1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn

99 359 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là đơn vị trực tiếp làm ra của cải vật chất, cung cấp sản phẩm dịch vụ, lao vụ, phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội. Hạch toán kế toán là

Trang 1

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

LỜI MỞ ĐẦU

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là đơn vị trực tiếp làm ra của cải vậtchất, cung cấp sản phẩm dịch vụ, lao vụ, phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêudùng của toàn xã hội.

Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế tàichính, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạtđộng kinh tế

Doanh nghiệp tiến hành hạch toán các chi phí sản xuất, tính giá thànhsản phẩm để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là lãihay lỗ Trong quá trình hình thành chi phí sản xuất thì tiền lương là một trongcác yếu tố tạo nên giá thành sản phẩm Sử dụng hợp lý lao động trong quátrình sản xuất kinh doanh là tiết kiệm chi phí về lao động sống, góp phần hạthấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi và là điều kiện để cải thiện, nâng caođời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên và người lao độngtrong doanh nghiệp.

Tiền lương là phần thù lao trả cho người lao động tương xứng với sốlượng, chất lượng và kết quả lao động Bảo hiểm xã hội là khoản trợ cấp choNLĐ trong thời gian nghỉ việc vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động

Tiền lương và các khoản trích theo lương là nguồn thu nhập chủ yếucủa cán bộ CNVC và NLĐ để họ yên tâm ổn định cuộc sống, tích cực hănghái tham gia lao động sản xuất Do vậy cùng với sự phát triển và nâng caohiệu quả SXKD tiền lương của CNVC và NLĐ cũng không ngừng được nângcao.

Vì thế có thể nói tiền tương và các khoản trích theo lương luôn luôn làmột vấn đề thời sự cần quan tâm trong mọi thời kỳ phát triển của xã hội Tiềnlương và các khoản trích theo lương là một phạm trù kinh tế, nó gắn liền vớicách thức phân chia, gắn liền với lợi ích con người, gắn liền với các tổ chứckinh tế Động lực của việc phân chia tiền lương và các khoản trích theo lươngcòn là cơ sở để tái sản xuất giản đơn cũng như tái sản xuất mở rộng.

Ngày nay vấn đề tổ chức phân phối tiền lương và các khoản trích theolương cho NLĐ trở nên rất cấp thiết trong nền KTTT Đặc biệt là những

Lê ThÞ Hương KT8-K4 Chuyên đÒ KÕ toán tiÒn

1

Trang 2

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

phương pháp tính toấn, thanh toán về kế toán tiền lương - BHXH sao cho

tiền lương thực sự là“Đòn bẩy kinh tế ” kích thích, động viên NLĐ hăng hái

hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán tiền lương vàcác khoản trích theo lương đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ công tác

hạch toán kế toán, bên cạnh đó cùng với sự hướng dẫn tận tình của Cô giáoHoàng Thị Thanh Huyền và các cán bộ kế toán trong Công ty, em đã mạnh

dạn chọn đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tạiCông ty TNHH máy may Đại Hàn ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Ngoài Phần mở đầu và Phần kết luận, nội dung của chuyên đề còn cócác phần sau:

Chương 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀNLƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.

Chương 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀNLƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TYTNHH MÁY MAY ĐẠI HÀN

Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNGTÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEOLƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MÁY MAY ĐẠI HÀN

Sau một thời gian dài học tập, nghiên cứu, mặc dầu bản thân đã cốgắng học hỏi và trau dồi kiến thức Song một phần do thời gian, một phần dokhả năng có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy emkính mong nhận được sự chỉ bảo, động viên, góp ý của Cô giáo hướng dẫn vàcác cán bộ nhân viên phòng kế toán của Công ty TNHH máy may Đại Hàn đểđề tài của em được hoàn thiện hơn.

Em xin bầy tỏ lòng cảm ơn chân thành sâu sắc !

2

Trang 3

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

1.1.1.1 Lao động

Lao động là sự hao phí có mục đích về thể lực và trí lực của con ngườinhằm tác động vào các vật phảm tự nhiên thành vật phẩm đáp ưng nhu cầucủa con ngườihoặc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Quản lý lao động là nội dung quan trọng trong công tác quản lý của đơn vịsản xuất kinh doanh Sử dụng lao động hợp lý là tiết kiệm chi phí góp phần hạthấp giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và nâng cao đờisống cho người lao động

Để bù đắp hao phí về sức lao động thì người chủ sử dụng lao động phảItính toán và trả cho người lao động khoản thù lao gọi là tiền lương.

1.1.1.2: Tiền lương.

Tiền lương là một phạm trù kinh tế, là bộ phận của sản phẩm xã hộiluôn gắn liền với lao động, tiền tệ và nền sản xuất kinh doanh Người laođộng với tư cách là chủ thể tư liệu sản xuất nhận được của xã hội để thoả mãntiêu dùng cá nhân, để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sảnxuất kinh doanh Do vậy tiền lương thuộc phạm trù phân phối, là một phầnthu nhập quốc dân, được Nhà nước phân phối có kế hoạch cho người lao độngtheo số lượng và chất lượng lao động.

Trong điều kiện tồn tại nền sản xuất hàng hoá và tiền tệ, tiền lương làmột bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động tạo ra Tiền lương làmột bộ phận của CPSXKD cấu thành nên giá thành của sản phẩm hay đựocxác định là một bộ phận của thu nhập Trong công tác quản lý hoạt độngSXKD của doanh nghiệp, tiền lương được sử dụng như một phương tiện quan

trọng - Đòn bẩy kinh tế - để kích thích, động viên người lao động hăng háiLê ThÞ Hương KT8-K4 Chuyên đÒ KÕ toán tiÒn

3

Trang 4

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

sản xuất, tăng thêm sự quan tâm của NLĐ đối với kết quả lao động, nhằm tạora nhiều sản phẩm, tăng năng xuất lao động.

Ở Việt Nam trong thời kỳ bao cấp, tiền lương chủ yếu bao gồm hai bộphận: Phần trả bằng tiền trên hệ thống thang lương, bảng lương và phần trảbằn hiện vật thông qua tem, phiếu, sổ Theo cơ chế thị trường này tiền lươngkhông gắn chặt với số lượng, chất lượng lao động, không phản ánh đúng giátrị sức lao động và không đảm bảo một cuộc sống ổn định cho người laođộng Do đó không tạo ra được động lực sản xuất.

Còn trong nền KTTT như hiện nay, thừa nhận sức lao động là hàng hoávà sự tồn tại khách quan của phạm trù thị trường sức lao động thì tiền lươngthuộc phạm trù giá trị, chịu sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cung cầu

về sức lao động Theo Mác “Sức lao động là xương là bắp của sản xuất” có

nghĩa là lao động là hoạt động tạo ra giá trị Cái mà người ta mua bán nhưhàng hoá là sức lao động Khi sức lao động trở thành hàng hoá thì giá trị củanó được đo bằng lao động Người công nhân - người bán sức lao động nhậnđược giá trị của sức lao động dưới hình thức tiền lương, tiền lương được hìnhthành trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người lao động và người sửdụng sức lao động, do người sử dụng lao động trực tiếp trả cho NLĐ dựa trênsố lượng và chất lượng của mà NLĐ đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh

doanh Như vậy, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống

cần thiết mà Doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượngcông việc mà người lao động đã cống hiến cho Doanh nghiệp Tiền lương của

doanh nghiệp bao gồm lương nhân viên hành chính, lương hưởng theo giờ laođộng sản lượng công việc thực tế, các khoản thưởng, hoa hồng, phúc lợi, vànhững khoản trích theo lương theo quy định hiện hành của pháp luật hay theosự thoả thuận của đôi bên.

1.1.1.3: Quỹ tiền lương:

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương tính theo sốcông nhân viên của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý và chi trả lương

4

Trang 5

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

- Quỹ tiền lương bao gồm:+ Tiền lương tính theo thời gian.+ Tiền lương tính theo sản phẩm + Tiền lương công nhật công khoán

+ Tiền lương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm trong phạm vi vàchế độ quy định.

+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất donguyên nhân khách quan.

+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động đi côngtác xa, làm nghĩa vụ trong phạm vi chế độ quy định

+ Tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, đihọc theo chế độ quy định.

