1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu từ trái nghĩa trong tiếng việt

168 959 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 168
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ được xem xét như một nội dung nằm trong một công trình nghiên cứu rộng hơn về từ vựng tiếng Việt nói chung hoặc mới chỉ dừng lại ở việc đề cập một

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

PHẠM VĂN LAM

NGHIÊN CỨU TỪ TRÁI NGHĨA

TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

PHẠM VĂN LAM

NGHIÊN CỨU TỪ TRÁI NGHĨA

TRONG TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 62 22 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS TS Lê Quang Thiêm

Hà Nội, 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các

số liệu, kết quả trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác

Tác giả luận án

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC BẢNG 4

DANH MỤC CÁC HÌNH 5

MỞ ĐẦU 6

1 Lí do chọn đề tài 6

2 Mục đích nghiên cứu 6

3 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 6

3.1 Đối tượng nghiên cứu 6

3.2 Phạm vi nghiên cứu 6

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 8

4.1 Tư liệu nghiên cứu 8

4.2 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Đóng góp của luận án 10

6 Bố cục của luận án 10

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TỪ TRÁI NGHĨA TIẾNG VIỆT 11

1.1 Đặt vấn đề 11

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu từ trái nghĩa 11

1.2.1 Hướng tiếp cận của triết học và lô gích học 11

1.2.2 Hướng tiếp cận của tâm lí học 15

1.2.3 Hướng tiếp cận của nhân học 17

1.2.4 Hướng tiếp cận của ngôn ngữ học 20

1.2.4.1 Hướng tiếp cận của ngôn ngữ học lí thuyết 20

1.2.4.2 Hướng tiếp cận của ngôn ngữ học tính toán 24

1.2.4.3 Hướng tiếp cận của từ điển học thực hành 25

1.3 Cơ sở lí thuyết của việc nghiên cứu từ trái nghĩa tiếng Việt 27

1.3.1 Quan niệm về từ 27

1.3.2 Quan niệm về nghĩa 28

1.3.3 Nghĩa từ, cấu trúc nghĩa từ, nghĩa vị và nét nghĩa 31

1.3.4 Hiện tượng trái nghĩa, quan hệ trái nghĩa và từ trái nghĩa 32

1.3.5 Phân tích nghĩa từ (trái nghĩa) 33

1.4 Tiểu kết 38

Chương 2 NHẬN DIỆN VÀ PHÂN LOẠI TỪ TRÁI NGHĨA TIẾNG VIỆT 40 2.1 Đặt vấn đề 40

2.2 Quan niệm về từ trái nghĩa tiếng Việt 40

2.2.1 Quan niệm về từ trái nghĩa tiếng Việt 40

2.2.2 Định vị quan hệ trái nghĩa trong hệ hình các quan hệ ngữ nghĩa ở bậc từ46 2.3 Nhận diện từ trái nghĩa tiếng Việt 52

2.3.1 Nhóm tiêu chí lô gích 53

2.3.2 Nhóm tiêu chí ngữ âm 54

2.3.3 Nhóm tiêu chí ngữ nghĩa 55

Trang 5

2.3.4 Nhóm tiêu chí sử dụng 55

2.3.5 Nhóm tiêu chí ngữ pháp 56

2.3.6 Nhận xét về các nhóm tiêu chí nhận diện 57

2.4 Phân loại từ trái nghĩa tiếng Việt 58

2.4.1 Những cách phân loại đã có đáng chú ý trong Việt ngữ học 58

2.4.2 Những cách phân loại có thể có đối với từ trái nghĩa tiếng Việt 59

2.4.3 Đề xuất thêm cách phân loại dựa vào khả năng đồng hiện 65

2.5 Tiểu kết 67

Chương 3 CẤU TẠO TỪ TRÁI NGHĨA TIẾNG VIỆT 69

3.1 Đặt vấn đề 69

3.2 Từ trái nghĩa đơn 69

3.3 Từ trái nghĩa phức 70

3.3.1 Từ trái nghĩa đẳng lập 71

3.3.2 Từ trái nghĩa chính phụ 73

3.3.3 Từ trái nghĩa láy 79

3.4 Tính tương quan trong cấu tạo từ trái nghĩa 80

3.4.1 Tương quan về phạm trù từ loại 80

3.4.2 Tương quan về kích thước vật chất 81

3.4.3 Tương quan về tính chất quan hệ từ pháp 82

3.4.4 Tương quan về trật tự từ pháp 84

3.4.5 Tương quan về nguồn gốc 85

3.4.6 Nhận xét thêm về tính tương quan trong cấu tạo từ trái nghĩa 85

3.5 Tiểu kết 86

Chương 4 CƠ CẤU NGỮ NGHĨA CỦA TỪ TRÁI NGHĨA TIẾNG VIỆT 88

4.1 Đặt vấn đề 88

4.2 Nhận định cơ sở 88

4.3 Cặp từ trái nghĩa và cặp trái nghĩa 90

4.4 Chùm trái nghĩa 102

4.5 Chuỗi trái nghĩa 107

4.6 Biến đổi nghĩa của từ trái nghĩa 116

4.7 Tiểu kết 118

Chương 5 KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỪ TRÁI NGHĨA TIẾNG VIỆT 120

5.1 Đặt vấn đề 120

5.2 Những kiến giải đã có 120

5.3 Khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt 122

5.3.1 Quan niệm về khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt 122

5.3.2 Khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa để tạo thành tổ hợp song tiết 124

5.3.2.1 Miêu tả khái quát 124

5.3.2.2 Khảo chứng 133

5.3.3 Khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa trong các kết cấu ngữ pháp 140

5.3.3.1 Miêu tả khái quát 140

5.3.3.2 Khảo chứng 145

Trang 6

5.4 Tiểu kết 148

KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Một phần danh sách từ trái nghĩa tiếng Việt

Phụ lục 2 Ngữ cảnh đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt trong Truyện Kiều

Phụ lục 3 Một số ngữ cảnh đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao

Phụ lục 4 Một số ngữ cảnh đồng hiện của từ trái nghĩa trong tác phẩm văn học, báo chí

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Ví dụ về một số quan hệ ngữ nghĩa của Casagrande và Hale (1967)… 19 Bảng 2.1 Quan hệ trái nghĩa trong hệ hình các quan hệ ngữ nghĩa ở bậc từ (1) … 50 Bảng 2.2 Quan hệ trái nghĩa trong hệ hình các quan hệ ngữ nghĩa ở bậc từ (2) … 51 Bảng 5.1 60 cặp từ trái nghĩa có khả năng đồng hiện lớn trong thành ngữ, tục ngữ (1) 132 Bảng 5.2 60 cặp từ trái nghĩa có khả năng đồng hiện lớn trong thành ngữ, tục ngữ (2) 134

Bảng 5.3 38 cặp từ trái nghĩa có tần số sử dụng lớn hơn một trong Truyện Kiều 135 Bảng 5.4 Khả năng hợp cặp của một số yếu tố trái nghĩa trong Truyện Kiều……… 136

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 Cặp trái nghĩa tâm sống-chết ……… 95

Hình 4.2 Cặp từ trái nghĩa và cặp trái nghĩa 96

Hình 4.3 Chùm trái nghĩa 106

Hình 4.4 Chuỗi trái nghĩa 109

Hình 4.5 Cặp cụm trái nghĩa 114

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Hiện tượng trái nghĩa nói chung và từ trái nghĩa nói riêng là một hiện tượng có giá trị phổ niệm, có trong tổ chức từ vựng của mọi ngôn ngữ, và đã được quan sát, nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau từ rất sớm Hiện tượng từ trái nghĩa tiếng Việt cũng vậy, được gọi tên, nghiên cứu một cách chính thức từ những năm 1960, và cũng đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, với những công trình của Đỗ Hữu Châu [4, 5, 6, 10], Nguyễn Văn Tu [63], Nguyễn Đức Dương [21], Nguyễn Thiện Giáp [27, 29], Nguyễn Đức Dân [14, 15, 17, 18], Đinh Xuân Hiền [33], Dương Kỳ Đức [24, 25], Chu Bích Thu [56, 57, 58], Vũ Đức Nghiệu [13], Nguyễn Đức Tồn [60, 62], Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ được xem xét như một nội dung nằm trong một công trình nghiên cứu rộng hơn về từ vựng tiếng Việt nói chung hoặc mới chỉ dừng lại ở việc đề cập một cách riêng biệt ở khía cạnh này hay kia của hiện tượng từ trái nghĩa tiếng Việt, và do đó, cho đến nay, Việt ngữ học vẫn chưa có một công trình nghiên cứu có tính chất toàn diện và chuyên sâu nào về từ trái nghĩa Chính vì thế, luận án này đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về hiện

tượng từ trái nghĩa tiếng Việt dưới tiêu đề Nghiên cứu từ trái nghĩa trong tiếng Việt

2 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu từ trái nghĩa trong tiếng Việt nhằm làm rõ bản chất và đặc điểm của hệ thống từ trái nghĩa tiếng Việt với tư cách là một tiểu hệ thống từ vựng trong đó các đơn vị từ được xem như là những phần tử hệ thống còn các liên hệ ngữ nghĩa trái ngược nhau được xem như là những quan hệ hệ thống trong tổng thể hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt nói chung dưới các khía cạnh ngữ pháp, ngữ

nghĩa và sử dụng

3 Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là hệ thống từ trái nghĩa tiếng Việt

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Truyền thống ngôn ngữ học dựa vào tính ổn định, thường xuyên, liên tục trong liên hệ trái nghĩa, dựa vào sự đối lập giữa ngôn ngữ và lời nói, chia từ trái

Trang 10

nghĩa thành hai loại là từ trái nghĩa từ vựng và từ trái nghĩa ngữ cảnh Luận án tập

trung nghiên cứu loại từ trái nghĩa từ vựng Tuy vậy, từ trái nghĩa từ vựng cũng có

thể được nghiên cứu ở nhiều góc độ và phạm vi khác nhau Vì thế, do khuôn khổ của mình, luận án tập trung nghiên cứu hệ thống trái nghĩa từ vựng tiếng Việt ở ba phạm vi truyền thống của ngôn ngữ học là ngữ pháp, ngữ nghĩa và sử dụng, cụ thể:

về ngữ pháp, làm rõ khía cạnh cấu tạo hay cấu trúc của các cặp từ trái nghĩa tiếng Việt; về ngữ nghĩa, làm rõ cơ cấu hay tổ chức ngữ nghĩa của hệ thống từ trái nghĩa tiếng Việt; về sử dụng, nghiên cứu khả năng hoạt động của các cặp từ trái nghĩa tiếng Việt trong ngữ cảnh đồng hiện

Như thế, mặc dù là một chủ đề nghiên cứu truyền thống, nhưng do tính chất cơ bản, đa diện, đa dạng, phức tạp (và không kém phần thời sự) cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn, người ta có thể khảo cứu từ trái nghĩa từ nhiều bình diện và góc độ khác nhau với những điểm xuất phát, phương pháp và kết quả nghiên cứu khác nhau Vì vậy, với giới hạn nghiên cứu như trên, nhiều vấn đề có thể nói là khá quan trọng, có tính liên ngành và hiện đang được chú ý từ những góc độ và phạm vi khác như việc thụ đắc từ trái nghĩa của trẻ, thuộc tính đánh dấu của từ trái nghĩa từ góc độ tâm lí học, tính dân tộc trong từ trái nghĩa từ góc độ nhân học, thuộc tính phủ định trong hệ thống từ trái nghĩa từ góc độ lô gích học, tính tổ chức đối lập trong từ vựng hay tính tương tự về nghĩa của từ trái nghĩa từ góc độ ngôn ngữ học tính toán, thậm chí ngay

cả giá trị liên kết văn bản hay giá trị tu từ của từ trái nghĩa từ góc độ ngôn ngữ học,…

sẽ không được đề cập nghiên cứu trong luận án này, dẫu rằng đôi lúc chúng có thể được luận án nhắc tới ở những chỗ hữu quan

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu như vậy, luận án đặt ra các nhiệm vụ

nghiên cứu chính sau:

- Tổng quan về lịch sử nghiên cứu từ trái nghĩa nói chung và từ trái nghĩa tiếng Việt nói riêng; xác lập cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu từ trái nghĩa tiếng Việt

- Xác định bộ tiêu chí nhận diện từ trái nghĩa tiếng Việt; phân loại từ trái nghĩa tiếng Việt dưới các góc nhìn khác nhau

- Thu thập danh sách từ trái nghĩa tiếng Việt; thu thập, tuyển chọn và phân tích ngữ cảnh đồng hiện của các cặp từ trái nghĩa tiếng Việt

Trang 11

- Nhận diện, miêu tả các đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và khả năng hoạt động của các cặp từ trái nghĩa tiếng Việt thông qua ngữ cảnh đồng hiện

4 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Tư liệu nghiên cứu

Tư liệu nghiên cứu của luận án được lấy từ các nguồn chủ yếu sau:

- Các từ điển ngữ văn, ví dụ như: Từ điển tiếng Việt, (Hoàng Phê, cb., 1988, 2009), Từ điển tiếng Việt dùng trong nhà trường (Chu Bích Thu, cb., 2004), Từ điển

trái nghĩa tiếng Việt (Dương Kỳ Đức, cb., 1988)

- Các tác phẩm văn học thành văn (Truyện Kiều, Nhật kí trong tù, Chí Phèo,

Từ ấy,…) và các báo điện tử (vietnamnet.vn, giaoduc.net.vn, vnexpress.net, baodatviet.com.vn,…) Riêng ngữ liệu được lấy từ các báo điện tử được chúng tôi

thu thập từ năm 2004 trở lại đây

- Đặc biệt, luận án còn chú ý khai thác tư liệu trong các tác phẩm văn học

dân gian nổi tiếng như Tục ngữ phong dao (Nguyễn Văn Ngọc, 1957), Tục ngữ Việt

Nam (Chu Xuân Diên,…, 1975), Kho tàng tục ngữ ca dao Việt Nam (Nguyễn Xuân

Kính, cb., 1995), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (Vũ Ngọc Phan, 2007),

