1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên

112 655 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên
Tác giả Nguyễn Tuấn Anh
Trường học Trường Đại Học Tài Chính - Marketing
Chuyên ngành Kinh doanh
Thể loại Báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2014
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 2,5 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU (12)
    • 1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu (12)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu (14)
    • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.4 Phương pháp nghiên cứu (16)
    • 1.5 Ý nghĩa và những đóng góp mới của nghiên cứu (17)
    • 1.6 Kết cấu của báo cáo nghiên cứu (18)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (19)
    • 2.1 Doanh nhân và ý định khởi nghiệp kinh doanh (19)
      • 2.1.1 Doanh nhân (19)
      • 2.1.2 Ý định khởi nghiệp kinh doanh (ý định kinh doanh) (21)
    • 2.2 Lý thuyết về ý định hành vi và ý định khởi nghiệp kinh doanh (22)
      • 2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA) (22)
      • 2.2.2 Thuyết hành vi hoạch định (TPB) (24)
      • 2.2.3 Mô hình các sự kiện kinh doanh (SEE) (26)
      • 2.2.4 Mô hình cấu trúc ý định kinh doanh (28)
    • 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh (30)
      • 2.3.1 Mô hình nghiên cứu của Erkko Autio và cộng sự (2001) (0)
      • 2.3.2 Mô hình nghiên cứu của Francisco Linan (2004) (31)
      • 2.3.3 Mô hình nghiên cứu của Sofia Karali (2013) (32)
    • 2.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh (32)
      • 2.4.1 Thái độ đối với hành vi kinh doanh (35)
      • 2.4.2 Chuẩn chủ quan (Nhận thức về chuẩn xã hội) (36)
      • 2.4.3 Nhận thức tính khả thi (Nhận thức kiểm soát hành vi) (37)
      • 2.4.4 Đặc điểm tính cách (37)
      • 2.4.5 Giáo dục kinh doanh (39)
  • CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (42)
    • 3.1 Qui trình nghiên cứu (42)
    • 3.2 Phát triển thang đo nháp 1 (43)
    • 3.3 Nghiên cứu sơ bộ (45)
      • 3.3.1 Thiết kế nghiên cứu (45)
      • 3.3.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ (46)
    • 3.4 Nghiên cứu chính thức (47)
      • 3.4.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu (47)
      • 3.4.2 Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu (48)
      • 3.4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu (49)
        • 3.4.3.1 Đánh giá sơ bộ thang đo (49)
        • 3.4.3.2 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA) (0)
        • 3.4.3.3 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu (53)
      • 3.4.4 Phân tích cấu trúc đa nhóm (53)
  • CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU (56)
    • 4.1 Thông tin về mẫu nghiên cứu (56)
    • 4.2 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s alpha và EFA (57)
    • 4.3 Kiểm định thang đo bằng CFA (58)
    • 4.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu (60)
      • 4.4.1 Kiểm định mô hình lý thuyết chính thức bằng SEM (60)
      • 4.4.2 Kiểm định ước lượng mô hình lý thuyết bằng bootstrap (62)
      • 4.4.3 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (63)
      • 4.5.1 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính của sinh viên (64)
      • 4.5.2 Kiểm định sự khác biệt theo hộ khẩu thường trú của sinh viên (66)
      • 4.5.3 Kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp của bố mẹ sinh viên (67)
      • 4.5.4 Kiểm định sự khác biệt theo loại hình trường đại học (68)
      • 4.5.5 Kiểm định sự khác biệt theo khối ngành đào tạo (69)
    • 4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu (70)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (74)
    • 5.1 Kết luận (74)
    • 5.2 Một số hàm ý chính sách rút ra từ kết quả nghiên cứu (78)
    • 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO (80)
  • PHỤ LỤC (88)

Nội dung

Quá trình nghiên cứu trọng tâm vào các nội dung và đạt được các kết quả sau đây: Thứ nhất, tổng kết các lý thuyết ý định hành vi và ý định kinh doanh bao gồm: Thuyết hành động hợp lý TR

GIỚI THIỆU

Xác định vấn đề nghiên cứu

Ngày nay, kinh doanh trở thành nhân tố quyết định sự phát triển đối với tất cả các quốc gia kể từ giai đoạn toàn cầu hóa Vì, phát triển hoạt động kinh doanh sẽ giúp tạo ra công ăn việc làm cho xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp (Abdullah Azhar, Javaid, Mohsin Rehman và Asma Hyder 2010); đồng thời, tốc độ tăng trưởng doanh nhân có tầm quan trọng quyết định sức cạnh tranh của nền kinh tế của mỗi quốc gia (Dickson, Solomon và Mark Weaver 2008) Tuy nhiên, ngay từ những năm 1970, nhiều nước phương Tây đã chia sẻ kinh nghiệm rằng các công ty lớn đã không còn có thể tạo ra sự gia tăng ròng trong việc làm Điều này đã dẫn đến mức độ thường xuyên thất nghiệp cao và do đó các công ty nhỏ và mới có tầm quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm đã được khẳng định (Aiginger và Tichy 1991; Davidsson 1995) Và đây chính là nền tảng cho sự quan tâm đến vai trò quan trọng của các doanh nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ với niềm tin rằng những doanh nhân tiềm năng sẽ có những đóng góp lớn vào phát triển chung của nền kinh tế đất nước Nhiều cuộc hội thảo, hội nghị được tổ chức hàng năm trên thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần kinh doanh (tinh thần doanh nhân) đối với đất nước, xã hội cũng như sự phát triển của cá nhân (Bechard và Toulouse 1998; Schaper và Volery 2004; Matlay và Westhead 2005) Trong đó, đối với hầu hết mọi người, sự phổ biến của tinh thần kinh doanh phần lớn có tác động tích cực như một chất xúc tác tạo ra sự giàu có và các cơ hội việc làm (Postigo và Tamborini 2002; Othman, Ghazali và cộng sự 2005; Gurol và Atsan 2006 ); đối với một quốc gia, tinh thần kinh doanh là một động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia, đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh (Scarborough và Zimmerer 2003; Kuratko và Hodgetts 2004) Vì thế, tinh thần kinh doanh được xem là một trong những chiến lược tốt nhất để phát triển kinh tế của đất nước và duy trì khả năng cạnh tranh của đất nước phải đối mặt trước xu thế toàn cầu hóa ngày càng tăng (Schaper và Volery 2004; Venkatachalam và Waqif 2005)

Hệ quả là kinh doanh nói chung và doanh nhân nói riêng, vì thế đã thu hút sự quan của các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, các học giả và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Đã có nhiều công trình nghiên cứu khởi nghiệp kinh doanh từ nhiều thập kỷ trước tại các nước phát triển như: Hà Lan, Anh, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy,

Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Trung Quốc, Đài Loan, vv và những năm gần đây tại các nước ở khu vực Đông Nam Á như: Singapore, Thái Lan, Malaysia, vv Mỗi nghiên cứu có một ý nghĩa và kết quả riêng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí địa lý, văn hóa, trình độ phát triển của nền kinh tế, vv nhưng về tổng thể đều kết luận về tầm quan trọng quyết định là yếu tố con người Đồng thời, cũng chính vì tầm quan trọng của kinh doanh và doanh nhân mà giáo dục tinh thần kinh doanh cho sinh viên đại học đã trở thành một chủ đề quan trọng Các trường đại học là hạt nhân giúp sinh viên tìm thấy ý tưởng kinh doanh hướng đến sự khởi nghiệp Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu khác nhau (ví du: Luthje và Franke 2003; Linan 2004; Linan và Chen 2009) đã nhận ra vai trò quan trọng của các trường đại học trong việc làm sự nảy nở và phát triển ý tưởng kinh doanh Luthje và Franke (2003, p.136) cho rằng: “Các trường đại học có tác động đến sự thành công trong hoạt động kinh doanh” Trong khi đó, nhiều kết quả (ví dụ: Linan 2004; Tam 2009; Ooi và cộng sự 2011) khẳng định giáo dục kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc tạo cảm hứng cho sinh viên hướng đến kinh doanh và chỉ ra rằng các trường đại học, các tổ chức giáo dục bậc cao là nền tảng trong việc phát triển và khai thác đội ngũ doanh nhân tiềm năng Bởi vậy, các trường đại học là một phần quan trọng trong mô hình cấu trúc ý tưởng kinh doanh và ý định khởi nghiệp của sinh viên cần được nhìn nhận và xem xét đặt cơ sở cho việc hoạch định chiến lược đào tạo của các trường đại học; kiến tạo môi trường học tập kích thích nảy nở ý tưởng kinh doanh sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp để huy động tối đa nguồn lực trẻ và trí tuệ của sinh viên vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Tại Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại chỉ mới có một ít bài viết về tinh thần doanh nhân được đăng tải trên một số tạp chí khoa học trong nước nhưng chỉ dưới giác độ chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần doanh nhân trong và ngoài nước, hoặc xây dựng hệ giá trị văn hóa doanh nhân Việt Nam cho giới kinh doanh Trong đó, có giá trị đáng kể là công trình nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM” của nhóm sinh viên 1 Trường Đại học Kinh tế - Luật thực hiện Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa dựa trên cơ sở lý thuyết khoa học đầy đủ để làm sáng tỏ vấn đề và mô hình nghiên cứu Hơn nữa, nghiên cứu này chỉ kiểm định cho Trường Đại học Kinh tế - Luật, vì thế kết quả nghiên cứu ít có tính tổng quát hóa

Về mặt thực tiễn, Việt Nam là quốc gia có dân số đông, các trường đại học tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn Trong đó, tại TP HCM là trung tâm kinh tế - thương

1 Nguyễn Thị Yến, Trần Trọng Nghĩa, Nguyễn Quang Phú, Nguyễn Thị Ngọc Tài (2011) mại và khoa học – công nghệ lớn nhất của cả nước, có 90 trường đại học, cao đẳng, với hơn 600 ngàn sinh viên hội tụ từ tất cả các vùng, miền trên phạm vi cả nước, chiếm tỷ lệ 1/5 số lượng trường đại học, cao đẳng và 1/4 số lượng sinh viên cả nước Tuy nhiên, số lượng và tỉ lệ sinh viên khởi nghiệp kinh doanh của Việt Nam nói chung và của TP HCM nói riêng trên số lượng sinh viên và tổng dân số còn rất thấp Lý giải vấn đề này, nhiều nghiên cứu cũng như các doanh nhân thành công khẳng định giữa doanh nhân – doanh nghiệp – tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau Trong đó, giáo dục kinh doanh cho các đối tượng có ý định khởi nghiệp nhằm phát triển số lượng và tạo ra đội ngũ doanh nhân thành công có một vai trò đặc biệt quan trọng (Linan 2004; Ooi, Selvarajah và Meyer 2011; Tam 2009) Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam vấn đề này chỉ mới dừng lại ở cuộc thi các ý tưởng về kinh doanh, doanh nhân trong lực lượng trí thức trẻ; các câu lạc bộ về khởi nghiệp kinh doanh, các diễn đàn - website điện tử doanh nhân, các buổi hội thảo được tổ chức trong nhiều trường đại học, các tổ chức doanh nhân Vì thế, dường như chưa đủ mạnh để kích thích tinh thần doanh nhân Hơn nữa, cũng cần nói rằng ở các nước, để nhận định về tinh thần doanh nhân thì chỉ số tỷ lệ khởi nghiệp kinh doanh là công cụ hiệu quả để đo lường, từ đó có những giải pháp can thiệp khi cần thiết, nhưng tại Việt Nam chỉ số này dường như chưa được quan tâm hoặc không có một số liệu chính xác để nhận định

Bởi vậy, việc khám phá và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên đặt cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách tạo lập môi trường và các giải pháp kích thích tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên là có tính cấp thiết và tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh hiện nay Nhóm nghiên cứu cho rằng, đây cũng chính là lý do để chúng em thực hiện đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp sinh viên các trường đại học tại TP Hồ Chí Minh”

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất, khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên và phát triển thang đo những yếu tố này

Thứ hai , xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên các trường đại học tại TP HCM, từ đó đo lường mức độ tác động (tầm quan trọng) và giá trị thực trạng của các yếu tố này

Thứ ba , đề xuất một số hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu cho việc hoạch định chính sách nhằm tạo lập môi trường và kích thích tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên

1 Ý định khởi nghiệp kinh doanh là gì?

