều, người thì không làmgì

▪ Các thành viên chia sẻ, hộ trợ nhau:

Nhóm hoạt động có hiệu quả hay không chính là dựa vào sự đóng góp của mỗi thànhviên Khi đã được phân công nhiệm vụ cụ thể, mỗi thành viên sẽ bắt tay để thực hiện.Trong quá trình thực hiện sẽ gặp nhiều trở ngại, sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau là một yếu tố

Trang 20

quan trọng Mỗi thành viên sẽ có những quan điểm cá nhân riêng khi nhìn nhận một vấn

đề Vì vậy, khi hoàn thành xong công việc đã được phân công, mỗi thành viên nên traođổi kết quả cho nhau để cùng nhau bàn bạc, thảo luận dựa trên quan điểm khách quannhất Chính nhờ việc trao đổi kết quả cho nhau sẽ giúp chia sẻ kinh nghiêm, là cơ hội họchỏi lẫn nhau

▪ Đánh giá khen thưởng:

Sau khi hoàn thành xong công việc, các thành viên tiến hành họp mặt để công nhận thànhquả mà nhóm đã đạt được Đó cũng là thời gian mà nhóm trưởng đưa ra những nhận xét,tiến hành khen thưởng những thành viên đã hoạt động tích cực dựa trên quan điểm kháchquan Tuy nhiên, cũng cần nhắc nhở những thành viên còn thờ ơ, thiếu trách nhiệm đểcác thành viên này rút kinh nghiệm để hoàn thành tốt những công việc tiếp theo

▪ Môi trường khuyến khích:

Trưởng nhóm luôn quan tâm sát đến từng cá nhân Đó là môi trường khuyến khích nhómhoạt động tốt Trong một mức độ nào đó, nhóm đòi hỏi cần phải phụ thuộc vào nhữngyêu cầu mà cấp trên đề ra Như vậy, nhóm hoạt động sẽ thuận lợi và đúng đắn hơn

d Phân loại nhóm

Theo PGS.TS Vũ Hoàng Ngân, ThS Trương Thị Nam Thắng (2009), có rất nhiều cáchphân loại nhóm làm việc tuỳ thuộc vào phạm vi nghiên cứu và các tiêu thức khác nhau.Nhưng trong khuôn khổ nghiên cứu đề tài này, nhóm được phân loại theo tính chính thức

và theo sự quản lý

 Theo tính chính thức:

Gồm 2 hình thức đó là nhóm chính thức và nhóm phi chính thức

 Nhóm làm việc phi chính thức:

Là nhóm được phát triển một cách tự nhiên nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội Hai loạinhóm không chính thức thường gặp là nhóm có cùng sự quan tâm, lợi ích và nhóm bạn

bè cùng sở thích, cùng lứa tuổi….Mục tiêu của nhóm không chính thức không nhất thiếtphải liên quan đến mục tiêu của tổ chức

Đây là hình thức nhóm làm việc được hình thành một cách tạm thời, không chính

Trang 21

nào, ví dụ như nó chỉ kéo dài trong một tiết học hay một buổi học Và khi tiết học haybuổi học đó kết thúc thì vấn đề thảo luận cũng đồng thời được giải quyết và thường kếtthúc sự tồn tại của nhóm.

Nhóm làm việc (teamwork): một dạng đặc biệt của nhóm chính thức, là một tậphợp những người có các năng lực bổ trợ cho nhau, cùng cam kết chịu trách nhiệm thựchiện các mục tiêu chung

 Theo sự quản lý:

Gồm 2 hình thức đó là nhóm tự quản và nhóm dự án

 Nhóm làm việc tự quản:

Đây là một nhóm nhỏ, gồm các thành viên được trao quyền giải quyết một nhiệm vụ diễn

ra liên tục Trong một số trường hợp, nhóm bầu chọn trưởng nhóm cùng các thành viênmới và thậm chí có thể loại bỏ những thành viên không thể đóng góp hay không đáp ứngđược tiêu chuẩn của nhóm

Hình thức nhóm này phải cùng làm việc trong thời gian tương đối dài Các thànhviên có quyền tự do nhất định trong việc quyết định phương pháp làm việc hiệu quả nhất

và mọi người đều được khuyến khích tự tìm kiếm các quy trình làm việc tối ưu, liên tụccải thiện quy trình làm việc của mình

 Nhóm dự án:

Nhóm dự án được tổ chức xoay quanh một nhiệm vụ đột xuất trong một khoảng thời giangiới hạn Nhiệm vụ này có thể mất một tuần, một năm, cũng có thể lâu hơn Sau khi công

Trang 22

việc hoàn tất, nhóm sẽ tự giải tán Những dự án có quy mô lớn và lâu dài thường cần đếnnhiều thành viên, có trưởng nhóm và nhà quản lý dự án làm việc toàn thời gian.

Trong đề tài nghiên cứu khoa học này chỉ đề cập chủ yếu đến nhóm làm việc phichính thức, đây là hình thức làm việc chủ yếu của sinh viên hiện nay

e Lợi ích của làm việc nhóm

Theo Đỗ Thị Kim Liên (2004), lợi ích của làm việc nhóm có rất nhiều, làm việc nhóm mang lại những lợi ích sau:

▪ Một cá nhân không thể mạnh nếu không đứng trong một tập thể mạnh và đoàn kết.Khi mọi người học tập và làm việc như một nhóm, họ sẽ đem lại lợi ích nhiều hơn khi

họ làm việc một cách độc lập Họ sẽ cảm thấy sự gắn bó, tính cộng đồng với các thànhviên trong nhóm, điều đó khó có thể đạt được trong một thế giới cạnh tranh, phát triểnnhanh và kỹ thuật cao