Tư liệu nghiên cứu của luận án được quy về hai nhóm chính: nhóm danh sách từ trái nghĩa và nhóm ngữ cảnh đồng hiện của từ trái nghĩa Từ điển ngữ văn là nguồn tư liệu chủ yếu dùng để lập danh sách từ trái nghĩa; tác phẩm văn học, báo chí là nguồn tư liệu chủ yếu để cung cấp ngữ cảnh minh họa từ trái nghĩa, để phân tích ngữ nghĩa và khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa

Danh sách từ trái nghĩa được xác lập bằng hai cách: thu thập dựa trên nguồn

tư liệu sẵn có và tự thu thập Với cách thứ nhất, luận án trích rút các đơn vị từ vựng vốn được chú giải hay được xử lí là những cặp từ trái nghĩa từ các từ điển ngữ văn Với cách làm này, danh sách cặp từ trái nghĩa mà luận án có được để tiến hành nghiên cứu là những cặp từ trái nghĩa thường thấy trong các từ điển ngữ văn Với cách thứ hai, luận án dựa vào danh sách mục từ trong các từ điển ngữ văn rồi dùng phương pháp liên tưởng truyền thống để xác lập các cặp từ trái nghĩa Với cách làm này, luận án có được một danh sách gồm nhiều cặp từ trái nghĩa không trùng với danh sách thường thấy trong các từ điển ngữ văn Như thế, trong cả hai cách thu

Trang 12

thập tư liệu này, những từ trái nghĩa được luận án thu thập chính là những từ từ điển

học mà cụ thể là từ của từ điển học ngữ văn tiếng Việt

Hai nguồn tư liệu này có vị trí, vai trò khác nhau trong luận án Nguồn tư liệu thứ nhất do chỗ đã được từ điển học thực hành xử lí, do đó, được xem là điểm

xuất phát (được xem là những từ mớm hay từ hạt giống) đầu tiên, quan trọng hơn so

với nguồn tư liệu thứ hai trong việc tiến hành xác lập ngữ cảnh đồng hiện Ngữ cảnh đồng hiện của từ trái nghĩa được thu thập trực tiếp từ các sản phẩm sử dụng

ngôn ngữ thực tế Ngữ cảnh đồng hiện được quan niệm là một khúc đoạn ngôn ngữ

có kích thước được giới hạn từ một tổ hợp song tiết tự do hay cố định đến (thường là) một câu nói (một thành ngữ, một câu tục ngữ, một câu văn xuôi, một cặp lục bát) hoặc trong một số trường hợp có thể là hai câu nói liền kề nhau (hai câu văn xuôi hay hai cặp lục bát liền kề nhau) Ngữ cảnh đồng hiện là cơ sở để chúng tôi trừu

xuất các kết cấu ngữ pháp trong đó có từ trái nghĩa xuất hiện

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu chủ yếu sau: phương pháp phân tích ngữ cảnh, phương pháp phân tích thành tố nghĩa, phương pháp phân tích hệ thống - cấu trúc; thủ pháp phân tích quy chiếu, thủ pháp phân tích điển mẫu, thủ pháp phân tích ngữ trị; thủ pháp thống kê, phân loại

Phương pháp phân tích ngữ cảnh, phân tích thành tố nghĩa, phân tích hệ thống - cấu trúc là những phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận án Phương pháp phân tích ngữ cảnh (hay phân tích chức năng) được sử dụng để nhận diện những nghĩa cụ thể của từ trong từng ngữ cảnh quan yếu Phương pháp phân tích thành tố nghĩa được sử dụng để chỉ ra cấu trúc ngữ nghĩa của từ nhằm kiểm tra xem những từ đã được phân tích có thực sự là những từ trái nghĩa hay không, và nếu là những từ trái nghĩa thì chúng trái nghĩa với nhau như thế nào Phương pháp phân tích hệ thống - cấu trúc dùng để xác lập hệ thống từ trái nghĩa tiếng Việt với tư cách

là một hệ thống từ vựng con, trong đó các từ được xem là phần tử và sự liên hệ trái ngược nhau về nghĩa giữa các từ được xem là quan hệ, trong hệ thống từ vựng tiếng Việt nói chung Các thủ pháp phân tích quy chiếu, phân tích điển mẫu, phân tích ngữ trị, thống kê và phân loại được sử dụng bổ sung ở những chỗ thích hợp, giúp cho việc nhận diện và việc mô tả các cặp từ trái nghĩa dễ dàng và rõ ràng hơn

Trang 13

5 Đóng góp của luận án

Việc nghiên cứu từ trái nghĩa tiếng Việt mang lại nhiều lợi ích thiết thực cả

về mặt lí luận lẫn thực tiễn

- Những kết quả của việc nghiên cứu này góp phần: làm rõ các đặc điểm ngữ

pháp, ngữ nghĩa và sử dụng của hệ thống từ trái nghĩa tiếng Việt; thúc đẩy việc nghiên cứu ngữ nghĩa học tiếng Việt nói chung, ngữ nghĩa học từ vựng quan hệ tiếng Việt nói riêng - một công việc mà xưa nay chưa thu hút được sự quan tâm đúng tầm; thúc đẩy việc ứng dụng những kết quả nghiên cứu này vào các công việc thực tiễn có liên quan

- Từ các kết quả nghiên cứu của luận án, trước mắt, có thể tiến hành biên

soạn được một cuốn từ điển ngữ văn trái nghĩa tiếng Việt một cách nhanh chóng và hiệu quả; góp phần nâng cao chất lượng của các cuốn từ điển ngữ văn tiếng Việt đã

có bằng cách tu chỉnh lại những cách chú giải từ trái nghĩa, đồng nghĩa

- Những kết quả thu được của luận án còn góp thêm một tiếng nói từ góc độ

ngôn ngữ học cho các công việc của những bộ phận nghiên cứu ngôn ngữ có tính liên ngành và ứng dụng hiện đại, ví dụ như việc xây dựng và phát triển các nguồn ngữ liệu từ vựng vốn được chú giải hay tổ chức theo quan hệ ngữ nghĩa (Mạng từ tiếng Việt, kho ngữ liệu,…), phát hiện và tìm kiếm từ tự động, tính toán độ tương tự ngữ nghĩa của từ, dịch tự động, xác lập bộ từ vựng tinh thần tiếng Việt, v.v

- Ngoài ra, việc nghiên cứu này cũng đem lại những kết quả thiết thực, hữu ích đối với công việc giảng dạy tiếng Việt trong nhà trường, phát triển ngôn ngữ - tư duy cho trẻ, đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, v.v

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án có bố cục như sau:

Chương 1 Tổng quan tình hình và cơ sở lí thuyết thuyết của việc nghiên cứu

từ trái nghĩa tiếng Việt

Chương 2 Nhận diện và phân loại từ trái nghĩa tiếng Việt

Chương 3 Cấu tạo từ trái nghĩa tiếng Việt

Chương 4 Cơ cấu ngữ nghĩa của từ trái nghĩa tiếng Việt

Chương 5 Khả năng hoạt động của từ trái nghĩa tiếng Việt

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA VIỆC

NGHIÊN CỨU TỪ TRÁI NGHĨA TIẾNG VIỆT

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu từ trái nghĩa

Hiện tượng từ trái nghĩa là một hiện tượng có tính phổ quát, được xác lập trên

cơ sở của sự liên hệ đối lập hay trái ngược nhau về nghĩa Nó vừa là biện pháp tổ chức của từ vựng, vừa là biện pháp tổ chức của tư duy Vì thế, nó đã được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm dưới góc độ khác nhau, từ ngôn ngữ học cho đến triết học Trong phần này, luận án tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu từ trái nghĩa theo hướng tiếp cận của những bộ môn khoa học có nghiên cứu nhiều về từ trái nghĩa: triết học và lô gích học, tâm lí học, nhân học, ngôn ngữ học Ở mỗi hướng tiếp cận, luận

án đều tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới trước, sau đó tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Nói đến hiện tượng từ trái nghĩa, trước hết người ta nghĩ nó là loại đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học, mà cụ thể và trực tiếp nhất là của ngữ nghĩa học từ vựng, vì thế, sau khi điểm qua các cách tiếp cận ngoài ngôn ngữ học, luận án ưu tiên, tập trung làm rõ cách tiếp cận của ngôn ngữ học đối với hiện tượng từ trái nghĩa

1.2.1 Hướng tiếp cận của triết học và lô gích học

Triết học và lô gích học có lịch sử tiếp cận lâu đời nhất đến từ trái nghĩa so với các hướng tiếp cận khác Ngược dòng thời gian, có thể coi Aristotle là người đầu tiên

đề cập đến từ trái nghĩa qua các phạm trù đối lập giữa mệnh đề khẳng định và mệnh

đề phủ định (chẳng hạn, Mọi A là P; Không S là P) [66] Những đề xuất này của

Trang 15

Aristotle về sau tiếp tục được đề cập, phát triển trong triết học và ngôn ngữ học hiện đại trong đó có cấu trúc luận và tạo sinh luận [113] Tuy nhiên, vấn đề từ trái nghĩa xét trong mối liên hê ̣ v ới vấn đề nghĩa từ vựng không ph ải là ưu tiên hàng đầu của các nhà triết học và lô gích học; truyền thống triết học và lô gích h ọc tiền hiện đại quan tâm nhiều đến các vấn đề như tên riêng , quy chiếu, chỉ vật, nội hàm, ngoại diên, ; cái gọi là nghĩa thường chỉ được đề cập tới trong sự phân biê ̣t hay đập nhập với cái gọi là ngoại diên hoă ̣c sự quy chiếu hay chỉ vật mà thôi Vì thế mà ở thời hiện đại vẫn có người phải thốt lên rằng “không thấy có nhiều quan tâm đến vấn đề nghĩa từ vựng trong truyền thống ngữ nghĩa học triết học” [133, tr.1] Dầu vậy, đến thế kỉ

XX, trong tinh thần của triết học toàn thể luận (holism), triết học phân tích mà cụ thể

là chủ nghĩa lô gích thực chứng, lô gích biểu hiệu,…, từ trái nghĩa đã được chú ý nghiên cứu nhiều hơn do chỗ chúng được xem như là một loại thực thể có trong các phép toán lô gích dùng để giúp con người hiểu được tính đúng sai/ chân trị của mệnh

đề, và do đó, hiểu được rõ ngôn ngữ tự nhiên và có thể xây dựng được một thứ ngôn ngữ hình thức (siêu ngôn ngữ) để biểu đạt chân lí tốt hơn

Cái được gọi là từ trái nghĩa ở trong triết học và lô gích học thường được xem

là những đối lập lưỡng phân loại trừ nhau, và do đó, tương ứng với lớp từ trái nghĩa

bổ sung của ngôn ngữ học Do là sản phẩm của quá trình phân lập dựa trên sự liên hê ̣

về nghĩa nên từ trái nghĩa thường được xem xét liên quan đến tính chân trị của mệnh

đề, liên quan đến các định đề ngữ nghĩa, các tác tử và lượng từ lô gích, [81, 134] Ví

dụ, trong một mệnh đề phân tích bằng Anh ngữ có xuất hiện cặp từ trái nghĩa

married-unmarried như No unmarried man is married, tính chân trị của mệnh đề này

hoàn toàn được xác định là nhờ vào các yếu tố nội ngôn, tức nhờ vào bản thân mệnh

đề, không cần viện đến các yếu tố ngoại ngôn Hoặc như, đối với một mệnh đề phân

tích có chứa cặp từ trái nghĩa to-nhỏ: To và nhỏ là những từ trái nghĩa với nhau, ta

hoàn toàn có thể cải biến mệnh đề này thành một phép toán lô gích hình thức, tức một

định đề ngữ nghĩa như: - x [to (x) ¬ nhỏ (x)] Phép toán này có thể được đọc là:

mọi vật nếu chứa trong mình thuộc tính to, thì suy ra/ kéo theo (đương nhiên), không

nhỏ Cách tiếp câ ̣n dùng các định đề ngữ nghĩa như vậy để xác định quan hệ lô gích -

ngữ nghĩa nói chung và quan hê ̣ trái nghĩa nói riêng luôn sử du ̣ng đến mô ̣t quan hê ̣ lô gích đặc biệt là quan hệ suy ra Quan hê ̣ suy ra giữa những từ trái nghĩa như vậy là quan hê ̣ suy ra đ ối xứng, hai chiều Do các thực thể ngôn ngữ trong phép suy ra này

Trang 16

có tính chất phủ định lẫn nhau, cho nên, ta có thể g ọi phép suy ra đối xứng này là phép suy ra đối xứng phủ định Cách tiếp cận này cho phép ta nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ, những khái niệm hoàn toàn đối lập nhau theo kiểu: khẳng định tính chân trị của khái niệm này có nghĩa là phủ định tính chân trị của khái niệm kia, và ngược lại Cách tiếp cận này đã được áp dụng cho việc xử lí một bộ phận hữu hạn các đơn vị từ vựng trái nghĩa có tính chân trị lưỡng phân, phủ định nhau một cách tuyệt đối Tuy nhiên, lối tiếp cận đơn trị này đã thoát li khỏi hẳn đời sống ngôn ngữ, do đó, không có sức lí giải hiện tượng trái nghĩa thực Trong thực tiễn hành ngôn, ngay cả những đơn vị từ vựng mà ta tưởng rằng chúng có tính đơn trị tuyệt đối về mặt lô gích

cũng không hề đơn trị Xin dẫn vài ví dụ Nói rằng Hôm nay không nắng, một mệnh

đề phủ định, thì không có nghĩa là Hôm nay mưa, một mệnh đề khẳng định Nói rằng

A không khôn không có nghĩa là A dốt Nói rằng A ngồi bàn trên/ trước thì, trong

nhiều trường hợp cũng có nghĩa là A ngồi bàn dưới/ sau A cao hơn B, hoàn toàn tương đẳng với cách nói B thấp hơn A A ghét B đẳng trị cùng B ghét A, và cả hai cách nói này đẳng trị cùng cách nói thứ ba A và B ghét nhau V.v

Ở Việt ngữ học, cách tiếp cận từ góc độ triết học, lô gích học đến từ trái nghĩa mới chỉ được vận dụng lẻ tẻ ở một số tác giả Hoàng Phê [43], Nguyễn Đức Dân [14,