+ Phụ cấp làm đêm, thêm giờ, thêm ca.+ Phụ cấp dạy nghề.

+ Phụ cấp khu vực, thâm niên ngành nghề.+ Phụ cấp trách nhiệm.

- Ngoài ra quỹ tiền lương được tính cả các khoản tiền chi trợ cấp bảohiểm xã hội cho công nhân viên chức trong thời gian ốm đau, thai sản và tainạn lao động

- Khi hạch toán tiền lương công nhân viên chia làm hai loại :

+ Tiền lương chính trả cho công nhân viên theo nhiệm vụ chính là tiềnlương trả theo cấp bậc, các khoản phụ cấp trả kèm với tiền lương (đồng).

+ Tiền lương phụ trả cho công nhân viên trong thời gian không làmnhiệm vụ chính, nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định: Tiềnlương nghỉ phép, tiền lương trong thời gian ngừng việc do nguyên nhân kháchquan.

- Việc phân chia quỹ tiền lương thành lương chính, lương phụ có ýnghĩa rất quan trọng trong kế toán tiền lương và phân tích khoản mục chi phítiền lương trong GTSP Tiền lương chính của công nhân sản xuất được thanh

Lê ThÞ Hương KT8-K4 Chuyên đÒ KÕ toán tiÒn

5

Trang 6

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, có quan hệ trực tiếpvới khối lượng sản phẩm sản xuất và năng suất lao động.

Tiền lương phụ cấp của công nhân sản xuất được hạch toán và phân bổgián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm có liên quan, không có quanhệ trực tiếp với từng loại sản phẩm mà liên quan đến nhiều loại sản phẩmkhông gắn với năng suất lao động.

- Phân chia quỹ tiền lương như trên có ý nghĩa trong việc hạch toán tậphợp chi phí sản xuất, chi phí lưu thông Trên cơ sở đó xác địng và tính chínhxác chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm và trong chi phí lưu thông.

+ Mô hình xác định quỹ tiền lương của doanh nghiệp

Cách tính:

Qtl + k = (C+V+m) - [ (C1+C2) +các khoản nộp ]

Trong đó: C : Là giá trị tư liệu sản xuất V: là giá trị sức lao động m: giá trị thặng dư

C1: là giá trị khấu hao máy moc thiết bị C2: là giá trị nguyên vật liệu

Qtl+k: là quỹ tiền lương va các quỹ khác+ Doanh nghiệp tự xây dựng đơn giá trình cấp trên duyệt

- Nếu là sản phẩm do Nhà nước quy định đơn giá thì tiền lương đượctính bằng tiền lương tuyệt đối trên một đơn vị sản phẩm hoặc tỷ lệ tiền lươngtrên tổng doanh thu.

- Nếu sản phẩm do doanh nghiệp tự định giá thì đơn giả tiền lươngđược tính bằng tỷ lệ tiền lương trên giá bán 1 đơn vị sản phẩm (sản phẩm ổnđịnh), bằng tỷ lệ tiền lương trên tổng doanh thu (sản phẩm không ổn định).

+ Tiền thuởng:

Phải là nguồn còn lại khi đã trừ các khoản nộp nghĩa vụ và trích nộpquỹ hợp lý

6

Trang 7

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

- Quỹ tiền thưởng không được phép lớn hơn 50% quỹ tiền lương,doanh nghiệp không được lấy bất kỳ nguồn thưởng nào khác.

- Quỹ tiền lương doanh nghiệp phải đăng ký với ngân hàng.+ Tạo nguồn tiền lương cho công nhân viên trong doanh nghiệp.

Điều khó nhất đối với các doanh nghiệp là vấn đề tạo nguồn tiền lương,tăng thu nhập cho những người lao động mà vẫn không vi phạm chính sách,chế độ ,vẫn bảo toàn vốn và phát triển doanh nghiệp

Mọi thủ pháp tạo nguồn tiền lương cũ không hợp lý sẽ không htực hiệnđược như: hưởng chênh lệch giá, tính vào giá thành mức khấu hao thấp, giấutổng thu và tổng chi, tranh thủ các lợi thế so với các doanh nghiệp khác về kỹthuật, đầu tư ưu đãi của Nhà nước, nguồn nguyên liệu tiêu thụ

- Hiện nay doanh nghiệp đã tìm ra các phương pháp tăng quỹ tiềnlương như:

+ Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng số lượng sản phẩm tiêuthụ + Cải tiến cơ cấu sản phẩm, sản xuất những sản phẩm để tiêu thụ có lợitrên thị trường trong nước và thế giới Nghiên cứu kỹ các mặt hàng sản xuấtvà luôn chú ý cải tiến, thay đổi mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thịtrường.

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đây là nhiệm vụ sốngcòn của doanh nghiệp trong cạnh tranh.

- Khai thác nguồn tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp như tài sản cốđịnh, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, lao động, năng lực tổ chức quản lý,trên cơ sở đó phát triển sản xuất, chuyên môn hoá kết hợp với kinh doanhtổng hợp tăng nguồn thu nhập cho doanh nghiệp

+ Quản lý tốt lao động, xử lý có hiệu quả số người dư thừa, giảm biênchế bộ máy hành chính

+ áp dụng kỹ thuật mới, quy trình công nghệ tiên tiến, phân phối hợp lýquỹ tiền lương trong nội bộ, đảm bảo vừa kích thích sản xuất phát triển vừathực hiện công khai, công bằng dân chủ trong nội bộ doanh nghiệp.

Lê ThÞ Hương KT8-K4 Chuyên đÒ KÕ toán tiÒn

7

Trang 8

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

1.1.2.Nhiệm vụ hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp

Kế toán với chức năng công cụ quan trọng quản lý các hoạt động sảnxuất kinh doanh trong doanh nghiệp, cần được DN sử dụng đúng với chứcnăng vị trí của nó trong lĩnh vực lao động và quản lý tiền lương Doanhnghiệp cần tổ chức tốt công tác kế toán lao động tiền lương

- Để thực hiện chức năng là công cụ phục vụ sự điều hành và quản lýlao động tiền lương có hiệu quả, kế toán lao động và tiền lương phải thực hiệntốt các nhiệm vụ sau đây:

+ Tổ chức ghi chép, phản ánh một cách trung thực, kịp thời đầy đủ,chính xác tình hình hiện có và sự biến động về số lượng, chất lượng lao động,tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả thời gian lao động của CNV,NLĐ.

+ Tính toán chính xác, thanh toán kịp thời, đầy đủ, đúng chính sách chếđộ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho NLĐ.

+ Thực hiện, kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, tìnhhình chấp hành chính sách, chế độ về lao động, tiền lương và BHXH, quản lýchặt chẽ tình hình sử dụng quỹ tiền lương và quỹ BHXH.

+ Tính và phân bổ đúng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH vàoCPSXKD Hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp, thực hiệnđầy đủ, đúng đắn chế độ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương, BHXH Mởsổ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương, BHXH đúng chế độ, đúngphương pháp.

Lập các báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH thuộc trách nhiệm củakế toán Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹBHXH, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăngnăng suất lao động Đấu tranh chống những hành vi vô trách nhiệm, vi phạmkỷ luật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao động, tiền lương, chế độphân phối theo lao động.

8

Trang 9

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

+ Thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản thanh toán cho côngnhân viên, cho người lao động trong doanh nghiệp

1.1.3.Chức năng của tiền lương trong doanh nghiệp

Trước hết đó là chức năng tái sản xuất sức lao động Như chúng ta đãbiết quá trình tái sản xuất sức lao động được thể hiện bằng việc trả công choNLĐ, thông qua lương Bản chất của sức lao động là sản phẩm luôn đượchoàn thiện về chất lượng còn bản chất tái sản xuât sức lao động là có mộtlượng tiền lương sinh hoạt nhất định để họ có thể:

- Duy trì và phát triển sức lao động của bản thân mình.- Sản xuất ra sức lao động mới.

- Tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ hoàn thành kỹ năng lao động.Tiền lương chỉ thực hiện tốt chức năng này khi đảm bảo đúng vai trò

“trao đổi ngang giá giữa hoạt động lao động, kết quả lao động” nghĩa là

đảm bảo tiền lương nhận được phải đáp ứng đủ nhu cầu trên.

