Tiếng Việt là môn học đóng vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục Tiểu học. Nó vừa là mục đích, vừa là phuiwng tiện để dạy học các môn học khác. Việc dạy từ ở tiểu học không chỉ đáp ứng yêu cầu hình thành cho học sinh khả năng sử dụng từ tiếng Việt mà còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng sao cho đúng, hay, phù hợp với truyền thống ngôn ngữ dân tộc và xu thế phát triển của thời đại. Chính vì vậy, dạy học sinh hiểu đúng nghĩa của từ chưa đủ mà còn cần phải dạy học sinh hiểu cách vận dụng, đặc biệt đối với những từ có khả năng chuyển nghĩa. Nói cách khác, phải dạy học sinh biết cách sử dụng biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong nói, viết, cảm nhận bài học, v.v. Nhiều giáo viên cho rằng đây là một lĩnh vực khó – khó dạy, khó học và khó sử dụng cho lứa tuổi học sinh Tiểu học. Chính vì vậy, GV cần gia tăng cơ hội cho HS được tiếp xúc với nhiều ngữ cảnh sử dụng bài tập tu từ ngữ nghĩa. Muốn làm được điều đó, chỉ có thể tích hợp qua các bài học trong các môn khác của Tiếng Viết để kiến thức thường xuyên được lặp lại, vận dụng và phát triển. Tuy nhiên đây là một việc không dễ. Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong môn Tiếng Việt được xây dựng qua hệ thống bài tập. Qua bài tập học sinh sẽ hiểu bản chất của so sánh như khái niệm, cấu trúc, tác dụng, ... trong phân môn Luyện từ và câu. Mục đích là góp phần hình thànhcho học sinh những kỹ năng hoạt động giao tiếp của ngôn ngữ. Không chỉ trongphân môn Luyện từ và câu mà trong các phân môn Tập đọc, Tập làm văn, Kểchuyện cũng sử dụng so sánh như một biện pháp nghệ thuật. So sánh trong cácphân môn này khơi dậy sự hứng thú học tập, làm tăng giá trị biểu cảm của ngônngữ giúp học sinh giải mã những tác phẩm văn chương. Tuy nhiên mỗi phânmôn đều có cách sử dụng phương tiện tu từ so sánh khác nhau nhưng đều có chung một đặc điểm đó là phát triển tư duy và rèn kỹ năng sử dụng tiếng việt. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong tiếng việt hiện đại”. Nhằm giúp học sinh xác định được các biện pháp tu từ và phân tích giá trị của chúng trong các bài thơ, bài văn đẫ học.