16, 17], Nguyễn Hữu Chương [12] là những tác giả đã bước đầu vận dụng cách tiếp cận sử dụng phép toán phủ định ở bậc vị từ vào trong các công trình nghiên cứu của mình Tuy nhiên, trong những công trình này, việc nhận diện từ trái nghĩa dưới góc nhìn của lô gích học không phải là mục đích cuối cùng, lô gích học chỉ là một trong những cách tiếp cận có hiệu lực và có giá trị ứng dụng trong phân tích ngữ nghĩa của ngôn ngữ và ngữ nghĩa của lời nói, trong phân tích câu đ ồng nghĩa, mệnh đề đồng nghĩa Vì thế, xét ở một khía cạnh nào đó, các nghiên cứu này cũng chỉ có thể được

áp dụng cho việc xử lí một bộ phận hữu hạn các đơn vị từ vựng trái nghĩa có tính chân trị lưỡng phân, phủ định nhau tuyệt đối như đã nói, chứ không thể được dùng để nhận diện và mô tả toàn bộ các đơn vị từ vựng trái nghĩa thực trong tiếng Việt Chẳng

hạn, trong Lô gích của ngôn ngữ tự nhiên, Hoàng Phê cho rằng: Kém và bằng có

cùng một cấu trúc ngữ nghĩa và đây là một hiện tượng đẳng cấu ngữ nghĩa khá lí thú

Kém đẳng cấu ngữ nghĩa với bằng cho nên không kém cũng có loại hàm ý giống như không bằng: kém = không bằng, không kém = bằng Bằng và kém làm thành một cặp

trái nghĩa (từ “đảo nghĩa”) khá đặc biệt: trái nghĩa trên cơ sở có cùng một tiền giả

Trang 17

định, và tiền giả định này, nói theo lô gích, là một tuyển: hoặc dưới mức, hoặc ngang

mức Nếu dưới mức thì gọi là kém, còn nếu ngang mức thì gọi là bằng Trên cơ sở tiền giả định chung đó, bằng trái nghĩa với kém và đồng nghĩa với không kém Nhưng nói bằng là nói trực tiếp bằng hiển ngôn, còn nói không kém là nói gián tiếp bằng

hàm ngôn, cho nên, cũng có một sự khác nhau tế nhị về sắc thái nghĩa Không nói

bằng mà nói không kém, thì thường là có hàm cái ý muốn nói “không phải là dưới

mức”, “không phải là không bằng được”, như người ta có thể nghĩ [43]

Trên thực tế, bên cạnh việc sử dụng tiêu chí phủ định khi tiếp cận từ trái nghĩa, triết học và lô gích học còn sử dụng tới một phép toán đặc biệt khác là phép toán suy

ra, mà cụ thể là suy ra đối xứng Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra ta còn thấy những từ trái nghĩa còn có mô ̣t khả năng suy ra khác mà chúng tôi đ ề xuất gọi là suy ra phi đối xứng hay suy ra mô ̣t chi ều Phép toán suy ra mô ̣t chi ều được áp du ̣ng đ ể nhận diện một cặp từ trái nghĩa xét trong mối quan hê ̣ với mô ̣t từ thứ ba Có hai khu vực quan

hê ̣ ngữ nghĩa quan trọng liên quan đến từ trái nghĩa thường có thể áp du ̣ng tiêu chí suy ra phi đối xứng là quan hê ̣ thu ộc nghĩa (hyponymy) và quan hê ̣ thu ộc tính (attribute)

Ta nói đến quan hê ̣ thuộc nghĩa trước Nếu mô ̣t cặp từ trái nghĩa nào đó được xem như là những t ừ cùng thuộc (cohyponyms) của một t ừ bao (hypernyms) trong quan hê ̣ thuộc nghĩa, ta có thể áp du ̣ng phép toán suy ra phi đ ối xứng để nhận diện

chúng Ví dụ, trong cặp quan hê ̣ thuộc nghĩa thầy/ cô - giáo viên, thì thầy và cô chính là những từ cùng thuộc của mô ̣t từ bao giáo viên, ta có thể áp du ̣ng phép suy ra phi đ ối xứng theo chiều từ từ cùng thuộc lên từ bao: thầy -> giáo viên, & cô -> giáo viên Phép suy ra ngược lại từ từ bao đến từ cùng thuộc không thể thực hiện đươ ̣c: *giáo viên ->

thầy, & *giáo viên -> cô Ở đây, lưu ý là suy ra đối xứng đươ ̣c áp du ̣ng cho chính

những yếu tố cùng cấp lô gích, suy ra phi đối xứng chỉ áp dụng cho những yếu tố khác

cấp lô gích Như vâ ̣y, ví dụ đang nói có thể được biểu diễn là: thầy -> ¬ cô & cô ->

¬thầy; & thầy -> giáo viên & cô -> giáo viên; & *giáo viên -> thầy & giáo viên -> cô

Trong quan hê ̣ thu ộc tính, cụ thể là quan hê ̣ thu ộc tính lưỡng trị (bivalence

attribute), ta cũng có thể áp du ̣ng phép suy ra phi đối xứng Dài/ ngắn - > kích thước,

tròn/ méo -> hình dáng, trắng/ đen -> màu sắc, vui/ buồn -> trạng thái, là những ví

dụ về quan hê ̣ thuộc tính vốn có thể đáp ứng được phép suy ra phi đối xứng, bên cạnh phép suy ra đối xứng Kết hợp cả phép suy đối xứng lẫn suy ra phi đối xứng, ví dụ về

Trang 18

dài/ ngắn -> kích thước trên có thể được biểu diễn thành: dài -> ¬ ngắn & ngắn -> ¬ dài; & dài -> kích thước & ngắn -> kích thước; & *kích thước -> dài & kích thước -> ngắn Như thế, rõ ràng là phép toán suy ra đang đề cập này của lô gích có thể được xem là một tiêu chí quan trọng góp phần nhận diện từ trái nghĩa tiếng Việt

Như vậy, đến đây có thể nói rằng: a việc tiếp cận từ trái nghĩa từ hướng triết

học và lô gích học thường gắn liền với các phép toán phủ định mệnh đề, phép toán

suy ra; b quan hệ trái nghĩa là một quan hệ có sự gắn bó mật thiết với quan hệ thuộc nghĩa và quan hệ thuộc tính; c chúng ta hoàn toàn có toàn có thể vận dụng các phép

toán này, đặc biệt là phép toán suy ra, vào việc nhận diện từ trái nghĩa tiếng Việt

1.2.2 Hướng tiếp cận của tâm lí học

Hướng tiếp cận tâm lí học đến hiện tượng từ trái nghĩa chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa cấu trúc trong ngôn ngữ ho ̣c Đối với tâm lí học, những quan hê ̣ ngôn ngữ ở bậc đại cương mà F de Saussure đã đưa ra đều là những quan hê ̣ có được do sự liên tưởng Chính vì thế mà người ta thường gọi những nghiên cứu tâm lí học ngôn ngữ theo chủ nghĩa cấu trúc là “những nghiên cứu theo kiểu liên tưởng luận” [152, tr 75]

Tâm lí học, đặc biệt là tâm lí học nhận thức, quan tâm nhiều đến các quan hê ̣ ngữ nghĩa Đầu tiên là những lí thuyết quan tâm đến các mô hình trí nhớ dài hạn, mà

cụ thể là mô hình trí nhớ ngữ nghĩa (semantic memory), thứ đến là các lí thuyết liên quan đến cách tiếp cận đánh giá hay đo lường trí tuệ

Trí nhớ ngữ nghĩa là mô ̣t kho lưu tr ữ tinh thần về tri thức thế giới của con người nói chung và là mô ̣t trong hai lo ại trí nhớ dài hạn, đối lập với trí nhớ tình tiết/ tạm thời (episodic memory) Tulving khi tách trí nhớ ngữ nghĩa ra khỏi trí nhớ tình tiết đã cho rằng “trí nhớ ngữ nghĩa là cái cần thiết để sử du ̣ng ngôn ngữ” và là loại “tri thức về khái niệm - từ nói chung” [161, tr.386] Các khái niê ̣m được t ổ chức lại với nhau theo các quan hê ̣ ngữ nghĩa Quan hê ̣ trái nghĩa cũng là một loại quan hệ trong trí nhớ ngữ nghĩa, góp phần tạo nên các cấu trúc tri thức của con người về thế giới

Các lí thuyết về trí nhớ ngữ nghĩa, về bản chất, có nguồn gốc liên tưởng luận

Những liên tưởng tự do của con ngư ời kiểu như mèo-đuôi, mèo-động vật, mèo-chó,

cao-thấp, thấp-cao, chính là những liên tưởng góp phần vào việc định hình cấu trúc

trí nhớ ngữ nghĩa Deese là người có những th ực nghiệm mạnh mẽ đầu tiên về các liên tưởng tự do trong đó có liên tưởng trái nghĩa để ủng hộ cho các mô hình trí nhớ ngữ nghĩa [97, 98, 99] Dù rằng những nghiên cứu của Deese ngay lúc đó không gây

Trang 19

đươ ̣c sự chú ý do chỗ người ta vẫn còn dị ứng với những giả định hành vi luận của nó, nhưng về sau đã được người ta chú ý nhiều hơn Chính những nghiên cứu liên tưởng

tự do này của Deese đã có tác dụng thúc đẩy hàng loạt các nghiên cứu liên tưởng khác, trong đó có các nghiên cứu quan tro ̣ng của Ervin , Collins và Quillian, Chaffin

và Herrmann, Charles và Miller, Justeson và Katz, về các mô hình từ vựng tinh thần vào sau những năm 1970 [83, 86, 87, 89, 117, 178,…] Điều thú vị là chính những nghiên cứu này đã t ạo ra cảm hứng để G Miller và các đồng sự tiến hành mô hình hoá vốn từ vựng tinh thần tiếng Anh thành Mạng từ (WordNet), một sản phẩm công nghệ nguồn, lớn và có nhiều ảnh hưởng đến không chỉ các nghiên cứu ứng dụng liên ngành mà cả các nghiên cứu lí thuyết đơn ngành Cách xử lí quan hê ̣ trái nghĩa trong

tính từ của Miller ở Mạng từ tiếng Anh, và theo đó là ở cả Mạng từ Châu Âu, Mạng từ

Châu Á, Mạng từ tiếng Việt,… chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Deese [102, 236, 158,

36, 37, 49, 164, 165]

Cách tiếp câ ̣n theo lối liên tưởng luận này đối lập với lí thuyết cổ điển về quá trình phạm trù hoá Cách tiếp cận cổ điển cho rằng các thành viên phạm trù luôn được xác định bằng mô ̣t loạt các điều kiê ̣n cần và đủ, đối với tâm lí học về mặt thực chứng, bằng các nét nghĩa hay nội hàm quy loại và phân biê ̣t, đối với triết học và ngôn ngữ ho ̣c học về mặt lí thuyết [70, 80, 141,…] Đến những năm 1970, cách tiếp câ ̣n cổ điển này đã không còn đứng vững được trước cách tiếp cận điển mẫu của Rosch và Mervis [150,

151, 152, 153, 154] Cách tiếp cận điển mẫu này đã được ngôn ngữ ho ̣c vận dụng nhiều, thậm chí còn được xem là mô ̣t phương pháp làm việc rất có hiệu lực trong các nghiên cứu ngôn ngữ ho ̣c theo đường hướng tri nhận luận Tuy nhiên, trong suốt những năm

1970 - 1990, cách tiếp câ ̣n đi ển mẫu hầu như không có ảnh hưởng trong các nghiên cứu về từ trái nghĩa Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ học tính toán, sau những năm

1990 mới có những công trình nghiên cứu từ trái nghĩa theo hơi hướng điển mẫu [93,

95, 160, 113, 137, 147, 156, 163, 170,…] Với cách tiếp câ ̣n này, trong nghiên cứu từ trái nghĩa, người ta đã tìm được nguyên nhân tại sao mô ̣t từ A lại thường được liên hê ̣

là trái nghĩa với từ B, mặc dù B là mô ̣t từ đồng nghĩa hay tương tự với A, C, D,, (Thử

so sánh đẹp-xấu với xinh-xấu, cao-thấp với cao-lùn,…) Trong những trường hợp như

thế, A-B đươ ̣c xem là những c ặp trái nghĩa chuẩn (cannon antonyms) Và như vâ ̣y, người ta có t ừ trái nghĩa chu ẩn trên nhiều phương diện khác nhau, như chuẩn ngữ nghĩa, chuẩn từ pháp, chuẩn ngữ dụng, chuẩn phong cách,

Trang 20

Bên cạnh hướng nghiên cứu mang tính ch ất lí thuyết, miêu tả thuần tuý như vậy còn có mô ̣t hướng nghiên cứu khác Đó là hướng nghiên cứu ứng dụng Ở hướng này, những nghiên cứu về từ trái nghĩa chủ yếu xuất hiê ̣n trong các bài kiểm tra đánh giá năng lực ngôn ngữ hay năng lực trí tuệ thuộc lĩnh vực ngôn ngữ ho ̣c bệnh học hay giáo dục ngôn ngữ hay các nghiên cứu về thụ đắc ngôn ngữ (thường là của/ dành cho trẻ tiền học đường) [76, 79, 88, 115, 142, 143,…] Người ta sử du ̣ng các c ặp từ có nghĩa ngược nhau để đánh giá khả năng phân biệt và sự phát triển (thụ đắc), tính hoàn chỉnh trong vốn từ vựng của học sinh hay bệnh nhân Trong các nghiên cứu như thế này, từ trái nghĩa cũng chỉ có một vị trí khá khiêm tốn xét trong mối liên hệ với các hiện tượng ngôn ngữ khác trên cả bình diện cấu trúc và chức năng Dễ dàng có thể nhận thấy rằng tất cả các bảng trắc nghiệm đánh giá ngôn ngữ của học sinh hay bệnh nhân đều có các cặp từ trái nghĩa với mức độ khó dễ khác nhau xuất hiện trong đó Ở hướng nghiên cứu này, các nghiên cứu về thụ đắc từ trái nghĩa là gần gũi với ngôn ngữ học hơn cả Khi nghiên cứu thụ đắc từ trái nghĩa, người ta chủ yếu tập trung tìm hiểu xem các từ trái nghĩa được thụ đắc vào thời điểm nào và được thụ đắc và sử dụng như thế nào [76, 79, 113, 115, 140,…]