Chức năng tiếp theo của tiền lương là công cụ quản lý của doanhnghiệp Nhà nước thực hiện quản lý tiền lương thông qua báo cáo tính toánxét duyệt đơn giá tiền lương và thưởng thực tế của từng ngành, từng doanhnghiệp để tù đó có một cơ sở lương phù hợp, ban hành nó như một văn bảnpháp luật Các DN tổ chức tốt công tác này góp phần nâng cao chức năngquản lý Nhà nước về lao động và tiền lương.

Ngoài ra tiền lương còn có chức năng là đòn bẩy kinh tế Thực tế chothấy rằng, khi được trả công xứng đáng NLĐ sẽ gắn chặt trách nhiệm củamình với lợi ích của Doanh nghiệp, nơi mà họ đang làm việc.

Chức năng điều hoà lao động Sự hấp dẫn đối với mức lương cao sẽ thuhút người lao động vào những nơi làm việc mà họ cảm thấy sức lao động màhọ bỏ ra được đền đáp thích đáng Điều này cho thấy cơ cấu lao động trongcác ngành nghề không đồng đều, mất cân đối Do đó hệ thống lương, bảnglương, chế độ phụ cấp đối với từng ngành nghề phù hợp chính là công cụ điềutiết lao động.

Lê ThÞ Hương KT8-K4 Chuyên đÒ KÕ toán tiÒn

9

Trang 10

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

Với những chức năng trên, tiền lương thực sự đã đóng góp một vai tròrát quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển, khuyến khích NLĐtrong công việc, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.2.Phân loại tiền lương, phân loại lao động

1.2.1 Phân loại tiền lương:

Để tiến hành hạch toán tiền lương một cách đúng đắn, cần phân loạitiền lương thành hai bộ phận: Chế độ cấp bậc tỷ lệ và các hình thức lương.

- Chế độ cấp bậc tiền lương là toàn bộ những quy định của nhà nướcmà DN dựa vào đó để vận dụng trả lương cho công nhân theo chất lượng vàđiều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định Gồm có ba bộphận sau:

+ Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.+ Thang lương, bảng lương.+ Mức lương.

* Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là bảng quy định về mức độ phức tạp củacông việc và yêu cầu về trình độ NLĐ đối với các cấp bậc khác nhau Tiêuchuẩn này quy định những yêu cầu về kiến thức và khả năng thực hành củaNLĐ trong sản xuất và nghiệp vụ quản lý đối với từng bậc.

* Thang lương là biểu xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương ở các trìnhđộ thành thạo khác nhau Trong mỗi thang lương có quy định số bậc lương vàhệ số cấp bậc tương đương, điều quan trọng là phải xác định chính xác hệ số(chênh lệch bậc sau so với bậc trước là bao nhiêu ).

- Xác định hệ số căn cứ vào:

+ Đặc điểm sản xuất của từng ngành.+ Mức độ phức tạp của công việc.+ Thời gian đào tạo dài hay ngắn.

+ Động viên được công nhân phấn đấu nâng bậc.

* Bảng lương được áp dụng cho công nhân thuộc những ngành nghềtiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật không thể phân chia ra nhiều trình độ rõ rệt, hoặcdo đặc điểm của công việc phải bố trí công nhân theo cương vị và trách nhiệmcông tác, bảng lương cũng áp dụng với lao động quản lý.

10

Trang 11

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

* Mức lương là số lượng tiền tệ để trả công lao động trong một đơn vịthời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với các bậc trong thang lương Đối vớicông nhân cơ quan nhà nước chỉ quy định mức lương bậc một và các hệ số(nhân mức lương bậc1 với hệ số lương của bậc tương ứng).

+ Căn cứ để quy định mức lương bậc một.- Mức tiền lương tối thiểu

- Vai trò ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân.

Hiện nay người ta không tính vào mức lương bậc một điều kiện laođộng và xem nó như một loại phụ cấp.

- Nhà nước quy định một số loại phụ cấp nhằm bổ sung cho tiền lươngchính, đảm bảo sự công bằng cho người lao động.

- Mức lương tối thiểu được xác định gồm các thành phần chi về ăn,mặc, đồ dùng đi lại, về văn hoá Trong mức lương tối thiểu ngoài phần chidùng chobản thân NLĐ còn một phần chi tiêu cho người ăn theo.

- Với việc phân loại tiền lương giúp cho kế toán phân bổ chính xác tiềnlương vào CPSXKD Đặc biệt đối với tiền lương nghỉ phép của công nhân, đểtránh sự biến động lớn trong giá thành kế toán có thể vận dụng phương pháptrích trước đối với tiền lương nghỉ phép.

1.2.2 Phân loại lao động

Do lao động trong DN có nhiều loại khác nhau nên để thuận tiện choviệc quản lý và hạch toán cần thiết phảI tiến hành phân loại Phân loại laođộng là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưngnhất định.Về mặt quản lý và hạch toán lao động thường được phân theo cáctiêu thức sau:

- Phân loại lao động theo thời gian:

Theo thời gian lao động, toàn bộ lao động có thể chia thành lao dộngthường xuyên, trong danh sách và lao động tạm thời mang tính thời vụ Cáchphân loại này giúp cho doanh nghiệp nắm được tổng số của mình, từ đó có kếhoạch sử ụng, bồi dưỡng, tuyển dụng và huy động khi cần thiết Đồng thời

Lê ThÞ Hương KT8-K4 Chuyên đÒ KÕ toán tiÒn

11

Trang 12

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

xác định các khoản nghĩa vụ với người lao động và với nhà nước được chínhxác.

- Phân loại lao động quan hệ với quá trình sản xuất:

Dựa theo mối quan hệ của lao động với quá trình sản xuất, có thể phânlao động của DN thành hai loại sau:

+ Lao động trực tiếp sản xuất: Chính là bộ phận công nhân trực tiếptham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịchvụ.Thuộc loại này bao gồm những người điều khiển các thiết bị máy móc đểsản xuất sản phẩm, những người phục vụ quá trình sản xuất.

+ Lao động gián tiếp sản xuất: Đây là bộ phận lao động tham gia mộtcách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doah của DN Thuộc bộ phận nàybao gồm nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lýhành chính.

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh gía được tính hợp lýcủa cơ cấu lao động Từ đó có biện pháp tổ chức, bố trí lao động phù hợp vớiyêu cầu của công việc, tinh giản bộ máy gián tiếp.

- Phân loại theo chức năng của lao động trong qúa trình sản xuất kinhdoanh:

Theo cách này, toàn bộ lao động trong doanh nghiệp có thể chia làm 3loại:

+ Lao động thực hiện chức năng quản lý chế biến: Bao gồm những laođộng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sảnphẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất,nhân viên phân xưởng…

+ Lao động thực hiện chức năng bán hàng: là những lao động tham giahoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá ,lao vụ dịch vụ như nhân viên bánhàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường…

12

Trang 13

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

+ Lao động thwj hiện chức năng quản lý: là nhữnh lao động tham giahoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý hành chính của DN như các nhânviên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính…

Cách phân loại này giup cho việc tập hộp chi phí lao động được kịpthời, chính xác, phân định được chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.

1.3 Các hình thức trả lương.

Các doanh nghiệp thường áp dụng hai chế độ trả lương cơ bản là chế độtrả lương theo thời gian làm việc và chế độ trả lương theo khối lượng sảnphẩm (đủ tiêu chuẩn) do công nhân viên chức làm ra.

Tương ứng với hai chế độ trả lương đó là hai hình thức tiền lương cơbản:

+ Hình thức tiền lương theo thời gian + Hình thức tiền lương theo sản phẩm

1.3.1 Hình thức tiền lương theo thời gian

- Hình thức tiền lương thời gian là hình thức tiền lương tính theo thờigian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động Theo hìnhthức này thì tiền lương theo thời gian phụ thuộc vào hai nhân tố đó là :

+ Mức tiền lương trong một đơn vị thời gian +Thời gian làm việc.

Tiền lương = Thời gian x Đơn giá tiền lương thời

thời gian làm việc thực tế gian

- Hình thức tiền lương này thường áp dụng cho các đơn vị hành chínhsự nghiệp hay nhân viên gián tiếp ở các đơn vị sản xuất như : Nhân viên quảnlý xí nghiệp, nhân viên quản lý phân xưởng Những nhân viên này khôngcó điều kiện xác định được khối lượng công việc hoàn thành Lương thời giancũng có hai loại đó là: Lương thời gian giản đơn và lương thời gian cóthưởng

* Ưu điểm của hình thức trả lương theo thời gian giản đơn là đơn giản,dễ theo dõi.