▪ Giúp cho các thành viên học hỏi được rất nhiều từ những thành viên trong nhóm vàtrưởng nhóm về cách xử lý tình huống từ đơn giản cho đến phức tạp, tạo nên sự thốngnhất trong mục tiêu và sự hoạt động của nhóm Phát huy được tính sáng tạo cao từ sựphối hợp các bộ óc sáng tạo của người khác

▪ Thỏa mãn được nhu cầu thể hiện và khẳng định mình của các thành viên, thể hiện khảnăng tiềm ẩn của bản thân

▪ Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả học tập, hiệu quả công việc mà khi đơn lẻ từng cánhân khó có thể làm được Hoạt động theo nhóm giúp phát huy khả năng phối hợp đểđưa ra các quyết định đúng đắn

▪ Mọi thành viên trong tổ chức sẽ đồng lòng hướng tới mục tiêu và dốc sức cho thànhcông chung của tập thể khi họ cùng nhau xác định và vạch ra phương pháp đạt đượcchúng

▪ Hơn thế nữa, khi đã là thành viên của một nhóm, họ có cảm giác kiểm soát được cuộcsống của mình tốt hơn và không phải chịu đựng sự chuyên quyền của bất cứ ngườilãnh đạo nào Thúc đẩy quản lý theo nhóm là cách tốt nhất để phát huy năng lực củacác thành viên Phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở và thân thiện giữa các

Trang 23

2.2.2 Các kỹ năng cần có khi làm việc nhóm

Theo Ts Huỳnh Văn Sơn, Th.s Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (2013), để học tập theo nhómđạt chất lượng,cá nhân cần đảm bảo nhiều kỹ năng, cụ thể như sau:

a Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động nhóm:

Xây dựng một kế hoạch hoạt động cho nhóm một cách cụ thể, hợp lý, bao gồm: thứ tựcông việc, nội dung công việc, thời gian, người chịu trách nhiệm sẽ đảm bảo cho mỗithành viên chủ động và có định hướng trong công việc của mình và của cả nhóm

b Kỹ năng xây dựng nội quy nhóm:

Đã thành lập một nhóm học tập hay làm việc dù lớn dù nhỏ đều cần thiết lập những nộiquy, những nguyên tắc chung trong hoạt động để mọi thành viên dựa vào đó mà thựchiện, đảm bảo sự quy củ, nghiêm túc trong hoạt động

c Kỹ năng phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý:

Phụ thuộc vào vai trò và khả năng chỉ đạo của nhóm trưởng Khi công việc được phâncông rõ ràng, phù hợp với năng lực và khả năng của mỗi thành viên, họ sẽ ý thức đượcvai trò của mình, có trách nhiệm hoàn thành công việc

Ngược lại, nếu phân công công việc không rõ ràng, không hợp lý, người thì phảiđảm nhiệm quá nhiều việc, người lại không có việc để làm, kết quả là sự bất hợp tác sẽtác động lớn đến chất lượng của hoạt động nhóm và sản phẩm của nhóm

d Kỹ năng thảo luận, trao đổi:

Điểm đặc trưng nổi bật nhất của học tập theo nhóm là sự hợp tác nhằm xây dựng một sảnphẩm trí tuệ tập thể bằng việc thống nhất các ý kiến thông qua sự thảo luận, trao đổi giữacác thành viên trong nhóm Đây là một kỹ năng có vị trí rất quan trọng trong hoạt độngnhóm Thảo luận, trao đổi là hoạt động đòi hỏi các thành viên phải tư duy và có tinh thầnxây dựng ý kiến hết mình cho nhóm

Để thảo luận, trao đổi có hiệu quả các thành viên trong nhóm cần có khả năngthuyết trình, diễn giải vấn đề sao cho mạch lạc, thuyết phục người nghe, khả năng đặt câuhỏi chất vấn, khả năng phản biện cũng như khả năng lắng nghe và tiếp thu ý kiến góp ýcủa các thành viên khác Thông qua thảo luận, trao đổi chúng ta có thể nhận biết đượccách tiếp cận vấn đề, quan niệm riêng, mức độ tác động lẫn nhau giữa các thành viên

Trang 24

e Kỹ năng nghiên cứu tài liệu:

Nghiên cứu tài liệu là một kỹ năng cần thiết trong học tập theo nhóm vì các bài tập nhómthường là những vấn đề rộng đòi hỏi sinh viên tự tìm tòi, nghiên cứu qua các tài liệu.Muốn nghiên cứu tài liệu hiệu quả cần biết cách tìm kiếm tài liệu, biết đánh giá, chọn lọc,phân tích, tổng hợp các tài liệu theo những vấn đề mình cần tìm Có kỹ năng nghiên cứutài liệu sẽ giúp mọi thành viên trong nhóm tìm kiếm được nhiều thông tin làm phong phúhơn bài tập của nhóm

f Kỹ năng chia sẻ trách nhiệm:

Để cho hoạt động của nhóm đạt chất lượng và không khí làm việc trong nhóm vui vẻ,đoàn kết mọi thành viên cần phải chia sẻ trách nhiệm với nhau Biết chia sẻ hợp lý tráchnhiệm giữa các thành viên sẽ tạo động lực giúp hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao hơn

g Kỹ năng lắng nghe một cách chủ động, tích cực:

Lắng nghe một cách hiệu quả giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế rắc rối, thắt chặt hơn cácmối quan hệ Kỹ năng lắng nghe là rất cần thiết vì lắng nghe là phương pháp cơ bản đểtập hợp thông tin Mục tiêu của lắng nghe là để hiểu, học hỏi, thưởng thức, giúp đỡ, hỗtrợ

h Kỹ năng chia sẻ thông tin:

Làm việc nhóm nghĩa là hợp tác trên cơ sở chia sẻ kiến thức và thông tin từ nhiều người