Trong Việt ngữ học, việc tiếp cận từ trái nghĩa từ góc độ tâm lí học cũng đã được thực hiện riêng rẽ ở một số tác giả Có lẽ Đỗ Hữu Châu là nhà Việt ngữ học đầu tiên tiến hành nghiên cứu về thí nghiệm liên tưởng tự do với các từ tiếng Việt nói chung và từ trái nghĩa nói riêng Qua nghiên cứu của mình, Đỗ Hữu Châu đã đi đến kết luận là trong các từ phản xạ thuộc trường trực tuyến với từ kích thích, xét về tần số xuất hiện, các từ phản xạ có quan hệ cấu tạo từ với từ kích thích cho số lượng phản xạ nhiều nhất, tiếp đến là các từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ kích thích Chẳng hạn, với từ

nhẵn, trong số 301 lần phản xạ của nghiệm viên, có 21 lần phản xạ là các từ trái nghĩa

như từ gồ ghề (5 lần), xù xì (3 lần), nhấp nhô (4 lần), ráp (2 lần),…[5] Sự tương đương

về mặt tần số sử dụng của các từ có nghĩa trái ngược nhau này cũng đã được Nguyễn

Đức Dân và Lê Quang Thiêm chỉ ra trong Dictionnare de Fréquence du Vietnammien: Chẳng hạn, đen có tần số xuất hiện là 211 thì trắng cũng có tần số xuất hiện 246; tương

tự như vậy ta cũng có đúng (14)-sai (15), gái (72)-trai (52),…[15]

1.2.3 Hướng tiếp cận của nhân học

Thật khó để có thể vẽ ra được một đường ranh giới rạch ròi, dứt khoát cho các nghiên cứu ngôn ngữ học và nhân học về quan hệ ngữ nghĩa nói chung và quan

Trang 21

hệ trái nghĩa nói riêng Bởi lẽ, hầu hết các công trình nhân học viết về ngôn ngữ đều được công bố trên các tạp chí nghiên cứu ngôn ngữ Tuy nhiên, thực tiễn lịch sử khoa học cho thấy những nghiên cứu về nhân học lại có một giá trị phương pháp luận vô cùng lớn lao đối với các nghiên cứu về quan hệ ngữ nghĩa nói riêng và các nghiên cứu về ngôn ngữ (như trong âm vị học và ngữ nghĩa học) nói chung

Nếu như nhà ngôn ngữ học nghiên cứu các quan hệ ngữ nghĩa nói chung và quan hệ trái nghĩa nói riêng thông qua phương pháp nội quan hoặc thông qua các nguồn ngữ liệu riêng biệt thì nhà nhân học lại nghiên cứu vấn đề này thông qua các cuộc điền dã phỏng vấn trực tiếp các nghiệm viên để lấy thông tin Sau khi có thông tin, nhà nhân học tiếp tục sử dụng một phương pháp vốn được vay mượn từ trong

âm vị học cấu trúc để nghiên cứu tiếp; phương pháp ấy chính là phương pháp phân tích thành tố mà chúng ta ngày nay thường hay nhắc đến Chúng ta có thể thấy được điều này qua các công trình của Chao, Frake, Tayler, Berlin và Kay,… [73, 85, 104,

159, 167, 168,…] Hơn thế nữa, những công trình như của Goodenough, Lounsbury chính là những công trình góp phần đặt nền móng cho nhánh phương pháp phân tích thành tố vốn được bắt nguồn từ nhân học Mĩ [82, 107, 111, 129]

Một hướng nghiên cứu rất mạnh trong nhân học vào những năm 1970 là hướng nghiên cứu theo lối phân loại học dân gian (folk taxonomy) và chia phần học dân gian (folk meronomy) để đưa ra một hệ phương pháp phát hiện và miêu tả các quan hệ ngữ nghĩa sao cho thật hiệu quả, không những đảm bảo được tiêu chí thoả đáng miêu tả (cái mà ngôn ngữ học cấu trúc quan tâm) mà còn đảm bảo được tiêu chí thoả đáng tâm lí (cái mà tâm lí học chú trọng) Chẳng hạn, Casagrande và Hale

đã lấy thông tin về các quan hệ ngữ nghĩa có trong ngôn ngữ và văn hóa của các tộc người bằng cách: (1) hỏi các nghiệm viên về các thực thể, cấu tạo của các thực thể, các tiểu loại thực thể,…; (2) yêu cầu các nghiệm viên định nghĩa/ giải thích tên gọi của các thực thể; (3) phân tích các lời định nghĩa đó bằng các câu trần thuật đơn giản; (4) rút ra các quan hệ ngữ nghĩa có thể có trong các câu trần thuật đơn giản đó Dưới đây là một số ví dụ của Casagrande và Hale đã được chúng tôi chuyển ngữ sang tiếng Việt Trong ví dụ này, cột trái thể hiện tên quan hệ ngữ nghĩa, cột giữa

thể hiện lời định nghĩa theo công thức khái quát X-> Y (đọc là "X được định nghĩa

bằng Y"); cột phải là ví dụ [82, tr.168]:

Trang 22

Bảng 1.1 Ví dụ về một số quan hệ ngữ nghĩa của Casagrande và Hale (1967) thuộc tính X được định nghĩa liên quan đến một đặc điểm

Y

cóc-> nhỏ

liền kề X thường hay tất yếu có Y đi kèm cười-> vui

chức năng X là phương tiện để thể hiện kết quả Y tai-> nghe

bao gộp

loài

đồng nghĩa X tương đương với Y nghìn-> mười trăm

trái nghĩa A là sự phủ định của Y cao-> thấp

Y

thứ Hai-> Chủ nhật

Như vậy, qua dẫn dụ này, có thể thấy quan hệ trái nghĩa trong hướng tiếp cận nhân học cũng chỉ là một trong số những quan hệ ngữ nghĩa cần phải được phát hiện, miêu tả Quan hệ trái nghĩa trong ví dụ đang dẫn, đối với cảm thức bản ngữ dân gian, thường được định nghĩa theo lối phủ định Trong ví dụ này, các từ trái

nghĩa với nhau được định nghĩa theo công thức X là sự phủ định của Y

Một hướng nghiên cứu khác cũng phát triển mạnh trong nghiên cứu nhân học,

dù rằng nó không được bắt rễ từ bản thân nhân học, đó là hướng vận dụng những kết quả nghiên cứu về trí nhớ ngữ nghĩa để nghiên cứu quan hệ ngữ nghĩa Những người tiên phong vận dụng lí thuyết trí nhớ ngữ nghĩa (của Tulving, 1972) vào nghiên cứu nhân học là Quillian, Werner, Topper,…[148, 167, 168, 169] Trong cách tiếp cận này, trí nhớ ngữ nghĩa chính là "mạng lưới liên tưởng gồm các quan

hệ ngữ nghĩa được sử dụng để biểu đạt các tri thức văn hóa ngầm ẩn" [168, tr 76],

và quan hệ trái nghĩa cũng là một quan hệ góp phần tạo nên các cấu trúc “biểu diễn một cách ngầm ẩn của tri thức con người" [168 tr 48]

Hai hướng nghiên cứu trên là những hướng chính của nhân học tập trung vào việc khám phá các quan hệ ngữ nghĩa Chính vì thế mà người ta thường gán cho hai hướng nghiên cứu này tên gọi dân tộc học ngữ nghĩa (ethnosemantics) Tuy nhiên, cùng với đà phát triển của ngôn ngữ h ọc xã hô ̣i, khuynh hướng nghiên cứu dân t ộc học ngữ nghĩa đến những năm 1980, về cơ bản, đã bị khuynh hướng nhân học miêu

tả các hành vi lời nói thay th ế Với khuynh hướng nhân học miêu tả, đối tượng

Trang 23

nghĩa học dân tộc trước đây đã bị phương pháp luận ngôn ngữ ho ̣c xã hô ̣i thay th ế Chính vì thế mà quan hệ trái nghĩa , cũng giống như các quan hê ̣ ngữ nghĩa khác , tạm thời không còn là mối quan tâm đáng kể của nhân học nữa

1.2.4 Hướng tiếp cận của ngôn ngữ học

Khi nghiên cứu từ trái nghĩa, theo truyền thống, các nhà ngôn ngữ học chú ý đến mấy vấn đề chính: (1) định nghĩa/ nhận diện từ trái nghĩa, (2) phân loại từ trái nghĩa, (3) miêu tả từ trái nghĩa, (4) vai trò của từ trái nghĩa trong diễn ngôn Vấn đề nào trong số bốn vấn đề này là trọng tâm của một công trình nghiên cứu tuỳ thuộc vào điểm xuất phát và đích đến của từng tác giả Nhìn tổng quát, có thể xem vấn đề thứ nhất và thứ hai là những vấn đề được đặt lên hàng đầu trong các nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học lí thuyết thuần tuý; vấn đề thứ ba lại là nhiệm vụ trung tâm của các nhà từ điển học thực hành; vấn đề thứ tư là vấn đề trọng tâm của các nhà ngôn ngữ học tính toán và các nhà nghiên cứu ngữ pháp, diễn ngôn

1.2.4.1 Hướng tiếp cận của ngôn ngữ học lí thuyết

Trong số những quan hệ ngữ nghĩa chủ yếu trong hệ thống từ vựng mà ngôn ngữ học hay nói đến hiện nay thì quan hệ trái nghĩa, cũng như quan hệ đồng nghĩa,

đã được ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu từ thời cổ đại (quan hệ thuộc nghĩa, phân nghĩa (meronymy) mới có lịch sử nghiên cứu khoảng trên dưới 100 năm nay; quan hệ nhân quả (causonymy), suy ra, thuộc tính mới được nghiên cứu khoảng 40 năm nay) Tuy nhiên, cũng phải đến thời hiện đại khi ngôn ngữ học cấu trúc, với quan niệm xem ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các phần tử và quan hệ, ra đời thì quan hệ trái nghĩa mới được chú ý nghiên cứu nhiều hơn Hầu hết các cách tiếp cận lí thuyết đến các quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng đều bắt nguồn từ truyền thống cấu trúc luận [138, tr.65] Đặc điểm chung của các công trình nghiên cứu về từ trái nghĩa từ lập trường cấu trúc luận là xử lí các từ trái nghĩa độc lập với ngữ cảnh và xét nó trong mối quan hệ đối lập hay phân biệt về mặt hệ hình với các quan hệ ngữ nghĩa khác (chủ yếu là đồng nghĩa) Có thể chẻ nhỏ cách tiếp cận của cấu trúc luận đến từ trái nghĩa thành mấy nhóm nhỏ: kiểu tiếp cận liên tưởng [122,

125, 131, 135,…], kiểu tiếp cận phân tích [122, 141,…], kiểu tiếp cận ngữ cảnh [94, 138,…] , và kiểu tiếp tri nhận [93, 95, 137,…]

Trang 24

Cách tiếp cận của ngữ nghĩa học liên tưởng đến từ trái nghĩa chịu ảnh hưởng trực tiếp của Saussure [138] Ngữ nghĩa học liên tưởng, bắt đầu từ Bally, đã giới hạn các liên tưởng ngữ nghĩa lại trong những trường liên tưởng tự do Cách tiếp cận liên tưởng xem trái nghĩa (cùng với đồng nghĩa, phân nghĩa và thuộc nghĩa) là quan

hệ quan trọng trong việc xác lập tính hệ thống của hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ; trường nghĩa hay trường từ vựng chính là một biểu hiện sinh động cho cách tiếp cận này [123, 124, 125] Từ trái nghĩa, do đó, là một quan hệ tĩnh tại trong hệ thống từ vựng của ngôn ngữ và được xem như là một thuộc tính cố hữu của từ, các

từ có quan hệ trái nghĩa với nhau khi chúng xuất hiện trong các liên tưởng tự do, độc lập vốn được trừu xuất khỏi các ngữ cảnh sử dụng thực tại Trong cách tiếp cận này, quan hệ trái nghĩa thường được xem như là một dạng quan hệ đối lập mà cụ thể

là đối lập lưỡng phân Đối lập lưỡng phân đến lượt mình lại là nguyên lí quan trọng nhất chi phối cấu trúc của hệ thống từ vựng các ngôn ngữ tự nhiên; “một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của nguyên lí này là hiện tượng từ trái nghĩa” [131, tr 271] Chính vì thế, khi tiến hành phân loại các nhóm từ đối lập, các nhà cấu trúc luận thường đề cập đến bốn phạm trù:

- Từ đối lập bổ sung (complementaries) (sống-chết, đúng-sai); triết học và

lô gích học thường chú ý đến nhóm đối lập này

- Từ đối lập thang độ (contraries) (nóng-lạnh, nhanh-chậm,…); khái niệm

từ trái nghĩa thường được các nhà cấu trúc luận (điển hình là Lyons, 1977;

Cruse, 1986) gán cho nhóm từ đối lập này

- Từ đối lập phương hướng (reversives) (lên-xuống, đóng-mở,…)

- Từ đối lập quan hệ (converses) (mua-bán, vợ-chồng,…)

Ở Việt ngữ học, cách tiếp cận cấu trúc luận này xuất hiện ở hầu khắp các tác giả, dù rằng tên gọi của hiện tượng từ trái nghĩa có thể khác nhau chút ít (ví dụ như

từ phản nghĩa, từ đối nghĩa, từ ngược nghĩa, từ đối lập, từ đảo nghĩa) [4, 10, 11, 27,

56, 57, 60, 62, 63] Các nhà Việt ngữ học về cơ bản đều xem cả bốn nhóm từ đối lập trên là những từ trái nghĩa chân chính Tuy nhiên, cách tiếp cận cấu trúc luận này trong Việt ngữ học có sự khác biệt ít nhiều; tính chất ngữ cảnh của từ trái nghĩa,

có lẽ là do ảnh hưởng hay là hệ quả trực tiếp của quan điểm triết học Mác - Lê nin khi luôn nhấn mạnh đến tính xã hội trong các hoạt động ngôn ngữ cá nhân thực tế, thường được các nhà Việt ngữ học tham chiếu tới nhiều hơn khi họ thường hay dẫn