2 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên và đo lường chúng như thế nào?

3 Áp dụng cho trường hợp sinh viên các trường đại học tại TP HCM, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên được xác định như thế nào?

4 Cần làm gì để kích thích tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Là ý định khởi nghiệp kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh: lý thuyết và thực tiễn kiểm định cho trường hợp sinh viên các trường đại học tại TP HCM Cụ thể là:

- Các lý thuyết về ý định hành vi; các lý thuyết, các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên

- Qui trình xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên – kiểm định cho trường hợp sinh viên các trường đại học tại TP HCM

Bảng 1.1: Sinh viên các trường đại học được chọn mẫu nghiên cứu

Khung chọn mẫu nghiên cứu

Các trường đại học khối công lập

Các trường đại học khối dân lập Các trường đại học khối kinh tế và luật

Trường ĐH Kinh tế TP HCM;

Trường ĐH Tài chính-Marketing;

Trường ĐH Luật TP HCM;

Các trường đại học khối kỹ thuật và công nghệ

Trường ĐH Bách khoa TP HCM Trường ĐH Công nghệ TP HCM

(Nguồn: đề xuất của nhóm nghiên cứu)

- Đối tượng khảo sát là những sinh viên có ý định khởi nghiệp kinh doanh của các trường đại học trên địa bàn TP HCM Đó là những sinh viên năm cuối (năm 4) đang theo học tại các trường đại học tại TP HCM Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc thu thập dữ liệu nghiên cứu nhưng vẫn đảm bảo được tính đại diện của mẫu nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chọn đối tượng khảo sát là sinh viên thuộc các trường đại học có số lượng sinh viên khởi nghiệp cao trong những năm gần đây theo nhận định của nhiều doanh nhân và được cơ cấu theo loại hình trường đại học (công lập và dân lập) và khối ngành đào tạo (kinh tế - luật và kỹ thuật - công nghệ) như trên (bảng 1.1)

Thời gian thực hiện nghiên cứu được tiến hành từ tháng 08/2013 đến tháng 05/2014.

Phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu gồm hai giai đoạn chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức:

- Nghiên cứu sơ bộ là một nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung, với sự tham gia của giảng viên hướng dẫn, nhóm tác giả và 2 nhóm sinh viên có ý định khởi nghiệp kinh doanh (mỗi nhóm 10 người), theo dàn bài thảo luận nhóm tập trung do tác giả xây dựng (phụ lục 1.1), nhằm vừa khám phá vừa khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên, cùng các biến quan sát đo lường những yếu tố này

- Nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị (giá trị hội tụ và phân biệt) của các thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên; kiểm định mô hình thang đo, mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu, kiểm định có hay không có sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên theo các đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên thông qua mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu chính thức được thực hiện qua các giai đoạn:

+ Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp các sinh viên (năm cuối) có ý định khởi nghiệp kinh doanh theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện Kích thước mẫu nw3 sinh viên thuộc các trường đại học tại TP HCM được chọn ra từ khung mẫu nghiên cứu

+ Đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) thông qua phần mềm xử lý SPSS 16., qua đó loại bỏ các biến quan sát không đạt độ tin cậy; đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào các nhân tố (thành phần đo lường) phù hợp, đặt cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích và kiểm định tiếp theo

+ Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình thang đo với dữ liệu thị trường

+ Phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modelling) được sử dụng để kiểm định độ phù hợp mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu;

+ Phương pháp bootstrap được sử dụng để ước lượng lại các tham số của mô hình đã được ước lượng bằng phương pháp ước lượng tối ưu ML (Maximum Likelihood)

+ Phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm (multigroup analysis) khả biến và bất biến từng phần (partial invariance) được sử dụng để kiểm định có hay không sự khác biệt về mô hình lý thuyết các yếu tố đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trên địa bàn TP HCM theo các đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên thông qua mẫu nghiên cứu

Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp hệ thống hóa, phân tích so sánh, đối chứng, điều tra xã hội học để tổng kết các lý thuyết ý định hành vi; các lý thuyết và các nghiên cứu trên thế giới về ý định khởi nghiệp kinh doanh và ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên, đồng thời đề xuất một số hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu cho việc hoạch định chính sách tạo lập môi trường và các giải pháp kích thích tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên.

Ý nghĩa và những đóng góp mới của nghiên cứu

Một là , nghiên cứu là quá trình tổng kết lý thuyết các khái niệm nghiên cứu; phát triển hệ thống thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu về các yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên tại TP HCM Vì thế, hy vọng nghiên cứu sẽ góp phần vào việc phát triển lý thuyết và bổ sung vào hệ thống thang đo còn thiếu tại các nước đang phát triển để thiết lập hệ thống tương đương về đo lường như Craig & Douglas (2000) đã khẳng định; đồng thời hình thành khung nghiên cứu để triển khai các nghiên cứu khác tương tự

Hai là , phát hiện mới của nghiên cứu này so với các các nghiên cứu trước là đặc điểm tính cách không chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến ý định định khởi nghiệp kinh doanh thông qua thái độ đối với hành vi kinh doanh, mà còn gián tiếp thông qua yếu tố nhận thức tính khả thi; đồng thời giáo dục kinh doanh còn ảnh hưởng gián tiếp đến đến ý định khởi nghiệp kinh doanh thông qua đặc điểm tính cách

Ba là, kết quả của nghiên cứu giúp cho các nhà hoạch định chính sách và các trường đại học có cách nhìn đầy đủ và toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Vì thế, hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ đặt cơ sở cho việc hoạch định chiến lược đào tạo của các trường đại học và kiến tạo môi trường học tập kích thích nảy nở ý tưởng kinh doanh sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp của sinh viên

Bốn là, nghiên cứu này là một thể nghiệm vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, từ những phương pháp truyền thống như: hệ thống hóa, phân tích so sánh, đối chứng, điều tra xã hội học, vv., đến các phương pháp hiện đại sử dụng kỹ thuật định tính và định lượng như: thảo luận nhóm tập trung, phân tích Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, kiểm định bootstrap, phân tích cấu trúc đa nhóm Vì vậy, hy vọng nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo về phương pháp luận, thiết kế nghiên cứu, thang đo, mô hình nghiên cứu và xử lý dữ liệu nghiên cứu cho cho sinh viên, học viên khối ngành kinh tế, Quản trị kinh doanh.

Kết cấu của báo cáo nghiên cứu

Ngoài phần tóm tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, báo cáo nghiên cứu được kết cấu thành 05 chương:

Chương 1: Giới thiệu : trình bày các vấn đề tổng quan về nghiên cứu, bao gồm: cơ sở xác định đề tài nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở khoa học và mô hình nghiên cứu : trình bày cơ sở lý thuyết và thực tiễn của nghiên cứu cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu

Chương 3 : Thiết kế nghiên cứu: trình bày qui trình thực hiện các phương pháp nghiên cứu đặt cơ sở cho việc hiệu chỉnh, bổ sung và kiểm định mô hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu đã được đề xuất ở chương 1

Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu: trình bày quá trình phân tích dữ liệu nghiên cứu và kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu lý thuyết, các giả thuyết nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu

Chương 5 : Kết luận và một số hàm ý chính sách : tổng hợp quá trình và kết quả nghiên cứu; đồng thời đề xuất một số hàm ý chính sách rút ra từ kết quả nghiên cứu.

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Doanh nhân và ý định khởi nghiệp kinh doanh

Cho đến nay, khái niệm doanh nhân (trong nhiều trường hợp còn được gọi là nhà kinh doanh) dường như vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất

Theo từ điển Oxford Advanced Learners (2000), thuật ngữ “doanh nhân” được phiên âm từ chữ “Entrepreneur”, nghĩa là “người kiếm tiền bằng cách lập doanh nghiệp hoặc điều khiển doanh nghiệp, đặc biệt là khi việc này bao hàm sự chấp nhận những rủi ro về mặt tài chính” 2

Theo từ điển tiếng Việt (2006, tr 246) của Viện Ngôn ngữ học, nhà kinh doanh là

“Người tổ chức việc sản xuất, buôn bán dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi” Tuy nhiên, theo nhiều học giả, định nghĩa này nên được áp dụng cho nhà quản trị doanh nghiệp thì thích hợp hơn, bởi lẽ nó thiếu hẳn hai yếu tố hết sức quan trọng của “nhà kinh doanh hay doanh nhân” đó là tinh thần khởi nghiệp và thái độ chấp nhận rủi ro

Trong giới học thuật, theo Autio và cộng sự (2001), các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về nhà kinh doanh Trong số này, có thể phân biệt ba loại chính: loại định nghĩa nhấn mạnh đến thái độ chấp nhận rủi ro (risk); loại nhấn mạnh đến sự đổi mới (innovation) và loại nhấn mạnh đến sự khởi nghiệp (new venture startup) Mỗi định nghĩa thường tập trung vào một số đặc trưng hoặc một số hoạt động nhất định, chẳng hạn như coi nhà kinh doanh là người phối hợp các yếu tố sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm và lợi nhuận (Jean Baptiste Say 1816); người tạo ra những doanh nghiệp mới (Gartner

1988), người thực hiện những sáng kiến mới (Joseph Schumpeter 1934), người đi tìm những cơ hội thị trường mới (Penrose 1963 và Israel Kirzner 1979) hay là người dám đương đầu với những bất định của thị trường (Frank Knight 1921)

Cũng theo Autio và cộng sự (2001), khái niệm doanh nhân được chính thức đề cập đến trong lý thuyết kinh tế vào giữa thế kỷ 18 bởi nhà kinh tế học người Pháp Richard Cantillon (1755) trong cuốn “Essai sur la nature de commerce en general” Theo Richard Cantillon, doanh nhân là người chấp nhận rủi ro để mang về lợi nhuận (hoặc thua lỗ) cho mình

2 Quoted as: Autio et al (2001), Entrepreneurial Intent among Students in Scandinavia and in the USA, Enterprise and Innovation Management Studies, Vol 2, No 2, 2001, p 152

Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân (2003, tr.168) chú giải từ “doanh” theo ba nghĩa: (1) doanh là lo toan làm ăn; (2) là đầy đủ và (3) là biển lớn Hiểu theo nghĩa

(1), thì doanh nhân có nghĩa rất rộng, gồm tất cả những người biết lo toan làm ăn; là tất cả những người làm việc trong lĩnh vực kinh tế, trước hết là nhóm những người làm công việc quản lý kinh tế và những người hoạt động trong các doanh nghiệp, cả doanh nghiệp công ích không có mục tiêu vị lợi lẫn doanh nghiệp kinh doanh vị lợi Quan niệm này được nhiều học giả cho là quá rộng, không phân biệt được doanh nhân với những dạng người khác cùng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế

Theo Nguyễn Đức Thạc: “Doanh nhân là những người làm chủ thực sự những quan hệ kinh tế trong các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp tư nhân, từ quan hệ sở hữu đến quan hệ điều hành và quan hệ phân phối Doanh nhân là những ông chủ doanh nghiệp tư nhân” 3 Nghĩa là, với quan niệm này đã loại những người làm kinh doanh cá thể, hộ gia đình và trong doanh nghiệp nhà nước khỏi khái niệm doanh nhân Nói cách khác, doanh nhân chỉ bao gồm các ông chủ doanh nghiệp tư nhân