để hoàn thiện bài tập chung một cách tốt nhất Trong nhóm có nhiều người chia sẻ thôngtin, lượng thông tin càng nhiều, càng phong phú, là một điều kiện để sản phẩm nhóm đạtchất lượng cao

i Kỹ năng giải quyết xung đột:

Trong một nhóm tồn tại quá nhiều cái tôi cá nhân nên không thể tránh khỏi những xungđột gây ra sự bất hòa trong nhóm Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhóm Tấtnhiên mâu thuẫn là động lực cho sự phát triển nhưng khi mâu thuẫn quá mức thì sẽ khôngtốt cho sự hợp tác trong nhóm Vì vậy, kỹ năng giải quyết xung đột là rất quan trọng đốivới hoạt động nhóm, đặc biệt là với người nhóm trưởng vì nhóm trưởng là người chịutrách nhiệm điều hòa các mối quan hệ trong nhóm mình

Trang 25

Để hoạt động nhóm ngày càng đạt hiệu quả thì nhóm cần phải thường xuyên tự kiểm trađánh giá hoạt động của mình để tự điều chỉnh kịp thời Đây cũng là cách để phát hiện,biểu dương các thành viên tích cực, phê bình những thành viên còn thiếu ý thức nhằm tạothêm động lực cho các thành viên trong nhóm nhiệt tình hơn với hoạt động chung Sựcông bằng trong đánh giá phải được coi trọng bởi nó là nguyên nhân chính thúc đẩy haykìm hãm động lực làm việc của các thành viên Tự kiểm tra - đánh giá ở đây gồm 2 nộidung:

▪ Tự kiểm tra - đánh giá sự tham gia hoạt động nhóm của các thành viên trongnhóm

▪ Tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm: mặt tốt, mặt hạn chế nhằm có biệnpháp khắc phục

2.2.3 Tiêu chuẩn đánh giá nhóm làm việc hiệu quả

Theo Trần Thị Bích Nga; Phạm Ngọc Sáu; Nguyễn Thu Hà (2006), để nhóm làm việcthực sự hiệu quả thì phải xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá xem nhóm có hiệu quả haykhông hay nói cách khác điều quan trọng để làm nên một nhóm hiệu quả là gì ? Vì vậytiêu chuẩn đánh giá được chia thành 2 nhóm yếu tố sau:

a Các yếu tố kết quả gồm:

▪ Đạt được các mục tiêu của nhóm: Đây là yếu tố quan trọng đối với sự hình thành, tồntại và phát triển của một nhóm Thể hiện được nhóm đó sau một quá trình hoạt động

đã đạt được những mục tiêu mà nhóm đã hoạch định từ trước hay không

▪ Số lượng công việc được hoàn thành: Cho biết những công việc mà nhóm đã hoànthành cũng như các công việc chưa hoàn thành

▪ Kiến thức và kỹ năng làm việc: Yếu tố này cho biết để làm việc nhóm hiệu quả thìcác thành viên cần phải có kiến thức cũng như các kỹ năng để hoàn thành công việc

b Các yếu tố quy trình gồm:

▪ Tinh thần trách nhiệm: Thể hiện khả năng và mức độ tham gia vào việc giải quyếtvấn đề của các thành viên

Trang 26

▪ Tính đồng đội và sự hợp tác: Nhóm làm việc có thực sự hợp tác cùng nhau nỗ lực đểđạt tới mục tiêu chung hay không? Các thành viên phối hợp nhịp nhàng, ăn ý vớinhau trong công việc.

▪ Sự nỗ lực của các thành viên

▪ Sự hứng thú với công việc

▪ Khả năng giao tiếp, trao đổi thông tin giữa các thành viên

▪ Khả năng giải quyết vấn đề và giải quyết mâu thuẫn

▪ Khả năng hoạch định và thiết lập các mục tiêu cụ thể

▪ Phong cách lãnh đạo của trưởng nhóm

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm

Công trình nghiên cứu của Klimoski và Jones (1995), Driskell và cộng sự (1978), Rasker

và cộng sự (2001), Blendell và cộng sự (2001)

2.3.1 Nghiên cứu Klimoski và Jones (1995)

Hình 2.1: MÔ HÌNH HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA KLIMOSKI VÀ JONES

(1995)

Mô hình hiệu quả làm việc nhóm của Klimoski và Jones (1995) đề xuất thông quaphương pháp tiếp cận các yếu tố đầu vào, quá trình và kết quả Các biến đầu vào xác địnhbởi Klimoski và Jones (1995) được thể hiện như sau:

Quyền lựcKhả năng tương thích

Hoàn thành nhiệm vụChất lượng

Sự hài lòng và thái độThành quả

NHU CẦU CỦA NGUỒN LỰC VÀ MÔI TRƯỜNG

Trang 27

1 Kích thước của nhóm được xác định dựa trên các nhiệm vụ Bên cạnh đó, nguồn lựcsẵn có, niềm tin cá nhân của nhà lãnh đạo và cho dù nhiệm vụ đã được thực hiện thìkích thước của nhóm có thể điều chỉnh.