Lê ThÞ Hương KT8-K4 Chuyên đÒ KÕ toán tiÒn

13

Trang 14

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

* Nhược điểm của hình thức trả lương theo hình thức giản đơn là khôngkhuyến khích được người lao động có trình độ tay nghề, chưa phát huy hếtkhả năng của người lao động.

- Tiền lương theo thời gian có thưởng: là khoản tiền lương thưởng chongười lao động do kết quả tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sảnphẩm, tiết kiệm vật tư hoặc hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ Mức lương đượcquy định bằng tỷ lệ % theo tiền lương thực tế và mức độ hoàn thành công việcđược giao, hình thức trả lương này là một trong những biện pháp kích thíchvật chất đối với người lao động, tạo cho họ gắn bó và làm việc với tinh thầntrách nhiệm cao.

+ Lương tháng:

Là tiền lương trả cho công nhân viên theo tháng, bậc lương đã sắp xếp,ngoài hưởng lương tháng sẽ nhận được tiền lương theo cấp bậc và các khoảnphụ cấp (nếu có) Hình thức tiền lương này được áp dụng trả cho các CBCNVlàm việc ở các bộ phận gián tiếp sản xuất.

Công thức tính lương tháng:

Mi = Mn x Hi +(Mn x Hi x Hp)Chú giải: Mi: tiền lương tháng của công nhân bậc i Mn: tiền lương cơ bản(540.000đ)

Hi: hệ số cấp bậc của công nhân bậc i Hp: hệ số phụ cấp

Trang 15

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

lương, bậc lương Người lao động làm việc ngày nào hưởng lương ngày đótheo mức quy định đối với từng loại công nghệ.

* Ưu điểm của hình thức trả lương theo thời gian :

- Phù hợp với những công việc mà ở đó không định mức hoặc khôngnên định mức, mặt khác tính toán đơn giản, dễ hiểu.

* Nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian :

- Làm suy yếu vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương và duy trì chủnghĩa bình quân trong tiền lương.

1.3.2 Hình thức tiền lương theo sản phẩm

- Hình thức tiền lương sản phẩm là hình thức tiền lương tính theo khốilượng (số lượng) sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chấtlượng, quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm đó.

- Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cở sở các tài liệuhạch toán kết quả lao động, chẳng hạn như phiếu xác nhận sản phẩm hoặccông việc hoàn thành và đơn giá tiền lương mà doanh nghiệp áp dụng đối vớitừng loại sản phẩm công việc đây là hình thức trả lương phù hợp với nguyêntắc phân phối theo lao động, gắn chặt số lượng lao động với chất lượng laođộng, khuyến khích người lao động hăng say lao động, góp phần làm tăngthêm sản phẩm cho xã hội

- Tiền lương theo sản phẩm là số tiền mà người lao động nhận được căncứ vào đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm hoàn thành.

Lsp = qi × GiTrong đó:

Lsp: là tiền lương theo sản phẩm

qi: là sồ lượng sản phẩm loại i sản xuất ra Gi: là đơn giá tiền lương một sản phẩm loại ii=1,n n:là loại sản phẩm người lao động sản xuất ra

Trong việc trả lương theo sản phẩm đòi hỏi việc xây dựng các địnhmức kinh tế kỹ tthuật chính xác để làm cơ sở cho việc xây dựng đơn giá tiền

Lê ThÞ Hương KT8-K4 Chuyên đÒ KÕ toán tiÒn

15

Trang 16

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

lương với từng loại sản phẩm, từng công việc một cách hợp lý Tuỳ theo yêucầu kích thích người lao động để nâng cao chất lượng năng xuất mà có thể ápdụng các đơn giá tiền lương sản phẩm khác nhau và do đó phát sinh được cácdạng tiền lương theo sản phẩm khác nhau.

Tiền lương sản phẩm có thể áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuấtsản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm trực tiếp Hoặc có thể áp dụng đối vớingười gián tiếp phục vụ sản xuất sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm gián tiếp.

+ Lương sản phẩm trực tiếp là hình thức trả lương căn cứ vào số lượngvà chất lượng sản phẩm mà người công nhân đó hoàn thành trong thời gianlàm việc và được xác định bằng số lượng sản phẩm đã sản xuất nhân với đơngiá mỗi đơn vị sản phẩm được trả.

+ Lương sản phẩm gián tiếp là tiền lương trả cho công nhân viên phụ,cùng tham gia sản xuất với công nhân chính đã hưởng lương theo sản phẩm.Tiền lương được xác định căn cứ vào hệ số giữa mức lương của công nhânphụ sản xuất ra với sản lượng sản phẩm đã định mức cho công nhân chính vànhân với sản phẩm công nhân sản xuất ra Hoặc trên cơ sổ thang lương và bậclương của công nhân phụ và trả theo tỷ lệ % hoàn thành các định mức sảnxuất quy định cho công nhân chính.

- Tiền lương sản phẩm giản đơn kết hợp với tiền thưởng về năng suấtnâng cao chất lượng sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm có thưởng, là tiềnlương trả cho công nhân lao động căn cứ vào số lượng sản phẩm đã sản xuấtra theo đơn giá mỗi đơn vị sản phẩm, kết hợp với một hình thức tiền thưởngkhi hoàn thành (hoàn thành vượt mức) các chỉ tiêu quy định như: tiết kiệmnguyên nhiên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm

- Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá lương sản phẩm tăng dần (luỹtiến), áp dụng theo mức độ hoàn thành vượt mức khối lượng sản phẩm đượcgọi là tiền lương sản phẩm luỹ tiến.

16

Trang 17

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

+ Hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích nâng cao năngsuất lao động và thường được áp dụng với những nơi sản xuất còn chậm,nhằm tăng sản lượng sản phẩm đó.

Như vậy hình thức trả lương theo sản phẩm rất có ưu điểm, đã đảm bảođược nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương gắn chặt với số lượng,chất lượng lao động Vì vậy đã kích thích người lao động quan tâm đến kếtquả lao động của mình, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm choxã hội Hình thức tiền lương sản phẩm đang được áp dụng rông rãi, song đốivới trường hợp trả lương theo sản phẩm tập thể (sản phẩm, công việc donhóm, tổ lao động cùng tạo ra ) thì cần vận dụng cách tính chia lương phùhợp đó là chia theo thời gian làm việc và cấp bậc kỹ thuật kết hợp bình điểmhoặc

Xây dựng định mức tiên tiến hiện thực là rất khó khăn, khó xác địnhđơn giá chính xác, khối lượng tính toán lớn rất phức tạp.

- xếp loại A,B,C, Trong các ngành thương nghiệp, dịch vụ có thểchia lương theo khoán tỷ lệ doanh thu bán hàng, hình thức này sẽ tạo chocông nhân viên năng động tìm nguồn hàng nhạy bén với thị trường.

* Nhược điểm: Khi áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cần chúý các điều kiện sau:

+ Xây dựng được một hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, phản ánhchính xác đúng đắn kết quả lao động.

+ Cải tiến các mặt hoạt động của doanh nghiệp, giảm dần và loại hẳn sốlao động dôi thừa, phân rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, nghiệm thuchính xác kết quả lao động.

+ Bảo đảm các yếu tố vật chất lao động, cải thiện điều kiện làm việc.+ Xây dựng và kiện toàn một số chế độ thể lệ cần thiết khác.

Trang 18

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

1.3.4 Hình thức trả lương tập thể.

Phương pháp 1: Chia lương sản phẩm theo thời gian làm việc và cấpbậc kỹ thuật làm việc.

Li = Lt/tổngTi x HiChủ giải:

Li : Tiền lươg của công nhân bậc i Ti : Thời gian của công nhân bậc i Hi : Hệ số cấp bậc của công nhân bậc i Lt : Tổng tiền lương

Phương pháp 2 : Phương pháp bình quân chấm điểm.

1.4.Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.

1.4.1 Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội.