Theo Vũ Tiến Lộc 4 : “Doanh nhân là nhà đầu tư, là nhà quản lý, là người chèo lái con thuyền doanh nghiệp mà điểm khác biệt của doanh nhân với những người khác là ở chỗ họ là người biết mạo hiểm và dám chấp nhận rủi ro khi dấn thân vào con đường kinh doanh” 5 Nghĩa là, quan điểm này đã đưa ra đặc điểm nghề nghiệp và tính cách của doanh nhân

Như vậy, xét về bản chất, khái niệm doanh nhân hàm chứa các thuộc tính tương tự như: người theo đuổi cơ hội bất chấp các nguồn lực mà họ đang kiểm soát được (Stevenson và Jarrilo) 6 ; người biến ý tưởng thành một doanh nghiệp (Barringer và Ireland, 2010); có tính mới mẻ; làm việc có tổ chức; sáng tạo, biết mạo hiểm và dám chấp nhận rủi ro Nghĩa là, tựu trung lại chúng ta có thể hiểu: doanh nhân là những người chủ của doanh nghiệp; người sáng lập, điều hành doanh nghiệp; biết mạo hiểm và dám đương đầu với những rủi ro và tận dụng các cơ hội để tối đa hóa lợi nhuận; là những người có tố chất sáng tạo, nắm vững những kiến thức kinh doanh và kỹ năng cần thiết, đồng thời biết kết hợp các nguồn lực lại với nhau để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho họ trước các đối thủ và đem lại giá trị cho khách hàng

3 Dẫn từ GS Phạm Ngọc Quang (2008), Doanh nhân là một bộ phận đặc thù của trí thức, Tạp chí Cộng sản điện tử

, số 20 (164)

4 Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

5 Dẫn từ Dương Thị Liễu (Chủ biên) (2006), Giáo trình Văn hóa kinh doanh, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, tr 38

6 Dẫn từ Barringer và Ireland (2010)

2.1.2 Ý định khởi nghiệp kinh doanh (ý định kinh doanh)

Doanh nhân và khởi nghiệp kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là những thuật ngữ xuất hiện khá lâu trên thế giới và cũng đã được sử dụng khá nhiều trong các bài viết của nhiều học giả ở Việt Nam những năm gần đây

Các nhà nghiên cứu nước ngoài, nhất là các nhà nghiên cứu phương Tây như Josheph Schumpeter – được coi là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “tinh thần kinh doanh” Trong nhiều nghiên cứu, tinh thần kinh doanh (entrepreneurship) hay tinh thần doanh nhân còn được định nghĩa như ý định kinh doanh hay ý định khởi nghiệp

Theo từ điển tiếng Anh của Đại học Cambridge (Cambridge Dictionary 2011) “Ý định” (Intention) là những ý tưởng, những công việc mà người ta lên kế hoạch từ trước và mong muốn thực hiện Theo từ điển Tiếng Anh của Đại học Oxford (Oxford Advanced Learner, 8 th edition) 7 “Ý định” là nói lên mục đích mà người nào đó đang hướng tới và cố gắng đạt được và hành vi là kết quả sau cùng của ý định hành vi Điều này cho thấy, mọi hành vi thực hiện điều xuất phát từ ý định Những ý định rõ ràng và mạnh mẽ chính là động lực làm cho cá nhân dám thực hiện hành vi mình muốn

Theo Ajzen (1991, p 439), ý định là tiền đề trực tiếp của hành vi Theo Ajzen hành vi không thực hiện vô thức, mà theo một cách hợp lý và nhất quán từ các thông tin có liên quan đến hành vi và được củng cố bởi sự kiện bổ ích

Cá nhân muốn tự tạo việc làm khi họ cảm nhận rằng ý định kinh doanh là một con đường sự nghiệp tương lai thích hợp cho họ (Davidsson 1995), là một cách để họ đạt được mục tiêu cá nhân của họ là theo đuổi những ý tưởng riêng của mình và nhận được phần thưởng là lợi nhuận (Barringer và Ireland 2010, p 31) Ý định kinh doanh được định nghĩa như sự sẵn sàng của cá nhân trong thực hiện hành vi kinh doanh, tham gia vào các hoạt động kinh doanh, để tự tạo việc làm, hoặc thành lập doanh nghiệp mới (Dell 2008; Dhose và Walter 2010) Nó thường liên quan đến yếu tố bên trong, khát vọng và cảm giác được tự đứng bằng đôi chân mình (Zain, Akram và Ghani 2010) Một cá nhân có thể có tiềm năng trở thành doanh nhân nhưng có thể không thực hiện kinh doanh hướng vào doanh nghiệp, trừ khi họ có ý định trở thành doanh nhân (Mohammad Ismail và cộng sự 2009)

Lý thuyết về ý định hành vi và ý định khởi nghiệp kinh doanh

2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA)

Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ cuối thập niên 60 của thế kỷ 20, được hiệu chỉnh mở rộng trong thập niên 70 và được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội

8 Dẫn theo: Lê Lưu (Chủ biên) (2008), Văn hóa doanh nhân - Lý luận và thực tiễn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, trang 110-111

(Eagly và Chaiken 1993; Olson và Zanna 1993; Sheppard, Hartwick và Warshaw 1988) 9 Thuyết TRA được sử dụng để dự báo hành vi tự nguyện và giúp đỡ những người khác trong việc nhận ra yếu tố tâm lý của mình Nó được thiết kế dựa trên giả định rằng con người thường hành động một cách hợp lý, họ xem xét các thông tin có sẵn xung quanh và những hậu quả từ hành động của họ

Theo TRA, hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó Ý định là trạng thái nhận thức ngay trước khi thực hiện hành vi; là một yếu tố dẫn đến thực hiện hành vi Vì thế, ý định hành vi (Behavior Intention - BI) là yếu tố quan trọng nhất dự đoán hành vi và chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố là thái độ đối với hành vi (Attitude Toward Behavior - AB) và chuẩn chủ quan (Subjective Norm - SN), đóng vai trò như các chức năng để một người dẫn đến thực hiện hành vi (Hình 2.1)

Hình 2.1: Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA)

Nghĩa là, ý định hành vi (BI) là một hàm gồm thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan đối với hành vi đó

Trong đó, W1 và W2 là các trọng số của thái độ (AB) và chuẩn chủ quan (SN) Thái độ (Attitude Toward Behavior) là yếu tố cá nhân thể hiện niềm tin tích cực hay tiêu cực, đồng tình hay phản đối của một người tiêu đối với hành vi và sự đánh giá đối với kết quả của hành vi đó Chuẩn chủ quan (Subjective Norms) là nhận thức, suy nghĩ về những người ảnh hưởng (có quan hệ gần gũi với người có ý định thực hiện hành vi như:

9 Dẫn từ Mark, C & Christopher J.A., 1998, tr.1430 Ý định thực hiện hành vi Hành vi

Thái độ đối với hành vi

Niềm tin về hậu quả của hành vi

Chuẩn chủ quan đến hành vi

Niềm tin quy chuẩn về hành vi Ảnh hưởng Phản hồi người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) cho rằng nên thực hiện hay không nên thực hiện hành vi (Ajzen 1991, tr 188)

 Hạn chế mô hình TRA : Hạn chế lớn nhất của thuyết này là hành vi của một cá nhân đặt dưới sự kiểm soát của ý định Nghĩa là, thuyết này chỉ áp dụng đối với những trường hợp cá nhân có ý thức trước khi thực hiện hành vi Vì thế, thuyết này không giải thích được trong các trường hợp: hành vi không hợp lý, hành động theo thói quen, hoặc hành vi được coi là không ý thức (Ajzen 1985)

2.2.2 Thuyết hành vi hoạch định (TPB)

Trên cơ sở thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein (1975), Ajzen (1991) phát triển Thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planed Behavior - TPB) để dự báo và làm sáng tỏ hành vi con người trong một bối cảnh cụ thể Nó sẽ cho phép dự đoán cả những hành vi không hoàn toàn điều khiển được với giả định một hành vi có thể được dự báo hoặc được giải thích bởi ý định để thực hiện hành vi đó (Kolvereid 1996) Theo đó, TPB cho rằng ý định là nhân tố động cơ dẫn đến hành vi và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực cá nhân để thực hiện hành vi Trong đó, ý định kinh doanh là một yếu tố có trước, quyết định việc thực hiện hành vi kinh doanh (Fayolle và Gailly, 2004; Kolvereid 1997) Ý định là tiền đề gần nhất của hành vi và được dự đoán lần lượt bởi thái độ; chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi (hình 2.2)

Hình 2.2: Mô hình thuyết hành vi hoạch định (TPB)

(Nguồn: Ajzen, I., The Theory of Planned Behaviour, 1991, tr 182)

KỲ VỌNG Ý ĐỊNH HÀNH VI

Kiểm soát hành vi thực sự

Thái độ đối với hành vi

Niềm tin về chuẩn chủ quan

Nhận thức kiểm soát hành vi

Niềm tin về kiểm soát Niềm tin về hành vi

- Thái độ (Attitude Toward Behavior - AB) được hiểu như là cảm xúc tích cực hay tiêu cực cá nhân bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý và các tình huống đang gặp phải Một sinh viên có thể có một thái độ tích cực đối với công việc kinh doanh vì cha hoặc mẹ của sinh viên đó là một doanh nhân Các yếu tố khác ảnh hưởng đến thái độ đối với hành vi kinh doanh, như: sẵn sàng chấp nhận rủi ro, quỹ tích kiểm soát, sự tự do, độc lập, vv (Krueger và cộng sự 2000)

- Chuẩn chủ quan (Subjective Norm - SN) hay nhận thức về ảnh hưởng từ phía cộng đồng xã hội được định nghĩa là “nhận thức về áp lực xã hội đến thực hiện hoặc không thực hiện hành vi” (Ajzen 1991) Đó là ảnh hưởng của những người quan trọng và gần gũi có thể tác động đến cá nhân thực hiện hành vi Ví dụ như các bậc cha mẹ gặp phải những vấn đề tiêu cực với ý định kinh doanh, có thể gây áp lực cho con cái của họ những khó khăn khi bắt đầu quá trình khởi nghiệp

- Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavirol Control - PBC) phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát, hạn chế hay không Ajzen (1991) đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến ý định thực hiện hành vi và nếu chính xác trong nhận thức của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi

TPB giả định thêm rằng những phần hợp thành ý định lần lượt được xác định bởi kỳ vọng nổi bật nhất và ước lượng kỳ vọng cho mỗi thành phần đó Trong đó, kỳ vọng về thái độ đối với một hành vi có sẵn, hoặc kỳ vọng cụ thể về kết quả của việc thực hiện hành vi; kỳ vọng về chuẩn chủ quan đó là nhận thức của những người quan trọng khác là tán thành hay không tán thành thực hiện hành vi; kỳ vọng về nhận thức kiểm soát hành vi liên quan tới những điều kiện thuận tiện hay cản trở việc thực hiện hành vi Ajzen (1988) khẳng định những kỳ vọng này là những thông tin nền tảng của hành vi và nguyên nhân dẫn đến hành vi một cách cơ bản là bởi những kỳ vọng này (Scholten, Kemp và Ompta

2004) Vì thế, sự thay đổi một trong những kỳ vọng trên có thể dẫn đến sự thay đổi về hành vi Dựa vào nguyên nhân căn bản này, một số nhà nghiên cứu đã tạo ra sự can thiệp để thay đổi kỳ vọng để xác định xem người ta có thay đổi hành vi hay không Một số khác đã khám phá sự ảnh hưởng của chính sách can thiệp bằng cách kiểm tra sự thay đổi kỳ vọng sau khi áp dụng chính sách

TPB đã được áp dụng thành công để dự đoán và giải thích các hành vi khác nhau như: quyết định bỏ phiếu, giảm cân, ngừng hút thuốc, vi phạm giao thông, vv Trong lĩnh vực kinh doanh, các nhà nghiên cứu thường chọn TPB làm khung lý thuyết cho các nghiên cứu của họ về ý định kinh doanh (ví dụ: Autio và cộng sự 2001; Luthje và Franke 2003)