2 Lãnh đạo: những nỗ lực có chủ ý để gây ảnh hưởng đến kết quả nhóm thông quaphương tiện trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các cá nhân Klimoski và Jones (1995) chorẳng vai trò lãnh đạo chính thức và nguyên tắc lãnh đạo có ảnh hưởng đến hiệu quảcủa nhóm

3 Quy tắc nhóm: các quy tắc chính thức điều chỉnh các thành viên trong nhóm Các chỉtiêu không chỉ phản ánh giá trị của các thành viên trong nhóm mà còn là quá trìnhlàm việc của nhóm

4 Thành phần nhóm: sự pha trộn của kiến thức, kỹ năng và thái độ (KSAs) cộng vớicác đặc điểm khác của nhóm Klimoski và Jones (1995) cho rằng, bất kì biến sự khácbiệt cá nhân sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động (ví dụ: giới tính, chủng tộc, tuổi)

5 Truyền thông: phương thức và mức độ sẵn sàng chia sẻ thông tin trong nhóm

Klimoski và Jones (1995) xác định các biến quá trình sau đây:

● Các kỹ năng có ích

● Các chiến lược

● Mức độ nỗ lực và phối hợp

● Quyền lực

● Khả năng tương thích

Theo nghiên cứu của Klimoski và Jones (1995) nhấn mạnh rằng, hiệu quả nhóm khôngxuất phát từ nỗ lực cá nhân Nếu mỗi thành viên trong nhóm nỗ lực hơn khả năng tốt nhấtcủa mình thì điều này sẽ không nhất thiết đồng biến với thành công của nhóm, đặc biệttrong trường hợp chiến lược nhóm chưa tồn tại Thay vào đó, động lực cá nhân trongnhóm, mức độ thù địch hoặc nghi ngờ trong nhóm và mức độ tương thích giữa các thànhviên trong nhóm là những yếu tố có thể xác định hiệu quả của một nhóm

Ví dụ: khả năng tương thích cao to mang lại tiềm năng cho truyền thông được dễdàng và phối hợp nhịp nhàng có ảnh hưởng đến hiệu suất của nhóm (Bass 1982) Ở các

Trang 28

nhóm tồn tại mức độ thù địch cao, mức độ nỗ lực phối hợp thấp hoặc chia sẻ thông tin sẽkhông hiệu quả dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến hiệu suất và hiệu quả nhóm.Klimoski và Jones (1995) xác định những biến đầu ra sau đây:

Những thành công chính trong mô hình hiệu quả của Klimoski và Jones (1995) đềxuất là nó nhấn mạnh nhu cầu về môi trường làm việc trong nhóm và tách các kết quảđầu ra với nhiệm vụ của nhóm Những hạn chế quan trọng của mô hình hiệu quả nhómnày là không có sự phân biệt giữa các thành viên và nhóm Ngoài ra, mô hình này chỉ làmột quá trình tuyến tính mà không có bất kỳ sự tương tác trở lại nào

2.3.2 Nghiên cứu của Driskell và cộng sự (1987)

Mô hình này được chia thành 3 phần: đầu vào, quá trình và kết quả (đầu ra) Các yếu tốđầu vào phản ánh các yếu tố tiềm năng ảnh hưởng đến năng suất nhóm Tuy nhiên,Driskell và cộng sự (1987) nhấn mạnh rằng tiềm năng tạo ra năng suất không nhất thiếtbằng với hiệu quả Thay vào đó, sự khác biệt giữa hiệu quả tiềm năng và thực tế là chứcnăng của các quá trình nhóm, tức là các yếu tố mà các thành viên không mang đến củanhóm nhưng xuất hiện từ sự giao lưu nhóm (ví dụ: cấu trúc truyền thông, chiến lược thựchiện nhiệm vụ )

Trang 29

Hình 2.2: MÔ HÌNH HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA DRISKELL VÀ CỘNG

SỰ (1987)

Mô hình của Driskell và cộng sự (1987) xác định và xem xét các vấn đề nổi bật khinghiên cứu hiệu suất hoạt động Mô hình này bao gồm 3 quá trình:

● Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào

● Sự tương tác của các yếu tố đầu vào trong quá trình

● Sự tương tác của nhóm biên quá trình

Ưu điểm chính của mô hình này là nó nhấn mạnh rằng yếu tố đầu vào không đánh giá vớinhóm hiệu suất, hiệu quả Thay vào đó, hiệu quả phụ thuộc vào sự tương tác trong nhóm

Mô hình cũng thừa nhận ảnh hưởng của bối cảnh (môi trường) vào các quá trình và kếtquả của nhóm

Trang 30

2.3.3 Nghiên cứu của Rasker và cộng sự (2001)

Hình 2.3: MÔ HÌNH HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA RASKER VÀ CỘNG SỰ

(2001)Theo nghiên cứu của Rasker và cộng sự (2001) đã chỉ ra rằng cung cấp một đánh giá toàndiện về hiệu quả làm việc nhóm Theo qua điểm này, hiệu quả của làm việc nhóm chủyếu chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: cam kết nhóm, cấu trúc nhóm, hệ thống thưởng,kích thước nhóm, kiến thức, môi trường làm việc, mục tiêu, lãnh đạo, phương pháp làmviệc, thái độ và truyền thông

Theo mô hình này, hiệu quả làm việc nhóm được đo lường dựa trên độ chính xác,kịp thời và mức độ thõa mãn đối với mục tiêu Ngoài những thành quả hoặc các biệnpháp liên quan đến công việc hiệu quả, mô hình này cho rằng yếu tố tương tác trongnhóm hoặc mối quan hệ trong nhóm cũng là chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả làmviệc nhóm (ví dụ: động lực, sự hài lòng) Những yếu tố này được cho là đóng một vai trò

Trang 31

rất quan trọng khi các thành viên trong nhóm phải hoạt động cùng nhau trong một thờigian dài hoặc phải giải quyết những vấn đề đa dạng.