Trong các doanh nghiệp ngoài số tiền lương được tính theo số lượng,chất lượng lao động đã hao phí người lao động còn được quỹ trợ cấp trongnhững trường hợp bị ốm đau, thai sản

- Theo chế độ nhà nước quy định, quỹ bảo hiểm xã hội được hình thànhbằng cách tính hàng tháng theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương địnhmức phải trả cho công nhân viên chức trong tháng và được tính vào chi phíSXKD của doanh nghiệp Như vậy quỹ BHXH có liên quan và quan hệ mậtthiết với quỹ tiền lương.

- Chi trợ cấp BHXH trên cơ sở cống hiến của người lao động với xã hội(thời gian công tác, cấp bậc lương) và tình trạng mất sức lao động của họ.Mức chi trợ cấp bảo hiểm xã hội thấp hơn tiền lương của công nhân viên khihọ đang công tác nhưng đủ để đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu.

Theo điều 149 trong Bộ luật lao động quyết định quỹ BHXH được hìnhthành từ các nguốn :

+ Người sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ tiền lương của ngườitham gia BHXH trong doanh nghiệp.

Trong đó:

18

Trang 19

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

- 10% chi các chế độ hưu trí, tử tuất.

- 5% chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghềnghiệp

+ Người lao động đóng 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu chí,tử tuất.

+ Nhà nước đóng vai đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện cácchế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

1.4.2 Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT).

Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng để để thanh toán các khoản tiềnkhám,chữa bệnh,viện phí,thuốc thang…cho người lao động trong thời gianốm đau,sinh đẻ.

Theo chế độ hiện hành quỹ bảo hiểm y tế được hình thành bằng cáchtrích 3% trên số thu nhập tạm tính của người lao động, trong đó người sửdụng lao động chịu 2% và tính vào chi phí kinh doanh, người lao động trựctiếp nộp 1% (trừ vào thu nhập của người lao động) Quỹ bảo hiểm y tế do cơquan bảo hiểm y tế thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thôngqua mạng lưới y tế Vì vậy khi tính được mức trích bảo hiểm y tế, các doanhnghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan bảo hiểm y tế.

1.4.3 Kinh phí công đoàn (KPCĐ).

Kinh phí công đoàn là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp.Theo chế độ hiện hành, kinh phí công đoàn được trích lập tính vào chi phí sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng theo tỷ lệ quy định trên tổng sốtiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp trong tháng.

Người sử dụng đóng 2% so với tổng quỹ lương Quỹ kinh phí côngđoàn 1% nộp cho công đoàn cấp trên, 1% để chi tiêu cho hoạt động công đoàntại đơn vị.

Thực chất của hoạt động công đoàn tại đơn vị nhằm bảo vệ quyền lợicủa công nhân và tổ chức các phong trào thi đua hoàn thành và hoàn thành

Lê ThÞ Hương KT8-K4 Chuyên đÒ KÕ toán tiÒn

19

Trang 20

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

vượt mức kế hoạch sản xuất Mặt khác qoán triệt chủ trương chính sách củaĐảng, Hiến pháp, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ của đơn vị mình.

1.5.Chứng từ sổ sách.

Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong suốt quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp liên quan tới lao động, tiền lương và bảo hiểm đềuphải được hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác Theo quy định của Bộ tàichính về chế độ chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 1141TC/ QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995, các chứng từ ban đầu về tiền lương gồm có :

- Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành (Mẫu số 06 - LĐTL).- Phiếu làm thêm giờ (Mẫu số 08 - LĐTL).

- Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08 - LĐTL)

- Biên bản điều tra tai nạn lao động (Mẫu số 09 - LĐTL)

- Các phiếu chi, các chứng từ, tài liệu về các khoản khấu trừ, tríchnộp có liên quan.

Những người lập chứng từ phải lập đầy đủ, kịp thời theo đúng quy địnhvề biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập, chịu trách nhiệm về việc ghi chép,tính chính xác của số liệu các nghiệp vụ kinh tế Mọi chứng từ kế toán về laođộng tiền lương phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự thời gian do kếtoán trưởng quy định phục vụ cho ghi chép, tổng hợp kịp thời của các cánhân, bộ phận có liên quan

20

Trang 21

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

Việc thanh toán lương được thực hiện hàng tháng và thường được chiathành hai kỳ sau :

+ Kỳ I : Tạm ứng lương.

+ Kỳ II: Thanh toán phần còn lại, sau khi đã khấu trừ các khoản phảitrừ vào lương của người lao động là những khoản theo chế độ cho phép hoặcnhững khoản nợ đã được cơ quan pháp lý quyết định cho khấu hao vào lươngnhư: Tiền nhà, tiền điện nước, tiền bồi thường tiền lương phải phát đến tậntay công nhân viên chức hoặc đại diện tập thể lĩnh lương cho cả tập thể.

1.6 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

1.6.1 Tài khoản sử dụng.

Hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí côngđoàn kế toán sử dụng chủ yếu hai tài khoản (TK) là TK 334 “Phải trả chocông nhân viên”, và TK 338 “ Phải trả phải nộp khác”.

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản này như sau.+ Tài khoản 334 “Phải trả cho công nhân viên”.

TK này được dùng để phản ánh các khoản chi phí phải trả, và tình hìnhthanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiềnlương (tiền công), tiền thưởng, BHXH và các khoản khác thuộc về thu nhậpcủa công nhân viên.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK334 như sau.• Bên nợ:

+ Các khoản tiền lương (tiền công), tiền thưởng, BHXH và các khoảnkhác đã trả, đã ứng trước cho công nhân viên.

+ Các khoản khấu trừ vào tiền lương (tiền công ) của công nhân viên +Các khoản lương và thu nhập của CNV chưa lĩnh chuyển sang cáckhoản khác.

Trang 22

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

• Số dư : TK334 có thể có số dư bên nợ trong trường hợp cá biệt.

- Dư nợ (nếu có): phản ánh các khoản tiền lương (tiền công), tiềnthưởng, BHXH đã trả thừa, quá, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán vàcác khoản khác phải trả cho công nhân viên.

- Dư có : phản ánh các khoản tiền lương (tiền công), tiền thưởng,BHXH và các khoản khác phải trả cho công nhân viên.

- Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo hai nội dung đó là thanhtoán tiền lương và các khoản khác.

- Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan tới quá trìnhhạch toán tiền lương như :

+ Tài khoản 111: Tiền mặt

+ Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng + Tài khoản 138: Phải thu khác + Tài khoản 335: Chi phí trích trước

+ Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp + Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung + Tài khoản 641: Chi phí bán hàng

+ Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Hạch toán các khoản trích theo lương :

Tài khoản sử dụng để hạch toán là TK 338 “Phải trả - phải nộp khác” Tài khoản này phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả,phải nộp khác cho cơ quan pháp luật về lệ phí toà án, tiền nuôi con khi ly dị,phải trả về vay mượn tạm thời vật tư, tiền vốn

Trong các khoản phải trả, phải nộp khác có các khoản trực tiếp liênquan đến công nhân viên : BHXH, BHYT, KPCĐ được thể hiện trên các tàikhoản cấp hai của TK 338 “Phải trả - phải nộp khác”, khi hạch toán kế toánphải sử dụng các tài khoản cấp hai này, đó là các tài khoản sau :

+ Tài khoản 3382: Kinh phí công đoàn.+ Tài khoản 3383: Bảo hiểm xã hội.

22

Trang 23

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

+ Tài khoản 3384: Bảo hiểm y tế.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK338 như sau.

• Bên nợ: Phản ánh việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo % quy địnhtính vào chi phí SXKD và trừ vào tiền lương của công nhân viên.

+ Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý

+ Xử lý giá trị tài sản thừa,các khoản đã trả đã nộp khác+Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn.

• Bên có: Trích BHYT,BHXH,KPCĐ vào chi phí kinh doanh, khấu trừ vàolương CNV

+ Giá trị tài sản thừa chờ xử lý.

+ Số đã nộp, số đã trả lớn hơn số phải nộp ,chưa trả được hoàn lại.+ Các khoản phải trả, phải nộp hay thu hộ.

• Số dư:

+ Dư nợ (nếu có): số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán.+ Dư có : số tiền còn phải trả, phải nộp hay giá trị tài sản thừa chờ xử lý.