 Hạn chế của mô hình TPB:

Thứ nhất, TPB như là một sự thay thế cho giới hạn kiểm soát ý chí của TRA và cho rằng hành vi là có chủ ý và có kế hoạch Tuy nhiên TPB dựa trên niềm tin rằng mọi người đều có suy nghĩ hợp lý và đưa ra những quyết định hợp lý dựa trên thông tin sẵn có

Vì thế, động cơ vô thức không được đưa vào xem xét trong mô hình TPB Nghĩa là, TPB chưa khắc phục được hết những hạn chế của TRA (Krueger và cộng sự 2000)

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh

2 3.1 Mô hình nghiên cứu của Erkko Autio 10 và cộng sự (2001)

Autio và cộng sự (2001) đã ứng dụng lý thuyết hành vi hoạch định (Ajzen 1991), đồng thời kế thừa và phát triển các nghiên cứu ứng dụng (Ví dụ: Davidsson 1995; Reitan 1997; Kolvereid 1997) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong ý định kinh doanh giữa các sinh viên đại học ở Bắc Âu và ở Mỹ Nghiên cứu sử dụng một mẫu có kích thước lớn (3.445 sinh viên đại học) từ Phần Lan (Đại học Công nghệ Helsinki), Thụy Điển (Đại học Linkoping), Hoa Kỳ (Đại học Stanford, Đại học Colorado - Colorado Springs) và Vương quốc Anh (Trường kinh doanh London) Kết quả nghiên cứu so sánh khẳng định các yếu tố từ mô hình lý thuyết của Ajzen (1991), trong đó, nhận thức kiểm soát hành vi nổi lên như là yếu tố quyết định quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định kinh doanh (hình 2.5)

Hình 2.5 : Mô hình ý định kinh doanh giữa các sinh viên ở Bắc Âu và ở Mỹ

Nguồn : Autio và cộng sự (2001)

10 Giáo sư Viện chiến lược và kinh doanh quốc tế, Đại học Công nghệ Helsinki, Phần Lan Giáo sư Erkko Autio hiện ông còn là chủ tịch Doanh nhân và Công nghệ Mạo hiểm tại trường kinh doanh Imperial College London, giám đốc chương trình Tiến sĩ tại trường kinh doanh Imperial College London, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Aalto Trường Khoa học và Công nghệ, Vương Quốc Anh Ý ĐỊNH KINH DOANH

Thái độ đối với hành vi

Nhận thức kiểm soát hành vi Đặc điểm nhân khẩu học

2.3.2 Mô hình nghiên cứu của Francisco Linan 11 (2004)

Linan (2004) đã tích hợp hai lý thuyết Ajzen (1991) và Shapero và Sokol (1982) vào một mô hình ý định kinh doanh Theo đó, tiền đề của ý định kinh doanh được xác định bởi: kiến thức kinh doanh, mong muốn nhận thức (thái độ cá nhân và chuẩn mực xã hội) và nhận thức tính khả thi (tự hiệu quả) Mô hình giả định rằng các biến bên ngoài (nhân khẩu học) không trực tiếp ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi tương tự như Ajzen (1991); Kolvereid (1996) (hình 2.6)

Hình 2.6: Mô hình ý định kinh doanh dựa trên giáo dục tinh thần kinh doanh

(Nguồn: Linan 2004) Linan (2004) sử dụng mô hình này làm cơ sở để xây dựng chương trình giáo dục tinh thần kinh doanh và phân loại giáo dục tinh thần kinh doanh thành: giáo dục nhận thức kinh doanh, giáo dục khởi động, giáo dục tính năng động trong kinh doanh và giáo dục cho các doanh nhân Việc phân loại các hoạt động giáo dục sẽ giúp làm tăng thêm ý định thực hiện hành vi kinh doanh và xác định các biến thực hiện ý định hành vi Linan (2004) còn cho biết thêm, giáo dục tinh thần kinh doanh cho phép làm rõ vai trò của người giáo dục với người kinh doanh, tăng cường ý định kinh doanh để phát triển thành những hành vi kinh doanh Trong đó, giáo dục sự năng động kinh doanh không chỉ để thúc đẩy mục đích trở thành một doanh nhân, mà còn phát triển tính năng động kinh doanh cho các hành vi sau giai đoạn khởi nghiệp

11 Giáo sư Khoa Kinh tế ứng dụng, Trường Đại học Seville, Tây Ban Nha.

Kiến thức kinh doanh Ý định kinh doanh

Nhận thức tính khả thi (tự hiệu quả)

Cá nh Nhận thức theo chuẩn xã hội

2.3.3 Mô hình nghiên cứu của Sofia Karali (2013)

Dựa trên lý thuyết hành vi hoạch định (Ajzen 1991), nghiên cứu của Karali (2013) đã khám phá ảnh hưởng của các chương trình kinh doanh vào ý định kinh doanh của sinh viên trong giáo dục đại học ở Hà Lan Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ GUESSS 12 Cụ thể mẫu nghiên cứu được tổng hợp từ các sinh viên đến từ 11 trường đại học (WO) và 9 trường đại học khoa học ứng dụng (HBO) Kết quả cho thấy những người tham gia các chương trình giáo dục kinh doanh có xu hướng kinh doanh cao hơn so với những người không tham gia (Peterman và Kennedy 2003; Fayolle và cộng sự 2006) Các yếu tố thái độ đối với kinh doanh, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ý định kinh doanh mà còn làm trung gian cho mối quan hệ về ảnh hưởng của các chương trình giáo dục kinh doanh đến ý định kinh doanh (hình 2.7)

Hình 2.7: Mô hình tác động của các chương trình giáo dục kinh doanh

Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh

Tổng kết các lý thuyết về ý định hành vi và ý định khởi nghiệp kinh doanh (mục 2.2) và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh (mục 2.3) cho thấy, mặc dù chưa có sự đồng nhất quan điểm của các nhà nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên, ngay cả tên gọi của chúng, nhưng có thể chia các yếu tố này làm 3 nhóm: (1) các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp; (2) các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp; (3) các yếu tố vừa ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp Trong đó:

- Nhóm các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến ý định kinh doanh của sinh viên được xác định trong hầu hết các lý thuyết và mô hình nghiên cứu gồm 3 yếu chính: (1) Thái độ

12 Một dự án quốc tế khảo sát tinh thần kinh doanh của sinh viên trên toàn thế giới.

Thái độ đối với hành vi

Nhận thức kiểm soát hành vi Ý ĐỊNH KINH DOANH

Tham gia các chương trình giáo dục kinh doanh đối với hành vi kinh doanh (còn được gọi là “Nhận thức mong muốn” trong mô hình SEE của Krueger và cộng sự 2000); (2) Chuẩn chủ quan (còn được gọi là “Nhận thức theo chuẩn xã hội” trong mô hình ý định kinh doanh dựa trên giáo dục tinh thần kinh doanh của Francisco Linan 2004, hay “Xu hướng hành động” trong mô hình SEE của Krueger và cộng sự 2000); (3) Nhận thức kiểm soát hành vi (còn được gọi là “Nhận thức tính khả thi” trong mô hình của Krueger và công sự 2000 và Linan 2004)

- Nhóm các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến ý định kinh doanh của sinh viên (thông qua 3 yếu tố: thái độ đối với hành vi kinh doanh; chuẩn chủ quan; nhận thức kiểm soát hành vi) bao gồm các đặc điểm tính cách cá nhân là xu hướng rủi ro và quỹ tích kiểm soát nội bộ (của Retian 1997; Luthje và Franke 2000) và các đặc điểm nhân khẩu học (của Retian 1997; Karali 2013) Hai yếu tố này cũng được Nishantha (2009) khẳng định trong trong nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm tính cách và nhân khẩu học của sinh viên đại học đến động lực thúc đẩy kinh doanh

- Nhóm các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp (thông qua 3 yếu tố: thái độ đối với hành vi kinh doanh; chuẩn chủ quan; nhận thức kiểm soát hành vi) đến ý định kinh doanh của sinh viên bao gồm kiến thức kinh doanh (của Linan 2004); các chương trình giáo dục kinh doanh (của Karali 2013; Retian 1997) Tuy nhiên, với đối tượng sinh viên, kiến thức kinh doanh chủ yếu là kết quả của các chương trình giáo dục kinh doanh trong nhà trường Hơn nữa, mục đích của các chương trình giáo dục kinh doanh không những trang bị kiến thức kinh doanh mà còn là giáo dục tính năng động và tinh thần doanh nhân cho sinh viên Nghĩa là, so với kiến thức kinh doanh (của Linan 2004), các chương trình giáo dục kinh doanh của Karali (2013) và Retian (1997) có tính phổ quát hơn và tiệm cận hơn với yếu tố hoàn cảnh (bao gồm hỗ trợ nhận thức và rào cản nhận thức) trong mô hình cấu trúc ý định kinh doanh của Luthje và Franke (2000) Áp dụng cho trường hợp nghiên cứu này, kết quả thảo luận nhóm tập trung với hai nhóm sinh viên và tham khảo ý kiến một số giảng viên, thì sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên các trường đại học tại TP HCM có các đặc điểm:

- Hầu hết sinh viên đều có tinh thần học hỏi và sáng tạo, đồng thời mong muốn có cơ hội để khẳng định khả năng của mình và vai trò của bản thân đối với gia đình, bạn bè và xã hội Môi trường kinh doanh chính là điều kiện để sinh viên hiện thực hóa hoài bão đó, vì thế họ đều có thái độ tích cực đối với hành vi kinh doanh

- Sinh ra từ nôi văn hóa Á Đông, người Việt có câu ngạn ngữ: “đối với người mẹ dù người con đã 50 tuổi nhưng vẫn là trẻ con”, nên hầu hết sinh viên đều được sự che chở quá mức của bố mẹ và những người thân trong gia đình, đặc biệt là rơi vào trường hợp

“cậu quý tử” Vì thế, đa số viên sinh viên ít có tính tự lập, đại bộ phận còn lại phụ thuộc vào gia đình, trước hết là về kinh tế Điều này đã ảnh hưởng lớn đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên không chỉ góc độ chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, mà cả điều kiện kinh tế tối thiểu cho hành vi khởi nghiệp

- Do phần lớn sinh viên ở các trường đại học đều có đội tuổi trẻ (dưới tuổi 25), toàn bộ kiến thức và tinh thần doanh nhân của họ dường như chỉ được trang bị trong các trường đại học Bởi thế, giáo dục kinh doanh trong các trường đại học là kiến tạo môi trường kích thích nảy nở ý tưởng kinh doanh sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp của sinh viên; là nền tảng để hình thành, phát triển và khai thác đội ngũ doanh nhân tiềm năng như nhiều kết quả nghiên cứu (ví dụ: Linan 2004; Tam 2009; Ooi và cộng sự 2011) đã khẳng định

- Tại Việt Nam, các trường đại học nằm tập trung tại các thành phố, trong đó chủ yếu là hai trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học và công nghệ lớn nhất của cả nước là Hà Nội và TP HCM Vì thế, các trường đại học là nơi hội tụ sinh viên từ tất cả các vùng, miền trên cả nước có các đặc thù văn hóa; giáo dục gia đình; điều kiện kinh tế và mức độ giao lưu xã hội rất khác nhau Hệ quả là có sự khác biệt khá lớn về đặc điểm tính cách theo các đặc điểm nhân khẩu học giữa các nhóm sinh viên

Hình 2.8: Mô hình lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên (Nguồn: đề xuất của nhóm nghiên cứu)

Nghĩa là, các đặc điểm của sinh viên Việt Nam đã được phản ánh trong các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên được tổng kết từ các lý thuyết và các nghiên cứu ở các nước trên đây Vì thế, nhóm nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam bao gồm: (1) Thái độ đối với hành