Trang 25

chiếu thêm một nhóm từ trái nghĩa thứ năm nữa là nhóm từ trái nghĩa ngữ cảnh (từ trái nghĩa ngữ dụng/ từ trái nghĩa lời nói) - những cặp từ trái nghĩa vốn được thiết

lập nhờ ngữ cảnh sử dụng (mận-đào, châu chấu-voi,…)

Kiểu tiếp cận phân tích được vận dụng trong nghiên cứu từ trái nghĩa khi phương pháp phân tích thành tố (nghĩa) xuất hiện Leech, Kempson là những nhà ngôn ngữ học đầu tiên áp dụng phương pháp phân tích thành tố vào nghiên cứu từ trái nghĩa [119, 122] Ví dụ kinh điển thường được các tác giả (cả trong và ngoài Việt ngữ) dẫn chiếu cho việc áp dụng cách phân tích thành tố này thường là các cặp

đàn ông-đàn bà, nam-nữ (trai-gái), vợ-chồng, cha-mẹ

Ở Việt ngữ, quan niệm về từ trái nghĩa theo tinh thần phân tích thành tố được thể hiện khá rõ khi ta thấy rằng các nhà nghiên cứu thường cho rằng các từ trái nghĩa "có cấu trúc nghĩa đồng hình” [4, 10, 11, 57, 58, 60, 62,…], “đồng nhất với nhau ở tất cả các nghĩa, trừ nét nghĩa bị lưỡng cực hoá” [7, tr.201] Tuy nhiên, người sử dụng trực tiếp và rõ ràng nhất thao tác phân tích thành tố này trong nghiên cứu các từ trái nghĩa là Chu Bích Thu khi tác giả tiến hành phân tích các cặp từ như

thích, chán, thơm-thối, cao-thấp, ngon-dở, tốt-xấu,… Chẳng hạn, cặp cao-thấp

được Chu Bích Thu phân tích thành hai cấu trúc nghĩa [57, tr 35-36]:

- hướng từ dưới lên,

- so với chuẩn hoặc với mức đang được nói đến,

Trang 26

nghĩa [94] Murphy đã tiến xa một bước khi tiếp cận từ trái nghĩa nói riêng và các quan hệ ngữ nghĩa nói chung bằng ngữ cảnh luận, qua việc coi ngữ dụng học chỉ là một cách tiếp cận ngôn ngữ chứ không phải là một phân ngành của ngôn ngữ học, khi vận dụng quan điểm “quan hệ qua tương phản” (Relation by Contrast/ RC) của mình [148] Cách tiếp cận ngữ cảnh khác với cách tiếp cận liên tưởng và phân tích ở chỗ người ta đã chú ý nhiều hơn tới các ngữ cảnh sử dụng thực tế của từ trái nghĩa,

và quan hệ trái nghĩa, do đó, được xem là quan hệ chịu sự chi phối của cả các yếu tố ngữ cảnh, bên cạnh các yếu tố thuộc về nội bộ cấu trúc ngôn ngữ Điều đó cũng có nghĩa là những cặp từ trái nghĩa được nhận diện cả qua các hoàn cảnh sử dụng thực tại, chứ không phải chỉ qua các liên tưởng tự do độc lập Đây là một quan điểm mới

và giàu sức giải thích hiện thực

Ở Việt ngữ học, ngay từ những năm 1960 khi hiện tượng từ trái nghĩa được gọi tên nghiên cứu một cách chính danh trong từ vựng học, người ta đã có thể thấy bóng dáng của cách tiếp cận này ở hầu khắp các nhà nghiên cứu khi họ gọi tên được hẳn một loại từ trái nghĩa là từ trái nghĩa ngữ cảnh Dương Kỳ Đức có thể được xem

là người đầu tiên áp dụng tương đối triệt để quan điểm ngữ cảnh để thu thập và nghiên cứu từ trái nghĩa khi chú ý sâu đến khả năng xuất hiện của từ trái nghĩa trong các hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ thực tế [24] Trong một số công trình nghiên cứu

của chúng tôi về Truyện Kiều, về thành ngữ tục ngữ, về khả năng đồng hiện của các

cặp từ trái nghĩa trong các mô hình từ vựng - ngữ pháp xác định, về khả năng tổ hợp các yếu tố trái nghĩa lại với nhau để tạo thành các đơn vị từ vựng song tiết, quan điểm ngữ cảnh cũng đã được xem như là cơ sở quan trọng của việc xác định các cặp từ trái

nghĩa Ví dụ, xét các cặp từ trái nghĩa trong các ngữ cảnh: Nhân khi bàn bạc gần xa,

Thừa cơ nàng mới bàn ra nói vào (Truyên Kiều, 2488), thừa sống thiếu chết, vào sinh

ra tử; ác giả ác báo, thiện giả thiện lai, tuổi nhỏ chí lớn,…

Với cách tiếp cận tri nhận, người ta đã không chỉ chú ý đến yếu tố ngữ cảnh

mà còn chú ý tới cả yếu tố điểm nhìn trong quá trình tri nhận để nghiên cứu từ trái nghĩa Cruse và người học trò Togia lần đầu tiên đã vận dụng khái niệm miền của Langacker để nghiên cứu từ trái nghĩa [95, 160] Cách tiếp cận miền này về sau tiếp tục được triển khai ở Croft và Cruse [93] Liền ngay sau đó, Paradis và Willer đã tiếp tục phát triển cách tiếp cận tri nhận vào từ trái nghĩa khi sử dụng quan điểm

“nghĩa từ vựng như là những miền gốc và sự giải thích” (Lexical meaning as

Trang 27

có thể kể đến việc xem xét những khái niệm trái ngược nhau qua các tổ chức ẩn dụ khái niệm kiểu như HAPPY IS UP, SAD IS DOWN, MORE IS UP, LESS IS

DOWN,…[121] Ở Việt ngữ học, dáng dấp của cách tiếp cận này có thể được tìm

thấy trong một vài nghiên cứu có tính chất gián tiếp về một số ý niệm phương vị trái

nghĩa nhau như RA, VÀO, LÊN, XUỐNG, TRONG, NGOÀI…[34, 35, 40, 51]

1.2.4.2 Hướng tiếp cận của ngôn ngữ học tính toán

Ngành ngôn ngữ học tính toán ra đời khá sớm (những năm 1950 ở Mĩ, Liên Xô), nhưng phải đến những năm 1980 khi các nhà ngôn ngữ học tính toán quan tâm đến việc xây dựng các nguồn ngữ liệu trực tuyến thì vấn đề từ trái nghĩa mới được quan tâm xử lí thoả đáng Như vậy, thực chất, cũng giống như trong triết học, lô gích học, quan hê ̣ trái nghĩa là mô ̣t quan hê ̣ ít nh ận được sự quan tâm nghiên cứu so với các quan hê ̣ đồng nghĩa , bao nghĩa , thuộc nghĩa , suy ra, tổng nghĩa và phân nghĩa Trong ngôn ngữ học tính toán, có hai cách tiếp cận chủ yếu đến từ trái nghĩa: cách tiếp cận Mạng từ (WordNet) và cách tiếp cận chức năng trong diễn ngôn

Các Mạng từ tiếng Anh của Đại học Princeton, Mạng từ Châu Âu là những

mạng từ đầu tiên trên thế giới ghi nhận và xử lí từ trái nghĩa [102, 136, 164, 164] Ở

Mạng từ, quan niệm về từ trái nghĩa là một quan niệm khá lỏng so với quan niệm về từ

trái nghĩa trong ngôn ngữ học lí thuyết và từ điển học thực hành Trong cách tiếp cận mạng từ, do xuất phát từ các liên tưởng thực tế và do nhu cầu mô hình hoá bộ từ vựng tinh thần ở mức tối đa, khái niệm trái nghĩa đã được đánh đồng với khái niệm đối lập

Vì lẽ đó, ngoại diên của cái gọi là hệ thống từ vựng trái nghĩa trong mạng từ khá rộng

Cách tiếp câ ̣n m ạng từ đến từ trái nghĩa tiếng Việt cũng đã được v ận dụng

trong xây dựng Mạng từ tiếng Viê ̣t (xem trên wordnet.vn) [36, 37, 49, 158] Trong

Mạng từ tiếng Viê ̣t, cũng giống như trong Mạng từ tiếng Anh , các tính từ được t ổ

chức theo cụm (cluster) Trong một cụm sẽ có một loạt tính từ đồng nghĩa tâm (head synset) và các loạt đồng nghĩa tính từ v ệ tinh (satellite synset) quây quần xung quanh loạt tính từ đồng nghĩa tâm Mối quan hê ̣ gi ữa loạt đồng nghĩa tâm và các loạt đồng nghĩa vệ tinh là mối quan hê ̣ tương tự Trong mô ̣t cặp cụm tính từ trái

nghĩa, hai loạt đồng nghĩa tính từ trung tâm có quan hê ̣ trái nghĩa tr ực tiếp với nhau,

còn các loạt đồng nghĩa tính từ v ệ tinh của hai c ụm có mối quan hê ̣ trái nghĩa gián

tiếp với nhau Ví dụ như, trong loạt cặp cụm tính từ trái nghĩa /{cao kều}/ {cao lênh

Trang 28

tè}/ , thì {cao} và {thấp} là hai loạt đồng nghĩa trái nghĩa trực tiếp với nhau, còn

các loạt /{cao kều}/ {cao lênh khênh}/ {cao ngỏng}/ {cao lêu nghêu}/ trái nghĩa gián tiếp với các loạt {thấp dí}/ {thấp tịt}/ {thấp tè}/

Trong cách tiếp cận chức năng, người ta chú ý đến việc nhận diện, phân loại

và miêu tả từ trái nghĩa một cách tự động thông qua các kết cấu từ vựng - ngữ pháp, các từ hạt giống hay các từ khoá xác định [112, 114, 118, 120, 128,…] Cách tiếp

câ ̣n này chú tr ọng đến vai trò v ề mặt diễn ngôn của các c ặp từ trái nghĩa trong văn bản Nói cách khác, cách tiếp câ ̣n này chú tr ọng đến khả năng đ ồng hiện của từ trái nghĩa thông qua các mô hình t ừ vựng - ngữ pháp xác đi ̣nh, theo đó, là chú ý đến các chức năng diễn ngôn cụ thể của từ trái nghĩa Các từ trái nghĩa trong cách ti ếp cận này được máy tính l ấy ra mô ̣t cách t ự động từ các văn bản sử du ̣ng th ực tế hay từ các kho ngữ liệu Trong cách tiếp cận chức năng, có hai kiểu tiếp câ ̣n nhỏ Kiểu thứ nhất là sử du ̣ng các từ hạt giống để gieo vào trong văn bản hay kho ng ữ liệu, sau đó máy sẽ lọc toàn bộ các ngữ cảnh trong đó có t ừ trái nghĩa xuất hiện Jusstenson và Katz, Muehleison, Jones,… là những người đi tiên phong trong cách ti ếp cận này [118, 137, 156, 170] Đối với kiểu tiếp câ ̣n này , sau khi có được các ng ữ cảnh vốn

có từ trái nghĩa xuất hiện, người ta tiếp tục đi tìm các mô hình ngữ pháp trong đó có khả năng tồn tại các cặp từ trái nghĩa Các từ hạt giống được sử dụng thường là

những từ trái nghĩa điển hình, không gây tranh cãi, ví dụ như nhanh-chậm, tốt-xấu,

to-nhỏ,… Kiểu tiếp cận thứ hai là sử du ̣ng các mô hình ngữ pháp xác đi ̣nh mà trong

đó từ trái nghĩa có khả năng đ ồng hiện để lấy ra các ứng viên cho từ trái nghĩa Đây

là cách tiếp cận phát hiện tự động Cách tiếp cận thứ hai là cách tiếp câ ̣n m ới được

áp dụng gần đây [128] Cách tiếp câ ̣n này cũng đã được th ử nghiệm trong tiếng Việt

ở Vietnamese Word Clustering and Antonym Frames Identification (2013) [120]

1.2.4.3 Hướng tiếp cận của từ điển học thực hành

Không giống như các nhà ngôn ngữ học lí thuyết đã nói ở trên, các nhà từ điển học khi tiếp cận từ trái nghĩa cũng thường chỉ đặt từ trái nghĩa trong mối quan

hệ với từ đồng nghĩa, một số quan hệ khác (ví như quan hệ bao nghĩa, thuộc nghĩa,…) thường không được chú ý Hàng loạt từ điển đồng nghĩa, trái nghĩa ở nhiều ngôn ngữ khác nhau đã chứng minh cho điều này

Cách tiếp cận từ trái nghĩa giữa nhà từ điển học và nhà ngôn ngữ học lí

Trang 29

cứu Với mục đích cuối cùng là xác định và xác lập danh sách các cặp từ trái nghĩa sao cho có lô gích, nhất quán và hệ thống, và phát huy được tối đa hiệu quả sử dụng của từ điển, nhìn chung phạm vi quan tâm của nhà từ điển học tới hiện tượng trái nghĩa hẹp hơn phạm vi quan tâm của nhà ngôn ngữ học, quan niệm về cặp từ trái nghĩa của nhà từ điển học không “dễ dãi” và “rộng rãi” như các nhà ngôn ngữ học Tiếp cận hiện tượng trái nghĩa, trong khi nhà ngôn ngữ học cố gắng bao quát tất cả các kiểu loại trái nghĩa, như trái nghĩa từ vựng và trái nghĩa ngữ cảnh, trái nghĩa trực tiếp và trái nghĩa gián tiếp,… thì ngược lại, nhà từ điển học chỉ tập trung chú ý trái nghĩa trong hệ thống ngôn ngữ, trái nghĩa từ vựng, cụ thể thường là những từ

trái nghĩa bổ sung (nóng-lạnh, già-trẻ, tốt-xấu,…)