1.6.2 Quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương :

Có thể nói quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương(BHXH,BHYT,KPCĐ) là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sảnxuất kinh doanh của Doanh nghiệp, nó là nhân tố giúp cho Doanh nghiệphoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của mình Tổ chức tốtcông tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương giúp cho công tácquản lý lao động của Doanh nghiệp đi vào nề nếp, thúc đẩy người lao độngchấp hành tốt kỷ luật lao động và hiệu suất công tác Đồng thời cũng tạo chocác cơ sở tính lương theo đúng nguyên tắc phân phối lao động Ngoài ra côngtác này được tổ chức tốt sẽ giúp cho Doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương,đảm bảo việc trả lương và trợ cấp BHXH đúng nguyên tắc, đúng chế độ, kíchthích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, khuyến khích tinh thầnhăng hái lao động, đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhâncông vào giá thành sản phẩm được chính xác.

Lê ThÞ Hương KT8-K4 Chuyên đÒ KÕ toán tiÒn

23

Trang 24

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong nhữngkhoản chi phí chủ yếu của Doanh nghiệp, nó liên quan đến CPSXKD, giáthành sản phẩm dịch vụ Mặt khác còn là sự xem xét quan trọng khi đánh giáhàng tồn kho (sản phẩm dở dang) có đúng và hợp lý không Việc tính toánphân bổ, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương không đúng đắn sẽdẫn đến sai sót trọng yếu về kết quả kinh doanh trong thời kỳ của Doạnhnghiệp Chính vì vậy mà công tác kế toán quản lý tiền lương và các khoảntrích theo lương rất cần thiết, giúp cho Doanh nghiệp tránh được tình trạnglãng phí vì tính kém hiệu quả trong việc sử dụng lao đọng hoặc bị ăn cắpthông qua sự gian lận tiền lương và các khoản trích theo lương.

Công tác kế toán quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương đượcthực hiện tốt Doanh nghiệp sẽ luôn đạt được những mục tiêu sau :

+ Tính hiện thực : không có danh sách “ ma ” hoặc danh sách khống.+ Tính trọn vẹn : tính đủ lương phát sinh trong kỳ

+ Tính phân loại : phân đúng loại nhân viên chức, chi phí và thu nhập+ Tính chính xác máy móc : tính chính xác mức lương cá biệt và mứclương công dồn.

+ Việc định giá : Đánh giá lương đúng cấp bậc, hợp đồng hoặc mứclương khoán.

+ Xác minh quyền và trách nhiệm : lương để trả, nhân viên đã tuyển,phản ánh đúng quyền của đơn vị, lương và khoản thù lao phải trả phản ánhđúng nghĩa vụ của đơn vị.

1.6.3.Trình tự hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

Hàng tháng,tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tínhchất tiền lương phải trả cho CNV và phân bổ cho các đối tượng sử dụng:

Trang 25

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

Nợ TK627: 19%Nơ TK 641: 19% Nợ TK 642: 19%Nợ TK 334: 6%

Có TK 338: 25%

+3382: 2% lương thực tế +3383: 20%

Số tiền thưởng phải trả cho CNV từ quy khen thưởng( thưởng thi đua, thươngcuối quý, cuối năm):

Nợ TK 431:Thương thi đua từ quỹ khen thưởng

Có TK334: Tổng số tiền thưởng phải trả CNV

Số BHXH phải trả trực tiếp cho CNV trong kỳ(ốm đau thai sản,tai nạn laođộng):

Nợ TK 338(3383):ghi giảm quỹ BHXH

Có TK334: ghi tăng số phải trả người lao động Các khoản khấu trừ vào thu nhập của CNV:

Nợ TK334:Các khoản đã thanh toán

Có TK111:Thanh toán bằng tiền mặt

Lê ThÞ Hương KT8-K4 Chuyên đÒ KÕ toán tiÒn

25

Trang 26

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa KinhtÕ

Có TK112: Thânh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng -Nếu thanh toán bằng vật tư, hàng hoá:

Bút toán1) Ghi nhận giá vốn vật tư, hàng hoá: Nợ TK632:Ghi tăng giá vốn hàng bán trong kỳ Có TK liên quan(152,153,154,155…) Bút toán2) ghi nhận giá thanh toán:

Nợ TK334: Tổng giá thanh toán.

Có TK512: Gía thanh toán không có thuế gtgt Có Tk 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp Nộp BHXH,BHYT,KPCĐ:

Nợ Tk 338(3382,3383,3384): Ghi giảm số phải nộp Có TK liên quan(111,112…)

Chi tiêu kinh phí công đoàn để lại ở doanh nghiệp Nợ Tk 338(3382): Ghi giảm KPCĐ

Có TK 111,112…:Ghi giảm số tiền

Cuối kỳ kế toán,kết chuyển số tiền công nhân đi vắng chư lĩnh:Nợ TK334: Ghi giảm số phảI trả người lao động

Có TK 338(3388):Ghi tăng số phảI trả khác

Trường hợp số đã trả, đã nộp về KPCĐ,BHXH lớn hơn số phải trả, phải nộpđược cấp bù, ghi:

Nợ TK111,112:Số tiền được cấp bù đã nhận Có TK338(3382,3383): Số được cấp bù.

Nếu doanh nghiệp thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của CNV,kếtoán ghi:

26

Trang 27

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tÕ

Biểu 1.1: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH

Ghi có TKĐối tượngsử dụng

TK334 Phải trả cho CNV TK338 Phải trả phải nộp khác

TK335 TổngcộngLương

Cáckhoảnphụ cấp

Cộng có

TK334 KPCĐ(3382) BHXH(3383) BHYT(3384) Cộng cóTK338TK622 – CP

- Phân xưởng:

CPSX chung- Phân xưởng:

27

Trang 28

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tÕ

Việc lập bảng phân bổ tiền lương và trích, BHXH, BHYT, KPCĐ làrất quan trọng và cần thiết, nó là cơ sở để kế toán tập hợp chi phí và tínhgiá thành sản phẩm cho các đối tượng có liên quan.

1.6.4.Sơ đồ hạch toán.

Có thể khái quát hạch toán thanh toán với CNVC qua các sơ đồ sau:

28

Trang 29

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tÕ

1.7.Các hình thức kế toán.

Tuỳ theo từng điều kiện sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trìnhđộ nghiệp vụ của cán bộ kế toán cũng như trang thiết bị,máy tính mà cácdoanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức sổ kế toán thích hợp Hiện nay cóbốn hình thức sổ kế toán như sau.

1.7.1 Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung.

Hình thức này gồm các sổ kế toán sau:

+ Sổ Nhật ký chung: là sổ định khoản và quản lý số phát sinh.+ Sổ cái tài khoản.

+ Các sổ thẻ kế toán chi tiết: Sổ vật tư, sổ tiền lương và bảohiểm, sổ TSCĐ, sổ chi phí sản xuất kinh doanh, sổ sản phẩm hàng hoá, sổdoanh thu Hàng ngày căn cứ chứng từ gốc và bảng tổng hợp, chứng từgốc để ghi sổ Nhật Ký Chung, sau đó ghi vào Sổ Cái các tài khoản liênquan của các nghiệp vụ đố.

Ưu điểm: Dễ ghi chép đơn giản, thuận lợi trong áp dụng máy vi tính tínhtoán Thường áp dụng ở các doanh nghiệp có bộ máy kế toán được cơ giớihoá.

Nhược điểm: Việc tổng hợp báo cáo chậm, khó phân công công tác.

1.7.2 Hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ.

Hình thức này gồm các loại sổ sau:

+ Sổ Nhật ký chứng từ là sổ kế toán tổng hợp, dùng để phản ánh toànbộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo vế có của tài khoản Bảng kê đượcsử dụng trong các trường hợp khi các chỉ tiêu hạch toán chi tiết của một sốtài khoản không thể phản ánh trực tiếp lên Nhật ký chứng từ được.

+ Sổ cái các tài khoản.+ Sổ chi tiết liên quan.

Ưu điểm: Cung cấp thông tin kịp thời, thuận tiện cho việc phân côngcông tác.

Lê ThÞ Hương KT8-K4 Chuyên đÒ KÕ toán tiÒn

29

Trang 30

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tÕ

Nhược điểm: Ghi chép phức tạp, khó áp dụng máy vi tính Chủ yếuáp dụng tại Doanh nghiệp có quy mô lớn, cán bộ kế toán có trình độ cao.