Thái độ đối với hành vi kinh doanh

Nhận thức tính khả thi

Giáo dục kinh doanh Đặc điểm tính cách

H2 H3 vi kinh doanh; (2) Chuẩn chủ quan; (3) Nhận thức tính khả thi; (4) Đặc điểm tính cách; (5) Giáo dục kinh doanh (hình 2.8)

2.4.1 Thái độ đối với hành vi kinh doanh

Thể hiện sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, ủng hộ hay phản đối của một cá nhân về hành vi dự định thực hiện (Ajzen 1991) Trong nghiên cứu này, đó là sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, ủng hộ hay phản đối của một người có ý định khởi nghiệp đối với hành vi kinh doanh mà họ hướng tới

Theo Carayannis, Evans và Hanson (2003), thái độ đối với hành vi kinh doanh được đo lường ở hai khía cạnh (1) lợi thế cá nhân khi là doanh nhân, (2) có lợi cho xã hội khi là doanh nhân Trong khi đó, hầu hết các nghiên cứu đánh giá thái độ ở khía cạnh cá nhân người có ý định kinh doanh Chẳng hạn, nghiên cứu của Linan (2004) về ý định kinh doanh dựa trên giáo dục tinh thần kinh doanh đo lường thái độ đối với hành vi kinh doanh bằng 4 biến: (1) là một doanh nhân sẽ hơn công dân phổ thông, (2) là một doanh nhân sẽ hơn là một nhân viên, (3) lựa chọn được nghề nghiệp yêu thích, (4) có được sự hài lòng ngay sau khi tốt nghiệp; nghiên cứu của Karali (2013) về tác động của các chương trình giáo dục kinh doanh đến ý định kinh doanh của sinh viên các trường đại học ở Hà Lan đo lường thái độ đối với hành vi kinh doanh bằng 4 biến: (1) là một doanh nhân có lợi hơn bất lợi, (2) nghề nghiệp của doanh nhân là hấp dẫn; (3) sẽ trở thành doanh nhân khi có cơ hội và nguồn lực, (4) cho phép thỏa mãn các đòi hỏi của bản thân Áp dụng cho nghiên cứu này, nhóm tác giả cho rằng thái độ với hành vi kinh doanh của sinh viên Việt Nam cần được đo lường ở phương diện cá nhân người có ý định kinh doanh trên cơ sở kế thừa thang đo của Linan (2004), Karali (2013), kết hợp phương diện xã hội tương tự như Carayannis, Evans và Hanson (2003)

Về tính chất ảnh hưởng, các lý thuyết và các nghiên cứu của Ajzen (1991); Autio (2001); Linan (2004); Karali (2013); Nishantha (2009); Sagiri và Appolloni (2009) và nhiều nghiên cứu khác cho thấy thái độ là yếu tố tâm lý, khi thái độ ổn định và được kích thích thì càng thúc đẩy sinh viên phát sinh ý tưởng hướng đến khởi nghiệp kinh doanh Vì thế, cho phép phát biểu giả thuyết H1:

H1: Thái độ đối với hành vi kinh doanh có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên

2.4.2 Chuẩn chủ quan (nhận thức về chuẩn xã hội)

Là nhận thức về những áp lực từ phía xã hội rằng người có ý định nên hay không nên thực hiện hành vi (Ajzen 1991) Nó bao gồm các ảnh hưởng bên trong là ý kiến từ gia đình, bạn bè và đồng nghiệp và các ảnh hưởng bên ngoài là các trào lưu xã hội (Pavlou và Chai 2002) Nghiên cứu sự khác nhau về ý định kinh doanh giữa các sinh viên ở Bắc Âu và ở Mỹ của Autio và cộng sự (2001) đo lường chuẩn chủ quan bằng 4 biến: (1) quan điểm của người thân trong gia đình; (2) quan điểm của bạn bè; (3) quan điểm của đồng nghiệp; (4) quan điểm của những người thân gần gũi khác Nghiên cứu của Lee và cộng sự

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Qui trình nghiên cứu

Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu

Cơ sở khoa học của nghiên cứu

- Lý thuyết về doanh nhân và ý định khởi nghiệp

- Lý thuyết về ý định hành vi và ý định khởi nghiệp kinh doanh

- Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh

- Đặc điểm của sinh viên Việt Nam

Các yếu tố hưởng ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên:

Nghiên cứu trường hợp sinh viên các trường đại học tại TP HCM

Phỏng vấn sâu (n = 12) Định tính (Thảo luận nhóm tập trung)

Kiểm định độ phù hợp của mô hình, trọng số CFA, độ tin cậy tổng hợp, đơn hướng, giá trị hội tụ và phân biệt

Thảo luận kết quả nghiên cứu và một số hàm ý chính sách

Kiểm định độ phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, phân tích cấu trúc đa nhóm Định lượng (n = 773)

Mô hình lý thuyết và thang do nháp 1

Kiểm tra tương quan biến tổng; kiểm tra hệ số Cronbach’s alpha

Kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và phương sai trích

Phát triển thang đo nháp 1

Thang đo nháp 1 là thang đo Likert bảy bậc từ 1 ÷ 7 (1 là hoàn toàn phản đối và 7 là hoàn toàn đồng ý) được nhóm tác giả phát triển trên cơ sở khái niệm các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên được trình bày ở chương 2 (mục 2.4), kết hợp tham khảo thang đo của các nghiên cứu trước có liên quan a Thang đo yếu tố thái độ đối với hành vi kinh doanh Được phát triển trên cơ sở khái niệm yếu tố thái độ đối với hành vi kinh doanh và thang đo yếu tố này của Linan (2004); Karali (2013) về phương diện cá nhân của người có ý định kinh doanh và thang đo của Carayannis, Evans và Hanson (2003) về phương diện xã hội Theo đó, thang đo yếu tố thái độ đối với hành vi kinh doanh của sinh viên ký hiệu TDKD, gồm 5 biến quan sát từ TDKD 1 ÷ TDKD 5 :

TDKD 1 Là một doanh nhân có lợi hơn bất lợi

TDKG 2 Bạn cho rằng nghề doanh nhân là hấp dẫn

TDKD 3 Bạn sẽ trở thành doanh nhân khi có cơ hội và nguồn lực

TDKD 4 Là một doanh nhân sẽ cho phép thỏa mãn các đòi hỏi của bản thân

TDKD 5 Là một doanh nhân sẽ có nhiều đóng góp cho xã hội b Thang đo yếu tố chuẩn chủ quan Được phát triển trên cơ sở khái niệm yếu tố chuẩn chủ quan đối với hành vi kinh doanh và thang đo yếu tố này của Autio và cộng sự (2001); Lee và cộng sự (2012) Theo đó, thang đo yếu chuẩn chủ quan ký hiệu CCQA, gồm 4 biến quan sát từ CCQA 1 ÷ CCQA 4 :

CCCQ 1 Bố mẹ và những người thân trong gia đình định hướng tích cực đối với ý định khởi nghiệp kinh doanh của bạn CCQA 2 Bạn bè cùng học cho rằng ý định khởi nghiêp kinh doanh của bạn là sự lựa chọn hợp lý CCQA 3 Nhà trường và Thầy Cô khuyến khích sinh viên theo đuổi ý định khởi nghiệp kinh doanh CCQA 4 Nhà nước có các chính sách khuyến khích sinh viên khởi nghiệp kinh doanh c Thang đo yếu tố nhận thức tính khả thi Được phát phát triển trên cơ sở khái niệm yếu tố nhận thức tính khả thi đối với hành vi kinh doanh và thang đo của Autio và cộng sự (2001); Lee và cộng sự (2012) Theo đó, thang đo yếu tố nhận thức tính khả thi ký hiệu NTKT, gồm 5 biến quan sát từ NTKT 1 ÷ NTKT 5 :

NTKT 1 Bạn tin tưởng thành công nếu khởi nghiệp kinh doanh

NTKT 2 Khởi nghiệp kinh doanh là dễ dàng đối với bạn

NTKT 3 Khởi nghiệp kinh doanh là tốt nhất để tận dụng lợi thế trí thức của bạn NTKT 4 Bạn biết cách để phát triển một dự án kinh doanh

NTKT 5 Bạn có đủ khả năng trở thành một doanh nhân thành đạt d Thang đo yếu tố giáo dục kinh doanh Được phát phát triển trên cơ sở khái niệm yếu tố giáo dục kinh doanh và thang đo của Ooi và cộng sự (2011); Lee và cộng sự (2012) Theo đó, thang đo yếu tố giáo dục kinh doanh ký hiệu GDKD, gồm 5 biến quan sát từ GDKD 1 ÷ GDKD 5 :

GDKD 1 Chủ đề doanh nhân là rất quan trọng

GDKD 2 Con đườngtrở thành doanh nhân cần được giảng dạy trong trường đại học GDKD 3 Khóa học doanh nhân phải được thực hiện bắt buộc trong trường đại học GDKD 4 Chương trình giáo dục kinh doanh nhiều hơn sẽ giúp sinh viên khởi nghiệp kinh doanh

GDKD 5 Khóa học đại học chuẩn bị tốt cho sinh viên khởi nghiệp kinh doanh e Thang đo yếu tố đặc điểm tính cách Được phát phát triển trên cơ sở khái niệm yếu tố đặc điểm tính cách và thang đo của Kickul và Gundry (2002); Hisrich và Peters (2002); Lee và cộng sự (2012) Theo đó, thang đo yếu tố giáo dục kinh doanh ký hiệu GDKD, gồm 5 biến quan sát từ DDTC 1 ÷ DDTC 5 :

DDTC 1 Bạn có xu hướng chọn những nghề nghiệp đòi hỏi sự khám phá, sáng tạo

DDTC 2 Bạn coi kinh doanh là thú vị, vì thách thức khả năng của bạn

DDTC 3 Bạn dám đối mặt và vượt qua trở ngại trong kinh doanh

DDTC 4 Bạn dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh

DDTC 5 Bạn có đủ năng lực và bản lĩnh để quản lý doanh nghiệp f Thang đo ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Được phát triển trên cơ sở khái niệm về ý định khởi nghiệp kinh doanh được trình bày ở chương 2 (mục 2.1.2) và tham khảo thang đo ý định của Autio và cộng sự (2001); Leong (2008); Lee và cộng sự (2012) Trong đó, ý định khởi nghiệp kinh doanh (hay ý định kinh doanh) là một sự dự báo, sự sẵn sàng thực hiện hành vi kinh doanh có chủ ý của một người nào đó với mong muốn tạo ra giá trị, sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội Người có ý định kinh doanh hay khởi nghiệp là tiền đề để trở thành doanh nhân Họ là nhà đầu tư, là người chủ quản lý, chấp nhận bỏ vốn, sức lực và trí tuệ để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận Họ là những người nhạy bén với thị trường, đồng thời có tố chất dũng cảm, biết mạo hiểm và dám chấp nhận rủi ro để đương đầu với những bất định của thị trường

Thang đo ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên ký hiệu YDKN, gồm 5 biến quan sát từ YDKN 1 ÷ YDKN 5 :

YDKN 1 Bạn đã suy nghĩ một cách nghiêm túc ý định khởi nghiệp kinh doanh của bạn

YDKN 2 Bạn muốn trở thành một doanh nhân chứ không phải là một nhân viên, hay người quản lý công ty YDKN 3 Bạn đã lên kế hoạch tạo lập một công ty cho riêng bạn

YDKN 4 Bạn sẽ nỗ lực quản lý công ty của bạn

YDKN 5 Bạn chấp nhận rủi ro để trở thành ông chủ hơn là có một công việc an toàn

Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ là một nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung 14 và phỏng vấn sâu Trong đó, thảo luận nhóm tập trung nhằm mục đích:

- Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên các trường đại học tại TP HCM và các biến đo lường các yếu tố này

- Khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên được nhóm tác giả đề xuất trong mô hình lý thuyết ở chương 2 (Hình 2.8) và các biến quan sát đo lường các yếu tố này được nhóm nghiên cứu phát triển ở thang đo nháp 1, trên cơ sở đó hiệu chỉnh, bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên và phát triển thang đo nháp 2 đo lường các yếu tố này