Theo quan điểm của tác giả, làm việc nhóm bao gồm 2 loại hoạt động: các hoạtđộng liên quan đến nhiệm vụ và các hoạt động liên quan đến nhóm Các hoạt động nhiệm

vụ bao gồm tất cả những hành vi cá nhân liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ.Các hoạt động nhóm bao gồm tất cả những hành vi như thông tin liên lạc, phối hợp, lưutrữ nhằm tăng cường chất lượng hợp tác và chức năng của các thành viên trong nhóm

2.3.4 Nghiên cứu của Blendell và cộng sự (2001)

Hình 2.4: MÔ HÌNH HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA BLENDELL

VÀ CỘNG SỰ (2001)Như thể hiện trong hình 2.4, các yếu tố liên quan đến làm việc nhóm được chia ra thành 3khu vực: đầu vào, quá trình và kết quả đầu ra Mô hình này chỉ ra rằng các yếu tố đầu vào

Sự hài lòng

Thời hạn

Tỷ lệ lỗi

KIẾN THỨC Kinh nghiệm

SA (Năng động)

LÃNH ĐẠO(Định hướng, ảnh hưởng)

HÀNH VITruyền thôngGiam sátPhản hồiGhi nhận

THÁI ĐỘ

Động lựcMôi trường Bản sắc

Trang 32

(ví dụ: cam kết nhóm, lãnh đạo, thái độ, phương pháp làm việc,….) tác động hoặc ảnhhưởng đến các yếu tố quá trình xảy ra trong nhóm và sẽ lần lượt ảnh hưởng đến các hoạtđộng được thực hiện bởi nhóm để tạo ra các yếu tố đầu ra (ví dụ: sự hài lòng, tỷ lệ lỗi,

….)

2.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên ĐH Tài chính – Marketing

Trên thực tế, có rất nhiều mô hình nghiên cứu được đề xuất ra Đối với phạm vi đề tài

“Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên Đại học Tài chínhMarketing”, nhóm nghiên cứu xin được đề xuất mô hình dựa trên các yếu tố ảnh hưởngsau:

Bảng 2.1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓMSTT Yếu tố ảnh hưởng Rasker Blendel Driskel Klimos Tổng

Trang 33

14 Truyền thông X X X 3

Dựa vào bảng trên ta thấy, trong 14 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm đượctổng hợp từ các nghiên cứu trước đây thì có 7 yếu tố nổi bật có tần suất xuất hiện 3/4được chọn để nghiên cứu là:

Thông qua nghiên cứu lý thuyết, phân tích các mô hình mẫu về các yếu tố ảnhhưởng đến hiệu quả làm việc nhóm cũng như thảo luận, bàn bạc, nhóm chọn 7 yếu tốđược cho là ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả làm việc nhóm trong môi trường học tập củasinh viên trường đại học Tài chính Marketing là: Cam kết nhóm, môi trường làm việc,mục tiêu, lãnh đạo, phương pháp làm việc nhóm, truyền thông và quy mô nhóm

a Cam kết nhóm

 Khái niệm cam kết nhóm

Theo nghiên cứu của Driskell và cộng sự (1987), cam kết nhóm là các thành viên trongnhóm tin tưởng, gắn bó và cam kết đóng góp vào việc thực hiện nhiệm vụ của nhóm

Bên cạnh đó, theo Blendell, Henderson, Molloy và Pascual (2001), cam kết nhóm

là sự dính lại với nhau giữa các thành viên, cảm thấy tự hào là thành viên của nhóm Cácthành viên nhận thức được mục đích, mục tiêu mà nhóm phải hoàn thành

Trang 34

Tóm lại, cam kết nhóm là các thành viên trong nhóm tin tưởng, gắn bó và cam kếtđóng góp vào việc thực hiện nhiệm vụ của nhóm, họ hiểu rõ mục tiêu và cảm thấy tự hào

là thành viên của nhóm

 Mối quan hệ giữa cam kết nhóm và hiệu quả làm việc nhóm

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cam kết nhóm có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làmviệc nhóm, làm cho các thành viên ý thức rằng làm việc trong nhóm thật sự đáng giá, tạoniềm tin vào hiệu quả làm việc của nhóm, tạo động lực để đóng góp vào việc hoàn thànhcác mục tiêu một cách hiệu quả nhất

Theo nghiên cứu của Bass, Avolio, Jung và Berson (2003) kết luận rằng, cam kếtnhóm là yếu tố trung gian hòa giải của các mối quan hệ, ảnh hưởng tích cực đến hiệu quảlàm việc nhóm Còn theo Raver và Gelfand (2005) cho rằng, cam kết nhóm như một yếu

tố trung gian hòa giải ảnh hưởng tiêu cực của môi trường thù địch và hiệu làm việcnhóm

Theo nghiên cứu của Cohen và Bailey (1997), cam kết nhóm là một yếu tố quantrọng ảnh hưởng đến hiệu quả các nhóm Yếu tố chính dẫn đến cam kết nhóm là mức độtin cậy giữa các thành viên trong nhóm Còn Balthazard và cộng sự (2004), đã xây dựngcác tiêu chí để đo lường cam kết nhóm và sử dụng nó như là một thước đo hiệu quả làmviệc nhóm

Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều cho rằng cam kết nhóm là một yếu tố quantrọng có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm Dựa vào kết quả của các nghiên cứutrước đây, nhóm đặt ra giả thuyết mối quan hệ giữa cam kết nhóm và hiệu quả làm việcnhóm như sau:

H1: Cam kết nhóm ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả làm việc nhóm.

b Môi trường làm việc

 Định nghĩa môi trường làm việc

Định nghĩa về môi trường làm việc được bổ sung nhiều trong những năm gần đây, với sựxuất hiện của khái niệm như sức mạnh môi trường làm việc theo Gonzalez – Roma, Peiro

và Tordera (2002) và sự phát triển các loại môi trường, chẳng hạn như môi trường làm

Trang 35

việc ủng hộ sự đổi mới, môi trường làm việc an toàn hoặc môi trường làm việc côngbằng.