Ở mảng từ điển học thực hành, trong số các quan hệ từ vựng - ngữ nghĩa, quan hệ trái nghĩa được các nhà từ điển học quan tâm chú ý không nhiều, nếu xét trong mối liên hệ cùng với quan hệ đồng âm (từ vựng), quan hệ đa nghĩa, quan hệ đồng nghĩa (ngữ nghĩa); nhưng, ở một khía cạnh nào đó, nó lại được quan tâm nhiều hơn khi so với các quan hệ ngữ nghĩa kiểu như quan hệ thuộc nghĩa và phân nghĩa Các nhà từ điển học thực hành chú ý đến quan hệ trái nghĩa với hai mục đích là giải thích nghĩa và chú trái nghĩa của từ nếu có

Trong Việt ngữ học, các nhà từ điển học thực hành tiếp cận từ trái nghĩa

cũng khá muộn Cuốn Từ điển tiếng Việt - một cuốn từ điển được biên soạn dựa trên

những thành tựu mới nhất của ngôn ngữ học cũng như của từ điển học và được đánh giá là tốt nhất trong lịch sử từ điển học thực hành Việt ngữ - của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê (cb.) ra đời năm 1988 cũng chưa ghi nhận các cặp từ trái nghĩa tiếng Việt [44] Tuy nhiên, cũng có thể khái quát vài điểm về quan niệm trái nghĩa của nhóm tác giả này Để ý kĩ, thấy rằng nhóm tác giả này có sử dụng các từ “phân

biệt”, “đối lập”, “tương phản” và “trái (ngược) với” để chuyển chú và chú những

đơn vị từ vựng liên quan đến trái nghĩa Các tác giả này chỉ ghi nhận những đơn vị

từ vựng như đen-trắng, nhanh-chậm là trái ngược nhau về nghĩa, và do đó, được xem là những từ trái nghĩa Còn những đơn vị từ vựng như còn-mất, có-không được gán nhãn “tương phản”, và được xem là từ phản nghĩa Các đơn vị từ vựng như âm

bản-dương bản, duy vật-duy tâm được dán nhãn “phân biệt”, “đối lập”, một cách

lần lượt; và dĩ nhiên những đơn vị này không được ghi nhận là các đơn vị trái nghĩa

Quan điểm này có ảnh hưởng một cách trực tiếp đến, nếu không muốn nói là được

Trang 30

duy trì trong, cuốn Từ điển tiếng Việt của Chu Bích Thu (cb.) [59] và cuốn Từ điển

tiếng Việt của chính Hoàng Phê (cb.) (Trung tâm Từ điển học) ra đời về sau mà có

chú trái nghĩa [46] Cuốn Từ điển tiếng Việt do Chu Bích Thu (cb.) mới ghi nhận trên 500 cặp từ trái nghĩa Cuốn Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học, cũng

vẫn do Hoàng Phê (cb.) (phiên bản năm 2009), mới ghi nhận khoảng 500 cặp từ trái nghĩa Nhìn chung, danh sách các từ trái nghĩa được ghi nhận trong hai cuốn từ điển

này đều là những từ đã được ghi nhận trong cuốn Từ điển trái nghĩa của Dương Kỳ Đức (cb.), và được chú “trái (ngược) với” trong Từ điển tiếng Việt năm 1988

Riêng về từ điển trái nghĩa, hiện nay tiếng Việt cũng đã có vài cuốn [20, 23,

24, 25, 65], nhưng đáng chú ý nhất là cuốn của Dương Kỳ Đức Cuốn Từ điển trái

nghĩa tiếng Việt của Dương Kỳ Đức (cb., 1988), Từ điển trái nghĩa - đồng nghĩa tiếng Việt của Dương Kỳ Đức (cb., 1992) đã thu thập khoảng 800 cặp từ trái nghĩa

Đối tượng phục vụ của cả hai cuốn từ điển này là học sinh Do đó, số lượng từ trái nghĩa ít, cách tổ chức và cách giải thích nghĩa của từ điển khá đơn giản Trong cả hai cuốn từ điển ngữ văn và trong cả hai cuốn từ điển trái nghĩa này, cách tổ chức cấu trúc vi mô và cấu trúc vĩ mô của từ điển đều có những chỗ cần phải xem lại, do chỗ chúng chỉ đáp ứng được thoả đáng miêu tả (cũng chỉ thoả đáng miêu tả trường hợp chứ không thoả đáng miêu tả hệ thống) mà không đáp ứng được thoả đáng tâm

lí Chẳng hạn, về cấu trúc vĩ mô, có ghi nhận cặp trái nghĩa tân binh-cựu binh,

thả-nhốt, thiếu thốn-đầy đủ/ thừa thãi, lai-thuần chủng,… nhưng lại không ghi nhận cặp tân-cựu, thả-bắt, thiếu-thừa, hoang-thuần…, cách tổ chức cấu trúc vĩ mô ở nhiều

chỗ đi ngược lại quy luật tâm lí thông thường về từ trái nghĩa (mục từ từ không

đánh dấu bị chuyển chú tới mục từ bị đánh dấu để giải thích); về cấu trúc vi mô, các

thông tin về ngữ vực sử dụng, về phong cách sử dụng, về đặc tính ngữ pháp hoàn toàn vắng bóng, cách phân xuất nghĩa giữa các từ trong cặp trái nghĩa ở nhiều

trường hợp không cân đối, không đồng hình,…

1.3 Cơ sở lí thuyết của việc nghiên cứu từ trái nghĩa tiếng Việt

1.3.1 Quan niệm về từ

Từ là một loại đơn vị cơ bản trong hệ thống từ vựng nói riêng và trong hệ thống ngôn ngữ nói chung Trong lịch sử ngôn ngữ học đã có nhiều quan niệm khác nhau về từ, xét ở cả bình diện lí luận đại cương lẫn miêu tả cụ thể Tuy nhiên, do chỗ mỗi một nhà nghiên cứu xuất phát từ góc độ và mục đích nghiên cứu riêng của

Trang 31

mình, cho nên, đến nay các nhà nghiên cứu vẫn không thể đi đến một quan niệm, một cách hiểu chung về từ; và trên cả thực tế lẫn lí thuyết, không thể nào có được một định nghĩa chung về từ thực sự mà không vấp phải ý kiến trái chiều của các nhà nghiên cứu từ những phương diện khác nhau Tuy cùng là một loại thực thể ở trong một ngôn ngữ xác định, song chúng ta lại có thể xem xét từ từ nhiều góc độ khác nhau, chẳng hạn như chính tả, ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô gích, từ điển học,

xử lí ngôn ngữ tự nhiên,… Nhận diện và định nghĩa từ ở góc độ chính tả, người ta chú trọng tới đặc điểm chữ viết của từ, cách viết từ; ở góc độ ngữ pháp, người ta quan tâm nhiều tới các cơ chế tạo từ, cơ chế biến hình từ và cương vị ngữ pháp của

từ trong câu; ở góc độ ngữ nghĩa, người ta chú ý nhiều đến tính hoàn chỉnh về nghĩa của từ; ở góc độ lô gích, người ta đề cao khả năng biểu đạt một khái niệm hoàn chỉnh của từ; ở góc độ từ điển học, người ta quan tâm đến khả năng mà từ có thể chiếm giữ một vị trí xác định trong cấu trúc vĩ mô của từ điển, cụ thể là khả năng được thu thập và được sắp xếp với tư cách là một từ đầu mục trong danh sách bảng

từ của từ điển; v.v

Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, đơn tiết, không biến hình điển hình Trong tiếng Việt, ranh giới giữa hình vị và từ, cụm từ tự do là một ranh giới khó xác định Chính vì thế mà việc nhận diện và định nghĩa từ tiếng Việt lại càng là một vấn

đề không hề đơn giản Đã có nhiều quan niệm về từ tiếng Việt được nêu ra và thử nghiệm [4, 6, 10, 11, 28, 56, 57, 60, 62, 63, …] Tuy vậy, trong luận án này, vì mục đích của mình, chúng tôi không tham gia vào chuyện tranh cãi ranh giới của từ là gì

và có những tiêu chí nào để nhận diện từ,… Chúng tôi hiểu khái niệm từ trong luận

án này theo quan điểm về từ của từ điển học Nghĩa là khái niệm từ được sử dụng trong luận án là khái niệm từ từ điển học Như vậy, với quan niệm này, ngoại diên của khái niệm từ trái nghĩa trong luận án này chính là những đơn vị từ vựng trái nghĩa được thu thập và xử lí với tư cách là một từ đầu mục trong cấu trúc bảng từ của từ điển (mà cụ thể là từ điển ngữ văn)

1.3.2 Quan niệm về nghĩa

Khái niệm nghĩa là một khái niệm trung tâm của ngôn ngữ học Dù muốn hay không, trường phái ngôn ngữ học nào cũng phải đề cập đến nó Do vậy mà cho đến nay trong ngôn ngữ học đã có nhiều quan niệm khác nhau về nghĩa được đề xuất và phát triển Tuy nhiên, nhìn ở mức độ tổng quan, có thể đề cập đến hai nhóm

Trang 32

quan niệm quan trọng Nhóm quan niệm thứ nhất coi nghĩa như là một thực thể; nhóm quan niệm thứ hai coi nghĩa như là một quan hệ Đối với nhóm thứ nhất, nghĩa có thể được xem như là chỉ vật (referent), tồn tại ngoài hiện thực; nghĩa cũng

có thể được xem như là một thực thể tinh thần, tồn tại trong trí não con người Đối với nhóm thứ hai, nghĩa chính là mối quan hệ xét trên nhiều chiều kích: có thể là mối quan hệ giữa tín hiệu ngôn ngữ với chỉ vật ngoài hiện thực, có thể là mối quan

hệ giữa tín hiệu ngôn ngữ với người sử dụng ngôn ngữ, có thể là mối quan hệ giữa tín hiệu ngôn ngữ với hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ,…

Trong luận án này, chúng tôi coi nghĩa là một thực thể, một thực thể tinh thần trừu tượng tồn tại trong trí não người bản ngữ, chứ không phải là một thực thể

cụ thể hay một lớp thực thể chung chung tại ngoài hiện thực Quan niệm nghĩa với

tư cách là một thực thể tinh thần là một quan niệm vốn dĩ đã từng tồn tại trong quan niệm của ngữ nghĩa học tiền cấu trúc và ngày nay đã được ngôn ngữ học hậu cấu trúc mà cụ thể là ngôn ngữ học tri nhận tận dụng, phát triển và đã thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận Nghĩa, trong quan niệm này, nói chung được xem như là những nội dung tinh thần mà con người khi nhận thức, phản ánh thế giới đã cố định hoá vào trong tín hiệu ngôn ngữ; nghĩa vừa là công cụ, điểm xuất phát vừa là kết quả đầu ra, điểm đến của quá trình nhận thức của con người bằng tín hiệu ngôn ngữ

Xét về mặt lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và nghĩa ngôn ngữ nói riêng, đã có ba cách tiếp cận đến nghĩa: cấu trúc luận, chức năng luận và tri nhận luận Cấu trúc luận coi nghĩa là mặt nội dung của tín hiệu ngôn ngữ và được xác lập nhờ mối quan hệ của chính tín hiệu đó trên cả khía cạnh hệ hình và ngữ đoạn với các tín hiệu khác trong hệ thống ngôn ngữ; ngữ cảnh sử dụng thực tế của tín hiệu ngôn ngữ dường như đã bị gạt khỏi chương trình làm việc của cấu trúc luận Trong nghiên cứu ngữ nghĩa học của cấu trúc luận, thực thể từ trái nghĩa và quan hệ trái nghĩa giữa các từ luôn chiếm một vị trí quan trọng, song việc xác lập từ trái nghĩa luôn được thực hiện qua các liên tưởng độc lập, tách rời bối cảnh sử dụng ngôn ngữ Tuy nhiên, ngôn ngữ vốn là một hệ thống, một hệ thống chức năng, tồn tại và hoạt động trong chức năng và nhờ chức năng Chính vì thế việc xem xét nghĩa không thể không tính tới yếu tố ngữ cảnh, và do đó, việc xem xét hay xác lập từ trái nghĩa, đầu

tiên và trước hết, luôn phải dựa vào ngữ cảnh Vì vậy mà trong Ngữ nghĩa học gần

đây, tác giả Lê Quang Thiêm từng cho rằng “Để khắc phục những hạn chế của cấu

Trang 33

trúc luận thuần tuý, lô gích hình thức cơ giới luận trong nghiên cứu nghĩa cần quán triệt, tận dụng quan điểm chức năng luận, tri nhận luận (…) mà ngữ nghĩa học thời hậu cấu trúc luận đã có nhiều vận dụng và thành tựu đáng ghi nhận” [54, tr.189] Hay nói như J R Firth, “Tôi đề nghị chia tách nghĩa hay chức năng ra thành một chuỗi các chức năng thành tố Mỗi một chức năng sẽ được xác định như là việc sử dụng một hình thức hoặc yếu tố ngôn ngữ trong trong thế liên quan đến những ngữ cảnh xác định (….) Nghĩa chính là chức năng trong ngữ cảnh” [103, tr 29] Việc xem xét nghĩa trong ngữ cảnh, gắn với chức năng sử dụng như vậy chính là quan điểm của chức năng luận

Dù có một sự khác biệt đáng kể trong quan niệm về nghĩa, song cả cấu trúc luận và chức năng luận vẫn có một điểm giống nhau quan trọng là chúng đều coi nghĩa như là tập hợp các thông tin thuần tuý ngôn ngữ (cần và đủ) Đây là một quan điểm khác, đối lập hoàn toàn với tri nhận luận Trong quan điểm của tri nhận luận, không có sự phân biệt giữa thông tin ngôn ngữ (thông tin ngữ nghĩa nghĩa vốn được xét theo điều kiện cần và đủ) và thông tin bách khoa Do vậy, nghĩa trong quan niệm của tri nhận luận được xem như là một sự giải thích, một sự nhận thức, một thực thể tinh thần bao gồm cả những thông tin ngôn ngữ lẫn thông tin bách khoa Nghĩa chính là một thực thể tinh thần có quan hệ trực tiếp với nhận thức, và qua nhận thức, có quan hệ với hiện thực khách quan mà nghĩa phản ánh (nhờ đó mà ngôn ngữ thực hiện được các chức năng chủ yếu của mình là công cụ giao tiếp và công cụ tư duy); và khi hành chức, nghĩa được bộc lộ trên cả hai bình diện hệ thống