+ Sổ kế toán chi tiết các loại.

Ưu điểm: Dễ ghi chép, đối chiếu, kiểm tra số liệu.

Nhược điểm: - Khó phân công lao độnghay áp dụng phương tiện kỹthuật tính toán

- Việc ghi chép sẽ cồng kềnh, phức tạp khi có nhiều nghiệp vụ phátsinh.

- Chỉ phù hợp với Doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng ít tài khoảnvà phat sinh ít nghiệp vụ kinh tế.

1.7.4 Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ.

Căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bản tổng hợp chứng từ gốc cùng loạihoặc cùng nội dung kinh tế lập ra Chứng từ ghi sổ trước khi vào sổ kế toántổng hợp.

Hình thức này gồm các loại sổ kế toán sau:+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

+ Sổ cái các tài khoản tổng hợp.+ Sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Ưu điểm: Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, đối chiếu thuận lợi chophân công lao động và cơ giới hoá công tác kế toán.

Nhược điểm: Ghi chép còn trùng lặp, đối chiếu, kiểm tra chậm.

1.7.5.Hình thức kế toán máy.

Hằng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợpchứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổxác định tài khoản ghi lại, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tínhtheo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trong phần mềm kế toán

30

Trang 31

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tÕ

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhậpvào sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái hoặc Nhật ký sổ cái….) và các sổ, thẻ kếtoán chi tiết liên quan

Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm nào cần thiết), kế toán đượcthực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữasố liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảmbảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làmkế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tàichính sau khi đã in ra giấy

Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết đượcin ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy địnhvề sổ kế toán ghi bằng tay

Lê ThÞ Hương KT8-K4 Chuyên đÒ KÕ toán tiÒn

31

Trang 32

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tÕ

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀCÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MÁY

MAY ĐẠI HÀN2.1.TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Đầu tiên là công ty chuyên sản xuất và nhập khẩu các thiết bị và linhkiện máy may, sau theo cơ chế thị trường và nhu cầu tiêu ding đã chuyểnsang sản xuất và kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ.Công ty có trụ sở tại số117CT4- Khu đô thị Sông Đà - Mỹ Đình – Mễ Trì - Từ Liêm – Hà Nội.

Giấy phép đăng kí kinh doanh số : 0102020096Mã số thuế :0101646454.

Cùng với các doanh nghiệp khác hoạt động trên địa bàn Hà Nộicông tyTNHH máy may Đại Hàn có nhiều điền kiện thuận lợi để mở rộngquy mô sản xuất : đội ngũ công nhân lành nghề , trang thiết bị hiện đại ,công ty lại nằm ngay bên đường quốc lộ , giao thông thuận tiện Mặt khácdo uy tín của công ty về mẫu mã, chất lượng sản phẩm , nên công ty ngàycàng có nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài và các tỉnh trong nước

32

Trang 33

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tÕ

- Trước nhu cầu về mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ của thị trường và sựkhắt khe về mẫu mã, chất lượng công ty đã không ngừng cải tiến quy trìnhcông nghệ , đầu tư trang thiết bị hiện đại và đào tạo công nhân

- Nhìn lại hơn 10 qua hoạt động của công ty, bên cạnh những thuậnlợi công ty còn gặp không ít khó khăn : đội ngũ công nhân trẻ chưa nhiệttình với công việc và sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác Thị hiếucủa người tiêu dùng luôn thay đổi từ đó dẫn đến thay đổi về mẫu mã , chấtlượng sản phẩm trên thị trường và sự thay đổi về công nghệ sản xuất , trìnhđộ kĩ thuật đáp ứng tốt để sản phẩm luôn phù hợp đổi mới với đơn hàng vàkhách hàng

- Từ khi được thành lập đến nay năm nào công ty cũng đảm bảocông ăn việc làm đời sống cán bộ công nhân viên ổn định và phát triểnnăm này cao hơn năm trước , thực sự đến nay công ty là một đơn vị kinhdoanh mạnh đã sản xuất nhiều sản phẩm thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụvới nhà nước Công ty đã xác định đúng hướng đi và đầu tư đúng hướnglên khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng luôn đến với côngty từ khi thành lập đến nay , với những phát triển nhẩy vọt từ đó đời sốngcán bộ công nhân viên cũng được nâng lên , trong gần 500 người trongcông ty thì 1% đại học, 5% trung cấp nghiệp vụ , còn lại công nhân trựctiếp sản xuất đều có trình độ hết cấp III

2.1.2 Nhiệm vụ của Công ty:

Nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất chế biến lâm sản, xuất nhậpkhẩu các loại gỗ và lâm sản khác Công ty được thừa hưởng một dâychuyền sản xuất ván sàn cùng một số máy móc thiết bị hiện đại, với lựclượng lao động lâu năm, có tay nghề cao lại được bố trí công tác đều ở từngphân xưởng, bộ phận trong Công ty.Với sự nỗ lực của cán bộ công nhânviên trong công ty, cùng sự giúp đỡ của cấp trên những năm 1999,2000 khiCông ty còn là doanh nghiệp mới thành lập, sản phẩm chính của Công ty làván sàn trang trí nội thất các loại đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật

Lê ThÞ Hương KT8-K4 Chuyên đÒ KÕ toán tiÒn

33

Trang 34

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tÕ

Bản và Đài Loan Ngoài những mặt hàng xuất khẩu ra, Công ty còn sảnxuất đồ mộc và hàng trang trí nội thất phục vụ cho thị trường trong nướctheo đơn đặt hàng của khách Kết quả này được thể hiện qua một số chỉtiêu sau:

CÁC CHỈ TIÊU ĐẠT ĐƯỢC QUA CÁC NĂM CỦA CÔNG TY TNNH MÁYMAY ĐẠI HÀN

2.1.3 Đặc điểm về tổ chức quản lý

Hoạt động sản xuất, chế biến lâm sản về sản phẩm gỗ phục vụ cho các nhu cầu xã hội với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý là mục đích kinh doanh chính của công ty trong cơ chế thị trường.

Đây là hoạt động kinh tế, nó đòi hỏi phải có một hệ thống quản lýnói chung và hệ thống hạch toán kế toán nói riêng nhằm đáp ứng kịp thờimọi thông tin cho yêu cầu quản lý

Mô hình tổ chức và hạch toán kinh doanh của Công ty: Gồm cácphòng ban, phân xưởng như phân xưởng Mộc I, II, Các phân xưởng nàytạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh nên hoạt động sản xuất các phân xưởngtheo một quy trình sản xuất độc lập tương đối, mỗi phân xưởng sẽ chịu sản

34

Trang 35

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tÕ

xuất ra một hoặc một số loại sản phẩm theo đơn đặt hàng mà Công ty đãký.

2.1.4 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Lê ThÞ Hương KT8-K4 Chuyên đÒ KÕ toán tiÒn

PHÒNG KÕ HOẠCH - TỔNG

PHÒNGKÕ TOÁN – TÀI

ĐỘI BẢO VỆ

CỬA HÀNG GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

PHÂN XƯỞNG

MỘC I PHÂN XƯỞNG MỘC II PHÂN XƯỞNG MỘC IIIHÁIHDIĂHIQÒ

HOIQõHOICHỦ TCH

Trang 36

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tÕ

Sơ đồ 2.1:Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

2.1.5 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty.

Bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán cuả công ty Mối quan hệ trực tiếp

Mối quan hệ chức năng

Do bộ máy kế toán theo hình thức tập chung nên mọi công tác kếtoán được thực hiện ở phòng tài vụ công ty để thu thập các chứng từ ghi sổđến việc lập báo cáo kế toán.Các phân xưởng không có tổ chức kế toánriêng Phần tổ chức do kế toán trưởng với phương thức trực tuyến nhờ đómối quan hệ các nhân viên kế toán trở lên đơn giản rõ ràng

* Kế toán trưởng : Có chức năng , giúp đỡ tổ chức chỉ đạo thựchiện toàn bộ công tác kế toán thống kê , hạch toán kinh tế theo cơ chế thị

KÕ toán trưởng

KÕ toán NVL CCDC và tiêu

KÕ toán

TSDCĐ KÕ toán TiÒn lương

KÕ toán thanh toán

KÕ toán Tổng hợp

Thủ quỹ báo cáo

Trang 37

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tÕ

trường Là người phụ trách chung quản lí và phân công lao động cho từngnhân viên kế toán trong công ty Kí duyệt các phiếu thu , chi , các côngvăn, giấy tờ liên quan đến công tác tài chính.Tổng hợp lập các báo cáo kếtoán

* Kế toán thanh toán : Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt

* Kế toán NVL , CCDC và tiêu thụ :

Theo dõi tình hình nhập xuất NVL , công cụ dụng cụ , tình hình tiêuthụ sản phẩm phải ghi vào số liệu chứng từ , sổ chi tiết , tính giá thực tế vậtliệu xuất kho cuối tháng lập bảng phân bổ cho từng đối tượng hàng thángtiêu thụ , căn cứ vào các chứng từ bán hàng được cập nhật trên bảng kêphân bổ cuối tháng lập chứng từ ghi sổ.

* Kế toán TSCĐ :

Theo dõi các khoản nợ tăng giảm và trích khấu hao , đánh giá lạiTSCĐ toán công ty

* Kế toán tiền lương :

Kế toán tính và trả lương , BHXH , BHYT , KPCĐ* Kế toán tổng hợp :

Tính giá thành có nhiệm vụ theo dõi tổng hợp chi phí sản xuất từ cácbộ phân kế toán , tính giá thành từng loại sản phẩm kinh doanh dở dangcuối kỳ lập báo cáo quyết toán quí , năm

* Kế toán thủ quỹ :

Là người quản lí quỹ tiền mặt có trách nhiệm thu tiền bán hàng vàthu các khoản khác nhập vào quỹ đầy đủ thủ tục giấy tờ và chữ kí của cácchức năng.

** Chức năng nhiệm vụ kế toán tiền lương

- Tiền lương đảm bảo đủ chi phí để tái sản xuất sức lao động củangười lao động

Lê ThÞ Hương KT8-K4 Chuyên đÒ KÕ toán tiÒn

37

Trang 38

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tÕ

- Đây cũng là yêu cầu thấp nhất của tiền lương phải nuôi sống ngườilao động để duy trì sức lao động

** Nhiệm vụ :

Lao động là yếu tố quan trọng của tiền lương nên công ty phải hoànthiện công tác xây dựng quỹ tiền lương sao cho hợp lí để đảm bảo thu nhậpvới tái sản xuất mở rộng sức lao động nâng cao đời sống tinh thần vật chấtphát huy sức mạnh to lớn của đòn bẩy tiền lương làm cho người lao độngtừ lợi ích vật chất của mình mà quan tâm đến thành quả của mình , chăm lonâng cao trình độ tay nghề , tận dụng thời gian phát huy sáng tạo kĩ thuậtkhông ngừng nâng cao năng suất lao động bởi vì :

Tiền lương biểu hiện bằng tiền của toàn sản phẩm xã hội mà ngườilao động hăng say sản xuất nghiên cứu cải tiến khoa học kĩ thuật , áp dụngtiến bộ mới vào sản xuất sản phẩm , mọi người quan tâm kết quả lao độngcủa mình chính vì nhận biết tầm quan trọng của tiền lương như vậy em đisâu nghiên cứu chuyên đề hạch toán tiền lương

2.1.6.Hình thức kế toán của công ty.

Công ty áp dụng hình thức hình thức kế toán Chứng từ - Ghi sổ Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợpchứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ,kế toán lập chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăngký chứng từ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái Các chứng từ kế toán saukhi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chitiết có liên quan

Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinhtế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ tính ratổng số phát sinh nợ, số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổcái Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh

Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợpchi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính

38

Trang 39

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tÕ

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra, đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng sốphát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phảibằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.Tổng số dư nợ và tổng số dư có của các tài khoản trên bảng cân đối số phátsinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phátsinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chitiết

Lê ThÞ Hương KT8-K4 Chuyên đÒ KÕ toán tiÒn

39

Trang 40

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tÕ

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

Chứng tõ kÕ toán

Sổ thẻ kÕ toánchi tiÕt Bảng tổng hợp

chứng tõ kÕ toán cùng loại

Sổ cái

CHỨNG Tõ GHI SỔSổ đăng ký

chứng tõ ghi sổ

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÝNH

Bảng tổng hợp chi tiÕt

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Đối chiÕu, kiểm tra Sổ quỹ

Ngày đăng: 19/11/2012, 15:16

Xem thêm: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu 1.1: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
i ểu 1.1: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH (Trang 27)
Mô hình tổ chức và hạch toán kinh doanh của Công ty: Gồm các phòng ban, phân xưởng như phân xưởng Mộc I, II, .....Các phân xưởng này  tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh nên hoạt động sản xuất các phân xưởng  theo một quy trình sản xuất độc lập tương đối, mỗ - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
h ình tổ chức và hạch toán kinh doanh của Công ty: Gồm các phòng ban, phân xưởng như phân xưởng Mộc I, II, .....Các phân xưởng này tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh nên hoạt động sản xuất các phân xưởng theo một quy trình sản xuất độc lập tương đối, mỗ (Trang 34)
2.1.4. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty. - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
2.1.4. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Trang 35)
2.1.5. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty. - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
2.1.5. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty (Trang 36)
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ (Trang 40)
Mẫu bảng chấm công được thể hiện ở biểu 2.1: Biểu 2.1: - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
u bảng chấm công được thể hiện ở biểu 2.1: Biểu 2.1: (Trang 50)
ểu 2.3: BẢNG THỐNG KÊ NGÀY CÔNG TỔ MỘ C1 - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
u 2.3: BẢNG THỐNG KÊ NGÀY CÔNG TỔ MỘ C1 (Trang 55)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG (Trang 56)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG (Trang 56)
Biểu 2.5: BẢNG THỐNG KÊ NGÀY CÔNG TỔ MỘ C2 - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
i ểu 2.5: BẢNG THỐNG KÊ NGÀY CÔNG TỔ MỘ C2 (Trang 58)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG (Trang 59)
Biểu 2.7: BẢNG THỐNG KÊ NGÀY CÔNG TỔ MỘC 3 - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
i ểu 2.7: BẢNG THỐNG KÊ NGÀY CÔNG TỔ MỘC 3 (Trang 60)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG (Trang 61)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG (Trang 61)
* Tương tự tính lương cho các nhân viên khác và lập bảng thanh toán lương. - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
ng tự tính lương cho các nhân viên khác và lập bảng thanh toán lương (Trang 65)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG BỘ PHẬN GIÁN TIẾP PHÂN XƯỞNG MỘC - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG BỘ PHẬN GIÁN TIẾP PHÂN XƯỞNG MỘC (Trang 67)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG (Trang 70)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG (Trang 70)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG (Trang 74)
Biểu 2.15: BẢNG HỆ SỐ THEO DOANH THU TÍNH CHO 1 TỶ ĐỒNG - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
i ểu 2.15: BẢNG HỆ SỐ THEO DOANH THU TÍNH CHO 1 TỶ ĐỒNG (Trang 75)
Biểu 2.16: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
i ểu 2.16: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG (Trang 77)
Căn cứ vào bảng thanh toán lương đã tính cho các bộ phận, kế toán ghi sổ. Nợ TK 642 (1) : 32.309.922 - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
n cứ vào bảng thanh toán lương đã tính cho các bộ phận, kế toán ghi sổ. Nợ TK 642 (1) : 32.309.922 (Trang 79)
Biểu 2.16: BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG ĐVT : đồng  Diễn giảiTài khoản - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
i ểu 2.16: BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG ĐVT : đồng Diễn giảiTài khoản (Trang 82)
Từ các danh sách này, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương toàn Công ty và ghi sổ. - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
c ác danh sách này, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương toàn Công ty và ghi sổ (Trang 84)
BẢNG THANH TOÁN BẢO HIỂM XÃ HỘI CÔNG TY TNHH MÁY MAY ĐẠI HÀN - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
BẢNG THANH TOÁN BẢO HIỂM XÃ HỘI CÔNG TY TNHH MÁY MAY ĐẠI HÀN (Trang 88)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH Công ty TNHH máy may Đại Hàn - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH máy may Đại Hàn
ng ty TNHH máy may Đại Hàn (Trang 91)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w