Môi trường làm việc theo nghĩa đen được sử dụng để mô tả các điều kiện xungquanh như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn,…Còn theo nghĩa bóng môi trường làm việc là sựtương tác xã hội tại nơi làm việc như tin tưởng, tôn trọng, thù địch, ganh ghét,… Môitrường làm việc ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ làm việc của các thành viên, làm ảnhhưởng đến năng suất của họ Do đó, môi trường làm việc cũng ảnh hưởng đến hiệu quảlàm việc nhóm

 Mối quan hệ giữa môi trường làm việc và hiệu quả làm việc nhóm

Môi trường làm việc tích cực, tạo ra sự thoải mái, không có sự ganh ghét, thù địch thì sẽ giúp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm

Theo nghiên cứu của Zohar (2000) đã chỉ ra rằng môi trường làm việc an toàn cóảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm

Trong một nghiên cứu của Yang, Mossholder và Peng (2007), xem xét ảnh hưởngcủa môi trường làm việc công bằng đối với hiệu quả làm việc nhóm Môi trường làm việccó tác động tích cực đến sự gia tăng nỗ lực của các thành viên cũng như hiệu quả làmviệc nhóm

Môi trường làm việc tích cực, thoải mái sẽ tạo ra động lực thúc đẩy, gia tăng hiệuquả làm việc nhóm Các thành viên cảm thấy tâm trạng thoải mái, không áp lực, tập trunglàm việc tốt Hơn thế nữa, môi trường làm việc tốt sẽ giúp nâng cao năng suất hoạt độngnhóm Ngược lại, môi trường làm việc không tốt gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quảlàm việc nhóm Do đó, nhóm đưa ra giả thuyết sau:

H2: Môi trường làm việc nhóm ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả làm việc nhóm.

c Mục tiêu

 Khái niệm mục tiêu

Theo Blendell và cộng sự (2001), mục tiêu là cái mà nhóm nỗ lực thực hiện để đạt được.Mục tiêu là những cột mốc, trạng thái mà nhóm muốn đạt được trong khoảng thời gianxác định

Trang 36

Đối với Driskell và cộng sự (1987), mục tiêu là những mong đợi về kết quả trongtương lai, mà nhóm được giao hoặc được phát triển bởi nhóm Các thành viên trongnhóm chịu trách nhiệm thi hành mục tiêu đó Trong hoạt động nhóm, điều cốt yếu là phảicó mục tiêu rõ ràng, được thống nhất đồng tình bởi mọi người

 Mối quan hệ giữa mục tiêu và hiệu quả làm việc nhóm

Mục tiêu rõ ràng ngay từ giai đoạn đầu giúp nhóm hoạt động hiệu quả, tránh mất điphương hướng, làm sai lệch mục tiêu công việc Trong quá trình hoạt động, các thànhviên trong nhóm rõ ràng là sẽ có những ý kiến khác nhau, chín người mười ý, dẫn đếnnhững tình huống tranh cãi, xung đột Để đạt được mục tiêu chung cũng như đạtcần cótrọng tâm rõ ràng Vì vậy, điều quan trọng là cần nhận thức được những mục tiêu của cả

tổ chức thay vì chú trọng quan điểm của từng cá nhân và cùng nhau làm việc để cùngnhau đạt được mục tiêu chung

Tất cả thành viên cần hiểu rõ mục tiêu và cam kết phấn đấu vì mục tiêu đó Cóđịnh hướng và thống nhất rõ ràng về sứ mệnh và mục đích là điều rất quan trọng để làmviệc nhóm một cách hiệu quả Nếu cả nhóm đều có kỳ vọng rõ ràng về công việc, mụctiêu, trách nhiệm và kết quả, hoạt động nhóm sẽ trở nên suôn sẻ hơn

Theo Parker (1990), Johnson và Johnson (1995,1999), nhấn mạnh rằng một trongnhững yếu tố cần thiết để một nhóm làm việc có hiệu quả là tập trung hướng tới một mụctiêu chung, mục đích rõ ràng

Theo Scholtes và cộng sự (1996), kết luận rằng, các nhóm phải xác định rõ ràngmục đích, mục tiêu phục vụ tổ chức Bên cạnh đó, cần xác định rõ ràng các mục tiêuđược đo lường cụ thể để làm việc, các thành viên cần biết tầm quan trọng của công việcmình làm

Qua đó thấy được rằng, để nhóm hoạt động hiệu quả, cần xác định mục tiêu rõràng và thống nhất Những mục tiêu cung cấp cho nhóm một khuôn khổ để đánh giá tiến

độ, nhận ra nguy cơ tiềm ẩn, xác định các cơ hội cho hợp tác làm việc Do đó, nhóm đặtgiả thuyết sau:

H3: Mục tiêu nhóm ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả làm việc nhóm.

Trang 37

d Lãnh đạo

 Khái niệm lãnh đạo

Theo Peter và Liz (2000), lãnh đạo là một mối quan hệ thông qua đó một người ảnhhưởng đến hành vi của người khác Lãnh đạo cũng có khả năng phá vỡ hoặc giải quyếtcác vấn đề cản trở tiến độ hoàn thành mục tiêu của tổ chức

Theo Bryman(1996), lãnh đạo bao gồm một tập hợp các quyết định liên quan đến

sự phối hợp và điều hành quá trình làm việc Quyết định này làm cho quá trình có thểđược tổ chức theo nhiều cách khác nhau

Một nhà lãnh đạo tài ba xuất chúng thì phải biết làm cách nào để truyền cảm hứngcho các thành viên thông qua tất cả các hoạt động, những khó khăn và thử thách Có thểthấy rằng, lãnh đạo là những nỗ lực cá nhân nhằm gây ảnh hưởng đến hành vi của ngườikhác, một quá trình gây ảnh hưởng Nhà lãnh đạo là người đứng ra quản lý một nhómngười làm việc với nhau, để đạt mục tiêu ban đầu đề ra của tổ chức