- cấu trúc, tức bình diện thuộc về hệ thống từ vựng đóng, và bình diện chức năng, tức các phát ngôn động và mở Chính vì vậy, trong luận án này, khi xem xét nghĩa của các thực thể từ có quan hệ trái nghĩa, chúng tôi luôn tính tới cả các yếu tố hệ thống - cấu trúc lẫn các yếu tố chức năng và nhận thức Thực vậy, chỉ khi tính tới các yếu tố hệ thống - cấu trúc, chúng ta mới có thể nhìn nhận hiện tượng từ trái nghĩa trong tiếng Việt như là một tiểu hệ thống với các phần từ là nghĩa từ và các quan hệ của nó là quan hệ trái ngược (giữa các nghĩa từ) trong hệ thống từ vựng tiếng Việt nói chung (như cấu trúc luận quan niệm) Chỉ khi tính tới yếu tố chức năng, chúng ta mới có thể xác định được đầy đủ năng lực ngữ nghĩa của từ và do đó

là khả năng trái nghĩa có thể có của từ khi từ hiện diện trong ngữ cảnh (như chức năng luận quan niệm) Chỉ khi tính tới yếu tố nhận thức, chúng ta mới có thể nhìn

Trang 34

nhận hệ thống từ trái nghĩa và các nghĩa trái ngược nhau của từ với tư cách là một

hệ thống động và mở, bao gộp trong mình cả thông tin ngôn ngữ thuần tuý lẫn thông tin bách khoa, và chịu sự chi phối liên tục và đa dạng của chủ thể sử dụng ngôn ngữ (như tri nhận luận quan niệm)

1.3.3 Nghĩa từ, cấu trúc nghĩa từ, nghĩa vị và nét nghĩa

Nghĩa từ chính là nội dung tinh thần trừu tượng có trong từ Nghĩa từ tồn tại vừa với tư cách là một thực thể ở trong hệ thống từ vựng, vừa với tư cách là một thực thể phụ thuộc vào ngữ cảnh mà nó xuất hiện, phụ thuộc vào ý định chủ quan của chủ thể bản ngữ Xét ở một khung cảnh rộng hơn, nói như Lê Quang Thiêm

trong Sự phát triển nghĩa từ vựng tiếng Việt từ năm 1945 đến 2005, có thể xem

nghĩa “như là một tồn tại”, “một tồn tại trong văn hóa tinh thần dân tộc" [55], “được

hình thành nhờ hoạt động chức năng và bản thân các yếu tố trong hệ thống” và “là

nội dung phản ánh, ánh xạ được kí hiệu hoá, mã hoá trong từ, là kết quả của hoạt động chức năng của từ" [55, tr.61]:

Nghĩa của từ, cũng như nghĩa của ngôn ngữ nói chung là một sản phẩm văn hóa tinh thần, tâm lí của con người Nghĩa của từ về bản chất là một thực thể tinh thần Nó là kết quả của sự phản ánh, ánh xạ, tri nhận thực tại được tích hợp lại trong nội dung kí hiệu từ ( ) Nội dung này là sự kí hiệu hoá, là việc

sử dụng kí hiệu trong giao tiếp, tư duy; đồng thời nó là kết quả của sự biểu trưng hoá, cấu trúc hoá trong vốn từ ngữ cũng như trong đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc xác định (…) Nghĩa là thành tố cấu tạo ngôn ngữ, đồng thời là thành tố của văn hóa tinh thần" [55, tr.27]

Nghĩa là một thực thể tinh thần nên nhu cầu tìm hiểu nghĩa, trừu xuất nghĩa, phân tích nghĩa, định nghĩa nghĩa, giải thích nghĩa là một nhu cầu tất yếu, thường trực, liên tục của nhà ngôn ngữ học, đặc biệt là những nhà ngữ nghĩa học từ vựng

Vì là một thực thể tinh thần trừu tượng nên nghĩa có trong mình một đặc trưng quan trọng là tính phi tuyến tính [29, 55, 62] Vì thế mà, khi nghiên cứu về nghĩa, dù là theo quan điểm của cấu trúc luận hay chức năng luận, tri nhận luận, người ta thường hình dung nghĩa của ngôn ngữ nói chung và nghĩa của từ nói riêng với tư cách là một cấu trúc Như thế, cũng có nghĩa là khi trừu xuất và phân tích, giải thích nghĩa, người ta thường hình dung và cố định nghĩa từ như là một cấu trúc trong đó có những thành tố nghĩa lớn nhỏ khác nhau và những thành tố nghĩa lớn nhỏ khác nhau

Trang 35

này được sắp xếp theo những tôn ti xác định Những thành tố lớn nhỏ khác nhau này chính là những nét nghĩa (semantic feature) và những nghĩa vị (sememe) Trong nhiều tài liệu Việt ngữ học hiện nay, một số nhà nghiên cứu đã dùng cả thuật ngữ nét nghĩa lẫn nghĩa vị để chỉ cùng một thực thể ngữ nghĩa là “semantic feature” Trong luận án này, kế thừa sự phân biệt của Lê Quang Thiêm (2015), chúng tôi định danh nét nghĩa là một bộ phận của nghĩa vị Nét nghĩa được xem là thành tố nghĩa nhỏ nhất không thể chia cắt được nữa; nghĩa vị (đôi khi vẫn được gọi tắt là nghĩa) chính là những “nghĩa được thừa nhận cương vị” [55, tr 70] trong hệ thống ngữ nghĩa của ngôn ngữ Như vậy, cấu trúc nghĩa từ có thể được hình dung và cố định hoá qua hai cấp: cấp thứ nhất là tập hợp các nét nghĩa để tạo thành nghĩa vị; cấp thứ hai là tập hợp các nghĩa vị (đối với những từ đa nghĩa) để tạo thành nghĩa từ Nghĩa của từ trong các từ điển ngữ văn thường thấy hay được hình dung và trình bày theo những cấu trúc như vậy (Và cố nhiên, sinh viên ngôn ngữ học không bao giờ mắc sai lầm trong việc đồng nhất nghĩa với từ điển (E Sapir))

1.3.4 Hiện tƣợng trái nghĩa, quan hệ trái nghĩa và từ trái nghĩa

Hiện trượng trái nghĩa là một hiện tượng có mặt trong tất cả các ngôn ngữ Đây là một phổ niệm ngôn ngữ Truyền thống ngôn ngữ học thường quan niệm hiện tượng trái nghĩa là hiện tượng mà cái được biểu hiện hay nghĩa của cái biểu hiện này trái ngược (đối lập hoặc tương phản) với cái được biểu hiện hay nghĩa của cái biểu hiện kia Theo đó, quan hệ trái nghĩa là quan hệ trái ngược giữa cái được biểu hiện hay nghĩa này của cái biểu hiện này với cái được biểu hiện hay nghĩa kia của cái biểu hiện kia

Trái nghĩa có mặt ở tất cả các cấp độ ngôn ngữ mà chúng đảm bảo được yêu cầu về tính hai mặt của kí hiệu ngôn ngữ Như vậy, ta sẽ có trái nghĩa ở cấp độ hình

vị (vô-hữu, đại-tiểu, tiền-hậu,…), từ (vô ích-hữu ích, to lớn-nhỏ bé,…) và thậm chí

là cả câu (những thành ngữ tục ngữ trái ngược nhau về nghĩa, về cách hiểu đã khiến

nhiều người gọi đó là những thành ngữ tục ngữ trái nghĩa, kiểu như Không thầy đố

mày làm nên - Học thầy không tầy học bạn; Khôn độc hơn ngốc đàn - Khôn độc không bằng ngốc đàn) Truyền thống ngôn ngữ học thường chỉ chú ý đến nghiên

cứu từ trái nghĩa, ít chú ý đến nghiên cứu trái nghĩa ở trên từ Trong hệ thống từ trái nghĩa của ngôn ngữ, đối lập giữa ngôn ngữ và lời nói, ta có từ trái nghĩa từ vựng (trái nghĩa ngôn ngữ/ trái nghĩa hệ thống) và từ trái nghĩa ngữ cảnh (trái nghĩa lời

Trang 36

nói/ trái nghĩa ngữ dụng) Truyền thống ngôn ngữ học thường chỉ tập trung nghiên cứu trái nghĩa từ vựng, ít chú ý nghiên cứu trái nghĩa ngữ cảnh

Từ trái nghĩa từ vựng là loại từ trái nghĩa thuộc về bản thân hệ thống - cấu trúc ngôn ngữ, chúng vừa là biện pháp vừa là kết quả của sự tổ chức và liên hệ ngữ nghĩa dựa trên tính chất đối lập hay trái ngược một cách thường xuyên, liên tục và ổn định của người bản ngữ (Loại từ trái nghĩa này, nhìn ở góc độ triết học, lô gích học, cũng chính là một biện pháp tổ chức tư duy trực tiếp và cụ thể của con người theo sự đối lập, và thường là sự đối lập lưỡng cực, loại trừ) Loại đơn vị trái nghĩa này thường được thu thập, ghi nhận và trình bày trong các từ điển ngữ văn Những từ trái nghĩa từ vựng là những đơn vị từ vựng thuộc về sự kiện ngôn ngữ của tập thể chứ không thuộc

về sự kiện lời nói của cá nhân Những từ trái nghĩa ngữ cảnh (như thuyền-bến, châu

chấu-voi trong thuyền ơi có nhớ bên chăng, châu chấu đá voi) là những đơn vị từ

vựng thuộc về sự kiện lời nói cá nhân nhất thời, được lâm thời tổ chức lại với nhau theo quan hệ đối lập trong chính hoàn cảnh ngôn ngữ đó, được hình thành từ những ý định dụng ngôn có tính chất tu từ của chủ quan cá nhân chứ không phải là quy ước của số đông khách quan bản ngữ Luận án này tập trung nghiên cứu từ trái nghĩa từ vựng chứ không tập trung chú ý nghiên cứu từ trái nghĩa ngữ cảnh

1.3.5 Phân tích nghĩa từ (trái nghĩa)

Lịch sử phát triển của ngữ nghĩa học nói chung và ngữ nghĩa học từ vựng nói riêng đã cung cấp cho chúng ta nhiều phương pháp, thủ pháp phân tích nghĩa khác nhau Ở mục này, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ làm rõ một số phương pháp, thủ pháp phân tích nghĩa quan trọng được sử dụng trong luận án

Phương pháp phân tích ngữ cảnh, phân tích thành tố (nghĩa), phân tích hệ thống - cấu trúc là những phương pháp nghiên cứu chính của luận án: phương pháp phân tích ngữ cảnh được sử dụng để nhận diện các nghĩa vị cụ thể của từ trong từng ngữ cảnh quan yếu; phương pháp phân tích thành tố nghĩa được sử dụng để chỉ ra cấu trúc ngữ nghĩa của từ nhằm kiểm tra xem những từ đã được phân tích có thực

sự là những từ trái nghĩa hay không và nếu là những từ trái nghĩa thì chúng trái nghĩa với nhau theo tiêu chí nào; phương pháp phân tích hệ thống - cấu trúc dùng để xác lập hệ thống từ trái nghĩa tiếng Việt với tư cách là một tiểu hệ thống từ vựng, trong đó các thực thể từ được coi là những phần tử của hệ thống và sự liên hệ trái ngược nhau về nghĩa giữa các từ được xem là quan hệ của hệ thống, trong toàn thể

Trang 37

hệ thống từ vựng tiếng Việt nói chung Bên cạnh đó, để hỗ trợ những phương pháp trên, các thủ pháp phân tích quy chiếu, phân tích điển mẫu, phân tích ngữ trị, thống

kê và phân loại cũng được sử dụng bổ sung ở những chỗ thích hợp, giúp cho việc nhận diện và mô tả từ trái nghĩa được dễ dàng và rõ ràng hơn

Phương pháp phân tích ngữ cảnh được áp dụng cho từng biểu thức ngôn ngữ

cụ thể trong từng hoàn cảnh sử dụng cụ thể Phương pháp này cho rằng một đơn vị ngôn ngữ A được nhận diện là có những nghĩa nào khi và chỉ khi đơn vị ngôn ngữ

A đó được đặt vào trong từng hoàn cảnh sử dụng cụ thể Phương pháp này giả định rằng mỗi một từ ngữ khi được đặt vào những ngữ cảnh khác nhau đều tiềm tại những nghĩa khác nhau, và do đó, tiềm tại những quan hệ ngữ nghĩa khác nhau

Chẳng hạn, với đơn vị ngôn ngữ lên, nghĩa vị/ nghĩa “hành động di chuyển vật lí, từ chỗ thấp đến chỗ cao” được trừu xuất từ các ngữ cảnh lên cầu thang, lên núi,…, lên với nghĩa này trái nghĩa cùng xuống (xuống cầu thang, xuống núi); nghĩa vị/ nghĩa

“tăng về số lượng” được trừu xuất từ lên cân, lên giá,… đặt trong thế đối lập, trái nghĩa cùng giảm, xuống trong giảm cân, xuống cân, giảm giá, xuống giá,… Ở đây,

chỉ với hai nhóm cặp ngữ cảnh quan yếu, ta đã có thể xác định được hai cặp trái nghĩa khác nhau Như vậy, phương pháp phân tích ngữ cảnh được luận án sử dụng

để trừu xuất nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ ra thành các nghĩa vị khác nhau Phương pháp này được vận dụng triệt để để nhận diện hiện tượng chuyển nghĩa của

từ trong các ngữ cảnh khác nhau

Phương pháp phân tích thành tố (nghĩa) là một phương pháp mạnh, thường được sử dụng trong các nghiên cứu ngữ nghĩa truyền thống trên cả phương diện lí thuyết lẫn thực hành Phương pháp phân tích thành tố (nghĩa) được áp dụng cho từng trường hay nhóm từ riêng biệt Trường hay nhóm từ đó có kích thước tối thiểu

là một cặp từ và kích thước tối đa là những nhóm, tập hợp từ lớn nhỏ không xác định Phương pháp này có thể bị vô hiệu trong trường hợp chúng ta không xác định được các trường hay nhóm từ cụ thể Trong phương pháp này, dựa trên những quan

hệ và đối lập từ vựng xác định, người ta tiến hành chia nhỏ cơ cấu nghĩa của từng đơn vị ngôn ngữ (cụ thể là nghĩa vị) ra thành những nét nghĩa nhỏ đến mức không thể chia nhỏ hơn được nữa Nhỏ đến mức không thể chia nhỏ hơn được nữa được hiểu một cách hạn chế và có phần chủ quan, tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu của người phân tích nghĩa và độ lớn của trường hay nhóm từ vựng được phân tích Nét