Các thành viên tham gia thảo luận gồm 20 sinh viên đang có ý định khởi nghiệp kinh doanh và được chia làm 02 nhóm, mỗi nhóm 10 người

Phương thức thảo luận là dưới sự điều khiển của nhóm nghiên cứu, các thành viên bày tỏ quan điểm của mình theo các nội dung của dàn bài thảo luận do nhóm nghiên cứu soạn thảo [phụ lục 1.1]; các thành viên khác đưa ra quan điểm phản biện ý kiến của các thành viên trước đó, cho đến khi không còn quan điểm của ai, các thành viên cho biết ý

14 Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu cho thấy thảo luận nhóm tập trung là một trong các công cụ thích hợp để thực hiện nghiên cứu định tính trong thị trường hàng tiêu dùng (Churchill 1979, Stewart & Shamdasani 1990) kiến bằng văn bản, nhóm nghiên cứu tổng hợp và giữ lại những ý kiến được 2/3 số thành viên đề xuất

Các cuộc thảo luận nhóm tập trung được thực hiện vào tháng 2 năm 2014 Kết quả thảo luận nhóm tập trung là cơ sở để nhóm nghiên cứu hiệu chỉnh mô hình lý thuyết được nhóm nghiên cứu đề xuất trong chương 2 (Hình 2.8) và thang đo nháp 1 thành thang đo nháp 2 sử dụng để thiết kế bản câu hỏi sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu được thực hiện với một số sinh viên đang có ý định khởi nghiệp kinh doanh, nhằm đánh giá mức độ hoàn chỉnh về nội dung và hình thức của các phát biểu (các câu hỏi) và khả năng cung cấp thông tin của đáp viên (người được phỏng vấn), trên cơ sở đó hiệu chỉnh thành bản câu hỏi định lượng sử dụng cho giai đoạn nghiên cứu chính thức

Trong đó, việc đánh giá nội dung được thể hiện trên các khía cạnh:

- Đáp viên (sinh viên được phỏng vấn) có hiểu được các phát biểu hay không?

- Đáp viên có thông tin để trả lời hay không?

- Đáp viên có sẵn sàng cung cấp thông tin hay không? Đánh giá về hình thức là kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, cú pháp được sử dụng trong các phát biểu nhằm đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho đáp viên khi được phỏng vấn Việc phỏng vấn thử được nhóm nghiên cứu thực hiện tháng 2 năm 2014

3.3.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Các thành viên của hai nhóm thảo luận đều thống nhất khẳng định:

- Các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên được nhóm nghiên cứu đề xuất trong mô hình lý thuyết ở chương 2 (Hình 2.8) là những yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên các trường đại học tại TP HCM

- Các biến quan sát đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trong thang đo nháp 1 đã phản ánh được các thuộc tính cơ bản của các yếu tố này

Tuy nhiên, cả hai nhóm thảo luận đều cho rằng giáo dục kinh doanh, bên cạnh ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến ý định kinh doanh của sinh viên thông qua thái độ đối với hành vi kinh doanh, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi kinh doanh, còn ảnh hưởng trực tiếp lên đặc điểm tính cách của sinh viên Bởi vì, chính những kiến thức, kỹ năng và thái độ, sinh viên nhận được từ các khóa học giáo dục kinh doanh, sẽ giúp sinh viên nhận thức một cách đầy đủ hơn về kinh doanh Điều này sẽ giúp sinh viên hình thành và phát triển tính cách phù hợp với môi trường kinh doanh trong từng bối cảnh khởi nghiệp Nghĩa là, cần bổ sung giả thuyết H11 (Giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng cùng chiều đến đặc điểm tính cách của sinh viên) Vì thế, mô hình lý thuyết các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên được hiệu chỉnh như sau (hình 3.2):

Hình 3.2: Mô hình lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên (hiệu chỉnh từ kết quả nghiên cứu định tính)

Kết quả phỏng vấn sâu 12 sinh viên cho thấy, các đáp viên được phỏng vấn không có ý kiến về mặt nội dung và hình thức các phát biểu (biến quan sát) Trên cơ sở đó cho phép nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng bản câu hỏi phỏng vấn sâu làm bản câu hỏi định lượng sử dụng cho giai đoạn nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu chính thức

3.4.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện đối với sinh viên đang học năm cuối (năm thứ tư) tại các trường đại học theo khung mẫu nghiên cứu được xác định ở chương 1 (Bảng 1.1) Đó là Trường Đại học Kinh tế TP HCM; Trường Đại học Luật TP HCM; Trường Đại học Công nghệ TP HCM; Trường Đại học Bách Khoa TP HCM; Trường Đại học Tài chính – Marketing; Trường Đại học Hoa Sen

Về kích thước mẫu nghiên cứu, tổng hợp từ các nhà nghiên cứu và ý kiến chuyên gia thì cỡ mẫu tối ưu là bao nhiêu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, các tham số cần ước lượng và qui luật phân phối của tập các lựa chọn (trả lời) của đáp viên Chẳng hạn:

Thái độ đối với hành vi kinh doanh

Nhận thức tính khả thi

Giáo dục kinh doanh Đặc điểm tính cách

- Để tiến hành phân tích hồi qui một cách tốt nhất, theo Tabachnick và Fidell

(2007), kích thước mẫu phải bảo đảm theo công thức: n ≥ 8m + 50 (n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong mô hình) 15 ; trong khi đó, theo Harris RJ Aprimer (1985): n ≥ 104 + m (với m là số lượng biến độc lập và phụ thuộc), hoặc n ≥ 50 + m , nếu m < 5

- Trường hợp sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (EFA), Hair và cộng sự

(1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát

- Trường hợp sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính, theo Hair và cộng sự (1998), nếu phương pháp ước lượng là ML thì kích thước mẫu tối thiểu từ 100 - 150; theo Hoelter (1983) kích thước mẫu tối thiểu phải là 200 Trong khi đó Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng Theo Trần Kim Dung và Nguyễn Thị Mai Trang (2007, tr 30), kinh nghiệm từ các nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) kích thước mẫu nghiên cứu thường từ

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM), mô hình nghiên cứu có 29 biến đo lường và tổng số tham số cần ước lượng là 69 Vì thế, nếu tính theo qui tắc của Bollen (1989) là 5 mẫu/tham số cần ước lượng thì cỡ mẫu tối thiểu là

345 Tuy nhiên, nghiên cứu này sử dụng phân tích cấu trúc đa nhóm để kiểm định sự khác biệt mô hình nghiên cứu theo các đặc điểm nhân khẩu học của đáp viên được phỏng vấn, nghĩa là phải chia tổng thể mẫu thành các tập mẫu tương ứng với các biến phân nhóm theo các đặc điểm nhân khẩu học Vì thế, nhóm nghiên cứu quyết định chọn cỡ mẫu là 690 (45 x2) Để đạt được kích thước mẫu đã xác định, sau khi khi gạn lọc các mẫu không đạt yêu cầu (có nhiều ô thiếu thông tin, hoặc nhiều hơn một ô trả lời), hoặc có cơ sở xác định thông tin mẫu không đáng tin cậy (chọn cùng một mức độ, hoặc hai mức độ trả lời cho tất cả các phát biểu) và bù lại nhiều bản câu hỏi không được trả lại, nhóm nghiên cứu quyết định phát ra số lượng bản câu hỏi là 897 (bằng 130% cỡ mẫu đã xác định)

3.4.2 Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu

Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương thức phỏng vấn trực tiếp những sinh viên năm cuối có ý định khởi nghiệp kinh doanh tại các trường đại học ở TP HCM theo khung mẫu nghiên cứu đã được xác định ở chương 1 (Bảng 1.1)

15 Nguyễn Đỗ Tố Nga, 2010, Luận văn thạc sĩ

Kết quả phỏng vấn, sau khi khi gạn lọc các mẫu không đạt yêu cầu như đã xác định trên đây được nhập vào ma trận dữ liệu trên phần mềm SPSS 16

Tập dữ liệu sau khi làm sạch, được đưa vào kiểm tra tính phân phối thông qua các chỉ số Skewness và Kurtosis 16 , trước khi áp dụng các kỹ thuật định lượng bằng phương pháp phân tích phương sai để ước lượng các tham số trong quá trình kiểm định thang đo, mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu

3.4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu

3.4.3.1 Đánh giá sơ bộ thang đo

Bao gồm đánh giá độ tin cậy và giá trị các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) thông qua phần mềm xử lý SPSS 16 để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn (biến rác) Trong đó:

Cronbach’s alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát (các câu hỏi) trong thang đo Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005, tr 257, 258) cùng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach’s alpha có giá trị từ 0,8 trở lên đến gần 1,0 là thang đo tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được Song, cũng có nhiều nhà nghiên cứu (ví dụ: Nunally 1978, Peterson 1994, Slater 1995) đề nghị hệ số Cronbach’s alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu 17

Tuy nhiên, theo Nunnally & ctg (1994), hệ số Cronbach’s alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại Bởi vậy, bên cạnh hệ số Cronbach’s alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (iterm - total correlation) và những biến nào có tương quan biến tổng < 0,3 sẽ bị loại bỏ.Song, theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011, tr 353, 354), việc loại bỏ hay không một biến quan sát không chỉ đơn thuần nhìn vào tương quan biến tổng mà còn phải xem xét giá trị nội dung của khái niệm Theo đó, trong trường hợp thang đo đáp ứng tiêu chuẩn Cronbach’s alpha và nếu loại bỏ biến có tương quan biến tổng < 0,3 dẫn đến vi phạm giá trị nội dung (các biến quan sát còn lại không còn bao phủ đầy đủ nội hàm của khái niệm) thì không nên loại biến đó

16 Nếu các chỉ số này hầu hết được phân bố trong khoảng [-1, +1], chứng tỏ các biến đo lường có phân phối xấp xỉ phân phối chuẩn

17 Đây cũng là tiêu chuẩn được sử dụng trong các nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang

(2007, 2008, 2009); Trần Kim Dung (2005, 2007) và rất nhiều nghiên cứu khác

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà dựa vào mối tương quan giữa các biến, được sử dụng phổ biến để đánh giá giá trị thang đo (tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt) hay rút gọn một tập biến Trong nghiên cứu này, phân tích nhân tố được ứng dụng để tóm tắt tập các biến quan sát vào một số nhân tố nhất định đo lường các thuộc tính của các khái niệm nghiên cứu Tiêu chuẩn áp dụng và chọn biến đối với phân tích nhân tố khám phá EFA bao gồm:

- Tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA Theo đó, giả thuyết H 0 (các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể) bị bác bỏ và do đó EFA được gọi là thích hợp khi: 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và Sig < 0,05 Trường hợp KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, tr 262)

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Thông tin về mẫu nghiên cứu

Từ 897 bản câu hỏi được phát ra, nhóm nghiên cứu thu về 828 bản câu hỏi (đạt tỉ lệ 92,3%) Sau khi loại bỏ các bản câu hỏi không đạt yêu cầu (có nhiều ô thiếu thông tin, hoặc nhiều hơn một ô trả lời), hoặc có cơ sở để xác định không đáng tin cậy (chọn cùng một mức độ, hoặc hai mức độ trả lời cho tất cả các câu hỏi), số bản câu hỏi đáp ứng yêu cầu còn lại là 773 (đạt tỉ lệ 93,4% số bản câu hỏi phát ra), được phân bố theo các đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên được phỏng vấn như sau (bảng 4.1)

Bảng 4.1: Thông tin mẫu nghiên cứu theo các đặc điểm nhân khẩu học

Các đặc điểm nhân khẩu học Tần số Tần suất

Trường Đại học Kinh tế TP HCM 169 21,2

Trường Đại học Luật TP HCM 109 14,1

Trường Đại học Công nghệ TP HCM 136 17,6 Trường Đại học Bách khoa TP HCM 140 18,1 Trường Đại học Tài chính - Marketing 119 15,4

Trường Đại học Hoa Sen 105 13,6

Nghề nghiệp của bố mẹ

Chủ cơ sở kinh doanh 184 23,8

Loại hình trường đại học

Trường đại học công lập 532 68,8

Trường đại học dân lập 241 31,2

(Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu)

Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu theo các đặc điểm nhân khẩu học (bảng 4.1) cho thấy có sự chênh lệch khá lớn kích thước mẫu theo các nhóm biến đặc điểm nhân học, nhưng đều có kích thước mẫu đủ lớn theo nguyên tắc thống kê (N ≥ 30)

Kết quả kiểm tra đặc tính phân phối của mẫu thông qua các chỉ số Skewness và Kurtosis (phụ lục 2) cho thấy, hầu hết các chỉ số này của tập dữ liệu các biến quan sát đều được phân bố trong khoảng [-1; +1], một số ít nằm trong giới hạn [-2; +2], chứng tỏ, tập dữ liệu có phân phối xấp xỉ phân phối chuẩn Vì thế, cho phép áp dụng các kỹ thuật định lượng bằng phương pháp phân tích phương sai để ước lượng các tham số trong quá trình kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.

Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s alpha và EFA

Bảng 4.2: Kết quả đánh giá sơ bộ các thang đo bằng Cronbach’s alpha

STT Thang đo Ký hiệu

Hệ số tương quan biến-tổng nhỏ nhất

1 Thái độ đối với hành vi kinh doanh

2 Chuẩn chủ quan CCQA 4 0,937 0,901 (CCQA4)

3 Nhận thức tính khả thi NTKT 5 0,881 0,848 (NTKT2)

4 Đặc điểm tính cách DDTC 5 0,900 0,869 (DDTC3)

5 Giáo dục kinh doanh GDKD 5 0,911 0,878 (GDKD4)

6 Ý định khởi nghiệp YDKN 5 0,901 0,865(YDKN4)

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu)

Kết quả đánh giá các thang đo bằng Cronbach’s alpha (bảng 4.2 và phụ lục 3) cho thấy, các thang đo đều đạt độ tin cậy (Cronbach’s alpha > 0,6 và hệ số tương quan biến- tổng > 0,3)

Kết quả EFA bằng phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép xoay Promax cho thấy:

- Chỉ số KMO = 0,940 với giá trị sig = 0,000, chứng tỏ dữ liệu phân tích phù hợp để EFA

- 29 biến quan sát được rút trích vào 6 nhân tố tại Eigenvalue = 1,173 và phương sai trích đạt 67,518% (phụ lục 4.1), vì thế kết quả EFA là đáng tin cậy Tuy nhiên, trọng số tải nhân tố của biến TDKD5 không đạt yêu cầu (= 0,249 0,5) Vì thế, thang đo các khái niệm nghiên cứu đạt yêu cầu cho CFA ở nội dung tiếp theo

Bảng 4.3: Kết quả EFA thang đo các khái niệm của mô hình nghiên cứu

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu)

Kiểm định thang đo bằng CFA

Các khái niệm nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu đều là khái niệm bậc 1 Vì thế, CFA mô hình tới hạn sẽ được sử dụng để kiểm mô hình thang đo các khái niệm nghiên cứu

Kết quả CFA mô hình tới hạn lần 1 (phụ lục 5.1) cho thấy mô hình có 335 bậc tự do; các chỉ số cơ bản đo lường độ phù hợp của mô hình thang đo: Chisquare/df (= 5,785); GFI (= 0,844); TLI (= 0,894) không đạt yêu cầu

Sau khi loại các biến NTKT2; DDTC4; GDKD2 và YDKN5 có chỉ số Modification Index - MI (đo lường tương quan giữa các sai số của các biến quan sát) cao 20 , kết quả CFA lần 2 (hình 4.1 và phụ lục 5.2) cho thấy, mặc dù chỉ số Chi-bình phương (Chi- Square = 857,895) có p = 0,000; tuy nhiên, các chỉ số cơ bản đo lường độ phù hợp của mô hình: Chisquare/df (= 3,620), GFI (= 0,916), TLI (= 0,946), CFI (= 0,954), RMSEA ( 0,058) đều đạt yêu cầu, chứng tỏ mô hình thang đo các khái niệm phù hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường

Các trọng số hồi qui (Standardized Regression Weights) đều đạt tiêu chuẩn lớn hơn

0,5 (thấp nhất là λ YDKN2 = 0,653) và có ý nghĩa thống kê (p < 0,001), chứng tỏ thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu sau khi loại các biến quán sát trên đây đều đạt giá trị hội tụ

Hình 4.1: Kết quả CFA mô hình tới hạn

Hệ số tương quan giữa các khái niệm đều nhỏ hơn 1 (cao nhất là TDKD↔GDKD 0,718; thấp nhất là CCQA↔DDTC = 0,337) và có ý nghĩa thống kê (p < 0,001), chứng tỏ các khái niệm trong mô hình đạt giá trị phân biệt

20 Có thể làm cho các thang đo không đạt tính đơn hướng

Các thang đo đều có độ tin cậy tổng hợp với phương sai trích và hệ số Cronbach’s alpha đạt yêu cầu (bảng 4.4), chứng tỏ thang đo khái niệm thực tiễn QTNNL đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy

Kết quả ước lượng ML phương sai các sai số của các tham số cần ước lượng và các khái niệm trong mô hình thang đo cũng cho thấy không có hiện tượng Heywood 21 ở bất kỳ sai số nào và các sai số chuẩn đều < |2,58| Vì thế, kết quả CFA mô hình tới hạn thang đo các khái niệm nghiên cứu được chấp nhận

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo

Khái niệm Số biến quan sát Độ tin cậy

Giá trị đạt yêu cầu α ρ c ρ vc

Thái độ đối với hành vi kinh doanh

Nhận thức tính khả thi (NTKT) 4 0,845 0,873 0,578 Đặc điểm tính cách (DDTC) 4 0,869 0,873 0,634

Giáo dục kinh doanh (GDKD) 4 0,886 0,889 0,669 Ý định khởi nghiệp kinh doanh

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu)

Kiểm định mô hình nghiên cứu

4.4.1 Kiểm định mô hình lý thuyết chính thức bằng SEM

Kết quả SEM mô hình lý thuyết (hình 4.2) cho thấy, kết quả cũng tương tự như mô hình tới hạn, mặc dù chỉ số Chi-bình phương (Chi-Square = 914,510) có p = 0,000; tuy nhiên, các chỉ số cơ bản đo lường độ phù hợp của mô hình: Chisquare/df (= 3,795), GFI ( 0,910), TLI (= 0,943), CFI (= 0,950), RMSEA (= 0,060) đều đạt yêu cầu, chứng tỏ mô hình thang đo các khái niệm phù hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường

Tuy nhiên, kết quả ước lượng (chuẩn hóa) mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết (phụ lục 6.1) cho thấy, mối quan hệ giữa đặc điểm tính cách và chuẩn chủ quan (DDTC  CCQA) không có ý nghĩa thống kê (p = 0,547>0,05) Nghĩa là, chưa có cơ sở để khẳng định đặc điểm tính cách của sinh viên ảnh hưởng đến chuẩn chủ quan của họ Vì thế, nhóm nghiên cứu quyết định loại bỏ giả thuyết H5 (Đặc điểm tính cách có ảnh hưởng cùng chiều đến chuẩn chủ quan của sinh viên)

21 Hiện tương Heywood xuất hiện khi có một hay nhiều phương sai của các sai số nhận giá trị âm (Heywood 1931)

Hình 4.2: Kết quả SEM mô hình lý thuyết (chuẩn hóa)

Kết quả SEM mô hình lý thuyết (chuẩn hóa) sau khi loại bỏ giả thuyết H5 (hình 4.3 và phụ lục 6.2) cho thấy, mặc dù chỉ số Chi-bình phương (Chi-Square = 914,863) có p 0,000, nhưng các chỉ số cơ bản đo lường độ phù hợp của mô hình (Chisquare/df = 3,780; GFI = 0,910; TLI = 0,933; CFI = 0,943; RMSEA = 0,060) và các chỉ số khác đánh giá độ tương thích của mô hình đều đạt yêu cầu Đồng thời phương sai các sai số của các tham số cần ước lượng và các khái niệm trong mô hình thang đo không có hiện tượng Heywood ở bất kỳ sai số nào và các sai số chuẩn đều < |2,58| Vì thế, có thể kết luận mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường

Kết quả ước lượng (chuẩn hóa) mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết (bảng 4.5) cho thấy, mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết sau khi loại bỏ giả thuyết H5 đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Chứng tỏ “mỗi một đo lường có mối liên hệ với các đo lường khác như đã kỳ vọng về mặt lý thuyết” (Churchil 1995) Nghĩa là, các thang đo của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đạt giá trị liên hệ lý thuyết Vì thế, mô hình nghiên cứu sau khi loại bỏ giả thuyết H5 là mô hình lý thuyết chính thức

Hình 4.3: Kết quả SEM mô hình lý thuyết chính thức (chuẩn hóa)

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết (chuẩn hóa)

Trong đó: Estimate: giá trị ước lượng trung bình; SE: sai lệch chuẩn;

CR: giá trị tới hạn; P: mức ý nghĩa; ***: p < 0,001

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu)

4.4.2 Kiểm định ước lượng mô hình lý thuyết bằng bootstrap

Trong nghiên cứu này, ước lượng bootstrap được thực hiện bằng cách lấy mẫu lặp lại với kích thước N = 1.500 Kết quả ước lượng (bảng 4.6) cho thấy, độ chệnh (Bias) và

Quan hệ Estimate SE CR P

YDKN < - TDKD 0,104 0,051 2,028 0,043 sai số lệch chuẩn của độ chệch (SE-Bias) giữa ước lượng bootstrap với ước lượng tối ưu

ML sử dụng trong nghiên cứu kiểm định có xuất hiện, nhưng sai lệch chuẩn của độ chệch không có ý nghĩa thống kê (SE(Bias) max= 0,003< 0,05), chứng tỏ kết quả ước lượng ML trong nghiên cứu này là đáng tin cậy

Bảng 4.6: Kết quả ước lượng bootstrap so với ước lượng ML

Quan hệ Ước lượng ML Ước lượng bootstrap Chênh lệch Estimas Mean SE SE (SE) Bias SE(Bias)

Trong đó: Mean: giá trị ước lượng trung bình; SE: sai lệch chuẩn; SE (SE): sai lệch chuẩn của sai lệch chuẩn; Bias: độ chệch; SE (Bias): sai lệch chuẩn của độ chệch

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu)

4.4.3 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Kết quả ước lượng các tham số bằng phương pháp ML và Bootstrap trên bảng 4.5 và bảng 4.6 cho thấy mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết chính thức (hình 4.3) đều mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Chứng tỏ ngoài giả thuyết H5 (Đặc điểm tính cách có ảnh hưởng cùng chiều đến chuẩn chủ quan của sinh viên) bị từ chối như đã trình bày ở mục 4.4.1, thì các giả thuyết còn lại sau đây đều được chấp nhận

H1: Thái độ đối với hành vi kinh doanh có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên

H2: Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên

H3: Nhận thức tính khả thi có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên

H4: Đặc điểm tính cách có ảnh hưởng cùng chiều đến thái độ đối với hành vi kinh doanh của sinh viên

H6: Đặc điểm tính cách có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức tính khả thi của sinh viên

H7: Giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng cùng chiều đến cho ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên

H8: Giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng cùng chiều đến thái độ đối với hành vi kinh doanh của sinh viên

H9: Giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng cùng chiều đến chuẩn chủ quan của sinh viên H10: Giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức tính khả thi của sinh viên

H11: Giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng cùng chiều đến đặc điểm tính cách của sinh viên