Bên cạnh đó, muốn cho mọi người làm việc theo một nhóm, người lãnh đạo phảibiết cách tạo động lực, cũng như thúc đẩy, truyền cảm hứng, niềm tin cho các thành viên.Mặt khác, lãnh đạo liên quan đến việc phân chia công việc, hỗ trợ thành viên, theo dõi,giám sát quá trình thực hiện mục tiêu Để lãnh đạo thành công, nhà lãnh đạo cần có khảnăng tùy cơ ứng biến, thích nghi trong mọi trường hợp khi công việc phát sinh vấn đề.Luôn có tinh thần trách nhiệm, theo sát diễn biến mọi thứ, đảm bảo mọi công việc luônđược kiểm soát, các thành viên phối hợp nhịp nhàng ăn ý trong công việc, để đạt hiệu quảcao

 Mối quan hệ giữa lãnh đạo và hiệu quả làm việc nhóm

Có thể thấy rằng, lãnh đạo là yếu tố quan trọng, đóng vai trò rất thiết yếu cho một nhóm

để nhóm hoạt động hiệu quả Tốc độ của người lãnh đạo là tốc độ của cả nhóm Mộtngười trưởng nhóm làm việc có hiệu quả, là người có thể làm tấm gương gương mẫu chocả nhóm noi theo, soi đường chỉ lối cho cả nhóm Mặt khác, một trưởng nhóm giỏi làngười có thể đặt tầm quan trọng của mục tiêu nhóm trên mục tiêu cá nhân và có thể đưa

ra định hướng, đảm bảo các thành viên trong nhóm giữ vững sự tập trung vào việc đạtđược mục tiêu đó

Trang 38

Hơn thế nữa, người lãnh đạo tham gia vào việc lãnh đạo trong các cuộc họp, phâncông nhiệm vụ, ghi nhận những quyết định và cam kết, đánh giá tiến độ, đảm bảo tráchnhiệm của các thành viên trong nhóm và đưa ra định hướng cho toàn nhóm.

Theo nghiên cứu của Druskat và Kayes(2000), kết luận rằng các hành động củanhà lãnh đạo có thể góp phần vào hoặc phá vỡ thành công của nhóm

Trong một nghiên cứu khác của Smith và Katzenbach(1993), lãnh đạo nhóm cóthể thúc đẩy hiệu quả làm việc nhóm tốt nhất bằng cách giữ lại quyền kiểm soát, giaonhiệm vụ công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm Hơn thế nữa, lãnh đạo nêntham khảo ý kiến của các thành viên trước khi ra quyết định

Burke và cộng sự(2006) đã phát biểu rằng lãnh đạo được xem như một yếu tố đầuvào có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động nhóm, tất yếu cũng sẽ ảnh hưởng hiệu quả làmviệc nhóm

Qua quá trình nghiên cứu lý thuyết và thực tế, ta thấy lãnh đạo có ảnh hưởng đếnhiệu quả làm việc nhóm, là yếu tố giữ vai trò then chốt, góp phần vào sự thành công haythất bại của một nhóm Chính vì lí do đó, nhóm đã đặt ra giả thuyết sau:

H4: Lãnh đạo ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả làm việc nhóm.

e Phương pháp làm việc

 Khái niệm phương pháp làm việc

Theo Rasker và cộng sự (2001), phương pháp làm việc là cách thức mà nhóm xác định,thảo luận và giải quyết việc thực hiện mục tiêu của nhóm Thông thường, nhóm xử lý cácvấn đề thông qua thảo luận hoặc lấy ý kiến của các thành viên

Theo Driskell và cộng sự (1987), phương pháp làm việc là cách mà nhóm và cácthành viên làm việc và giải quyết vấn đề như tổ chức họp, lấy ý kiến, thảo luận Phươngpháp làm việc hỗ trợ nhóm chuyển đổi các nguồn lực thành hiệu quả mà nhóm mongmuốn đạt được

Nói tóm lại, phương pháp làm việc là cách thức mà nhóm nhận dạng, xác định vấn

đề, mục tiêu, giải quyết các vấn đề

 Mối quan hệ giữa phương pháp làm việc nhóm và hiệu quả làm việc nhóm

Trang 39

Một phương pháp làm việc khoa học hợp lý, phân chia công việc, trách nhiệm rõ ràng,thời gian hợp lý, đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng giữa các thành viên.Kiểm tra thường xuyên cũng là một phương pháp, là một trong những mắt xích quantrọng để đảm bảo tiến độ thực hiện nhiệm vụ của nhóm Cả nhóm cần thảo luận côngkhai về những chỉ tiêu trong nhóm và những vấn đề gây cản trở tốc độ phát triển hoặcthảo luận về tác động đến những nỗ lực, khả năng, chiến lược và hiệu quả làm việc củanhóm.

Còn theo Katzebach và Smith (1993), phương pháp làm việc hiệu quả sẽ giúpnhóm tránh được những khó khăn, lúng túng trong hành động, đạt được sự thống nhất.Ngoài ra nghiên cứu này còn cho rằng, các nhóm có hiệu quả thì tổ chức tốt các cuộc họpgặp gỡ cũng như đạt được nhiều sự thống nhất sau các cuộc họp

Theo Rasker và cộng sự (2001), phương pháp làm việc là một trong những yếu tốquan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm Theo đó, các nhóm cần phải dànhnhiều thời gian kiểm tra, rà soát lại quá trình xem có sai sót, bất cập gì hay không, đểnhóm hoạt động có hiệu quả hơn

Dựa vào kết quả nghiên cứu của Deshon và cộng sự (2004), Katzebach và Smith(1993) và Rasker và cộng sự (2001) nhóm đặt giả thuyết sau đây:

H5: Phương pháp làm việc ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả làm việc nhóm.

f Truyền thông

 Khái niệm truyền thông

Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin , là một kiểu tương tác xã hội, trong đó ít nhấtcó hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các quy tắc và tín hiệu chung