Trang 38

nghĩa “nhỏ nhất, không chia nhỏ hơn được nữa” là nét nghĩa đủ nhỏ để cho phép chủ ngôn hay người phân tích nghĩa có thể hiểu đơn vị ngôn ngữ đang xét trong mối quan hệ cùng với những đơn vị ngôn ngữ khác nằm trong trường hay nhóm của đơn

vị ngôn ngữ đang xét Kích thước nét nghĩa nhỏ như thế nào được xét trong từng thế quan hệ từ vựng một Trường từ vựng được đem ra xem xét có kích thước nhỏ thì lượng nét nghĩa trong cơ cấu nghĩa từ càng ít, và ngược lại Về mặt lí thuyết, phương pháp phân tích thành tố (nghĩa) có thể được áp dụng cho bất kì trường từ vựng nào, bất luận lớn hay nhỏ (Sẽ dễ hình dung điều này hơn khi ta biết rằng việc

tổ chức các đơn vị từ vựng và việc định nghĩa các đơn vị từ vựng của các mạng từ hiện nay đã tiến hành theo nguyên tắc tôn ti kế thừa) Tuy nhiên, trong thực tế, phương pháp phân tích này tỏ ra kém hiệu quả khi áp dụng cho những trường từ vựng có kích thước lớn Phương pháp phân tích thành tố (nghĩa) được luận án sử dụng để chỉ rõ cấu trúc nghĩa của từng từ (cấu trúc gồm những nghĩa vị), và cấu trúc nghĩa của từng nghĩa vị (cấu trúc gồm những nét nghĩa) Các đơn vị ngôn ngữ được xét theo từng cặp, từng nhóm, từng loạt, cụ thể ở đây là từng cặp từ trái nghĩa, từng cặp trái nghĩa, từng chùm trái nghĩa, từng chuỗi trái nghĩa Nói cách khác, phương pháp phân tích thành tố nghĩa được áp dụng cùng lúc cho những đơn vị ngôn ngữ trái nghĩa hữu quan, nhằm chỉ rõ các đơn vị ngôn ngữ đang xét đối lập nhau hay trái ngược nhau về nghĩa theo tiêu chí nào và ở nghĩa nào Chẳng hạn, trong cặp ví dụ:

tiến: [hành động vật lí, di chuyển, của người hoặc động vật, theo chiều ngang,

hướng về phía trước];

và lùi: [hành động vật lí, di chuyển, của người hoặc động vật, theo chiều

ngang, hướng về phía sau]

Trong những trường hợp như cặp tiến-lùi, bản thân cái ngữ cảnh quan yếu của chúng (ví dụ như trong cặp ngữ cảnh tiến về phía trước và lùi về phía sau) đã có

thể chỉ ra cho chúng ta thấy chúng đối lập với nhau theo tiêu chí nào rồi Trong những trường hợp như vậy, phép hiệp nghĩa cho phép chúng ta giải thích điều này Nhưng trong những trường hợp không được giải thích theo phép hiệp nghĩa, chẳng

hạn như trong ngữ cảnh được xây dựng từ phép nghịch nghĩa như đẹp chết người và

xấu như ma, thì sao? Ở đây, cũng chỉ có phương pháp phân tích thành tố nghĩa mới

cho phép ta thấy chúng có đối lập với nhau hay không, và nếu đối lập thì đối lập theo tiêu chí nào:

Trang 39

đẹp: [thuộc tính bề ngoài, của người hoặc vật, được (con người) đánh giá,

một cách chủ quan, theo chiều hướng tích cực];

và xấu : [thuộc tính bề ngoài, của người hoặc vật, được (con người) đánh giá,

một cách chủ quan, theo chiều hướng tiêu cực]

Trong ví dụ này, nét nghĩa cuối cùng là nét nghĩa chủ đạo có tác dụng chỉ ra hai đơn vị ngôn ngữ đang được xem xét đối lập với nhau theo tiêu chí nào Như vậy,

ở đây, phương pháp phân tích thành tố nghĩa được sử dụng để chỉ ra cấu trúc ngữ nghĩa của từng đơn vị ngôn ngữ đang xét, và chỉ ra xem các đơn vị ngôn ngữ đang xét đó có trái nghĩa với nhau hay không và nếu trái nghĩa thì trái nghĩa theo tiêu chí gì

Phương pháp phân tích quy chiếu là phương pháp nghiên cứu đã được phát triển từ khá lâu, từ trong triết học, ngôn ngữ học Phương pháp này được sử dụng để nhận diện nghĩa hay các chỉ vật của đơn vị ngôn ngữ gắn với những tình huống sử dụng cụ thể Nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ nào đó được xác định là nhờ vào việc quy chiếu tới một hoàn cảnh dụng ngôn cụ thể về cả không gian lẫn thời gian và về cả chủ thể ngôn ngữ Nói một cách đơn giản, phương pháp này được sử dụng để phân

tích nghĩa của đơn vị ngôn ngữ trong trục toạ độ tôi-ở đây-bây giờ Chẳng hạn, với một biểu thức ngôn ngữ như cụ đi rồi, ta rất khó có thể xác định được nghĩa và theo

đó là các quan hệ trái nghĩa có thể có của đơn vị ngôn ngữ đi là gì, nếu không gắn

biểu thức ngôn ngữ này vào trục toạ độ tôi-ở đây-bây giờ Trong trường hợp này, tự bản thân ngữ cảnh (ngôn ngữ) không cho phép ta thuyết giải đúng nghĩa của đơn vị cần thuyết giải Nếu gắn với một không gian thời gian dụng ngôn cụ thể ta mới có thể

biết được đi có nghĩa là “hành động di chuyển vật lí cụ thể từ nơi này đến nới kia” trong mối quan hệ trái nghĩa cùng về, hay có nghĩa là “chết” trong mối quan hệ trái nghĩa cùng chết, về (trời), mất, hay có nghĩa là “dịch chuyển quân cờ để tạo ra thế cờ

mới”, nghĩa này vốn không có nghĩa trái ngược, v.v

Phương pháp phân tích ngữ trị, trong luận án này, hiểu theo nghĩa rộng, được

sử dụng để xác định ngữ nghĩa và giá trị ngữ pháp của từng đơn vị ngôn ngữ thông qua các kết hợp tuyến tính cụ thể Phân tích ngữ trị được sử dụng để nhận diện các diễn trị, các vai nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, rộng hơn nữa là để nhận diện khả năng kết hợp của từ ngữ Ngữ trị khác nhau đưa đến phạm vi ngữ nghĩa khác nhau,

và theo đó, là các quan hệ ngữ nghĩa khác nhau Việc định được ngữ trị giúp ta định được phạm vi ngữ nghĩa, và do đó, là quan hệ trái nghĩa Chẳng hạn như, đối với từ

Trang 40

vị trước thì rõ ràng là trước trong tháng trước khác với trước trong nhà trước, và như thế, đương nhiên các nét nghĩa “không gian” của trước trong nhà trước và nét nghĩa “thời gian” của trước trong tháng trước sẽ quy định đơn vị từ vựng có quan

hệ trái nghĩa tương ứng; cả hai nghĩa này đều tham gia cùng một cặp từ trái nghĩa, song lại thuộc hai cặp trái nghĩa khác nhau (một cặp trái nghĩa xét theo phương diện không gian, một cặp trái nghĩa xét theo phương diện thời gian) Hoặc như trường

hợp tươi trong hoa thường tươi cỏ thường héo và tôm tươi và (hôm nay trông) em

tươi hơn hôm qua,… thì rõ ràng là tươi thứ nhất đối lập và trái nghĩa với héo, tươi

thứ hai đối lập và trái nghĩa với chết/ôi, tươi thứ ba trong một chừng mực nào đó có thể được xem là đối lập và trái nghĩa với buồn, vì các vai nghĩa cụ thể của các diễn

tố kết hợp với tươi vốn không giống nhau, v.v

Phương pháp phân tích điển mẫu dùng để chỉ ra: (1) những nét nghĩa nào là trung tâm và những nét nghĩa nào là ngoại biên trong một cấu trúc ngữ nghĩa của đơn vị từ vựng (cụ thể là nghĩa vị), nhằm xác định phạm vi ngữ nghĩa của đơn vị từ vựng, và theo đó, là các quan hệ ngữ nghĩa của đơn vị từ vựng; (2) đơn vị từ vựng nào được xem là có tính trái nghĩa điển hình hay tâm hơn đơn vị từ vựng khác (so

sánh to-nhỏ, lớn-bé với to lớn-nhỏ bé, to-bé, to đùng-bé xíu, to đùng-nhỏ xíu,…)

Phương pháp phân tích điển mẫu cho rằng ranh giới giữa các khái niệm hay nghĩa, ranh giới giữa các chỉ vật hay ngoại diên là một ranh giới mờ, cấu trúc nét nội hàm của khái niệm hay cấu trúc nét nghĩa của nghĩa vị không phải là một tập hợp những nét nội hàm hay nét nghĩa cần và đủ, mà gồm những nét nội hàm hay nét nghĩa trung tâm và ngoại biên (điển hình hay không điển hình, nổi trội hay không nổi trội,

có thể đại diện được hay không thể đại diện được) Một ranh giới rạch ròi giữa cái được gọi là ngoại biên và trung tâm thực tế không tồn tại, ranh giới này khả biến theo thực tiễn nhận thức của chủ thể bản ngữ Sự phân biệt giữa thông tin bách khoa

và thông tin ngữ nghĩa cũng không tồn tại, nó khả biến theo thực tiễn tri nhận chủ thể Tuỳ từng hoàn cảnh nhận thức mà người ta huy động thông tin này hay thông tin kia, và vì vậy, thông tin này hay thông tin kia sẽ quan trọng hoặc là có giá trị như thông tin ngữ nghĩa Cấu trúc nghĩa từ, vì vậy, là một cấu trúc động, có tính chất mở, bao gồm những nét nghĩa trung tâm, nổi trội, và những nét nghĩa ngoại biên, mờ nhạt Giá trị trung tâm, nổi trội này của một nét nghĩa nào đó được xác định trong từng hoàn cảnh dụng ngôn cụ thể Nét nghĩa trung tâm, nổi trội trong

Ngày đăng: 13/11/2017, 10:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Apresian, Ju. D. (1963), “Các phương pháp hiện đại nghiên cứu nghĩa và một số vấn đề của ngôn ngữ cấu trúc”, Những vấn đề của ngôn ngữ học cấu trúc (bản dịch của Viện Ngôn ngữ học), NXB Viện Hàn lâm Khoa học Liên xô, tr.1- 95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp hiện đại nghiên cứu nghĩa và một số vấn đề của ngôn ngữ cấu trúc”," Những vấn đề của ngôn ngữ học cấu trúc
Tác giả: Apresian, Ju. D
Nhà XB: NXB Viện Hàn lâm Khoa học Liên xô
Năm: 1963
2. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, NXB Đại học & Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Đại học & Trung học Chuyên nghiệp
Năm: 1989
3. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tài Cẩn (1999), "Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
4. Đỗ Hữu Châu (1962), Giáo trình Việt ngữ (Tập 2, Từ hội học), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Việt ngữ "(Tập 2," Từ hội học)
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1962
5. Đỗ Hữu Châu (1973), “Trường từ vựng và các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa”, Ngôn ngữ (3), tr. 61-71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường từ vựng và các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1973
6. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1981
7. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
8. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ vựng tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bình diện của từ và từ vựng tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
9. Đỗ Hữu Châu (2005). Đỗ Hữu Châu Tuyển tập (2 tập), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Hữu Châu Tuyển tập
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
10. Đỗ Hữu Châu (2006), Giáo trình từ vựng học tiếng Việt, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2006
11. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
12. Nguyễn Hữu Chương (1999), Một số vấn đề về câu đẳng nghĩa (đồng nghĩa) tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh), Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về câu đẳng nghĩa (đồng nghĩa) tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
Tác giả: Nguyễn Hữu Chương
Năm: 1999
13. Nguyễn Hồng Cổn (1986), “Thử tìm hiểu sự phân bố trật tự của các yếu tố trong tổ hợp đẳng lập song tiết tiếng Việt”, Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 179-182 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử tìm hiểu sự phân bố trật tự của các yếu tố trong tổ hợp đẳng lập song tiết tiếng Việt”, "Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông
Tác giả: Nguyễn Hồng Cổn
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1986
14. Nguyễn Đức Dân (1977), “Logic và sự phủ định trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ (3), tr. 42-49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logic và sự phủ định trong tiếng Việt”," Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 1977
15. Nguyễn Đức Dân, Lê Quang Thiêm (1980), Từ điển tần số tiếng Việt (Dictionnare de Fréquence du Vietnammien), Université de Paris VII Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tần số tiếng Việt (Dictionnare de Fréquence du Vietnammien)
Tác giả: Nguyễn Đức Dân, Lê Quang Thiêm
Năm: 1980
16. Nguyễn Đức Dân (1983), “Phủ định và bác bỏ”, Ngôn ngữ (1), tr. 27-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phủ định và bác bỏ”," Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 1983
17. Nguyễn Đức Dân (1983), “Thang độ, phép so sánh và sự phủ định”, Ngôn ngữ (1), tr. 21-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thang độ, phép so sánh và sự phủ định”," Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 1983
18. Nguyễn Đức Dân (1987), Logic – Ngữ nghĩa – Cú pháp, NXB Đại học & Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logic – Ngữ nghĩa – Cú pháp
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: NXB Đại học & Trung học Chuyên nghiệp
Năm: 1987
19. Nguyễn Đức Dân (1999), Lô gích và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lô gích và tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
20. Trần Ngọc Dung, Thuỳ Dương, Khánh Phương, Tú Phương (2011), Sổ tay từ trái nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay từ trái nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Trần Ngọc Dung, Thuỳ Dương, Khánh Phương, Tú Phương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w