Tuy nhiên, cũng theo kết quả ước lượng trên bảng 4.5 và bảng 4.6 cho thấy trong khi giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng mạnh đến đặc điểm tính cách (β=0,528); thái độ kinh doanh (β=0,650); chuẩn chủ quan (β=0,658); thì ảnh hưởng của giáo dục kinh doanh đến nhận thức tính khả thi và ý định khởi nghiệp chỉ ở mức trung bình (β=0,332; và β=0,212) Đặc điểm tính cách có ảnh hưởng mạnh đến nhận thức tính khả thi (β=0,566), nhưng ảnh hưởng đến thái độ đối với hành vi kinh doanh ở mức dưới trung bình (β=0,167)

Chuẩn chủ quan và nhận thức thức tính khả thi ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp ở mức trung bình và dưới trung bình (β=0,242 và β=0,188) Trong khi đó, mức độ ảnh hưởng của thái độ đối với hành vi kinh doanh đến ý định khởi nghiệp là tương đối thấp (β=0,109)

4.5 Kiểm định sự khác biệt của mô hình lý thuyết chính thức theo các đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên

4.5.1 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính của sinh viên

Theo giới tính của sinh viên, dữ liệu khảo sát được chia làm hai nhóm giới tính là nhóm nam (474 ngườia,32%) và nhóm nữ (299 người8, 68%)

Kết quả SEM mô hình khả biến các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên theo hai nhóm sinh viên nam và nữ: χ2 = 1373,616; df = 494; p = 0,000; χ2/df 2,781; GFI = 0,869; TLI = 0,928; CFI = 0,936; RMSEA = 0,048 (phụ lục 7.1.1)

Kết quả SEM mô hình bất biến các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên từng phần theo hai nhóm sinh viên nam và nữ: χ2 = 1353,285; df = 484; p 0,000; χ2/df = 2,796; GFI = 0,871; TLI = 0,927; CFI = 0,936; RMSEA = 0,048 (phụ lục 7.1.2)

Chứng tỏ cả hai mô hình khả biến và bất biến từng phần của hai nhóm sinh viên nam và nữ đều phù hợp với dữ liệu thị trường

Kết quả kiểm định sự khác biệt các chỉ tiêu tương thích giữa mô hình khả biến và bất biến từng phần (bảng 4.7) cho thấy sự khác biệt giữa hai mô hình có ý nghĩa thống kê (p = 0,026 < 0,05) Vì thế, mô hình khả biến được chọn và cho phép kết luận có sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại

TP HCM giữa nhóm sinh viên nam và nhóm sinh viên nữ

Bảng 4.7: Sự khác biệt giữa các chỉ tiêu tương thích giữa mô hình khả biến và bất biến từng phần theo giới tính của sinh viên

Trong đó: χ2: chi bình phương (chi-square); df: số bậc tự do; p: mức ý nghĩa

(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu)

Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình khả biến (bảng

4.8) cho thấy, sự khác biệt chủ yếu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại TP HCM giữa nhóm sinh viên nam và nhóm sinh viên nữ thể hiện ở chỗ:

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Thảo luận kết quả nghiên cứu trên đây với các thành viên đã tham gia thảo luận nhóm tập trung trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ Các ý kiến thống nhất cách giải thích các kết quả nghiên cứu trên đây như sau:

Thứ nhất , về mặt lý thuyết, mô hình lý thuyết chính thức của nghiên cứu này phù hợp với Thuyết hành vi hoạch định của Ajzen (1991); Mô hình sự kiện kinh doanh (SEE) của Krueger và cộng sự ( 2000); Mô hình ý định kinh doanh của các sinh viên Bắc Âu và

Mỹ của Autio và cộng sự (2001); và tương đồng với Mô hình ý định kinh doanh dựa trên giáo dục tinh thần kinh doanh của Linan (2004); Mô hình tác động của các chương trình giáo dục kinh doanh đến ý định kinh doanh của Sofia Karali (2013) Đó là ý định khởi nghiệp kinh doanh chịu ảnh hưởng trực tiếp của thái độ đối với hành vi kinh doanh, chuẩn chủ quan và nhận thức tính khả thi; giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên thông qua các yếu tố thái độ đối với hành vi kinh doanh; chuẩn chủ quan và nhận thức tính khả thi Về mặt thực tiễn, điều này được giải thích là do phần lớn sinh viên ở các trường đại học tại TP HCM (và cũng là ở Việt Nam nói chung) đều có độ tuổi trẻ (dưới tuổi 25), toàn bộ kiến thức và tinh thần doanh nhân của họ dường như chỉ được trang bị trong các trường đại học Bởi thế, giáo dục kinh doanh trong các trường đại học không chỉ trang bị kiến thức về kinh doanh, mà còn đóng vai trò quan trọng vào việc hình thành thái độ đối với hành vi kinh doanh, chuẩn chủ quan và nhận thức tính khả thi của hành vi kinh doanh Nói cách khác, giáo dục kinh doanh là nhân tố cốt lõi kiến tạo môi trường kích thích nảy nở ý tưởng kinh doanh sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp của sinh viên như đã được khẳng định trong nhiều kết quả nghiên cứu (ví dụ: Linan 2004; Tam 2009; Ooi và cộng sự 2011) Nhóm nghiên cứu cho rằng, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng mạnh đến thái độ đối với hành vi kinh doanh, chuẩn chủ quan và nhận thức tính khả thi đối với hành vi kinh doanh

Thứ hai , nghiên cứu chưa tìm thấy ảnh hưởng của đặc điểm tính cách đến chuẩn chủ quan Điều này tương tự như mô hình cấu trúc ý định kinh doanh của Luthje và

Franke (2003, p.138) Về mặt thực tiễn, điều này được giải thích là do đặc tính của văn hóa Á Đông và văn hóa giáo dục trong gia đình người Việt, nên hầu hết sinh viên đều được sự che chở quá mức của bố mẹ và những người thân trong gia đình Hệ quả là sinh viên Việt Nam ít có tính tự lập, đại bộ phận còn lại phụ thuộc vào gia đình, trước hết là về kinh tế Vì thế, khó có thể thay đổi cảm nhận của sinh viên về quan điểm của chính những người thân trong gia đình của họ

Thứ ba , Đặc điểm tính cách có ảnh hưởng mạnh đến nhận thức tính khả thi, nhưng ảnh hưởng đến thái độ đối với hành vi kinh doanh ở mức dưới trung bình Điều này chưa được kiểm định trong các nghiên cứu trước, nhưng có thể được giải thích là do đặc điểm tính cách ảnh hưởng đến thái độ đối với hành vi kinh doanh chỉ ở khía cạnh nhu cầu thành đạt Đó là những sinh viên có nhu cầu thành đạt cao và xem khởi nghiệp kinh doanh là con đường để đạt được mục tiêu đó, thì họ có thái độ tích cực đối ý định khởi nghiệp Trong khi đó, đặc điểm tính cách ảnh hưởng đến nhận thức tính khả thi ở cả ba khía cạnh: nhu cầu thành đạt, quỹ tích kiểm soát nội bộ và chấp nhận rủi ro Đó là nhu cầu thành đạt cao là động cơ thúc đẩy ý định khởi nghiệp, vì thế sẽ giúp sinh viên vựơt qua những rào cản hướng đến hành vi khởi nghiệp; quỹ tích kiểm soát nội bộ cao sẽ giúp sinh viên tự tin hơn trong việc kiểm soát các hành vi kinh doanh và kết quả của hành vi đó; cuối cùng những sinh viên chấp nhận rủi ro cao là những người dám nghĩ, dám làm, vì thế họ ít do dự đối với hành vi khởi nghiệp Nghĩa là, so với thái độ đối với hành vi kinh doanh, đặc điểm tính cách có mối liên hệ chặt chẽ với nhận thức tính khả thi

Thứ tư, có sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại TP HCM giữa nhóm sinh viên nam và nhóm sinh viên nữ Về mặt lý thuyết, điều này tương đồng với kết quả nghiên cứu Autio và cộng sự (2001); Leong (2008), Yordanova và Tarrazon (2010) Về mặt thực tiễn, điều này được giải thích là do đặc điểm của văn hóa Á Đông và truyền thống giáo dục trong gia đình người Việt, mà đặc điểm tính cách của người sinh viên nam thường là mạnh mẽ và dám nghĩ, dám làm, thì sinh viên nữ là nhu mỳ và thiếu tính quyết đoán Vì thế, nam sinh viên thường nhạy cảm và có khả năng thích nghi cao hơn sinh viên nữ đối với những công việc đòi hỏi sự nỗ lực cao cả về sức lực lẫn trí tuệ và hàm chứa rủi ro như khởi nghiệp kinh doanh Nhóm nghiên cứu cho rằng, đây cũng là chính là nguyên nhân dẫn đến trong nghiên cứu này chưa tìm thấy ảnh hưởng của đặc điểm tính cách đến thái độ đối với hành vi kinh doanh; ảnh hưởng trực tiếp của giáo dục kinh doanh và thái độ đối với hành vi kinh doanh đến ý định khởi nghiệp của nhóm sinh viên nữ

Chương này thực hành phân tích định lượng nhằm kiểm định mô hình các thang đo, mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu từ dữ liệu phỏng vấn 773 sinh viên của

06 trường đại học tại TP HCM được chọn ra từ khung mẫu nghiên cứu được xác định trong chương 1

Kết quả đánh giá sơ bộ các thang đo (bằng hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA); kiểm định mô hình thang đo, mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu (bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, kiểm định bootstrap, phân tích cấu trúc đa nhóm) cho thấy:

Thứ nhất , mô hình lý thuyết đề xuất được hiệu chỉnh trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ (chương 3, hình 3.2) được chấp nhận, ngoại trừ giả thuyết H5 (Đặc điểm tính cách có ảnh hưởng cùng chiều đến chuẩn chủ quan của sinh viên) bị từ chối Nghĩa là, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên bao gồm: (1) Thái độ đối với hành vi kinh doanh; (2) Chuẩn chủ quan; (3) Nhận thức tính khả thi; (4) Đặc điểm tính cách và (5) Giáo dục kinh doanh Trong đó:

- Giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng mạnh đến đặc điểm tính cách (β=0,528); thái độ kinh doanh (β=0,650); chuẩn chủ quan (β=0,658), nhưng ảnh hưởng của giáo dục kinh doanh đến nhận thức tính khả thi và ý định khởi nghiệp chỉ ở mức trung bình (β=0,332; và β=0,212)

- Đặc điểm tính cách có ảnh hưởng mạnh đến nhận thức tính khả thi (β=0,566), nhưng ảnh hưởng đến thái độ đối với hành vi kinh doanh ở mức dưới trung bình (β=0,167)

- Mức độ ảnh hưởng của thái độ đối với hành vi kinh doanh đến ý định khởi nghiệp là tương đối thấp (β=0,109) so với ảnh hưởng của chuẩn chủ quan và nhận thức thức tính khả thi đến ý định khởi nghiệp là ở mức trung bình và dưới trung bình (β=0,242 và β=0,188)

Thứ hai , chưa tìm thấy sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp giữa các nhóm sinh viên theo các đặc điểm nhân học là: hộ khẩu thường trú; nghề nghiệp của bố mẹ; loại hình trường đại học và khối ngành đào tạo, nhưng có sự khác biệt giữa nhóm sinh viên nam và nhóm sinh viên nữ Đó là nếu như mô hình giải thích của nhóm sinh viên nam tương đồng với mô hình lý thuyết chính thức (chuẩn hóa), thì trong mô hình giải thích của nhóm sinh viên nữ chưa tìm thấy ảnh hưởng của đặc điểm tính cách đến thái độ đối với hành vi kinh doanh; ảnh hưởng trực tiếp của giáo dục kinh doanh và thái độ đối với hành vi kinh doanh đến ý định khởi nghiệp.

Ngày đăng: 24/12/2017, 09:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w