Theo Blendell và cộng sự (2001), truyền thông là quá trình truyền đạt, trao đổinhững suy nghĩ, ý kiến, thông tin bằng lời nói, bằng văn bản hoặc dấu hiệu Các thànhviên phải luôn giữ hòa khí, luôn có thái độ cởi mở, lắng nghe tích cực

Theo Klimoski và Jones (1995), truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, thông tinđược truyền tải thông qua từ ngữ, giọng nói và ngôn ngữ cơ thể Ngày nay, các tổ chứcthường yêu cầu nhân viên làm việc theo nhóm Làm việc theo nhóm mang lại nhiều lợi

Trang 40

ích như tạo ra những mối quan hệ mới, bổ sung kiến thức Trái lại, nếu truyền thông kém,có thể gây ra căng thẳng, xung đột, lo lắng cho các thành viên.

 Mối quan hệ giữa truyền thông và hiệu quả làm việc nhóm

Truyền thông ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả làm việc nhóm Việc giao tiếp giữa cácthành viên với nhau và với trưởng nhóm nên là một quá trình hai chiều Điều này sẽ giúp

họ hiểu nhau hơn đồng thời giải quyết những vấn đề nảy sinh một cách nhanh chóngnhất

Luôn giao tiếp cởi mở, trung thực và tôn trọng lẫn nhau Các thành viên tự do bàytỏ suy nghĩ, ý kiến và các giải pháp tiềm năng để giải quyết vấn đề Mọi người cảm thấyđược lắng nghe và thấu hiểu Các thành viên nên hỏi các câu hỏi để làm rõ ý kiến chứkhông nên tìm cách phản bác đồng nghiệp của họ

Nhóm hiệu quả thường xuyên tổ chức các cuộc gặp mặt trực tiếp, họp mặt để xemtiến độ công việc, đưa ra đánh giá, thảo luận Tất cả các thành viên phải tham gia vào cáccuộc họp, nhận được thông tin cập nhật về các công việc sẽ thực hiện Luôn phải côngkhai thông tin rõ ràng, minh bạch cho các thành viên nắm bắt, theo dõi

Hackman (2002) cho thấy một mối tương quan tích cực giữa các truyền thông vànâng cao năng suất Truyền thông trong nhóm hiệu quả giúp giải quyết, giảm bất bình,tạo điều kiện cho những ý tưởng mới để cải thiện trong những phương pháp, cải thiệnmối quan hệ làm việc và sự hài lòng của các thành viên

Theo nghiên cứu của Pina Tarricone và Joe Luca (2002), việc truyền thông tốt,chủ động lắng nghe những mối quan tâm, nhu cầu của các thành viên trong nhóm vàđánh giá đóng góp của họ cũng góp phần tạo nên hiệu quả làm việc của nhóm Bên cạnhđó, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng, thành viên nên học cách cũng như tinh thần sẵn sàngphê bình, tự phê bình để xây dựng nên nhóm làm việc hiệu quả

Các công trình nghiên cứu trên đã chứng minh truyền thông có ảnh hưởng đếnhiệu quả làm việc nhóm và đó cũng là cơ sở để nhóm đặt giả thuyết sau:

H6: Truyền thông nhóm ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả làm việc nhóm.

g Quy mô nhóm

Ngày đăng: 23/11/2018, 09:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Thị Kim Liên (2004), “Thảo luận nhóm - Một hình thức đổi mới ở trường đại học”, Tạp chí Giáo dục, số 89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thảo luận nhóm - Một hình thức đổi mới ở trường đạihọc
Tác giả: Đỗ Thị Kim Liên
Năm: 2004
2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), “Thống kê ứng dụng trong kinh tế và xã hội”, Hà Nội (Nhà Xuất Bản Thống Kê) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê ứng dụng trong kinh tế vàxã hội
Tác giả: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Năm: 2005
3. Maginn, Michael (2008). “Thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả” (NXB Tổng hợp TP.HCM) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả
Tác giả: Maginn, Michael
Nhà XB: NXB Tổng hợpTP.HCM)
Năm: 2008
4. Nguyễn Thị Oanh (2007). “ Làm việc theo nhóm” (NXB Trẻ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm việc theo nhóm
Tác giả: Nguyễn Thị Oanh
Nhà XB: NXB Trẻ)
Năm: 2007
10. PGS.TS Vũ Hoàng Ngân, ThS Trương Thị Nam Thắng (2009); “Xây dựng và phát triển nhóm làm việc” (Nhà xuất bản Phụ nữ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và pháttriển nhóm làm việc
11. Trần Thị Bích Nga; Phạm Ngọc Sáu; Nguyễn Thu Hà (biên dịch) (2006); “Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả”; (Nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựngnhóm làm việc hiệu quả
12. Ts. Huỳnh Văn Sơn, Th.s Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (2013), giáo trình “Kỹ Năng làm việc nhóm” (NXB Trẻ)B. TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ Nănglàm việc nhóm
Tác giả: Ts. Huỳnh Văn Sơn, Th.s Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
Nhà XB: NXB Trẻ)B. TIẾNG ANH
Năm: 2013
5. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên Cứu Khoa Học Trong Quản Trị Kinh Doanh (Nxb Thống kê) Khác
6. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011), Nghiên Cứu Khoa Học Trong Quản Trị Kinh Doanh (Nxb Thống kê) Khác
7. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học: Thiết kế và thực hiện.Hà Nội (Nhà xuất bản lao động xã hội) Khác
8. Nguyễn Đình Thọ (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Tài chính Khác
9. Nguyễn Khánh Duy (2009), Bài giảng thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính SEM và Phần mềm AMOS, ĐH Kinh tế TP. HCM Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w